Sử dụng phần mềm M.S PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử dạy học chương 6 môn Khí tượng nông nghiệp ở trường Trung cấp Nông Nghiệp Hà Nội

159 770 0
Sử dụng phần mềm M.S PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử dạy học chương 6  môn Khí tượng nông nghiệp ở trường Trung cấp Nông Nghiệp Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Ngọc Thúy – GVCKhoa Sư phạm và Ngoại ngữ - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, gữ, cô đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt của các thầy, các cô trong bộ môn Tâm lý và Phương pháp Giáo dục cũng như các thầy, các cô trong Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo: Vũ Thị Quỳnh Nga và các em học sinh trường Trung cấp Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và cộng tác cùng tôi trong quá trình thực hiện đề tài Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, người thân và bạn bè – những người đã luôn động viên, cổ vũ và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Đinh Thị Hồng i MỤC LỤC Trang Trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011, Bộ GD&ĐT cũng chỉ rõ: “Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm; tập trung hướng dẫn, định hướng cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo GV ứng dụng CNTT trong giảng dạy, ” 7 4.3.2.2 Phân tích khả năng tư duy logic, lập luận của học sinh 69 DANH MỤC BẢNG Trang Trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011, Bộ GD&ĐT cũng chỉ rõ: “Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm; tập trung hướng dẫn, định hướng cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo GV ứng dụng CNTT trong giảng dạy, ” 7 4.3.2.2 Phân tích khả năng tư duy logic, lập luận của học sinh 69 ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Đọc là BGĐT CNTT DH GD&ĐT GD GV HS KTNN M.S PP PPDH PT PTDH PMDH TCNN TN Bài giảng điện tử Công nghệ thông tin Dạy học Giáo dục và đào tạo Giáo dục Giáo viên Học sinh Khí tượng Nông nghiệp Microsoft Phương pháp Phương pháp dạy học Phương tiện Phương tiện dạy học Phần mềm dạy học Trung cấp Nghiệp Thực nghiệm iii PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của sự cạnh tranh và hội nhập mang tính chất toàn cầu Đây là thế kỷ của sự bùng nổ CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động mọi mặt của tất cả các quốc gia Trong thế kỷ ấy, sự bứt phá, vượt lên của mỗi quốc gia, dân tộc diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc cơ bản vào việc quốc gia đó, dân tộc đó có tạo ra được lớp người có đầy đủ đức, trí, thể, mỹ hay không? Nhiệm vụ đào tạo này đặt trọng trách trước hết và chủ yếu vào ngành GD, nơi mà sẽ đào tạo và phát triển những con người toàn diện đó Tuy nhiên, làm thế nào để đào tạo ra được những con người toàn diện đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước và của thời đại? Đó là một câu hỏi lớn đặt ra cho ngành GD nước nhà, do vậy chúng ta không thể không tiến hành cải cách, đổi mới toàn diện mà trong đó việc ứng dụng đúng đắn, sáng tạo và phù hợp CNTT vào quá trình đổi mới PPDH là một trong những nội dung cơ bản nhất CNTT ra đời là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh của nhân loại Nó tạo ra những PT đắc lực cho con người không chỉ trong các lĩnh vực kinh tế, quản lí, mà nó còn có vai trò quan trọng cả trong lĩnh vực DH Việc thực hiện mô hình DH với sự hỗ trợ của CNTT, trong đó có ứng dụng phần mềm M.S PowerPoint để thiết kế BGĐT vào DH đang ngày được phổ biến ở nước ta Với BGĐT, người GV được giảm nhẹ việc thuyết giảng, cũng như trình bày bảng, đồng thời được tăng cường đối thoại, thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học Người học qua đó được thu hút, kích thích tư duy, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn Đồng thời khi sử dụng phần mềm M.S PowerPoint để thiết kế BGĐT vào DH sẽ giúp GV trình bày nội dung một cách lôgic hơn, dẫn dắt HS đi sâu 1 vào từng vấn đề cụ thể GV có thể sử dụng các tư liệu liên quan đến nội dung bài học như videoclip, hình ảnh, sơ đồ, kết hợp với nội dung bài học, các câu hỏi, và bài tập cho lần lượt xuất hiện trên màn hình theo tiến trình DH Theo Ngô Tứ Thành (2008) : “Sử dụng phần mềm M.S PowerPoint cho phép kết nối các slide chứa nội dung DH tạo thành một chương trình lôgíc theo hình thức tự động hóa hoàn toàn, giúp GV hoàn toàn chủ động trong quá trình DH để đạt được hiệu quả cao” Môn học KTNN là một môn học cơ sở đã và đang được giảng dạy ở một số trường TCNN Môn học này trang bị cho HS kiến thức về khí hậu, thời tiết, ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết đối với sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khí hậu phục vụ sản xuất và đời sống Môn học gồm 7 chương với lượng kiến thức khá nhiều và phức tạp nên việc truyền đạt kiến thức cho HS đòi hỏi phải có PT và PPDH hợp lý Tuy nhiên, việc DH môn KTNN ở nhiều trường TCNN các GV vẫn còn sử dụng PP Thuyết trình - Giảng giải là chủ yếu, với PP này người thầy đóng vai trò là trung tâm, thuyết giảng, phân tích các nội dung của bài học cho HS nghe và chép Đồng thời, HS quan sát thụ động, ghi chép lại một cách máy móc những điều thầy nói Như vậy PPDH này không những tạo ra sự khô cứng, đơn điệu trong quá trình giảng dạy của thầy cũng như học tập của trò, mà còn không phát huy được tính chủ động, hứng thú cho người học Chương 6 : “Khí hậu Việt Nam và khí hậu Hà Nội” môn KTNN cung cấp cho HS các kiến thức về điều kiện hình thành khí hậu Việt Nam và đặc điểm khí hậu Hà Nội, sự phân hóa khí hậu theo các vùng địa lý ở Hà Nội Chương này cũng cung cấp cho HS khái niệm về biến đổi khí hậu, nguyên nhân và những giải pháp ứng phó Do vậy khi dạy GV cần gắn các nội dung dạy học với thực tiễn nhiều hơn, tích cực tìm các videoclip, hình ảnh minh họa để HS dễ nắm bắt được kiến thức 2 Từ những lý do trên chúng tôi xin tiến hành đề tài “Sử dụng phần mềm M.S PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử dạy học chương 6 môn Khí tượng nông nghiệp ở trường Trung cấp Nông Nghiệp Hà Nội” 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế và sử dụng BGĐT vào DH chương 6 môn KTNN bằng phần mềm M.S PowerPoint tại trường TCNN Hà Nội nhằm phát huy tính độc lập, tích cực học tập của HS 1.3 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Sử dụng phần mềm M.S Powerpoint thiết kế BGĐT và DH chương 6 môn KTNN ở trường TCNN Hà Nội sẽ làm tăng tính độc lập, tích cực học tập của HS 3 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 2.1.1 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở một số nước trên thế giới Hiện nay thế giới đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và truyền thông Sự ra đời Internet đã kết nối toàn cầu thành một hệ thống thông tin khổng lồ Việc trao đổi thông tin không chỉ là đơn lẻ một khu vực hay quốc gia mà rộng khắp thế giới Các thông tin thời sự và các kết quả nghiên cứu khoa học được cập nhật nhanh nhất Với sự ra đời của Intemet đã thực sự mở ra một kỷ nguyên ứng dụng CNTT và truyền thông trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, GD Cùng với sự phát triển như vũ bão của CNTT và truyền thông, việc nghiên cứu và triển khai các thế mạnh của CNTT nhằm hỗ trợ quá trình DH đang được nhiều quốc gia và các nhà GD quan tâm Khi bàn về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong việc GD và giảng dạy Spencer (1995) đã nhấn mạnh: “ Sẽ không có khía cạnh nào của giáo dục mà không ứng dụng CNTT” Theo ông, đây là một khía cạnh cần được sự quan tâm đúng mức để đạt được hiệu quả cao trong dạy và học (Trích theo Nguyễn Thị Huỳnh Lộc, 2008) Một số nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Australia, đã nghiên cứu xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều PMDH trong dạy và học nhiều môn học ở trường Phổ thông và cho kết quả tốt Ví dụ, một số chương trình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào DH như: - Đề án: “Tin học cho mọi người” năm 1970 do Pháp xây dựng - Chương trình MEP (Microelectonics Education Programe) năm 1980 do Anh xây dựng - Chương trình phần mềm các môn học ở Trung học của Australia do tổ chức NSCU (Nationnal Software- Cadination Unit ) thành lập năm 1985 4 - Hội thảo xây dựng các PMDH của các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Xerilanca) năm 1985 ở Malaysia Nhiều nước như Pháp, Anh, Nhật cũng đã xác định chiến lược phát triển ứng dụng CNTT, một mặt quan trọng của chiến lược đó là GD Tin học phổ thông Vì vậy, họ đã đầu tư xây dựng các trung tâm máy tính điện tử cho các viện nghiên cứu và cho các trường học Việc đưa Tin học vào trường phổ thông trên thế giới hình thành hai xu hướng: Một là đưa tin học vào nội dung DH, hai là sử dụng máy vi tính như công cụ DH (Nguyễn Thái Dũng, 2010) Ở Nhật, từ 1994, khi mạng máy tính và Internet còn rất mới mẻ trên thế giới, thì dự án kết nối mạng 100 trường học (100 - School Networking Project) đã được triển khai để kết nối, trao đổi thông tin giữa các trường học và kết nối trường với mạng Internet Dự án cũng xây dựng các ứng dụng CNTT hỗ trợ giảng dạy và học tập trong trường Ngoài ra, Bộ GD& ĐT Nhật Bản còn kết hợp với Bộ Bưu Chính Viễn Thông , Bộ Ngoại Thương và Công Nghiệp để thực hiện việc phổ cập Tin học Theo đó, Tin học trở thành môn học chính thức trong chương trình giảng dạy Phổ Thông từ năm 2002 đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, từ năm 2003 đối với bậc trung học Phổ Thông (Theo http://www.pcworld.com.vn/pcworld/printArticle.asp?atcl_id=5f5e5d5e585956) Ở Hoa Kỳ: CNTT - đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng vào năm 1995 (Wiles và Bondi, 2002) Năm 2001 có trên 90% số trường học có máy nối mạng.( Theo http://www.ier.edu.vn/content/view/124/163) Tại các trường ở Mỹ, ngay từ cấp tiểu học, máy tính và Internet đã trở lên vô cùng phổ biến Con số mới đây cho thấy đến năm 2008, ở Mỹ 100% các trường công đều có Internet, còn các trường tiểu học và trung học cơ sở sở hữu hơn 14 triệu máy tính cá nhân, tức là khoảng 4 học sinh/ máy (Theo http://www.america.gov/publications/books/education-in-brief.html ) 5 Như vậy, trên thế giới việc ứng dụng CNTT vào DH đã có từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu Và hiện nay việc ứng dụng các thành tựu vào việc dạy và học vẫn là một yêu cầu cấp thiết, quan trọng nhằm phát huy được sự chủ động, tích cực của người học, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo 2.1.2 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Việt Nam Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào DH đang trở thành xu thế tất yếu Trong đó Tin học thực sự trở thành một PT hỗ trợ đắc lực cho DH Tin học có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự ra đời của nhiều lí thuyết mới, của nhiều ngành khoa học mới Do vậy, việc DH muốn đạt được chất lượng cao cần phải thích ứng được những điều kiện công nghệ mới và tận dụng những thành tựu của Tin học Đặc biệt đối với những nước chậm phát triển như nước ta thì đây là con đường đi tắt đón đầu nhanh nhất để loại bỏ sự cách biệt về GD với những nước phát triển (Nguyễn Thái Dũng, 2010) Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Viện khoa học Giáo dục đã tiến hành thử nghiệm đưa môn Tin học vào trường phổ thông Sau khi Tin học trở thành một môn chính thức trong chương trình phổ thông thì việc ứng dụng CNTT vào trong DH ngày càng được phổ biến Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT trong DH đã được Đảng, Nhà nước và Bộ GD& ĐT đặc biệt chú ý và đã được đề cập trong nhiều văn bản có tính pháp lí cao như: Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban chấp hành TW Đảng ra ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD đã nêu rõ:"Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các PP tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy và học." Nhằm tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, sử dụng CNTT làm công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng GD, ngày 30/09/2008, Bộ trưởng Bộ GD& ĐT đã có chỉ 6 thị số 55/2008/CT- GD& ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD giai đoạn 2008- 2012 Theo Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới PP dạy và học theo hướng GV tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn Tin học…” Trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011, Bộ GD&ĐT cũng chỉ rõ: “Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm; tập trung hướng dẫn, định hướng cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo GV ứng dụng CNTT trong giảng dạy, ” Hiện nay việc ứng dụng CNTT vào DH được áp dụng ở hầu hết các bậc học Cùng với sự phát triển của máy tính điện tử là sự phát triển của các phần mềm Tin học trong đó các phần mềm GD cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad/Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet… Thực tế cho thấy, tuy CNTT đã đi vào trường học rất phổ biến nhưng việc ứng dụng các thành tựu của nó trong DH vẫn còn hạn chế Vì vậy đã có nhiều nhà GD ở nước ta tiến hành nghiên cứu về ứng dụng của CNTT vào quá trình DH Một số công trình nghiên cứu khoa học về ứng dụng CNTT trong DH như: - Dương Tiến Sỹ, Lê Thanh Oai, Nguyễn Văn Thắng (2002): “ Sử dụng phần mềm M.S PowerPoint thiết kế các trình phim DH Sinh học”, Tạp chí lý luận, khoa học GD, số 23 (2/2002) Trong đề tài này tác giả đã sử dụng phần mềm M.S PowerPoint thiết kế được một số trình phim DH Sinh học tuy nhiên chưa đưa ra được quy trình thiết kế cụ thể - Trịnh Thanh Hải (2004) “Ứng dụng CNTT trong DH Toán” Trong đề tài này tác giả đã nêu được sự cần thiết phải ứng dụng CNTT vào DH, liệt kê 7 KHOA SƯ PHẠM VÀ NGOẠI NGỮ -PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn: “ Khí tượng nông nghiệp”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Sử dụng phần mềm M.S PowerPoint thiết kế bài giảng điện tử dạy học chương 6 :“ Khí hậu Việt Nam và khí hậu Hà Nội” môn Khí tượng nông nghiệp ở trường trung cấp Nông nghiệp Hà Nội”.Rất mong nhận được sự hợp tác và nhiệt tình tham gia của các thầy(cô) để đề tài được hoàn thiện tốt hơn Hướng dẫn trả lời: Thầy cô hãy lựa chọn và đánh dấu X vào ô trống đã cho Nếu thầy (cô) muốn thay đổi ý kiến khoanh tròn vào ý vừa chọn và chọn một ý mới PHẦN CÂU HỎI Câu1: Thầy (cô) sử dụng các PPDH dưới đây ở mức độ nào? PPDH Thường Thỉnh Hiếm Không xuyên thoảng khi bao giờ Vấn đáp – tìm tòi Thảo luận nhóm Dạy học giải quyết vấn đề Thuyết trình – Giảng giải Sử dụng bài giảng điện tử Phương pháp khác…………… Câu 2: Theo thầy (cô), trang thiết bị dạy học phục vụ cho việc giảng dạy của nhà trường là: □ Rất đầy đủ □ Đầy đủ □ Thiếu □ Rất thiếu 142 Câu 3: Thầy (cô), đã từng thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm Powerpoint để dạy học chương 6 môn Khí tượng Nông nghiệp chưa? □ Đã thiết kế □ Chưa thiết kế Nếu đã thiết kế, thầy (cô), thấy hiệu quả của bài giảng điện tử là: Rất tốt Tương đối tốt Rất ít tác dụng Không có tác dụng Câu 4: Theo thầy (cô), có nên sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế bài giảng điện tử để dạy học chương 6 môn Khí tượng Nông nghiệpkhông? □ Có □ Không Nếu có, tại sao: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Câu 5: Theo thầy (cô) việc sử dụng bài giảng điện tử vào quá trình dạy học là: □ Rất cần thiết □ Không cần thiết □ Cần thiết □ Không ý kiến Câu6: Theo thầy (cô), sử dụng bài giảng điện tử vào dạy học có ưu điểm: □ Gây được hứng thú học tập cho HS □ Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS □ Rèn cho HS kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc độc lập □ Giúp học HS dễ học bài hơn □ Giúp HS nhớ bài lâu hơn □ Hệ thống hóa được kiến thức - Ý kiến khác: 143 Câu 7: Thầy (cô) cho biết khó khăn khi dạy học bằng bài giảng điện tử: □ Mất nhiều thời gian □ Khó bao quát lớp □ Điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng □ Khó hình thành kiến thức mới □ Ý kiến khác: Câu8: Theo thầy (cô), để phát huy tối đa hiệu quả của bài giảng điện tử trong dạy học thì cần phải làm gì? ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Câu 9: Khi dạy học bằng bài giảng điên tử thầy (cô), sử dụng kết hợp với: □ Thảo luận nhóm □ Dạy học giải quyết vấn đề □ Thuyết trình □ Dạy học có vấn đề Ý kiến khác: Câu10: Thầy(cô), vui lòng đưa ra một số đề nghị cải tiến hoặc sửa đổi để dạy và học tốt môn Khí tượng nông nghiệp: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… 144 Xin thầy cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân Họ và tên thầy (cô): ………………………………… Thầy (cô) là giáo viên dạy môn: …………………… Trường:……………………………………………… Em xin trân thành cảm ơn sự tham gia giúp đỡ, đóng góp của quý thầy (cô) vào đề tài này ! 145 ... tiến hành đề tài ? ?Sử dụng phần mềm M.S PowerPoint thiết kế giảng điện tử dạy học chương mơn Khí tượng nơng nghiệp trường Trung cấp Nông Nghiệp Hà Nội? ?? 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế sử dụng. .. trúc nội dung chương ? ?Khí hậu Việt Nam khí hậu Hà Nội? ?? xác định quy trình thiết kế sử dụng BGĐT phần mềm M.S Powerpoint để DH chương ? ?Khí hậu Việt Nam khí hậu Hà Nội? ?? -Thiết kế BGĐT DH học chương. .. PPDH Bài Vấn đáp Trực quan Thảo luận nhóm 24 46 13 14 24 4.2.2 Ví dụ số Slide thiết kế để giảng điện tử dạy học chương 6, môn Khí tượng nơng nghiệp trường Trung cấp Nơng Nghiệp Hà Nội Chúng sử dụng

Ngày đăng: 14/10/2014, 00:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011, Bộ GD&ĐT cũng chỉ rõ: “Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm; tập trung hướng dẫn, định hướng cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo GV ứng dụng CNTT trong giảng dạy,..”

  • 4.3.2.2. Phân tích khả năng tư duy logic, lập luận của học sinh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan