công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan tp hà nội

60 749 0
công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại cục hải quan tp hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP KHẨU 1.1. Nh ng v n c b n v thu nh p kh uữ ấ đề ơ ả ề ế ậ ẩ 1 1.1.1. Khái niệm về thuế, thuế nhập khẩu 1 1.1.2. Vai trò, đặc điểm của thuế nhập khẩu 2 1.1.2.1. Vai trò của thuế nhập khẩu 2 1.1.2.2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu 3 1.1.3. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế nhập khẩu 4 1.1.3.1. Đối tượng chịu thuế nhập khẩu 4 1.1.3.2. Đối tượng không chịu thuế nhập khẩu 5 1.2. Qu n lý thu thu nh p kh uả ế ậ ẩ 5 1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế đối với hàng hoá nhập khẩu 5 1.2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay 8 1.2.3. Nội dung cơ bản của quản lý thu thuế nhập khẩu 9 1.2.3.1. Quản lý đối tượng nộp thuế nhập khẩu 9 1.2.3.2. Quản lý trị giá tính thuÕ nhập khẩu 10 1.2.3.3. Miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế nhập khẩu.11 1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra thuế nhập khẩu 14 1.2.3.5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 15 1.2.3.6. Xử lý vi phạm về thuế nhập khẩu 17 1.2.3.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế nhập khẩu 17 1.2.4. Quy trình quản lý thu thuế nhập khẩu 18 2.1.Khái quát chung v C c H i quan TP H N iề ụ ả à ộ 20 SV: Hoàng Thị Lương Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 2.1.1.Giới thiệu về Cục Hải quan TP Hà Nội 20 2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hải quan TP Hà Nội 23 2.1.3.Cơ cấu tổ chức, chức năng quyền hạn của phòng Thuế xuất, nhập khẩu thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội 25 2.2.Th c tr ng công tác qu n lý thu thu nh p kh u t i C c H iự ạ ả ế ậ ẩ ạ ụ ả quan TP H N ià ộ 27 2.2.1.Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế 27 2.2.2.Tình hình thu thuế 29 2.2.3.Chế độ kế toán thuế đối với hàng hoá nhập khẩu 31 2.2.4.Công tác thu đòi nợ thuế nhập khẩu 32 2.2.5.Công tác thanh tra, tham mưu xử lý vi phạm 33 2.2.6.Công tác quản lý trị giá tính thuế nhập khẩu 34 2.3. ánh giá chung v tình hình qu n lý thu thu nh p kh u t i C cĐ ề ả ế ậ ẩ ạ ụ H i quan TP H N iả à ộ 36 2.3.1.Những kết quả đạt được 36 2.3.2.Những tồn tại, hạn chế 38 3.1. Ph ng h ng y m nh công tác qu n lý thu thu nh p kh uươ ướ đẩ ạ ả ế ậ ẩ 42 3.2. M t s xu t, ki n ngh nh m y m nh công tác qu n lý thuộ ố đề ấ ế ị ằ đẩ ạ ả thu nh p kh u t i C c H i quan TP H N iế ậ ẩ ạ ụ ả à ộ 43 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý 43 3.2.1.1. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban, các ngành các cấp có liên quan 43 3.2.1.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức, quy trình nghiệp vụ và đào tạo cán bộ tại Cục Hải quan TP Hà Nội 44 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế nhập khẩu 46 SV: Hoàng Thị Lương Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 3.2.3. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra 46 3.2.4. Từng bước sửa đổi, cải cách chính sách thuế 48 3.2.5. Tăng cường công tác quản lý thuế suất, quản lý và áp dụng tỷ giá 51 3.2.6. Đôn đốc thu đòi, xử lý nợ thuế 51 3.2.7. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật thuế, pháp luật Hải quan 53 3.2.8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế nhập khẩu 54 SV: Hoàng Thị Lương Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các thành phần kinh tế đang phát triển đa dạng, phong phó. Với vị trí là “người gác cửa” nền kinh tế đất nước, ngành Hải quan đã góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch… phát triển. Ngành Hải quan được Nhà nước giao trọng trách quản lý về lĩnh vực ngoại thương, quản lý hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Quản lý Nhà nước về Hải quan có vai trò nòng cốt trong việc thực thi chính sách kinh tế của Nhà nước đặc biệt là quản lý thu thuế. Nguồn thu từ thuế luôn là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước cũng dựa vào công cụ thuế để điều tiết tác động trở lại nền kinh tế. Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, ngành thuế nói chung, thuế nhập khẩu nói riêng tương đối nhạy cảm với tình hình phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Mặc dù vậy trong thực tế tình trạng tình trạng thất thu thuế đang ngày càng gia tăng trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là nhập khẩu hàng hoá. Trong thời gian qua, tuy đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác quản lý thu thuế nhập khẩu nhưng do lưu lượng hàng hoá nhập khẩu đang ngày càng gia tăng nên việc trốn thuế, nợ thuế, gian lận thương mại ngày càng tinh vi phức tạp là không thể tránh khỏi. Vì vậy, công tác quản lý thu thuế nhập khẩu là một công tác quan trọng, cần được quan tâm, chú trọng trong ngành Hải quan nói chung và tại Cục Hải quan TP Hà Nội nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Do đó sau một thời gian thực tập tại Cục Hải quan TP Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn của thầy cô trong khoa Thuế - Hải quan bộ môn Nghiệp vụ Hải quan và các cán bộ tại Cục Hải quan TP Hà Nội, em chọn đề tài “Cụng tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội”. SV: Hoàng Thị Lương Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Mục đớch nghiên cứu của đề tài: phân tích rõ việc thực hiện chính sách thu thuế nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nói chung và của Cục Hải quan TP Hà Nội nói riêng, từ đó tìm ra những nguyên nhân và các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện chính sách thu thuế nhập khẩu, nâng cao nguồn thu ngân sách Nhà nước. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan tới công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu chủ yếu hoạt động quản lý thu thuế đối với hàng hoá nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương sau: Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thu thuế nhập khẩu Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội Chương 3: Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội Do phạm vi nghiên cứu rộng, hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự tận tình đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô và những người quan tâm để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Hoàng Thị Lương SV: Hoàng Thị Lương Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ NHẬP KHẨU 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế nhập khẩu 1.1.1. Khái niệm về thuế, thuế nhập khẩu Ra đời và tồn tại cùng Nhà nước, từ khi hình thành đến nay thuế đã trải qua quá trình hoàn thiện và phát triển lâu dài, đồng thời đã có rất nhiều khái niệm về thuế trờn cỏc góc độ khác nhau: Các nhà kinh điển cho rằng: “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng khụng bự lại” và “thuế cấu thành phần thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế” (Lê Nin toàn tập - tập 15). Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách Nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Trên góc độ quản lý thuế, người ta đưa ra khái niệm về thuế như sau: Thuế là hình thức huy động nguồn tài chính cho Nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nguồn từ thuế là một phần thu nhập của các chủ thể trong xã hội. Để có nguồn thu đó, Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình bắt buộc các thể nhân và pháp nhân đóng góp thông qua việc ban hành các luật thuế. Như vậy trên mỗi góc độ khác nhau lại có một khái niệm thuế khác nhau. Tuy nhiên, theo các lý luận, quan điểm hiện nay có thể đưa ra khái niệm về thuế như sau: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời gian được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. SV: Hoàng Thị Lương 1 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Tuỳ theo cỏc tiờu thức khác nhau mà thuế được chia thành rất nhiều loại thuế trong đó có thuế nhập khẩu. Khi hoạt động nhập khẩu ra đời, ban đầu chỉ là lệ phí mỗi lần qua biên giới. Xã hội phát triển, hoạt động thương mại diễn ra ngày càng rộng khắp không chỉ giữa các nước trong khu vực mà cũn trờn toàn thế giới. Hoạt động nhập khẩu có ảnh lớn đến nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với xu hướng phát triển chung hoạt động nhập khẩu ngày càng phức tạp. Các quốc gia đã sử dụng công cụ thuế để kiểm soát và điều tiết hoạt động nhập khẩu và coi đây là công cụ quản lý có hiệu quả nhất. Theo quan điểm hiện nay, thuế nhập khẩu là sắc thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu trong quan hệ thương mại quốc tế. 1.1.2. Vai trò, đặc điểm của thuế nhập khẩu 1.1.2.1. Vai trò của thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu có nguồn gốc từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi trên thế giới, là một công cụ đắc lực và cần thiết của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, thuế nhập khẩu có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Vai trò của thuế nhập khẩu được thể hiện trờn cỏc khía cạnh sau đây: Thứ nhất, thuế nhập khẩu là công cụ quan trọng của Nhà nước để kiểm soát hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nội địa. Nã mang lại cho đất nước nhiều nguồn lợi lớn về vốn, kỹ thuật, công nghệ, hàng hoá, góp phần giải quyết các vấn đề của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương mở rộng, nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những tác hại đối với kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội như: sự phụ thuộc về kinh tế, chính trị với nước ngoài; phong tục, tập quán, lối sống của quốc gia bị ảnh hưởng… Vì vậy, các quốc gia đều sử dụng thuế nhập khẩu như một công cụ quan trọng để kiểm soát hoạt động ngoại thương, quản lý các mặt hàng nhập khẩu; khuyến khích nhập khẩu những hàng hoá có lợi và hạn chế nhập khẩu những hàng hoá có hại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. SV: Hoàng Thị Lương 2 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Thứ hai, thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước. Hoạt động ngoại thương phát triển có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sản xuất nội địa, đặc biệt đối với những nền kinh tế chậm phát triển chưa đủ sức cạnh tranh với kinh tế nước ngoài. Vì vậy, ở các quốc gia kinh tế chậm phát triển thuế nhập khẩu là một trong những công cụ bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu được sử dụng rất linh hoạt tuỳ theo tính chất, mục đích của hàng hoá nhập khẩu và phù hợp vời trình độ kinh tế của từng nước trong từng thời kỳ. Thứ ba, thuế nhập khẩu là nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Ở các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng trong khi sản xuất nội địa chưa đáp ứng được, bên cạnh đó, khả năng tài chính của Nhà nước lại eo hẹp. Do đó, đối với các nước đang phát triển, mục tiêu động viên số thu cho ngân sách Nhà nước của thuế nhập khẩu được coi trọng. Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia thường mở rộng hoạt động ngoại thương, đánh thuế nhập khẩu vào hàng hoá tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được, những hàng hoá đặc biệt gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ con người… 1.1.2.2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu Bản chất của thuế nhập khẩu được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của thuế nhập khẩu. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát triển. Nghiên cứu về thuế nhập khẩu nhận thấy thuế nhập khẩu có những đặc trưng riêng để phân biệt với các công cụ tài chính khác như sau: Một là, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu. Nhà nước sử dụng thuế nhập khẩu để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ cấu giá cả của hàng hoá nhập khẩu. Vì vậy, thuế nhập khẩu là một yếu tố cấu thành trong giá của hàng hoá nhập khẩu. Người nộp thuế là người thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Việc tăng, giảm thuế suất thuế nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu và việc lựa chọn hàng hoá SV: Hoàng Thị Lương 3 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng hoá phải điều chỉnh sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp. Hai là, thuế nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Thuế nhập khẩu là một công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu. Việc đánh thuế nhập khẩu thường căn cứ vào giá trị và chủng loại hàng hoá nhập khẩu. Giá trị của hàng hoá được xác định làm căn cứ tính thuế nhập khẩu là giá trị hàng hoá tại cửa khẩu nhập đầu tiên. Giá trị tính thuế nhập khẩu phải phản ánh khách quan, trung thực giá trị giao dịch thực tế của hàng hoá nhập khẩu. Ba là, thuế nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế… Thuế nhập khẩu điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia. Sự biến động của kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế trong từng thời kỳ sẽ tác động trực tiếp tới hàng hoá nhập khẩu của các quốc gia, nhất là trong xu thế tự do hoá thương mại, mở cửa và hội nhập kinh tế như hiện nay. 1.1.3. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế nhập khẩu 1.1.3.1. Đối tượng chịu thuế nhập khẩu Đối tượng chịu thuế nhập khẩu là tất cả hàng hoá được phép nhập khẩu theo quy định hiện hành bao gồm: - Hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam: hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục Hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. - Hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo SV: Hoàng Thị Lương 4 Líp: CQ46/05.02 Luận văn tốt nghiệp Học Viện Tài Chính Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ nhập khẩu. - Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá nhập khẩu. 1.1.3.2. Đối tượng không chịu thuế nhập khẩu Theo nguyên tắc, thuế nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hoá thực sự nhập khẩu. Vì vậy, các trường hợp hàng hoá nước ngoài chỉ đi qua cửa khẩu, biên giới, lãnh thổ Việt Nam nhưng không tiêu dùng tại Việt Nam, hàng hoá nhập khẩu không mang tính kinh doanh sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành hàng hoá nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế nhập khẩu sau khi làm thủ tục hải quan gồm: - Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật. - Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam nhằm phát triển kinh tế xã hội hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch. - Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 1.2. Quản lý thu thuế nhập khẩu 1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế đối với hàng hoá nhập khẩu Quản lý thu thuế nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọng của quản lý tài chính Nhà nước, quản lý thu thuế nhập khẩu không thể tách rời quản lý thuế nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung. Nó là tiền đề để đánh giá việc thực hiện một chính sách thuế có thành công hay không. Bởi mục SV: Hoàng Thị Lương 5 Líp: CQ46/05.02 [...]... Cc Hi quan TP H Ni Cục Hải quan TP Hà Nội Khối cơ quan Cục Khối đơn vị Chi cục Hải quan cửa khẩu và tơng đơng 1 Văn phòng 1 Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay 2 Phòng Tổ chức cán bộ quốc tế Nội Bài 3 Phòng Tài vụ - quản trị 2 Chi cục Hải quan Bu điện TP Hà 4 Phòng Giám sát quản lý Nội 5 Phòng Chống buôn lậu và xử 3 Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội lý vi phạm 4 Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu 6 Phòng Thu ... xuất, nhập khẩu t, gia công 7 Trung tâm dữ liệu và công 5 Chi cục Hải quan Gia Lâm nghệ thông tin 6 Chi cục Hải quan Gia Thụy (ICD 8 Phòng Thanh tra Gia Thụy) 9 Đội kiểm soát hải quan 7 Chi cục Hải quan ga đờng sắt quốc 10 Đội kiểm soát phòng chống tế Yên Viên ma túy 8 Chi cục Hải quan khu công nghiệp 11 Phòng Quản lý rủi ro Bắc Thăng Long 12 Chi cục Kiểm tra sau thông 9 Chi cục Hải quan Hà Tây quan. .. quan 10 Chi cục Hải quan Phú Thọ 11 Chi cục Hải quan Bắc Ninh 12 Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc 13 Chi cục Hải quan Tiên Sơn (ICD Tiên Sơn) 14 Chi cục Hải quan Yên Bái SV: Hong Th Lng 24 Lớp: CQ46/05.02 Lun vn tt nghip Hc Vin Ti Chớnh 2.1.3 C cu t chc, chc nng quyn hn ca phũng Thu xut, nhp khu thuc Cc Hi quan TP H Ni Phũng thu xut, nhp khu thuc Cc Hi quan TP H Ni l n v tham mu giỳp Cc trng Cc Hi quan H Ni... C quan qun lý thu phi hon tr s tin thu, s tin pht thu khụng ỳng cho ngi np thu, bờn th ba trong thi hn 15 ngy, k t ngy nhn c quyt nh x lý ca c quan qun lý thu cp trờn hoc c quan cú thm quyn theo quy nh ca phỏp lut 1.2.4 Quy trỡnh qun lý thu thu nhp khu Quy trỡnh qun lý thu thu nhp khu phn ỏnh trỡnh t cỏc bc cụng vic phi lm nhm tp trung y , kp thi s thu thu vo Ngõn sỏch Nh nc Trc õy, quy trỡnh qun lý. .. qun lý thu thu l c quan thu tớnh ra v thụng bỏo s thu m TNT phi np Theo nh k thi gian TNT phi kờ khai thu v np t khai cho c quan thu C quan thu nhn t khai, kim tra tờ khai tớnh thu sau ú ra thụng bỏo s thu phi np cho TNT TNT cú ngha v phi np thu theo quy thi hn quy nh Tuy nhiờn cựng vi s phỏt trin ca kinh t, xó hi quy trỡnh qun lý thu thu cng ó thay i phự hp vi s phỏt trin ú Quy trỡnh qun lý thu thu... giỏ tớnh thu ti cỏc Chi cc Hi quan v xut trang b phng tin k thut, ng dng cụng ngh thụng tin k thut vo cụng tỏc kim tra thu thu XNK, cụng tỏc xỏc nh tr giỏ tớnh thu ca Cc Hi quan TP H Ni; theo dừi, qun lý tỡnh trng s dng cỏc trang thit b, phng tin phc v cụng tỏc kim tra thu thu XNK, cụng tỏc tr giỏ tớnh thu ca Cc Hi quan TP H Ni Tỏm l: Xõy dng k hoch thc hin ch tiờu thu thu hng nm ca Cc Hi quan TP H Ni,... khỏc do Cc trng Cc Hi quan TP H Ni giao 2.2 Thc trng cụng tỏc qun lý thu thu nhp khu ti Cc Hi quan TP H Ni 2.2.1 Tỡnh hỡnh qun lý i tng np thu Hin nay cú hai phng thc qun lý TNT l phng thc th cụng v phng thc qun lý theo mó s thu Cc Hi quan TP H Ni ó ỏp dng phng thc qun lý theo mó s thu qun lý cỏc TNT Mi doanh nghip khi mi thnh lp kinh doanh s phi ng ký kinh doanh c cp mó s thu Cựng vi ng ký kinh... hi quan, hng hoỏ ang trong s giỏm sỏt, qun lý ca c quan hi quan l tang vt vi phm, b c quan nh nc cú thm quyn ra quyt nh tch thu hng hoỏ thỡ c hon li s tin thu nhp khu ó np + Hng hoỏ nhp khu ó np thu nhng sau ú c min thu, hon thu theo quy nh ca c quan nh nc cú thm quyn thỡ c hon thu C quan Hi quan tin hnh kim tra h s, xỏc nh v ra quyt nh min, gim, hon thu i vi cỏc trng hp thuc din xột min, gim, hon thu. .. giỏm sỏt hi quan; thu xut khu, thu nhp khu v qun lý thu i vi hng hoỏ xut khu, nhp khu SV: Hong Th Lng 8 Lớp: CQ46/05.02 Lun vn tt nghip Hc Vin Ti Chớnh - Thụng t s 157/2011/TT-BTC quy nh mc thu sut ca biu thu xut khu, biu thu nhp khu u ói theo danh mc mt hng chu thu cú hiu lc thi hnh k t ngy 1/1/2012 1.2.3 Ni dung c bn ca qun lý thu thu nhp khu 1.2.3.1 Qun lý i tng np thu nhp khu qun lý c thu nhp khu... quan TP H Ni, xut trỡnh Cc trng Cc Hi quan TP H Ni phờ duyt phõn b ch tiờu k hoch thu thu hng nm cho cỏc Chi cc Hi quan; cp nht, tng hp tỡnh hỡnh n ng thu cỏc Chi cc Hi quan, xut k hoch, bin phỏp thu thu n ng trỡnh Cc trng Cc Hi quan TP H Ni phờ duyt, t chc thc hin v theo dừi, ụn c, bỏo cỏo Cc trng Cc Hi quan TP H Ni tin trỡnh thc hin thu thu n ng ca cỏc Chi cc Hi quan SV: Hong Th Lng 26 Lớp: CQ46/05.02 . 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội Chương 3: Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội Do phạm vi. khẩu 1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế đối với hàng hoá nhập khẩu Quản lý thu thuế nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọng của quản lý tài chính Nhà nước, quản lý thu thuế nhập. 8 1.2.3. Nội dung cơ bản của quản lý thu thuế nhập khẩu 9 1.2.3.1. Quản lý đối tượng nộp thu nhập khẩu 9 1.2.3.2. Quản lý trị giá tính thu nhập khẩu 10 1.2.3.3. Miễn thu , xét miễn thu , xét giảm thu ,

Ngày đăng: 14/10/2014, 21:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế nhập khẩu

    • 1.1.1. Khái niệm về thuế, thuế nhập khẩu

    • 1.1.2. Vai trò, đặc điểm của thuế nhập khẩu

      • 1.1.2.1. Vai trò của thuế nhập khẩu

      • 1.1.2.2. Đặc điểm của thuế nhập khẩu

      • 1.1.3. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế nhập khẩu

        • 1.1.3.1. Đối tượng chịu thuế nhập khẩu

        • 1.1.3.2. Đối tượng không chịu thuế nhập khẩu

        • 1.2. Quản lý thu thuế nhập khẩu

          • 1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế đối với hàng hoá nhập khẩu

          • 1.2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

          • 1.2.3. Nội dung cơ bản của quản lý thu thuế nhập khẩu

            • 1.2.3.1. Quản lý đối tượng nộp thuế nhập khẩu

            • 1.2.3.2. Quản lý trị giá tính thuÕ nhập khẩu

            • 1.2.3.3. Miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế nhập khẩu

            • 1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra thuế nhập khẩu

            • 1.2.3.5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

            • 1.2.3.6. Xử lý vi phạm về thuế nhập khẩu

            • 1.2.3.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế nhập khẩu

            • 1.2.4. Quy trình quản lý thu thuế nhập khẩu

            • 2.1. Khái quát chung về Cục Hải quan TP Hà Nội

              • 2.1.1. Giới thiệu về Cục Hải quan TP Hà Nội

              • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hải quan TP Hà Nội

              • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng quyền hạn của phòng Thuế xuất, nhập khẩu thuộc Cục Hải quan TP Hà Nội

              • 2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội

                • 2.2.1. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế

                • 2.2.2. Tình hình thu thuế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan