chia sẻ 100 đề đọc hiểu ( có đáp án)

11 17.8K 73
chia sẻ 100 đề đọc hiểu ( có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHIA SẺ 100 ĐỀ ĐỌC HIỂU ( CÓ ĐÁP ÁN) NGỮ VĂN 12 HỖ TRỢ ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Trên cơ sở cấu trúc đề thi tốt nhiệp THPT năm 2014 và đề thi ĐH-CĐ môn Ngữ văn năm 2014; Căn cứ vào định hướng của Bộ GD&ĐT: Đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ có định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Trong đó, phần Đọc hiểu là phần không thể thiếu trong kỳ thi Quốc gia này. Để giúp các thầy cô giảng dạy Ngữ Văn 12 Khối THPT và GDTX ( kể cả các bậc cha mẹ học sinh và các em học sinh), xin được chia sẻ với thầy cô bộ đề Đọc hiểu ( có gợi ý đáp án). Cụ thể: 1/ Cấu trúc phần Đọc hiểu : theo ma trận đảm bảo bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. 2/ Phần văn bản: Chủ yếu ngữ liệu Ngữ văn 12, tập trung nhiều văn bản ĐỌC THÊM ( Thơ và văn xuôi) 3/ Đáp án: dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng để giải đáp 4/ Số lượng Đề và đáp án đi kèm: - Ngữ văn 12 ở HKI: 50 đề - Ngữ văn 12 ở HKII: 50 đề Xin minh hoạ một số đề: BÁC ƠI! ( Tố Hữu) Đề 1: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! (Trích Bác ơi! – Tố Hữu) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?. 2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì? 3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2? Trả lời: 1/Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm. 2 /Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ, bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần. 3 / Nhịp thơ 2/2/3 .Hiệu quả nghệ thuật: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm trạng đau đớn đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang ngưng lại mọi hoạt động để nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc. Đề 2: Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu? Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước " Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu ý chính của đoạn thơ? 2. Vẻ đẹp chân dung Hồ Chí Minh thể hiện qua những từ ngữ nào của đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật những từ ngữ đó. 3. Tại sao khi Bác mất, tác giả “không dám khóc nhiều ” ?. Trả lời: 1. Ý chính của đoạn thơ: - Ca ngợi vẻ đẹp chân dung của lãnh tụ Hồ Chí Minh - Khẳng định quyết tâm đi theo con đường của Bác. 2. Vẻ đẹp chân dung Hồ Chí Minh thể hiện qua những từ ngữ : tình thương, thanh bạch, Mong manh áo vải , Hơn tượng đồng phơi …Hiệu quả nghệ thuật những từ ngữ đó: Ca ngợi cuộc đời thanh bạch, giản dị, dành trọn tình yêu thương cho cuộc đời, cho chúng con . Đó là một trong những phẩm chất cao quý nhất của Hồ Chí Minh. 3. Khi Bác mất, tác giả “không dám khóc nhiều ” bởi vì: Lời Di chúc của Bác để lại: "Còn non nước " là lời căn dặn của non nước, của vị lãnh tụ anh minh suốt đời đấu tranh cho sự sống còn của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Chúng con hứa sẽ nén đau thương để biến thành hành động cách mạng, thực hiện Di chúc thiêng liêng mà Người đã để lại. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( Nguyễn Tuân) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: …Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. ( Trích Tuỳ bút Sông Đà-Nguyễn Tuân) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ? 4. Đoạn văn bản trên Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp tri thức của những ngành nào ? Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng đó là gì ? Trả lời: 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính. 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : tả về thác nước và đá ở sông Đà ( hay còn gọi là thạch thuỷ trận) 3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Đó là : - So sánh : thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo - Nhân hoá: oán trách , van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo , rống lên , mai phục ,nhổm cả dậy ,ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó … Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là : gợi hình ảnh con sông Đà hùng vĩ, dữ dội. Không còn là con sông bình thường, Sông Đà như có linh hồn, đầy tâm địa, nham hiểm. Qua đó, ta thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. 4. Đoạn văn bản trên Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp tri thức của nhiều ngành . Cụ thể : - âm nhạc : tả âm thanh tiếng thác : nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên… - Hội hoạ : vẽ bộ mặt của Đá : nhăn nhúm méo mó - Quân sự: mai phục Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng đó là : thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân khi tả dòng sông Đà. Con sông được nhìn ở nhiều góc độ, trở nên sống động, mạnh mẽ, ấn tượng, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của nhà văn. MỘT NGƯỜI HÀ NỘI ( Nguyễn Khải) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chỏng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời. Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được". ( Trích Một người Hà Nội-Nguyễn Khải) 1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai ?? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. 4. Từ văn bản trên , viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về Hà Nội. Trả lời: 1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền ( nhân vật) và tác giả ( xưng hô tôi) 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh. 3. Hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. - Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến. - Cây si hồi sinh: lại sống. lại trổ ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội. - Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự mất mát gia tài văn hóa, lại vừa như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tri con người. 4/ Đoạn văn đảm bảo các ý chính: - Về địa lí: Hà Nội là thủ đô, là trái tim của Tổ quốc. - Về lịch sử, văn hoá: Hà Nội trải qua hơn nghìn năm văn hoá. Dù chịu biến động của lịch sử như Hà Nội vẫn giữ được nét văn hoá cổ kính - Về con người Hà Nội: như hình ảnh bà Hiền, vừa giữ được nếp nhà, vừa giữ được nếp người. - Cảm xúc chân thành, thể hiện tình yêu Hà Nội cũng là tình yêu đất nước v.v. Thầy ( cô ) nào có nhu cầu chia sẻ 100 bài tập Đọc hiểu này, xin liên hệ qua địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com để tác giả ( Số 01223745614 (DĐ) giải đáp và gửi qua đường Email của thầy cô. Thầy(cô) vui lòng khi gửi mail ghi rõ Họ và tên:………… Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) , số Di động để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn. Ngoài ra, xin được : GIỚI THIỆU WEBSITE DẠY- HỌC VÀ ÔN TẬP TRONG KỲ THI QUỐC GIA THPT NĂM 2015 NGỮ VĂN 12 1. Tiện ích của phần mềm : - Với giáo viên: sẽ có thêm tư liệu để sọan giảng các trích đọan, không cần tìm thêm tư liệu bên ngoài, chỉ cần lấy tư liệu hình ảnh, diễn ngâm…ngay trên trang web để bổ sung cho bài giáo án điện tử. Với trang Website này, thầy cô và các em học sinh có đầy đủ tư liệu để đọc hiểu tác phẩm văn học, xem tranh minh hoạ ; nghe nhạc và làm bài tập trắc nghiệm v.v. Thầy cô sẽ trích xuất từ trang web này những hình ảnh, nhạc để liên kết vào bài soạn giáo án điện tử của mình, làm cho bài soạn thêm phần phong phú. -Với học sinh : có thể sử dụng trang web để đọc hiểu rộng hơn về chương trình Ngữ Văn lớp 12 . Các em sẽ tự ôn thi Quốc gia THPT theo sự hướng dẫn cụ thể. 2. Các phần chính của phần mềm: 2.1/ Phần Bài tập trắc nghiệm của trang web gồm có: - Trắc nghiệm Phần Văn - Trắc nghiệm Tiếng Việt -Trắc nghiệm Làm văn: Mục đích phần trắc nghiệm khách quan là hỗ trợ học sinh tự học thông qua tự kiểm tra kiến thức đã học. Làm bài tập trắc nghiệm, học sinh chỉ cần đưa trỏ chuột vào các thanh tiêu đề, liên kết với các bài, đánh dấu chọn vào câu đúng. Mỗi đề đưa ra đều có 04 lựa chọn. Học sinh khi tự học, sẽ làm bài trực tiếp trên máy tính. Cuối bài tập đều có đáp án và tính câu đúng theo tỉ lệ %, bao nhiêu phần trăm đúng là sẽ tính ra điểm. Ví dụ: đúng 100% được tính 10 điểm. Thầy cô cũng dựa vào hệ thống bài tập trắc nghiệm để thiết kế câu hỏi Đọc hiểu văn bản trong PISA. Trang web cũng chuyển toàn bộ bài tập trắc nghiệm sang tập tin word ( có đáp án) để thầy cô chỉnh sửa và in ấn. 2.2/ Phần Cùng đọc hiểu văn bản của trang web gồm nhiều thư mục . Cụ thể : 2.2.1/ Đọc văn bản: gồm tất cả văn bản trong chương trình Ngữ văn 12, giúp học sinh tự học thông qua đọc lại Ngữ liệu văn bản để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Ngoài ra, những văn bản trích đoạn, trang web sẽ cung cấp toàn bộ các chương còn lại để học sinh có cái nhìn bao quát về tác phẩm. 2.2.2/Hỏi đáp Ngữ văn 12: Đây là phần giúp giáo viên dạy tiết ôn tập và học sinh có kiến thức để làm bài về tác gia, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm. Chỉ cần liên kết vào trong từng câu hỏi, sẽ có phần gợi ý trả lời. 2.2.3/ Chân dung nhà văn : Đây là phần tư liệu giúp hiểu thêm về cuộc đời của các nhà văn, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm trong chương trình thông qua những mẩu chuyện có thật, những giai thoại, những bài phỏng vấn hoặc chính nhà văn nói về tác phẩm của mình. 2.2.4/Ôn tập nghị luận văn học: Gồm nghị luận về thơ ( HKI- có phần bài tập và đáp án Đọc hiểu) và nghị luận về tác phẩm văn xuôi ( HKII) 2.2.5/Bồi dưỡng thi học sinh Giỏi (trong dia CD 2) : Gồm những đề thi và gợi ý làm bài giúp GV và học sinh có cơ sở luyện tập để dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh đạt kết quả cao. 3- Cấu hình để ứng dụng chương trình: - Công cụ sử dụng: Microsoft Office FrontPage 2003 dưới ngôn ngữ *.html - Cấu hình tối thiểu: Pentium III ; 256 Mb Ram, độ phân giải 800x600 với 256 màu; hệ điều hành MS Windows 98, Internet Explorer 6. - Cấu hình yêu cầu để sử dụng hiệu quả các chức năng trình duyệt, âm thanh và đồ hoạ: Card âm thanh, loa, Ram 256 Mb, DirectX 8, Internet Explorer 6, màn hình 32 bit. - Chương trình không yêu cầu phải cài đặt. - Tập tin thực thi (EXE): van12.exe ( Biểu tượng hình tròn màu vàng) 4 - Hướng dẫn sử dụng: -Toàn bộ chương trình đều tự thực thi trên CD. Vì thế, chương trình sẽ tự động chạy khi được đưa vào ổ đĩa CD-Rom. Tuy nhiên, nếu chương trình không tự chạy do đã chép vào một Folder, ta mở Folder ra, chọn biểu tượng tập tin thực thi van12.exe, nhấp chuột, trang web sẽ hiện ra trang chủ. -Lưu ý: Nếu máy tính đang chạy chương trình quét vi rút Bkav, bạn hãy tắt chương trình này trước. Nếu không, hệ thống sẽ báo lỗi. -Trước khi chạy chương trình không phải cài thêm bất kì chương trình phụ nào. - Giao diện Tiếng Việt, sử dụng bảng mã Unicode, đẹp mắt, trực quan, rõ ràng, dễ hiểu. 5/ Cách mở ổ đĩa: a. Cách 1: nếu đã tắt chương trình diệt virus Bkav:Bạn thử như sau. Giả sử bạn đưa đĩa Văn HKII vào ổ đọc. Chờ khoảng 3.4 giây xem ổ đĩa có bật sáng ko? Sau đó bạn click vào Mycomputer, xem máy có nhận ra trong ổ đọc có hình trái tim màu đỏ và có dòng chữ VĂN 12 HKII không? ( xem huong dan 1). Nếu có , bạn click chuột phải mở đĩa ra sẽ thấy các file như hình hướng dẫn 2. Bạn bấm vào biểu tượng hình tròn màu vàng có chữ Văn 12.exe, tiếp tục mở và nhấn ok, [...]... :AutoPlay\Docs\Trang Chu_HomePage Bấm vào Trang Chu_HomePage ( chạy bằng Internet Explorer) 6/ Liên hệ : Thầy ( cô ) nào có nhu cầu tìm hiểu phần mềm, xin liên hệ qua địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com để tác giả ( Số 01223745614 (DĐ) giải đáp ( Một bộ gồm 2 dia CD Tap I va Tap II) Thầy(cô) vui lòng khi gửi mail ghi rõ Họ và tên:………… Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) để được phản hồi những . CHIA SẺ 100 ĐỀ ĐỌC HIỂU ( CÓ ĐÁP ÁN) NGỮ VĂN 12 HỖ TRỢ ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Trên cơ sở cấu trúc đề thi tốt nhiệp THPT năm 2014 và đề thi ĐH-CĐ môn Ngữ văn. sinh), xin được chia sẻ với thầy cô bộ đề Đọc hiểu ( có gợi ý đáp án). Cụ thể: 1/ Cấu trúc phần Đọc hiểu : theo ma trận đảm bảo bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. 2/. đất nước v.v. Thầy ( cô ) nào có nhu cầu chia sẻ 100 bài tập Đọc hiểu này, xin liên hệ qua địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com để tác giả ( Số 01223745614 (DĐ) giải đáp và gửi qua đường

Ngày đăng: 14/10/2014, 22:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan