BỘ câu hỏi TRẮC NGHIỆM MIỄN DỊCH học

36 19.8K 177
BỘ câu hỏi TRẮC NGHIỆM MIỄN DỊCH học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MIỄN DỊCH HỌC- Phần 1 1. Mỗi phân tử kháng thể IgG đơn phân trong huyết thanh có bao nhiêu chuỗi polypeptide: A. 1 B. 2 C. 4 D. 10 E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 2. Một phân tử IgM trong huyết thanh có mấy vị trí kết hợp kháng nguyên: A. 1 B. 2 C. 5 D. 10 E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 3. Một phân tử IgM hoàn chỉnh trong huyết thanh cấu tạo bởi bao nhiêu chuỗi polypeptide: A. 4 B. 5 C. 10 D. 20 E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 4. Tế bào sản xuất kháng thể là : A. lympho bào B B. lympho bào T C. tế bào plasma (tuơng bào, plasmocyte) D. đại thực bào E. tế bào mast (dưỡng bào, mastocyte) 5. Lớp kháng thể nào có thể đi qua được màng rau thai vào cơ thể thai nhi: A. IgM B. IgA C. IgG D. IgM và IgG E. tất cả các lớp kháng thể 6. Kháng thể tự nhiên chống kháng nguyên hồng cầu hệ ABO chủ yếu thuộc lớp kháng thể: A. IgG B. IgG và IgA 1 C. IgA và IgM D. IgM E. IgD 7. Tiêm SAT dự phòng bệnh uốn ván là: A. đưa kháng nguyên uốn ván vào cơ thể để gây miễn dịch chống uốn ván B. đưa kháng nguyên uốn ván cùng với kháng thể chống uốn ván vào cơ thể C. đưa kháng thể chống uốn ván vào cơ thể D. đưa giải độc tố uốn ván vào cơ thể nhằm tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống uốn ván E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 8. Tiêm hoặc cho uống vacxin phòng bệnh là: A. đưa kháng thể chống mầm bệnh vào cơ thể, tạo ra trạng thái miễn dịch thụ động ở cơ thể được sử dụng vacxin B. đưa kháng nguyên mầm bệnh vào cơ thể nhằm tạo ra trạng thái miễn dịch thụ động chống mầm bệnh khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể được tiêm (hoặc uống) vacxin C. đưa kháng nguyên mầm bệnh vào cơ thể nhằm tạo ra trạng thái miễn dịch chủ động chống mầm bệnh khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể được tiêm (hoặc uống) vacxin D. đưa kháng nguyên mầm bệnh cùng với kháng thể chống mầm bệnh vào cơ thể E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 9. Bản chất của kháng thể là: A. glycoprotein B. albumin C. globulin D. lipoprotein E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 10. Kháng thể "opsonin hoá" trong hiện tượng thực bào có khả năng: A. hoạt hoá tế bào thực bào B. kết hợp với vật lạ và làm tan vật lạ C. kết hợp với vật lạ D. gắn lên tế bào thực bào, qua đó làm tăng khả năng thâu tóm vật lạ của tế bào thực bào E. gắn lên tế bào thực bào, qua đó làm giảm khả năng thâu tóm vật lạ của tế bào thực bào 11. Kháng thể chống hồng cầu cừu có thể gây tan hồng cầu cừu khi: A. không cần sự tham gia của bổ thể B. có sự tham gia của bổ thể; bổ thể trực tiếp gây tan hồng cầu cừu C. có sự tham gia của bổ thể; kháng thể trực tiếp gây tan hồng cầu cừu 2 D. có sự hỗ trợ của yếu tố hỗ trợ do lympho bào T sản xuất ra E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 12. Khi kháng nguyên hữu hình kết hợp với kháng thể đặc hiệu, có thể xảy ra hiện tượng: A. kết tủa B. khuếch tán C. kết dính D. ngưng kết E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 13. Trong đáp ứng tạo kháng thể lần 1 đối với một kháng nguyên, kháng thể được hình thành chủ yếu thuộc lớp : A. IgG B. IgM C. IgA D. IgE E. IgD 14. Trong đáp ứng tạo kháng thể lần 2 đối với một kháng nguyên, kháng thể được hình thành chủ yếu thuộc lớp : A. IgG B. IgM C. IgA D. IgE 15. Kháng thể từ cơ thể mẹ chuyển qua màng rau thai vào cơ thể thai nhi tạo ra trạng thái miễn dịch gì ở cơ thể thai nhi và trẻ sơ sinh sau đó: A. miễn dịch vay mượn B. miễn dịch chủ động C. miễn dịch thụ động D. miễn dịch tự nhiên E. miễn dịch thu được 16. Kháng thể đơn clôn là: A. kháng thể do một clôn tế bào sản xuất ra, có khả năng kết hợp với nhiều kháng nguyên khác nhau B. kháng thể do nhiều clôn tế bào sản xuất ra, có khả năng kết hợp với cùng một kháng nguyên nào đó C. kháng thể do một clôn tế bào sản xuất D. kháng thể đặc hiệu với một quyết định kháng nguyên nào đó 17. So với đáp ứng tạo kháng thể lần 1, đáp ứng tạo kháng thể lần 2 (đối với cùng một kháng nguyên) có : 3 A. thời gian tồn tại như nhau, cường độ lớn hơn B. cường độ như nhau, thời gian tồn tại dài hơn C. thời gian tiềm tàng như nhau, thời gian tồn tại và cường độ lớn hơn D. kháng thể chủ yếu thuộc lớp IgG E. kháng thể chủ yếu thuộc lớp IgM 18. So với đáp ứng tạo kháng thể lần 1, đáp ứng tạo kháng thể lần 2 (đối với cùng một kháng nguyên) có : A. thời gian tiềm tàng như nhau, thời gian tồn tại dài hơn và cường độ lớn hơn B. thời gian tiềm tàng dài hơn, thời gian tồn tại dài hơn và cường độ lớn hơn C. thời gian tiềm tàng ngắn hơn, thời gian tồn tại dài hơn và cường độ lớn hơn D. thời gian tiềm tàng ngắn hơn, thời gian tồn tại ngắn hơn và cường độ lớn hơn E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 19. Hai phân tử kháng thể IgG đặc hiệu với cùng một quyết định kháng nguyên, lấy từ hai cơ thể khác gien cùng loài : A. giống nhau hoàn toàn về cấu trúc phân tử B. giống nhau về cấu trúc chuỗi nặng C. giống nhau về cấu trúc chuỗi nhẹ D. giống nhau về vị trí gắn kháng nguyên E. giống nhau về tính kháng nguyên 20. Kháng thể thuộc lớp nào có thể từ cơ thể mẹ đi qua được màng rau thai vào cơ thể thai nhi: A. IgG B. IgM C. IgA D. IgE E. IgD 21. Kháng thể thuộc lớp nào có khả năng gây phản ứng ngưng kết mạnh nhất : A. IgG B. IgM C. IgA D. IgE E. IgD 22. Kháng thể IgE thường tham gia trực tiếp vào hiện tượng (hoặc hiệu quả) gì trong các hiện tượng (hoặc hiệu quả) sau đây : A. opsonin hoá B. hiệu quả ADCC (gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể) C. hiệu quả canh cửa D. trung hoà ngoại độc tố vi khuẩn 4 E. dị ứng do IgE (qua mẫn tức thì) 23. Kháng thể IgE có thể gắn lên bề mặt của các tế bào nào dưới đây : A. bạch cầu trung tính B. bạch cầu ái kiềm C. bạch cầu ái toan D. tế bào mast E. lympho bào B 24. Kháng thể IgE có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến những quá trình nào trong các quá trình dưới đây: A. thực bào B. gây độc tế bào bởi lympho bào Tc C. giải phóng amin hoạt mạch D. sản xuất lymphokin E. không có 25. Sự sản xuất IgA tiết trong lòng ống tiêu hoá có sự tham gia trực tiếp của các tế bào : A. tế bào plasma B. đại thực bào C. tế bào biểu mô niêm mạc ống tiêu hoá D. tế bào mast E. lựa chọn A và D 26. Kháng thể IgA tiết thường có mặt trong : A. dịch nhày đường tiêu hoá, hô hấp B. huyết tương C. nước bọt D. sữa mẹ E. dịch não tuỷ 27. Chức năng sinh học của kháng thể trong đáp ứng miễn dịch : A. chỉ thể hiện khi kháng thể kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên B. có được là do kháng thể có khả năng gắn lên một số tế bào có thẩm quyền miễn dịch và hoạt hoá các tế bào này C. thể hiện ở việc kháng thể sau khi gắn với kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích thì có khả năng trực tiếp gây tan tế bào đích D. thể hiện ở việc kháng thể sau khi gắn với kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích thì có thể cố định bổ thể dẫn đến tan tế bào đích E. thể hiện ở việc kháng thể có thể gắn với một số ngoại độc tố vi khuẩn, làm trung hoà các độc tố này 28. Kháng thể có thể trực tiếp gây ra những tác động, hiệu quả hoặc hiện tượng gì 5 trong số các tác động, hiệu quả hoặc hiện tượng dưới đây : A. cố định bổ thể, đưa đến hoạt hoá bổ thể B. kích thích sản xuất lymphokin C. tan tế bào vi khuẩn (không cần sự tham gia của bổ thể) D. opsonin hoá E. kích thích sản xuất bổ thể 29. Hoạt tính sinh học của kháng thể IgE : A. tương tự như IgG, nghĩa là IgE có thể kết hợp với kháng nguyên, gây ra những hiệu quả tương tự như khi IgG kết hợp với kháng nguyên B. khác với của IgG ở chỗ IgE chỉ có thể tham gia vào hiện tượng opsonin hoá chứ không tham gia vào các hiệu quả khác mà IgG có thể tham gia, như cố định bổ thể, làm tan tế bào đích C. khác với các lớp kháng thể khác ở chỗ IgE không trực tiếp tham gia vào các hiện tượng (hoặc hiệu quả) như kháng thể nói chung (chẳng hạn opsonin hoá, cố định bổ thể, làm tan tế bào đích ), mà nó có tác dụng tạo thuận cho các cơ chế đáp ứng miễn dịch khác D. tương tự như các lớp kháng thể khác ở chỗ IgE thể hiện các hoạt tính này khi ở dạng tự do lưu hành trong máu ngoại vi E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 30. Nồng độ kháng thể IgE trong huyết thanh : A. khá cao, chỉ đứng sau kháng thể IgG B. rất thấp, vì IgE có khả năng kết hợp kháng nguyên cao, do đó khi được sản xuất ra sẽ kết hợp với kháng nguyên, dẫn đến giảm nồng độ trong huyết thanh C. rất thấp, vì IgE khi được sản xuất ra sẽ gắn với các tế bào đại thực bào D. rất thấp, vì IgE khi được sản xuất ra sẽ gắn với các lympho bào T E. rất thấp, vì IgE khi được sản xuất ra sẽ gắn với các tế bào mast, bạch cầu ái kiềm 31. Hoạt tính sinh học của IgE : A. chỉ có thể được thể hiện khi có sự tham gia trực tiếp của tế bào đại thực bào B. chỉ có thể được thể hiện khi có sự tham gia trực tiếp của lympho bào T C. chỉ có thể được thể hiện khi có sự tham gia trực tiếp của bổ thể D. chỉ có thể được thể hiện có sự tham gia trực tiếp của tế bào mast, bạch cầu ái kiềm E. lựa chọn B và C 32. Tế bào nào có khả năng sản xuất kháng thể IgE: A. tế bào mast B. bạch cầu ái kiềm C. tế bào plasma D. lympho bào B E. đại thực bào 6 33. ở người nhiễm HIV/AIDS: A. không có sự giảm tổng hợp kháng thể, vì các lympho bào B và tế bào plasma không bị HIV tấn công B. có sự giảm tổng hợp kháng thể, vì HIV tấn công các lympho bào B, làm cho các tế bào này không biệt hoá thành tế bào plasma để sản xuất kháng thể được C. có sự giảm tổng hợp kháng thể, vì HIV tấn công các tế bào plasma, làm cho các tế bào này không sản xuất kháng thể được D. có sự giảm tổng hợp kháng thể, mặc dù HIV không tấn công trực tiếp các lympho bào B và tế bào plasma E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 34. Người nhiễm HIV/AIDS thường dễ mắc bệnh lao vì : A. cơ thể những người này suy giảm khả năng sản xuất kháng thể chống lao B. các tế bào thực bào ở những người này giảm khả năng bắt giữ vi khuẩn lao C. cơ thể những người này suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào, do đó giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao D. cơ thể những người này suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn, do đó giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 35. Người nhiễm HIV/AIDS thường có các biểu hiện của : A. suy giảm đáp ứng tạo kháng thể, vì các lympho bào B bị tấn công bởi HIV B. suy giảm đáp ứng tạo kháng thể, mặc dù HIV không tấn công lympho bào B C. suy giảm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, nhưng khả năng đáp ứng tạo kháng thể vẫn bình thường vì HIV không tấn công các lympho bào B D. suy giảm đáp ứng miễn dịch tế bào E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 36. Kháng thể IgA tiết trong lòng ống tiêu hoá thường tham gia vào các hiện tượng (hoặc hiệu quả) gì trong số các hiện tượng (hoặc hiệu quả) dưới đây : A. trung hoà ngoại độc tố vi khuẩn B. opsonin hoá C. làm tan tế bào vi khuẩn D. ngăn cản sự bám của vi khuẩn, virut vào niêm mạc ống tiêu hoá E. hiệu quả ADCC 37. Một phân tử kháng thể IgA tiết cấu tạo bởi : A. 4 chuỗi polypeptide B. 5 chuỗi polypeptide C. 8 chuỗi polypeptide và một mảnh tiết (secretory component) D. 9 chuỗi polypeptide và một mảnh tiết E. 10 chuỗi polypeptide và một mảnh tiết 7 38. Trong một phân tử kháng thể IgA tiết có: A. 1 phân tử IgA đơn phân B. 2 phân tử IgA đơn phân C. 4 phân tử IgA đơn phân D. 5 phân tử IgA đơn phân E. 10 phân tử IgA đơn phân 39. Lớp kháng thể nào có trọng lượng phân tử lớn nhất: A. IgG B. IgM C. IgA D. IgE E. IgD 40. Lớp kháng thể nào có nồng độ trong huyết thanh cao nhất: A. IgG B. IgM C. IgA D. IgE E. IgD 41. Trong huyết thanh thai nhi có thể có mặt : A. kháng thể lớp IgM, từ cơ thể mẹ chuyển sang B. kháng thể lớp IgE, từ cơ thể mẹ chuyển sang C. kháng thể lớp IgM, do thai nhi tự tổng hợp D. kháng thể lớp IgG, từ cơ thể mẹ chuyển sang E. kháng thể lớp IgA, do thai nhi tự tổng hợp 42. Kháng thể lớp nào có khả năng gây hiện tượng dị ứng (quá mẫn tức thì): A. IgM B. IgA C. IgE D. IgM và IgE E. IgE và IgA 43. Mục đích của tiêm hoặc cho uống vacxin là : A. kích thích cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống mầm bệnh B. kích thích cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu chống mầm bệnh C. kích thích các cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể nói chung D. hình thành các tế bào trí nhớ miễn dịch đối với mầm bệnh 44. Đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn (delayed-type hypersensitivity) có sự tham gia của các tế bào nào : 8 A. lympho bào T gây quá mẫn muộn B. lympho bào B C. tế bào làm nhiệm vụ thực bào D. tế bào trình diện kháng nguyên E. tế bào plasma 45. Đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào (cytotoxicity) có sự tham gia của các tế bào nào : A. lympho bào B B. lympho bào T gây độc tế bào C. tế bào làm nhiệm vụ thực bào D. tế bào trình diện kháng nguyên E. tế bào plasma 46. Lymphokin là tên gọi chung của nhiều yếu tố hoà tan, có đặc điểm: A. do lympho bào B sản xuất ra khi phản ứng với kháng nguyên B. bản chất là kháng thể C. có khả năng ảnh hưởng lên các tế bào miễn dịch D. có khả năng kết hợp kháng nguyên dẫn đến loại bỏ kháng nguyên E. cả 4 lựa chọn trên đều đúng 47. Trong một đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn (delayed-type hypersensitivity): A. không có sự tham gia trực tiếp của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên B. nhất thiết phải có sự tham gia của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên C. có thể không cần quá trình sản xuất các lymphokin D. nhất thiết phải có sự sản xuất các lymphokin E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 48. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là lymphokin: A. immunoglobulin B. histamin C. interleukin-2 D. serotonin E. không có 49. Lymphokin : A. do một số lympho bào T sản xuất ra khi phản ứng với kháng nguyên B. có tính đặc hiệu với kháng nguyên C. có khả năng gây độc tế bào vi khuẩn D. có khả năng tác động lên tế bào đại thực bào, làm tăng khả năng thực bào E. lựa chọn A và C 50. Trong một đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu gây độc tế bào do 9 lympho bào TC thực hiện đối với một tế bào ung thư hoá của cơ thể : A. không có sự tham gia của kháng thể chống kháng nguyên ung thư B. nhất thiết phải có sự tham gia của kháng thể chống kháng nguyên ung thư C. không có sự tham gia của tế bào đại thực bào D. có sự tham gia của tế bào đại thực bào; tế bào đại thực bào có khả năng gây độc dẫn đến tiêu diệt tế bào ung thư E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 51. Hình thức đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu gây độc tế bào có vai trò bảo vệ cơ thể trong trường hợp nào dưới đây : A. nhiễm vi khuẩn lao B. nhiễm vi khuẩn tả C. nhiễm virut D. nhiễm nấm E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 52. Hình thức đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn có vai trò bảo vệ cơ thể trong trường hợp nào dưới đây : A. nhiễm vi khuẩn lỵ B. nhiễm vi khuẩn lao C. nhiễm virut D. nhiễm nấm E. cả 4 lựa chọn trên đều đúng 53. Test tuberculin được tiến hành nhằm mục đích : A. chẩn đoán xác định một bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn lao hay không B. chẩn đoán xác định một bệnh nhân có mắc bệnh lao hay không C. xác định xem bệnh nhân có kháng thể chống vi khuẩn lao trong huyết thanh hay không D. xác định khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào và tình trạng mẫn cảm với vi khuẩn lao của bệnh nhân E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 54. Kết quả test tuberculin dương tính chứng tỏ rằng : A. bệnh nhân đã hoặc đang bị mắc bệnh lao B. bệnh nhân đang mang vi khuẩn lao C. bệnh nhân đã mẫn cảm với vi khuẩn lao D. bệnh nhân chưa sử dụng thuốc chống lao bao giờ E. cả 4 lựa chọn trên đều sai 55. Kháng nguyên PPD được sử dụng trong test tuberculin có bản chất là: A. vi khuẩn lao sống B. vi khuẩn lao sống đã làm giảm độc lực C. vi khuẩn lao chết 10 . BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MIỄN DỊCH HỌC- Phần 1 1. Mỗi phân tử kháng thể IgG đơn phân trong huyết thanh có bao

Ngày đăng: 14/10/2014, 11:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan