Phương pháp đào và mô tả phẫu diện đất, lấy mẫu đất

11 16.3K 34
Phương pháp đào và mô tả phẫu diện đất, lấy mẫu đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy cách đào phẫu diện: Trước khi đào cần chọn vị trí, đánh dấu và số thứ tự lên bản đồ. Hướng phẫu diện quay dọc theo hướng đông tây, mặt thành phẫu diện khảo sát phải hướng về phía mặt trời. Đối diện với mặt phẫu diện là các bậc để lên xuống. Kích thước phẫu diện tùy thuộc vào mục đích của các phẫu diện định đào.Chọn vị trí, đánh dấu và số thứ tự lên bản đồ. Chiều rộng phẫu diện khoảng 0,80 0,9 m, chiều dài khoảng 1,20 1,50 m. Chiều sâu thì tùy đối tượng mà quy định. Đất đào lên phải đổ hai bên phẫu diện, đất trên mặt để riêng một bên. Sau khi mô tả và lấy mẫu xong nên lắp lại theo trạng thái cũ. Không được đứng giẫm ở phía trên bề mặt khảo sát vì sẽ làm mất đi trạng thái tự nhiên của đất, hủy hoại cây cỏ, cũng không được đổ đất trên đấy vì chúng ta còn phải quan sát thực bì và đặt các thí nghiệm về lý tính nếu cần.

Phương pháp đào, mô tả phẫu diện thổ nhưỡng và lấy mẫu thổ nhưỡng Đào phẫu diện: Khái niệm phẫu diện thổ nhưỡng: Phẫu diện thổ nhưỡng là mặt cắt thẳng góc từ mặt đất đến đáy hố khi người đào để khảo sát thổ nhưỡng. Mặt phẫu diện dùng để quan sát các tầng phát sinh, giúp ta đánh giá sơ bộ tính chất đất ngoài thực địa. Tính chất đất luôn luôn thay đổi, hình thái phẫu diện thay đổi theo, cho nên có thể coi phẫu diện đất là một hình ảnh của quá trình hình thành đất. Nhờ nghiên cứu phẫu diện đất, nên biết được tính chất đất đai và nguồn gốc hình thành, do đó có thể tiến hành phân loại đất được. Để nghiên cứu lớp vỏ thổ nhưỡng chúng ta sử dụng những vết lộ tự nhiên hay đào những phẫu diện thổ nhưỡng. σchú ý khi nghiên cứu vết lộ thiên… σgiá trị của vết lộ thiên…σVết lộ thiên là … Các loại phẫu diện Người ta phân ra ba loại phẫu diện: Phẫu diện cơ bản: Phẫu diện này được đặt ở những nơi điển hình nhất để nghiên cứu đất một cách toàn diện. Chiều dài của phẫu diện là 150 cm, chiều rộng là từ 70 – 90 cm, chiều sâu được quy định bởi độ sâu của đá gốc nằm ở dưới, thường thường vào khoảng 100 – 180 cm, có trường hợp sâu từ 0,5 – 3 m. Phẫu diện kiểm tra: Có kích thước khoảng 1,30 – 0,65 m và chiều sâu bằng một nửa chiều sâu của phẫu diện cơ bản ( khoảng 0,75 – 1 m ). Khi khảo sát thổ nhưỡng, người nghiên cứu địa lý địa phương đào thêm các phẫu diện này để tăng thu nhập những tài liệu bổ sung… Phẫu diện định giới : Chủ yếu dùng để khoanh các loại đất khác nhau và định ranh giới phân bố của chúng trong lãnh thổ địa phương nghiên cứu. Phẫu diện này sâu chừng 0,50 m và chỉ cần một phía vách thẳng đứng trên bản đồ cũng ghi bằng kí hiệu và đánh số Quy cách đào phẫu diện: - Trước khi đào cần chọn vị trí, đánh dấu và số thứ tự lên bản đồ. - Hướng phẫu diện quay dọc theo hướng đông tây, mặt thành phẫu diện khảo sát phải hướng về phía mặt trời. - Đối diện với mặt phẫu diện là các bậc để lên xuống. - Kích thước phẫu diện tùy thuộc vào mục đích của các phẫu diện định đào. Chọn vị trí, đánh dấu và số thứ tự lên bản đồ. - Chiều rộng phẫu diện khoảng 0,80 - 0,9 m, chiều dài khoảng 1,20 - 1,50 m. Chiều sâu thì tùy đối tượng mà quy định. - Đất đào lên phải đổ hai bên phẫu diện, đất trên mặt để riêng một bên. Sau khi mô tả và lấy mẫu xong nên lắp lại theo trạng thái cũ. - Không được đứng giẫm ở phía trên bề mặt khảo sát vì sẽ làm mất đi trạng thái tự nhiên của đất, hủy hoại cây cỏ, cũng không được đổ đất trên đấy vì chúng ta còn phải quan sát thực bì và đặt các thí nghiệm về lý tính nếu cần. - Mặt phẫu diện phải thẳng: dùng mai hoặc xẻng vạt, tránh áp lưỡi mai miết đất làm mất trạng thái tự nhiên của đất. - Đối diện với mặt phẫu diện nên đào dạng bậc thang để tiện lên xuống khảo sát. Đào phẫu diện đất Phương pháp mô tả phẫu diện: Sau khi đào xong phẫu diện phải tiến hành khâu mô tả và ghi chép đầy đủ vào bản tả. Ghi vào sổ tay thực địa ngày tháng, số liệu điểm quan sát, vị trí của phẫu diện, đặc điểm của tự nhiên xung quanh, cố gắng nêu cho rõ đặc điểm ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự hình thành thổ nhưỡng. Mọi tầng đất cần mô tả chi tiết các tính chất sau: màu sắc, độ pH, độ ẩm, độ chặt, độ xốp, rễ cây, chất xâm nhập, chất mới sinh, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới… Mô tả các điều kiện hình thành thổ nhưỡng: Đánh số phẫu diện, ghi địa điểm, ngày tháng mô tả. Trong các thành viên nghiên cứu cần phân công người ghi chép, người quan sát. Khi xác định địa điểm phẫu diện cần thấy rõ quan hệ giữa điểm đào phẫu diện với các mốc vị trí xung quanh và phải căn cứ vào 2 mốc sau: Trong lát cắt thổ nhưỡng nhất thiết phải xác định mối tương quan giữa phẫu diện trước với phẫu diện sau: chúng cách nhau bao nhiêu mét, về phía nào… Tiếp đến là xác định các điều kiện hình thành thổ nhưỡng như đặc điểm địa hình nói chung, vi địa hình nói riêng, thực vật, mực nước ngầm và các đặc điểm khác (nếu có). Chỉ tiêu độ dốc của sườn được quy định như sau: Dưới 9° là sườn hơi dốc. Từ 10° đến 25° là sườn dốc. Từ 25° đến 45° là sườn rất dốc. Từ 45° trở lên là sườn dựng đứng. Độ dốc địa hình Ngoài địa hình, việc mô tả thực vật cũng rất cần thiết. Lớp phủ thực vật quyết định tính chất của thổ nhưỡng. Xung quanh phẫu diện là thực vật trồng thì cần ghi rõ là loại gì, năng suất, đặc điểm canh tác…Các đặc điểm này liên quan nhiều đến tính chất đất. Đối với lớp phủ thực vật tự nhiên, ghi rõ tỉ lệ phần trăm diện tích chúng chiếm quanh khu vực phẫu diện. Lớp phủ thực vật quyết định tính chất của thổ nhưỡng Về mực nước ngầm, mực nước ngầm giúp cho việc tìm hiểu độ ẩm của đất, tình hình gley trong phẫu diện…Cần ghi rõ mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu nào? Về đá mẹ và đá gốc thì cần ghi tên loại đá khi đã giám định bằng phương pháp địa chất. Cần phân biệt rõ độ sâu gặp đá mẹ và đá gốc. Đá gốc nói chung nằm ở độ khá sâu, còn hình dạng hoặc lớp nguyên rõ rệt. Đá mẹ là sản phẩm phong hóa của đá gốc tại chỗ hoặc từ nơi khác đưa tới. Đất là sản phẩm từ đá mẹ trực tiếp phong hóa ra. Ở mục “các đặc điểm khác” có thể ghi tất cả các đặc điểm như sau: nhận xét về độ phì, mức độ xói mòn… Mức độ xói mòn được quy định: - Xói mòn mạnh: lớp cỏ phủ trên mặt bị bóc trụi, hoặc đất mịn bị cuốn trôi, xuất hiện nhiều khe rãnh sâu. - Xói mòn yếu: lớp cỏ phủ trên mặt còn đầy, chỉ bị bóc trụi ở những chỗ có đường nước chảy, ít khe rãnh… Hình : xói mòn đất để lại những khe rãnh sâu. Mô tả cấu tạo hình thái của phẫu diện: Mỗi phẫu diện đều có những nét riêng biệt về hình thái, qua đó có thể biết được những đặc tính, nguyên nhân phát sinh và sự phát triển của thổ nhưỡng. Mỗi một biểu hiện về hình thái đều có giá trị của riêng nó. Tầng và chiều dày : Tầng và chiều dày của phẫu diện phản ánh đặc tính nông nghiệp, quá trình phát sinh của thổ nhưỡng và định được độ phì nhiêu. Đất trong tự nhiên được người ta phân ra thành 4 tầng chính, có kí hiệu: A-B-C-D : A : Thường là tầng rửa trôi. B : Là tầng tích tụ. C : Là tầng đá mẹ. D : Là tầng đá gốc. Mỗi tầng lại có thể phân hóa thành các tầng nhỏ. Hình: phẫu diện đất. Độ dày của tầng tính bằng centimét từ mặt đất trở xuống và thường được đo bằng thước dây vải; độ dày của tầng được tính bằng hiệu số độ sâu của giới hạn trên và giới hạn dưới của tầng. Trong quá trình phân tầng, sau khi quan sát người ta dùng mũi dao nhọn để vạch rõ dấu để đo đạc và phân làm 2 phần chạy suốt từ trên xuống dưới. Một phần để quan sát, một phần để lấy mẫu. Màu sắc : Các phẫu diện khác nhau, tầng khác nhau thường có màu sắc khác nhau, qua màu sắc có thể đoán được thành phần hóa học của các lớp đất. Có 3 màu sắc cơ bản: màu đen (màu của chất mùn…), màu trắng (màu của chất vôi, của đất sét, hoặc của các hạt thạnh anh…), màu đỏ là màu của Fe2O3, tùy thuộc vào mức độ hydrat hóa mà có thể thành màu rỉ sắt (nâu-đỏ), đỏ-vàng, da cam hoặc vàng. Màu trắng trong đất thường do màu xám trắng màu xám xanh Việc xác định màu sắc mang nhiều tính chất chủ quan, nên khi xác định ta căn cứ vào bảng tam giác màu của S.A.Zakharov. Độ ẩm của đất làm thay đổi màu sắc thật của chúng. Ví dụ: đất màu vàng, vàng đỏ khi ẩm nhiều màu lại nhạt đi, trái lại đất có màu xám, xám đen khi ẩm màu lại thẫm hơn. Vì vậy, nên hong khô đất trước khi xác định màu của chúng. Nếu màu sắc của đất không đồng nhất, nên ghi chú thêm từ “đốm” hoặc “sặc sỡ”. Độ chặt của đất : Độ chặt của đất phụ thuộc vào kết cấu, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ ẩm, mức độ kết von, đá ong… Độ chặt là một đặc tính vật lí của đất. Độ chặt của đất làm ảnh hưởng tới các quá trình hóa học xảy ra trong đất. Độ chặt của đất giúp ta đoán định được sẽ khó khăn hay thuận lợi khi làm đất, cày bừa… Người ta xác định độ chặt của đất ngoài thực địa bằng cách dùng dao nhọn chọc nhẹ vào mặt các tầng trong phẫu diện, nếu: Ấn mũi daovào thấy khó khăn là chặt. Ấn mũi dao vào được 1 đến 3 cm là hơi chặt. Ấn mũi dao vào được trên 3 cm là tơi, xốp. Độ ẩm của đất : Độ ẩm cho biết khả năng cung cấp nước cho cây trồng, độ ẩm đất thay đổi thường xuyên theo thời tiết. Xác định độ ẩm đất trong điều kiện ngoài trời thường dựa vào cảm giác và dấu hiệu bên ngoài. Theo quy định chung xác định độ ẩm như sau: Khô Hơi ẩm Ẩm Rất ẩm Ướt Độ ẩm của đất : Độ ẩm cho biết khả năng cung cấp nước cho cây trồng, độ ẩm đất thay đổi thường xuyên theo thời tiết. Xác định độ ẩm đất trong điều kiện ngoài trời thường dựa vào cảm giác và dấu hiệu bên ngoài. Theo quy định chung xác định độ ẩm như sau: Khô Hơi ẩm Ẩm Rất ẩm Ướt Thành phần cơ giới : Bất cứ loại đất nào cũng bao gồm các hạt có đường kính khác nhau. Do tỉ lệ phối hợp giữa các cấp hạt khác nhau mà đất có thành phần cơ giới khác nhau. ở ngoài thực địa ta cũng có thể xác định thàh phần cơ giới bằng phương pháp đơn giản: Thông thường, người ta hay dùng phương pháp vê đất: lấy một ít đất bóp nhỏ, nhặt hết tất cả các rễ cây, hạt sạn, rồi cho nước vào vừa đủ ẩm, sau đó để lên lòng bàn tay vê tròn thành sợi (hoặc con giun) đường kính 0,3 cm rồi uốn thành vòng tròn đường kính 3 cm, nếu: - Không vê được, đất rã ra là đất cát. - Chỉ vê được thành từng mảng rời là đất cát pha. - Vê được thành thỏi, nhưng khi cuộn lại thành vòng tròn thì bị đứt ra từng đoạn là đất thịt nhẹ. - Cuộn lại được thành vòng tròn nhưng có nhiều vết nứt là đất thịt trung bình. - Nếu chỉ có vết rạn nhỏ là đất thịt nặng. - Hoàn toàn không có vết nứt, rạn là đất sét. Quy luật phân bố thành phần cơ giới Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của N.A.Ka Trinski: Căn cứ vào hình dạng, kích thước của các hạt kết, người ta chia ra các nhóm cấu tượng sau: Nhóm hạt kết hình khối, phân biệt dựa vào đường kính hạt kết gồm các loại: Tảng: Hạt kết không thể hiện rõ, đường kính > 20 mm. Cục: Hạt kết thể hiện kém, đường kính 0,25-20 mm. Hạt: Hạt kết thể hiện rõ, đường kính 5-20 mm. Viên: Hạt kết thể hiện rõ, đường kính 0,5-5 mm. Nhóm hạt kết hình trụ, phân biệt dựa vào bề rộng hạt kết: Cột: Hình tròn, hạt kết thể hiện kém, đường kính 30-50 mm Trụ: Đỉnh phẳng, hạt kết thể hiện rõ, đường kính 30-50 mm. Nhóm hạt kết hình tấm, phân biệt dựa vào chiều dày hạt kết, gồm: Tấm: Dày 3-5 mm. Vỉa: Dày 1-3 mm. Phiến: Dày dưới 1-3 mm. σVật xâm nhập (hay là chất lẫn vào) σVật mới sinh (hay chất mới sinh) σKết von σCacbonat σMức độ gley σĐộ chua – kiềm của đất (pH) BẢN MÔ TẢ PHẪU DIỆN ĐẤT (mặt trước) Số chung : Số ngoài đồng : Ngày:…………………… Thời tiết:…………………. Đơn vi hoặc người đi điều tra: ………………………. Địa điểm: Thôn, ấp………, xã………… , Huyện……………Tỉnh/TP……… Vị trí so với tiểu, trung, đại địa hình:……………………………………… Độ cao tuyệt đối (m):…………………Độ cao tương đối (n):……………… Độ dốc nơi đào phẫu diện (o):……………….Hướng dốc:…………………… Độ dốc chung (o):…………………………………………………………………. Thảm thực vật (thành phần, cây chỉ thị, mật độ sinh trưởng):……………… ……………………………………………………………………………. Trạng thái mặt đất ( nứt nẻ, xói mòn, sỏi đá, vết muối): Độ sâu xuất hiện nước ngầm (cm):…………………………………………… Mẫu thô hoặc đá mẹ:…………………………………………………………. Tên đất của địa phương:…………………………………………………… Tên xác định ngoài đồng:………………………… Tên xác định chính thức:…………………………………………………… PHIẾU MÔ TẢ ĐẤT. Nào cùng nhìn vào tài liệu đã phát Lấy mẫu đất: Để đánh giá một loại đất, ngoài việc khảo sát , đào phẫu diện và mô tả ngoài thực địa, người nghiên cứu địa lý địa phương còn phải lấy mẫu đất. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà quyết định trọng lượng và số lượng mẫu đất cần lấy. Ngoài ra, số lượng mẫu đất cần lấy trong một phẫu diện là do số lượng của các tầng có mặt trong phẫu diện quyết định, mặc dù chỉ cần lấy độ 2-3 mẫu. Không được phép lấy một mẫu đặc trưng cho hai tầng khác nhau. Do đó, tốt nhất là lấy mẫu ở giữa mỗi tầng. Có hai cách lấy mẫu: Lấy mẫu theo tầng phát sinh: Người ta dùng phương pháp chìa khóa, bằng cách phân chia ranh giới những loại đất chính theo nguồn gốc phát sinh tùy theo thành phần cơ giới trên sơ đồ thổ nhưỡng. Sau đó trên những đất và trên địa hình đặc trưng điển hình đối với vùng định nghiên cứu tiến hành phân chia khu vực lấy mẫu với kích thước 10x10 m hoặc 100x100 m và đào ở đáy 1 – 2 phẫu diện. Việc lấy mẫu theo quy cách như sau: Đầu tiên, lấy mẫu đất ở tầng dưới cùng, tức là tầng đá mẹ (hoặc tầng mẫu chất). Sau đó tiếp tục lấy dần lên theo các tầng ở bên trên. Mẫu được lấy ở khoảng giữa tầng phát sinh với tốc độ dày 10 m bằng cách vạch một đường chia đôi tầng phát sinh, lấy bên trên và bên dưới đường này 5 cm. Đối với tầng dưới cùng thường dùng xẻng lấy từ đáy phẫu diện sau khi đào xong. Đối với tầng canh tác thì lấy dọc theo cả độ dày của chúng từ trên mặt xuống. Nếu nhỏ HCl vào đất thấy sủi bọt thì lấy mẫu nơi bắt đầu sủi bọt và nơi ngừng sủi bọt. Ở đất mặn thì lấy ở đầu và ở cuối nơi có tích tụ muối hòa tan, ở đất trồng lấy mẫu ở tầng gley. Đối với tầng tích tụ mùn tùy theo độ dày mà có thể lấy từng lớp 10 cm. Trường hợp độ dày của các tầng phát sinh bên dưới quá lớn có thể lấy hai mẫu hoặc hơn cho tầng đó, cũng lấy 10 cm. Trường hợp tầng phát sinh có độ dày nhỏ hơn 10 cm thì lấy hết cả tầng nhưng chừa 1-2 cm ở phía trên và phía dưới . Đối với tầng tích tụ của đất mặn mẫu lấy không phải ở giữa tầng tích tụ của đất mặn mà lấy ở khu vực chặt nhất của tầng này. Không nên lấy trùng vị trí theo chiều thẳng đứng từ trên xuống mà nên lấy xen kẽ. Lấy mẫu hỗn hợp đại diện hoặc theo tầng canh tác: Muốn cho mẫu phẫu diện điển hình cho toàn khối với mức độ cao, có thể làm theo mấy cách sau: Lấy nhiều điểm trên một đám ruộng nếu ta chỉ lấy đất ở một điểm thì rất khó điển hình vì vậy lấy càng nhiều thì sẽ càng điển hình. Thường chỉ lấy từ 5-10 điểm (các điểm này phân bố ở đều khắp ruộng) rồi trộn đều lại và lấy ra một lượng cần thiết gói mang về phòng thí nghiệm.Cần tránh lấy mẫu cá biệt không điển hình. Nếu khu vực lấy mẫu có nhiều địa hình cao, thấp, trũng khác nhau nên phân nhỏ ra làm nhiều ô, mỗi ô phải đồng đều về địa hình, tính chất đất và mỗi ô lấy 1 mẫu đại diện. Càng trộn đều thì càng dễ lấy mẫu hỗn hợp điển hình: Đất khi lấy tại nhiều điểm, cần băm nhỏ và trộn đều để lấy mẫu đại diện mang về. Mẫu mang về phân tích trong phòng thí nghiệm thường không quá lớn khoảng 0.5- 1 kg. Hình: mẫu đất. III. Làm việc trong phòng: Chỉnh sửa tài liệu: Chỉnh sửa lại các tài liệu đã thu thập được ở ngoài thực địa. Sắp xếp lại theo thứ tự các điểm khảo sát - theo đúng thời gian khảo sát: các mẫu đất, các bức ảnh chụp được. Sử dụng bản đồ thổ nhưỡng địa phương, xem xét sự thay đổi của thổ nhưỡng trong quá khứ đến hiện tại và dự báo cho tương lai để có kế hoạch sử dụng sản xuất cho phù hợp. CHỈNH SỬA TÀI LIỆU đề tài: Tìm hiểu thổ nhưỡng huyện, tỉnh X. Phần I: Phần mở đầu. I Mục đích, yêu cầu, giới hạn. 1. Mục đích. 2.Yêu cầu, giới hạn. II. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 1.Phương pháp luận. a.Quan điểm hệ thống: Thổ nhưỡng là một phần trong hệ thống các yếu tố tự nhiên (khí hậu, nước,…), nếu một thành phần nào đó bị thay đổi thì kéo theo các thành phần khác cũng thay đổi. b.Quan điểm sinh thái: Nghiên cứu thổ nhưỡng gắn chặt với các yếu tố tự nhiên để thấy được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. 2.Phương pháp nghiên cứu. III.Thuận lợi và khó khăn. 1.Thuận lợi. 2. Khó khăn. Phần II: Nội dung. Chương I: Tổng quan về điều kiện tự nhiên. 1.Vị trí địa lí. 2.Khí hậu. 3.Địa hình. 4.Thủy văn 5.Đất đai. Chương II: Đặc điểm, cách phân loại, vần đề sử dụng đất. I.Đặc điểm chung về đất huyện, tỉnh X. 1.Tính chất vật lý. 2.Tính chất hóa học. II. Phân loại đất. III.Vấn đề sử dụng đất. 1.Sử dụng trong nông nghiệp. a.Trồng cây lương thực. b. Trồng cây công nghiệp. c. Chăn nuôi. 2. Sử dụng trong chuyên dùng. a. Trong công nghiệp. b. Trong giao thông vận tải. c. Trong thổ cư. Chương III: Phương pháp khai thác sử dụng bảo vệ đất. Phần III: Kết luận – Đề nghị: IV. Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu thổ nhưỡng địa phương: Thông qua việc khảo sát thổ nhưỡng, giáo viên và học sinh có thêm kinh nghiệm thực tế về đặc điểm, cấu tạo phẫu diện… của từng loại đất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập được tốt hơn. Kết quả việc khảo sát, nghiên cứu thổ nhưỡng địa phương của giáo viên và học sinh sẽ là tư liệu cần thiết trong công tác tham vấn cho địa phương về vấn đề đất đai. Từ đó giúp địa phương có một cái nhìn bao quát về hiện trạng khai thác, sử dụng đất của địa phương và đưa ra định hướng phát triển kinh tế trong tương lai. Đối với những địa phương đã sử dụng hợp lí đất đai thì cần phát huy còn với những nơi chưa phát huy hết vai trò của đất thì cần vạch ra kế hoạch sử dụng hiệu quả và bền vững nhất. Ví dụ:Đất feralit nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính: Thích hợp Cho trồng Cây công Nhiệp Vườn cao su Đất phù sa ở đồng bằng sông Hồng và sông Mêkông: Thích hợp Cho trồng Cây hoa màu Cây ăn quả Lúa nước Đối với đất xám bạc màu trơ sỏi đá Trồng rừng . miết đất làm mất trạng thái tự nhiên của đất. - Đối diện với mặt phẫu diện nên đào dạng bậc thang để tiện lên xuống khảo sát. Đào phẫu diện đất Phương pháp mô tả phẫu diện: Sau khi đào xong phẫu. Phương pháp đào, mô tả phẫu diện thổ nhưỡng và lấy mẫu thổ nhưỡng Đào phẫu diện: Khái niệm phẫu diện thổ nhưỡng: Phẫu diện thổ nhưỡng là mặt cắt thẳng góc từ mặt đất đến đáy hố khi người đào. thức:…………………………………………………… PHIẾU MÔ TẢ ĐẤT. Nào cùng nhìn vào tài liệu đã phát Lấy mẫu đất: Để đánh giá một loại đất, ngoài việc khảo sát , đào phẫu diện và mô tả ngoài thực địa, người nghiên cứu địa lý địa phương còn

Ngày đăng: 15/10/2014, 08:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan