THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

25 2.9K 8
THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT.Mục lụcI.THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM41.Khái niệm và ý nghĩa của giám đốc thẩm dân sự41.1.Khái niệm41.2.Ý nghĩa42.Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm52.1.Khái niệm52.2.Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm52.3.Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị62.4.Hình thức kháng nghị62.5.Thời hạn kháng nghị83.Xét xử giám đốc thẩm83.1.Thẩm quyền giám đốc thẩm83.2.Hội đồng giám đốc thẩm93.3.Những người tham gia phiên tòa GĐT (điều 292)103.4.PHIÊN TÒA GIÁM ĐỐC THẨM10II.THỦ TỤC TÁI THẨM141.Khái niệm và ý nghĩa tái thẩm dân sự141.1.Khái niệm tái thẩm dân sự141.2.Ý nghĩa tái thẩm dân sự142.Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dân sự152.1.Khái niệm kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:152.2.Căn cứ kháng nghị tái thẩm152.3.Chủ thể có quyền kháng nghị172.4.Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện182.5.Thời hạn kháng nghị tái thẩm182.6.Những quy định khác (áp dụng Điều 310 BLTTDS)193.Xét xử tái thẩm193.1.Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm (Điều 309 BLTTDS)193.2.Những quy định khác (áp dụng Điều 310 BLTTDS)204.Áp dụng pháp luật TTDS theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (hướng dẫn theo Nghị quyết 022012NQHĐTP)21III.THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO221.Cơ sở của thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao222.Yêu cầu, kiến nghị và đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao223.Thẩm quyền và thủ tục đặc biệt xét lại quyết định của HĐTPTANDTC25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TP HCM KHOA LUẬT LUẬT TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG – CHỨNG KHOÁN  CHỦ ĐỀ: THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT GVHD: Ths.Huỳnh Thị Nam Hải Nhóm sinh viên thực hiện: STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Nguyễn Thị Thảo My K125042075 2 Quách Thị Như K125042091 3 Nguyễn Thị Kim Thanh K125042105 4 Nguyễn Thị Thùy K125042116 5 Trần Phương Trinh K125042128 6 Nguyễn Thị Thu Uyên (NT) K125042135 7 Nguyễn Thị Thành Vinh K125042137 Mục lục Trang 2 / 25 LỜI MỞ ĐẦU Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, Bộ luật tố tụng dân sự với những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng như: trình tự, thủ tục khởi kiện, xét xử, sự tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể được quy định đều nhằm mục đích giải quyết các vụ việc dân sự được chính xác, công bằng và đúng pháp luật. Tuy nhiên trong thực tiễn , hoạt động xét xử có thể không tránh khỏi những sai sót khiến cho những phán quyết của Tòa án không đúng với sự thật khách quan hoặc trái pháp luật.Những sai sót này có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan hoặc yếu tố khách quan nên dẫn đến việc có những bản án, quyết định của Tòa án đã trải qua hai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí qua nhiều vòng xét xử lặp đi lặp lại mà vẫn không đúng pháp luật. Do đó để khắc phục và sửa chữa những sai lầm, thiếu sót nhằm đảm bảo tính pháp chế XHCN trong công tác xét xử của tòa án cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự thì cần có một thủ tục để xét lại bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án đã có hiệc lực pháp luật. Giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục đặc biệt trong tố tụng dân sự. Theo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là thủ tục nối tiếp của cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Đây không phải là cấp xét xử thứ ba mà chỉ là thủ tục xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị của người có thẩm quyền. Trang 3 / 25 Thủ tục giám đốc thẩm Nhóm 11 I. THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM 1. Khái niệm và ý nghĩa của giám đốc thẩm dân sự 1.1. Khái niệm Giám đốc thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Thủ tục giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt được tiến hành trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền khi phát hiện có sự sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm do Tòa án có thẩm quyền thực hiện. + Nội dung: Tòa án kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật kháng nghị +Tính chất: Điều 282 BLTTDS quy định: “Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. - Theo quy định tại điều 17 BLTTDS hiện hành, Tòa án thực hiện chế độ 2 cấp xét xử: xét xử ở cấp sơ thẩm và xét xử ở cấp phúc thẩm. Vì vậy giám đốc thẩm không phải là 1 cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục tố tụng đặc biệt có nhiệm vụ xét lại nhằm kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo việc xử lý vụ án được chính xác. - Khác với phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm, chỉ khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật mới được xem xét trong khi phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có kháng cáo của đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát thì dù việc xét xử sơ thẩm có vi phạm pháp luật hay không vi phạm pháp luật, bản án sơ thẩm đúng hay sai, vụ án vẫn được xét xử lại. Do đó không phải trường hợp nào đương sự khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cũng được kháng nghị để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm. 1.2. Ý nghĩa Việc xét lại bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm có ý nghĩa to lớn. Trước hết, nó làm cho kỷ cương pháp luật được tôn trọng, sau đó nó giúp cho Tòa án cấp trên thấy được những sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp dưới đối với những vụ án cụ thể và sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thủ tục giám đốc thẩm Nhóm 11 Mặt khác, thông qua hoạt động giám đốc thẩm, Tòa án cấp trên có thể tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xét xử. Trên cơ sở đó, họ hướng dẫn Tòa án cấp dưới hiểu và áp dụng đúng pháp luật. Vì vậy, kết quả của hoạt động giám đốc thẩm được coi như là những kinh nghiệm; đồng thời là những định hướng hướng dẫn hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới. 2. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 2.1. Khái niệm Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền của Tòa án, Viện kiểm sát trong việc phản đối bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đó khi phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. 2.2. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Để tiến hành kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị phải dựa trên những căn cứ nhất định do pháp luật quy định. Theo điều 283 BLTTDS, bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau đây: - Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Các tình tiết khách quan của vụ án là những tình tiết tồn tại ngoài ý muốn của con người. Tùy thuộc mỗi vụ án cụ thể, các tình tiết có thể nhiều ít khác nhau và tồn tại ở những dạng khác nhau. Trên thực tế, những nguyên nhân khiến cho kết luận của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án cũng khá nhiều. Thông thường những nguyên nhân này có thể thể hiện dưới dạng Tòa án chưa thu thập đầy đủ các chững cứ, tài liệu để giải quyết vụ án nhưng Tòa án vẫn giải quyết nên dẫn đến quyết định của Tòa án thiếu cơ sở ; Hoặc là Tòa án có thể đánh giá sai chứng cứ, tài liệu của vụ án nên quyết định giải quyết vụ án sai. - Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thủ tục tố tụng là những quy định của pháp luật về những hoạt động của cơ quan, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là những vi phạm trong quá trình điều tra hoặc xét xử vụ án mà chúng có thể tước bỏ hoặc hạn chế quyền của những người tham gia tố tụng hoặc làm cho Tòa án xét xử không khách quan, không đúng pháp luật hoặc thiếu căn cứ.Trong thực tế việc vi phạm nghiêm trong thủ tục được tiến hành trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án thường thể hiện dưới dạng như : Tòa án giải quyết vụ án sai thẩm quyền, thành phần Hội đồng xét xử không đúng quy định của pháp luật, Tòa án xác định sai tư cách tố tụng của đương sự…. - Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Thủ tục giám đốc thẩm Nhóm 11 Các sai lầm trong việc áp dụng pháp luật thường thể hiện dưới dạng Tòa án đã áp dụng văn bản pháp luật không đúng, không còn hiệu lực hoặc áp dụng không đúng điều luật, không đúng nội dung quy định của điều luật. Trong đó, phổ biến nhất là việc Tòa án áp dụng sai điều luật hoặc không đúng nội dung quy định của điều luật vào việc giải quyết vụ án dân sự. 2.3. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 285 BLTTDS. Theo quy định này thì chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. (Việc kháng nghị có sự phân cấp rõ ràng). Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp huyện. Lưu ý: chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được. Thời hạn: không quá 3 tháng (Theo điều 48 Luật thi hành án dân sự 2008). 2.4. Hình thức kháng nghị Hình thức kháng nghị là phương diện để các chủ thể có thẩm quyền thể hiện quyền kháng nghị của mình. 2.4.1. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm  Đơn đề nghị Theo khoản 1 điều 284: “Trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 BLTTDS để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm”.  Nội dung: điều 284a BLTTDSHH; khoản 1 điều 1 của Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC; tham khảo mẫu số 1.  Gửi đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (điều 2; khoản 1 điều 9 của Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC)  Nhận đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (điều 3; khoản 2,3 điều 9 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC) Thủ tục giám đốc thẩm Nhóm 11  Xem xét, xử lý đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (Điều 4, 5, 6, 7, 8, 10 của Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC) Lưu ý: Xử lý đối với đơn đề nghị trong trường hợp đã có văn bản thông báo về việc không kháng nghị của Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền (điều 12 của Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC).  Văn bản thông báo Theo khoản 2 điều 284 BLTTDSHH: “Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 BLTTDS”.  Nội dung văn bản thông báo: khoản 2 điều 1 của Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC;  Xử lý văn bản thông báo: điều 13 của Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT- TANDTC-VKSNDTC Lưu ý: Hình thức, nội dung văn bản thông báo về việc không kháng nghị, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (điều 11 của Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-TANDTC- VKSNDTC). 2.4.2. Quyết định kháng nghị Theo quy định tại điều 287 BLTTDS thì quyết định kháng nghị phải có các nội dung như: ngày tháng năm, tên, chức vụ của người ra quyết định kháng nghị, số hiệu bản án, quyết định bị kháng nghị,… Trong trường hợp để tránh việc giải quyết yêu cầu kháng nghị một cách không cần thiết, pháp luật quy định việc thay đổi, bổ sung, rút lại kháng nghị. Thì điều 289 BLTTDS quy định là người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Và họ cũng có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà giám đốc thẩm. 2.4.3. Gửi quyết định kháng nghị (điều 290) Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Theo Điểm e, khoản 1, điều 2 TTLT 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC thì trong trường hợp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi Chánh án tòa án tối cao ra quyết định kháng nghị. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm.” Thủ tục giám đốc thẩm Nhóm 11 Trong trường hợp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm. 2.5. Thời hạn kháng nghị Theo khoản 1 điều 288 BLTTDS thì: Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự cho thấy, có nhiều trường hợp gần hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, Tòa án, Viện kiểm sát mới nhận được đơn khiếu nại của đương sự nên không có đủ thời gian để xem xét; có trường hợp đương sự gửi đơn trong thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng không được người có thẩm quyền xem xét hoặc không kịp thời phát hiện các sai sót, do đó, khi phát hiện thì đã hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của đương sự. Chính vì vậy, khoản 2 điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự quy định trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị ba năm nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị: - Thứ nhất, đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của BLTTDS là trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và sau khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị. - Thứ hai, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại điều 283 của BLTTDS, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó. Lưu ý: chi tiết xem tại điều 1 nghị quyết 02/2012/NQ-HĐTP. 3. Xét xử giám đốc thẩm Quá trình xét xử giám đốc thẩm gồm những nội dung sau: 3.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm Thẩm quyền giám đốc thẩm được xác định bởi tính chất giám đốc thẩm và căn cứ vào cơ cấu hệ thống tổ chức của tòa án. Theo quy định tại Điều 291 BLTTDS, Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền giám đốc thẩm các bản án, quyết định giải quyết vụ án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, cụ thể: 1. Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị. Thủ tục giám đốc thẩm Nhóm 11 2. Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị. 3. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của Toà án nhân dân tối cao bị kháng nghị. 4. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của các cấp Toà án khác nhau thì Toà án có cấp trên có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án. Ví dụ : Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án, phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh H về chia tài sản bị kháng cáo và đã được Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội xét xử. Sau khi phát hiện bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TANDTC và bản án sơ thẩm (phần không bị kháng cáo) của Tòa án cấp tỉnh H đều có vi phạm pháp luật nghiêm trọng nên Chánh án TANDTC đã kháng nghị đối với cả hai bản án này. Trong trường hợp này, Hội đồng thẩm phán TANDTC sẽ xét xử giám đốc thẩm đối với toàn bộ vụ án. 3.2. Hội đồng giám đốc thẩm Khi xem xét lại bản án, quyết đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, vì đây là thủ tục đặc biệt, được giao cho các Tòa án khác nhau giải quyết nên thành phần Hội đồng giám đốc thẩm là những thẩm phán xét xử chuyên nghiệp, được quy định phù hợp với Tòa án có thẩm quyền và phù hợp với Luật tổ chức Tòa án nhân dân (gồm các Thẩm phán, không có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân tham gia). Thành phần hội đồng giám đốc thẩm được quy định tại điều 54 BLTTDS như sau: - Hội đồng giám đốc thẩm Toà án nhân dân cấp tỉnh là Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh. Khi Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Xem thêm: Các thành viên của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 29 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002) - Hội đồng giám đốc thẩm Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao gồm có ba Thẩm phán. - Hội đồng giám đốc thẩm Toà án nhân dân tối cao là Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Khi Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Xem thêm: thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002) Thủ tục giám đốc thẩm Nhóm 11 3.3. Những người tham gia phiên tòa GĐT (điều 292) Để đảm bảo thủ tục giám đốc thẩm tiến hành đúng pháp luật, thì Viện trưởng VKS nhân dân cùng cấp phải tham gia tất cả các phiên tòa giám đốc thẩm để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nếu đại diện VKS vắng mặt thì phải hoãn phiên Tòa. Ngoài ra, việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm được tiến hành dự vào hồ sơ vụ án nên những người tham gia tố tụng cũng không buộc phải tham gia phiên tòa. Tòa án chỉ triệu tập những người tham gia tố tụng và những người khác liên quan khi cần thiết cho việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nếu người được triệu tập vắng mặt, thì Tòa án vẫn có thể tiến hành xét xử. Tùy từng trường hợp cụ thể, tòa án xác định những người cần triệu tập đến tham gia phiên tòa. Trong trường hợp triệu tập ai đến tham gia phiên tòa thì tòa án phải gửi giấy triệu tập cho họ và trong giấy triệu tập phải ghi rõ ngày, giờ, địa điểm mở phiên tòa. 3.4. PHIÊN TÒA GIÁM ĐỐC THẨM 3.4.1. Thời hạn mở phiên tòa và chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm Để sớm sửa chữa những sai lầm trong các bản án quyết định bị kháng nghị, tòa án mở phiên tòa giám đốc thẩm càng sớm càng tốt. Điều 293 BLTTDS quy định phiên tòa giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án. Trong thời hạn này, tòa án tiến hành tất cả các công việc cần thiết cho việc mở phiên toà giám đốc thẩm. Việc chuẩn bị phiên tòa được tiến hành như sau: Sau khi nhận được kháng nghị, tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm yêu cầu tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án mình nghiên cứu chuẩn bị xét xử. Chánh án tòa án hoặc chánh án tòa chuyên trách của TANDTC phân công một thẩm phán là thành viên của hội đồng xét xử chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị xét xử. Thành viên này có nhiệm vụ nghiên cứu lại trước hồ sơ vụ án, bản án, quyết định bị kháng nghị, bản kháng nghị, kết luận viết của VKS (nếu có) và làm bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của hội đồng xét xử cũng tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án, nắm vững nội dung vụ án để tham gia xét xử. Nội dung bản thuyết trình phải tóm tắt được nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp tòa án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi trước cho thành viên hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là bảy ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm. (Điều 294 BLTTDS). 3.4.2. Thủ tục tiến hành phiên toà giám đốc thẩm Thủ tục giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt nhằm xét lại bản án, quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm nghiêm trọng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước nên phải được xem xét theo một trình tự chặt chẽ và có nhiều điểm khác biệt với phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm vì nó được tiến hành trên cơ sở xem xét các tài liệu có trong hồ sơ vụ án là chủ yếu. [...]... đốc thẩm (Điều 296) Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm khắc phục, sủa chữa những sai lầm trọng các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp lực Về nguyên tắc, để khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì hội đồng giám đốc thẩm phải được xét lại toàn bộ nội dung bản án, quyết định bị kháng nghị Tuy vậy,... làm mất tính ổn định của bản án, quyết định, kéo dài việc giả quyết vụ án thì hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị Ngoài ra, hội đông thẩm phán có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan... định đúng pháp luật của Tòa án cấp đưới đã bị hủy hoặc bị sửa; Theo điều 298 BLTTDS Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp dưới xét xử đúng pháp luật, nhưng đã bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị huỷ bỏ hoặc sửa đổi một phần hay toàn bộ Ví dụ: Khi xét xử theo thủ tục giám... tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện + Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao + Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp. .. mà quyết định như sau: a) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án; b) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp. .. cứ xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhà lập pháp Việt Nam đã phân hoá các căn cứ này thành hai loại, trên cơ sở đó thiết lập hai thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật tương ứng là thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, trong phần thẩm quyền kháng nghị tại điều 285 đối với thủ tục giám đốc thẩm: “…trừ quyết định giám đốc... được Đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật này vẫn cần xem xét lại Khi phát hiện được những tình tiết mới, người có thẩm quyền của tòa án cấp trên, viện kiểm soát nhân dân cấp trên có quyền kháng nghị yêu cầu tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toàn án Thủ tục này được gọi là thủ tục tái thẩm Thủ tục tái thẩm được quy định tại chương XIX... Hội đồng tái thẩm giống Hội đồng giám đốc thẩm ở chỗ: + Có quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là đúng, việc kháng nghị không có căn cứ; + Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án nếu có 1 trong các căn cứ quy định tại Điều 192 BLTTDS Ngoài hai quyền hạn trên thì do... hủy bản án, quyết định để xét xử lại vụ án Tòa án xử lại vụ án phải tiến hành giải quyết vụ án như đối với vụ án mới Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật TTDS Điều này lý giải tại sao Hội đồng tái thẩm phải hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại mà không thể xét xử phúc thẩm lại như thủ tục giám đốc thẩm Còn ở thủ tục. .. ở chỗ: + Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung LƯU Ý: Thủ tục tái thẩm không có việc giao vụ việc để xét xử phúc thẩm lại Trang 19 / 25 Thủ tục tái thẩm Nhóm 11 Khi kháng nghị có căn cứ, nghĩa là quyết định của Toà án trong các bản án, quyết định bị kháng nghị giải quyết vụ án không phù hợp với thực tế khách quan của nó, không đúng pháp luật thì Hội . kháng nghị, tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm yêu cầu tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án mình nghiên cứu chuẩn bị xét xử. Chánh án tòa án hoặc chánh. đồng tái thẩm hủy bản án, quyết định để xét xử lại vụ án. Tòa án xử lại vụ án phải tiến hành giải quyết vụ án như đối với vụ án mới. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án phải tuân thủ tất. vụ án thì phải xử lại vụ án đó như đối với án mới nên phải xét xử sơ thẩm. Khi hủy bản án, quyết định để điều tra xét xử lại, Hội đồng tái thẩm có thể hướng dẫn Tòa án cấp dưới xử lại vụ án

Ngày đăng: 12/10/2014, 19:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

    • 1. Khái niệm và ý nghĩa của giám đốc thẩm dân sự

      • 1.1. Khái niệm

      • 1.2. Ý nghĩa

      • 2. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

        • 2.1. Khái niệm

        • 2.2. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

        • 2.3. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị

        • 2.4. Hình thức kháng nghị

          • 2.4.1. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

          • 2.4.2. Quyết định kháng nghị

          • 2.4.3. Gửi quyết định kháng nghị (điều 290)

          • 2.5. Thời hạn kháng nghị

          • 3. Xét xử giám đốc thẩm

            • 3.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm

            • 3.2. Hội đồng giám đốc thẩm

            • 3.3. Những người tham gia phiên tòa GĐT (điều 292)

            • 3.4. PHIÊN TÒA GIÁM ĐỐC THẨM

              • 3.4.1. Thời hạn mở phiên tòa và chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm

              • 3.4.2. Thủ tục tiến hành phiên toà giám đốc thẩm

              • 3.4.3. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm

              • 3.4.4. Ra quyết định giám đốc thẩm

              • II. THỦ TỤC TÁI THẨM

                • 1. Khái niệm và ý nghĩa tái thẩm dân sự

                  • 1.1. Khái niệm tái thẩm dân sự

                  • 1.2. Ý nghĩa tái thẩm dân sự

                  • 2. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dân sự

                    • 2.1. Khái niệm kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

                    • 2.2. Căn cứ kháng nghị tái thẩm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan