Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

8 2K 41
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu xã hội loài người và lịch sử phát triển của nhân loại,C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng một cách triệt để quan điểm duy vật lịch sử để nghiên cứu và xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tếxã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen,hình thái kinh tếxã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấp đến cao và gồm ba thời kỳ.Trong đó,thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội hay thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên và tất yếu phải trải qua tạo tiền đề để tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa.

MỞ BÀI Trong quá trình nghiên cứu xã hội loài người và lịch sử phát triển của nhân loại,C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng một cách triệt để quan điểm duy vật lịch sử để nghiên cứu và xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen,hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ thấp đến cao và gồm ba thời kỳ.Trong đó,thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội hay thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên và tất yếu phải trải qua tạo tiền đề để tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong thời kì này tồn tại những yếu tố của xã hội cũ đan xen với những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội. Đặc biệt,trên lĩnh vực kinh tế với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước,Việt Nam đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa vì vậy bắt buộc phải trải qua giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa là thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa và sự xuất hiện của một nền kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế quốc dân là một điều tất yếu phải xảy ra. Để làm rõ vấn đề này em xin chọn đề tài: " Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" .Trong quá trình làm bài do kiến thức còn hạn hẹp nên sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để giúp bài làm được hoàn thiện hơn. 1 NỘI DUNG 1. Thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa: 1.1 Thời kỳ quá độ: Thời kỳ quá độ là thời kỳ mà xã hội cũ chuyển sang một xã hội mới cụ thể là chuyển sang xã hội chủ nghĩa,về mặt kinh tế đây là thời ki bao gồm những mảng,những phần,những bộ phận của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xen kẽ nhau tác động lẫn nhau, lồng vào nhau. Thời kỳ quá độ bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành chính quyền và kết thúc khi xây dựng cơ bản cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội,cả về mặt lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng. 1.2 Đặc điểm về kinh tế: Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế,nhất là với những nước còn đang ở trình độ chưa trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế tồn tại trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn và đấu tranh với nhau. Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế đó chỉ có thể được giải quyết trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng,đan xen hỗn hợp và tương ứng 2 với nó là những hình thức phân phối khác nhau,trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo. 1.3 Nội dung về kinh tế: Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ này là thực hiện việc sắp xếp,bố trí lại các lực lượng sản xuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế,bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân lao động. Việc sắp xếp,bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định không thể theo ý muốn nóng vội chủ quan mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy luật kinh tế,đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. 2.Thực trạng Việt Nam từ sau năm 1975: Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước vào năm 1975 ,cả nước ta đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế mà nông nghiệp là chủ yếu,các quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất còn lạc hậu. Cơ sở vật chất kỹ thuật mới xây dựng được những bước cơ bản và bị tàn phá nhiều trong chiến tranh. Nhiều quan hệ sản xuất mới của xã hội chủ nghĩa đã được hình thành nhưng còn sơ khai và chưa phát triển,cùng với đó là sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại.Do đó muốn đi lên xã hội chủ nghĩa Việt Nam tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên chúng ta lại nóng vội muốn đi lên xã hội chủ nghĩa một cách nhanh chóng và tiến hành bằng cách xóa bỏ toàn bộ những yếu tố,cấu trúc của xã hội cũ trong đó có việc xóa bỏ hoàn toàn các thành phần kinh tế xã hội và chỉ phát triển kinh tế Nhà nước,kinh tế tập thể. Điều đó đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế và đẩy đất nước vào khủng hoảng trầm trọng. 3 Đến Đại hội Đảng VI (1986), chúng ta đã nhanh chóng nhận ra những sai lầm và kịp thời khắc phục bằng việc tập trung phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. 3. Tính tất yếu của sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: 3.1 Do sự tồn tại của nhiều thành phần do xã hội cũ để lại: Sau khi hoàn thành công cuộc giải phóng đất nước (1975), cả nước tiến lên xã hội chủ nghĩa,chúng ta phải tiếp thu một nền kinh tế bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó bao gồm cả thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Đồng thời trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa,chúng ta từng bước hình thành,củng cố và hoàn thiện các quan hệ sản xuất mới từ đó hình thành lên thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể thông qua việc quốc hữu hóa xí nghiệp của tư sản mại bản,tăng cường đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, thành lập nhiều hợp tác xã đưa người nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể. Từ đó đã làm tạo nên một nền kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế Nhà nước,kinh tế tập thể,kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. 3.2 Do trình độ lực lượng sản xuất và cơ sở vật chất kĩ thuật còn kém phát triển: Trong thời kì từ 1980-1986, chúng ta đã mắc những sai lầm nôn nóng chủ quan trong chính sách vì muốn nhanh chóng xây dựng các quan hệ sản xuất mới và phủ định hoàn toàn,xóa bỏ các thành phần kinh tế cũ trong khi chưa có cơ sở về vật chất kĩ thuật và lực lượng sản xuất còn nghèo nàn lạc hậu. Trong thời kỳ quá độ, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lớn cần đạt được trong thời kỳ này. Để đạt được mục tiêu này thì cần phải 4 có vốn,có kĩ thuật phát triển dẫn đến phải phát huy mọi tiềm năng trong nhân dân nhưng nếu chỉ tập trung vào hai thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể thì không thể phát huy được hết nội lực của đất nước tất yếu dẫn đến phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đất nước ta sau giải phóng vẫn là một đất nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, để đi lên xã hội chủ nghĩa cần công nghiệp hóa đất nước dẫn đến yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần để thúc đẩy sản xuất phát triển,chỉ khi sản xuất phát triển thì lực lượng sản xuất mới có thể phát triển và cải thiện,đất nước mới có thể tiến lên nền sản xuất công nghiệp. Do vậy sự xuất hiện của nền kinh tế nhiều thành phần là điều tất yếu trong thời kì này ở nước ta. Nhận ra những sai lầm của mình trong chính sách đã đi ngược lại những lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng đã nhanh chóng thay đổi chính sách,trong đại hội Đảng lần VI (1986) Đảng đã đề ra đường lối phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đường lối đúng đắn này đã giúp đưa đất nước ta bước ra được khủng hoảng và tiếp tục tiến lên trên đà phát triển. 3.3 Tác động tích cực trong việc phát triển nền kinh tế: Sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam ngoài những cơ sở khách quan còn do sự tác động tích cực của nó đối với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế giúp rút ngắn thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự tồn tại tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Cụ thể: • Sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần đồng nghĩa với việc tồn tại nhiều hình thức quan hệ sản xuất do đó nó sẽ phù hợp với các trình độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất. Từ đó có thể tăng năng suất lao 5 động,tăng hiệu quả kinh tế trong mỗi thành phần kinh tế và làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. • Sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Bởi vì chỉ có phát triển kinh tế nhiều thành phần mới làm tăng sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể- đẩy mạnh trao đổi và phát triển thị trường. Phát triển kinh tế nhiều thành phần chính là đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền dân chủ,công bằng về mặt kinh tế cho mọi người. Mọi công dân có quyền hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật để làm giàu cho mình và làm giàu cho xã hội. • Nền kinh tế nhiều thành phần không những tạo điều kiện sử dụng sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế trong Nhà nước mà còn tạo ra môi trường thông thoáng, thích hợp cho việc thu hút vốn, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Bởi vì trong các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ có cả thành phần kinh tế tư bản tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là những thành phần quan trọng trong việc thu hút vốn và công nghệ tiên tiến thế giới. • Nền kinh tế nhiều thành phần còn giúp tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế mới xuất hiện trong thời kỳ quá độ,đặc biệt là hình thức kinh tế tư bản Nhà nước,đây được coi là cầu nối giữa nền sản xuất nhỏ với nền sản xuất lớn của xã hội chủ nghĩa. Bởi vì thành phần này do Nhà nước chi phối và quản lí đồng thời thu hút được vốn và công nghệ tiên tiến trên thế giới. 6 KẾT BÀI Như vậy,sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Đó là giải pháp cơ bản để có thể chuyển từ nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ này ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình tiến lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên quá trình phát triển này ngoài những mặt tác động tích cực cũng có những tác động tiêu cực của nó tới sự phát triển của xã hội vì vậy quá trình phát triển của nó cần phải gắn liền với sự quản lí và định hướng của Nhà nước để có thể phát huy tối đa những mặt tích cực của nó làm cho dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại hóa trong một xã hội nhân dân làm chủ,nhân ái,có văn hóa,có kỷ cương,xóa bỏ áp bức bất công,tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống ấm no,hạnh phúc. 7 MỤC LỤC 8

Ngày đăng: 11/10/2014, 22:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ BÀI

  • NỘI DUNG

  • 1. Thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa:

  • 1.1 Thời kỳ quá độ:

  • 1.2 Đặc điểm về kinh tế:

  • 1.3 Nội dung về kinh tế:

  • 2.Thực trạng Việt Nam từ sau năm 1975:

  • 3. Tính tất yếu của sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

  • 3.1 Do sự tồn tại của nhiều thành phần do xã hội cũ để lại:

  • 3.2 Do trình độ lực lượng sản xuất và cơ sở vật chất kĩ thuật còn kém phát triển:

  • 3.3 Tác động tích cực trong việc phát triển nền kinh tế:

  • KẾT BÀI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan