hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần sản xuất thương mại lạng sơn

52 258 0
hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần sản xuất thương mại lạng sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập MỤC LỤC SV: Bùi Tuấn Hạnh Lớp: QTKDTH 13A02 Chuyên đề thực tập DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Error: Reference source not found SV: Bùi Tuấn Hạnh Lớp: QTKDTH 13A02 Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập hơn bao giờ hết yếu tố con người đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá nhất, là chiếc chìa khoá dẫn đến thành công của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong bất kì tổ chức nào dù lớn hay nhỏ, hoạt động trong bất kì lĩnh vực nào cũng là một hiện thực hiển nhiên không thể phủ nhận được. Các nhà doanh nghiệp ngày càng nhận thức được rằng, cạnh tranh thị trường thế kỉ XXI sẽ là cạnh tranh nhân tài nên họ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất đầu tư cho nhân tài phát triển, đào tạo không ngừng. Trong nhiều trường hợp, vốn và công nghệ có thể huy động và thực hiện, nhưng để xây dựng được một đội ngũ nhân sự nhiệt tình, tận tâm, có khả năng thích hợp và làm việc có hiệu quả thì thật sự phức tạp và tốn kém hơn nhiều. Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, với Công ty cồ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn thì đào tạo phát triển nguồn nhân lực càng có ý nghĩa quan trọng bởi một thực tế đặt ra đối với tất cả những công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mà không chỉ riêng Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn, đó là đội ngũ lao động ở Việt Nam còn chưa đáp ứng được cả về mặt chất lẫn mặt lượng. Hơn nữa, Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn còn phải đối đầu cạnh tranh với nhiều đối thủ có tầm cỡ như Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Việt Bắc, Công ty TNHH Hoàng Vũ…cả về sản phẩm và đội ngũ nhân lực. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong công ty, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình. SV: Bùi Tuấn Hạnh Lớp: QTKDTH 13A02 1 Chuyên đề thực tập Mục đích nghiên cứu của đề tài 1. Đưa ra cơ sở lí luận về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. 2. Phân tích thực trạng và đánh giá công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn để tìm ra những hạn chế cần khắc phục. 3. Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo phát triển của Công ty trong thời gian sắp tới. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, bảng biểu, thống kê, phương pháp bảng hỏi để đánh giá hiệu quả đào tạo. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: công tác đào tạo nhân lực tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn Kết cấu của Luận văn : gồm 2 phần chính: Phần 1: Thực trạng và đánh giá công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn Phần 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn Với đề tài nghiên cứu của mình, em hi vọng sẽ đóng góp một phần vào việc hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty trong thời gian tới. Em cũng đã cố gắng để hoàn thiện đề tài của mình, song do trình độ và thời gian không cho phép nên bài làm của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ, sửa đổi của các Thầy cô và các bạn đọc để bài Luận văn được hoàn chỉnh hơn. Em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Trương Đức Lực đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. SV: Bùi Tuấn Hạnh Lớp: QTKDTH 13A02 2 Chuyên đề thực tập PHẦN 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LẠNG SƠN 1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lạng Sơn được thành lập ngày 16 tháng 2 năm 1968. - Năm 1984 trải qua quá trình hình thành và phát triển đã chuyển giao Nhà máy mỳ sợi Tam Thanh trực thuộc Sở Lương thực sang trực thuộc Sở Công nghiệp quản lý chỉ đạo theo Quyết định số 108 UB/QĐ-CN ngày 04 tháng 5 năm 1984 của UBND tỉnh Lạng Sơn và đổi tên thành Nhà máy Cồn rượu Tam Thanh với chức năng, nhiệm vụ sản xuất cồn, rượu, sấy các loại hoa quả như mơ, mận, gừng - Năm 1988 UBND tỉnh Lạng Sơn có quyết định số 46/UB-QĐ-CN ngày 05 tháng 2 năm 1988 về việc phê duyệt đầu tư để chuyển hướng sản xuất của Nhà máy Cồng rượu Tam Thanh và đổi tên thành Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, với nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng trong nước và xuất khẩu như: các sản phẩm về gừng, cần câu trúc, gậy trượt tuyết và các loại hoa quả - Năm 1993 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển UBND tỉnh có quyết định số: 150/QĐ-UB ngày 06 tháng 3 năm 1993 về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105251 do trọng tài kinh tế Tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 18 tháng 3 năm 1993. Ngày 15 tháng 7 năm 1993 UBND tỉnh có công văn số: 440/CV-UB về việc đổi tên doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu thành Công ty sản xuất và kinh doanh hàng xuất nhập khẩu Lạng Sơn có chức năng SV: Bùi Tuấn Hạnh Lớp: QTKDTH 13A02 3 Chuyên đề thực tập và nhiệm vụ sản xuất chế biến lâm sản xuất khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ - Thực hiện chủ chương của nhà nước chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần, ngày 10 tháng 11 năm 2005 Ủy ban nhân dân Tỉnh Lạng Sơn có Quyết định số 2198/QĐ-UBND-KT về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty sản xuất và kinh doanh hàng nhập khẩu thành Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại Lạng Sơn. Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất và Thương mại Lạng Sơn (tên giao dịch Quốc tế: Langson Trading and Production Joint-stock Company). Tên viết tắt : LAPROJOTRADING.JSC Địa chỉ: Số 125 Đường Trần Đăng Ninh – Phường Tam Thanh – Thành phố Lạng Sơn – Tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại: 0253 898 099 - Fax: 0253 871 059 Website: langsontrading.com.vn. Email :ctycpsxtmls@gmail.com 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn 1.1.2.1. Chức năng của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn - Tổ chức kinh doanh các mặt hàng: Bán và cho thuê máy xây dựng. - Thi công nhà, công trình nhà ở. - Thi công cầu đường. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn - Thực hiện tốt các chính sách, quyết định về tổ chức quản lý cán bộ, bảo vệ môi trường, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. - Xây dựng kế hoạch dài hạn, thực hiện triển khai các kế hoạch đã thiết lập. SV: Bùi Tuấn Hạnh Lớp: QTKDTH 13A02 4 Chuyên đề thực tập - Tiến hành công tác điều tra nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường, đưa ra các chính sách bán hàng và dự trữ hàng hóa phù hợp. 1.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực  Đặc điểm sản phẩm và chu kì sản xuất tiêu thụ: Sản phẩm xây dựng của Công ty chủ yếu tập trung vào các nhóm sản phẩm chính sau: Các sản phẩm xây lắp: - Công trình thuỷ điện: Hồ chứa nước, đập dâng, hệ thống đường giao thông, nhà xưởng…các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ. - Hệ thống đường dây và các trạm biến thế điện. - Các công trình giao thông, thuỷ lợi: cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống các công trình thuỷ lợi. - Hệ thống nền móng các công trình. - Các sản phẩm xây dựng dân dụng: nhà ở, công trình kiến trúc, khu đô thị, văn phòng làm việc… Những sản phẩm này có thời gian thi công rất dài, các yếu tố đầu vào cho sản xuất rất đa dạng và đòi hỏi cần phải có nguồn vốn lớn để đầu tư. Quy mô của các công trình thường mang tính đơn chiếc. Với những đặc điểm đó thì công ty cần phải có một đội ngũ lao động đông đảo, có kĩ năng, chuyên môn thì mới hoàn thành công việc. Để đảm bảo chất lượng của các công trình và đúng thời hạn hoàn thành thì công ty phải sử dụng hết lượng lao động sẵn có trên cơ sở xác định số lao động thiếu để huy động bổ sung thêm. Các sản phẩm thi công thường rất dài do vậy trong thi công thì yếu tố chất lượng thi công luôn được đặt lên hàng đầu. Nhận thức được vấn đề này thì công ty mới luôn quan tâm đến số lượng và chất lượng của người lao động trực tiếp tham gia xây dựng. SV: Bùi Tuấn Hạnh Lớp: QTKDTH 13A02 5 Chuyên đề thực tập Các sản phẩm sản xuất công nghiệp: - Cấu kiện bêtông, cấu kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng - Vật liệu xây dựng: bê tông thương phẩm, xi măng, đá dăm… - Lắp đặt máy, thiết bị công nghệ, ôtô, máy xây dựng. Các sản phẩm sản xuất công nghiệp của công ty chủ yếu phục vụ cho ngành xây dựng, một phần cũng là để phục vụ trực tiếp cho các công trình thi công của công ty. Quy trình sản xuất diễn ra liên tục giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Để có được chất lượng sản phẩm cao và cạnh tranh được trên thị trường thì công ty cũng đòi hỏi một đội ngũ kỹ sư, công nhân có tay nghề cao, có khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất và đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các sản phẩm dịch vụ: - Kinh doanh nhà ở, bất động sản, siêu thị và các văn phòng cho thuê. - Xuất khẩu lao động, vật tư, thiết bị, nguyên liệu… - Tư vấn, thiết kế. Giá trị của các sản phẩm dịch vụ cũng có đóng góp đáng kể vào tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty. Lao động trong lĩnh vực này ngoài yêu cầu phải có trình độ thì cần phải nhanh nhạy, linh hoạt, khả năng đàm phán, thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường và xã hội. Để đáp ứng nhu cầu đó thì người lao động cần phải học hỏi và tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thực tế và khả năng làm việc.  Địa điểm sản xuất không cố định: Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng của Công ty là đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian sử dụng dài …dẫn đến đặc điểm sản xuất của Công ty là mỗi công trình được tiến hành ở những địa điểm khác nhau. Sau khi công trình được hoàn thành, nhân sự và công cụ lao động đều phải di chuyển đến địa SV: Bùi Tuấn Hạnh Lớp: QTKDTH 13A02 6 Chuyên đề thực tập điểm xây dựng mới, các phương án về xây dựng, về kĩ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn phải thay đổi theo từng địa điểm.  Hoạt động xây dựng của Công ty chủ yếu ngoài trời chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, mưa gió, bão lụt…đều ảnh hưởng đến quá trình xây dựng của Công ty. Ảnh hưởng này thường làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực của Công ty không được điều hoà. Từ đó ảnh hưởng đến sản phẩm dở dang, đến vật tư thiết bị thi công…Đặc điểm này đòi hỏi Công ty phải lập tiến độ thi công hợp lí để tránh thời tiết xấu, giảm thời gian tổn thất do thời tiết gây ra. Đồng thời phải tổ chức hệ thống kho bãi để bảo quản vật tư, sản phẩm dở dang nhằm tránh hư hỏng, mất mát tài sản vật tư, thiết bị do thiên nhiên gây ra trong hoạt động xây dựng. Nhờ đó làm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.1.3.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn Để thực hiện tốt các quy trình kĩ thuật trong thi công và xây dựng, Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn đầu tư chiều sâu với nhiều thiết bị cơ giới hiện đại như: các thiết bị làm đường giao thông, cọc khoan nhồi, trạm trộn bêtông thương phẩm, xe chuyên chở và máy bơm bêtông, cốp pha định hình v.v…được nhập từ các nước Nhật, Đức, Hàn Quốc, Nga cùng với những trang thiết bị thích hợp, nhằm đảm bảo tiến độ và kỹ thuật, mỹ thuật của công trình theo tiêu chuẩn quốc tế. SV: Bùi Tuấn Hạnh Lớp: QTKDTH 13A02 7 Chuyên đề thực tập Bảng 1.1: Công nghệ thiết bị của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn STT Thiết bị Số lượng Năm sản xuất Công suất Thiết bị sản xuất xây dựng: 1 Cần trục tháp Potan, KB 504 03 1995 5T – 10T 2 Cần trục bánh hơi 04 1996 12,5T 3 Máy trộn bê tông 22 250L-450L 4 Đầm dùi $ 45- $ 75 50 1,3 Kw 5 Đầm bàn BOMAG 25 15 3 Kw 6 Giàn giáo thép 30 7 Máy ủi Komasu 05 75–110 CV 8 Thiết bị ép cọc 04 100T 9 Máy cắt uốn thép BOMAG 32 15 15 Kw 10 Máy cưa Swam 15 1,5 Kw 11 Máy vận thăng 15 1T 12 Bơm nước LT-45 và các loại khác 15 7-45CV 13 Thiết bị bơm vữa cao áp 06 1996 14 Bộ kích căng kéo 10 1999 18-500T 15 Kích nâng hạ dầm 08 1997 50T 16 Pa năng xích 10 1997 3-10T 17 Phao thép 63cm 06 1998 18 Một số thiết bị khác Phương tiện vận tải: 1 Ôtô HUYNDAI 05 14,5T 2 Ôtô KRAZ 256 – MAZ 15 7-12T 3 Ôtô Ben 10 5T- 40T 4 Xe chở Bêtông tươi SAMSUNG 10 6M3 5 Xe goòng chở dầm 04 1997 6 Mốt số phương tiện vận tải khác Thiết bị dụng cụ quản lí: Máy vi tính, máy Fax, máy phô tô, hệ thống bảo vệ nội bộ và các trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh khác. Để phát huy hết công suất của máy móc thiết bị thì đòi hỏi phải có một đội ngũ người lao động có tay nghề, do vậy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải được chú trọng vào tính liên tục và hiệu quả trong quá trình dạy và học của người lao động. SV: Bùi Tuấn Hạnh Lớp: QTKDTH 13A02 8 [...]... khẳng định con đường cổ phần hoá của Công ty đã mang lại nhiều cơ hội và đúng đắn 1.2 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn 1.2.1 Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo phát triển Phân tích doanh nghiệp: Căn cứ quan trọng nhất để Công ty xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển chính là mục tiêu, phương hướng hoạt động sản SV: Bùi Tuấn Hạnh... 41.49 ( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) 1.2.2.4 Thực trạng chi và đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực Quỹ đào tạo và phát triển của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn nhìn chung còn rất eo hẹp, chủ yếu được huy động từ nguồn Quỹ đầu tư và phát triển, và trích ra từ việc tính chi phí đào tạo vào chi phí xs kinh doanh Trong những năm gần đây tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. .. hiệu quả mà công ty áp dụng chủ yếu là dựa vào bài kiểm tra cuối khoá học và quan sát nhân viên làm việc tại chỗ 1.3 Đánh giá khái quát công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn 1.3.1 Những kết quả đạt được Trong những năm từ năm 2011 trở lại đây công tác đào tạo phát triển của Công ty đã đạt được một số kết quả sau: Nhìn chung từ khi Công ty chuyển... Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên đối tượng lao động chủ yếu là công nhân kĩ thuật và là nam giới, số lượng lao động không ổn định (bỏ việc, thừa thiếu công nhân ) nên cũng gây khó khăn cho công tác đào tạo SV: Bùi Tuấn Hạnh 31 Lớp: QTKDTH 13A02 Chuyên đề thực tập PHẦN 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI... cho công tác đào tạo Tuy nhiên hàng năm, các đơn vị phải lập kế hoạch đào tạo và kinh phí đào tạo để đảm bảo thực hiện tốt công tác đào tạo phát triển Vì vậy, Công ty cần phải có biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo được nguồn kinh phí đào tạo, đáp ứng đủ những yêu cầu đào tạo và phát triển của công ty với phương châm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đào tạo và đảm bảo được chất lượng đào tạo theo... của công ty hiện có chỉ phục vụ kèm cặp, thực hành đối với những người lao động mới vào nghề hoặc đang học việc Công ty chưa có những trang thiết bị phục vụ cho quá trình học lí thuyết, phòng học đa năng, phòng vi tính và học ngoại ngữ…phục vụ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn 1.1.3.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần sản xuất thương. .. người, đào tạo công nhân là 350 người Chi phí cho đào tạo cán bộ, kĩ thuật là 5.000.000 VNĐ/ 1người/ 1khoá đào tạo, chi phí đào tạo công nhân là 785.000 VNĐ/ 1người/ 1khoá đào tạo  Dựa vào thời gian đào tạo dài hay ngắn mà công ty cũng có dự tính chi phí đào tạo phù hợp, với những khoá đào tạo dài thì chi phí đào tạo thường lớn Công ty chỉ chi trả kinh phí đào tạo cho các khoá đào tạo theo yêu cầu của công. .. của Tổng Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn  Đào tạo đại học tại chức cho cán bộ: Công ty khuyến khích người lao động chủ động tham gia vào các khoá đào tạo để nâng cao trình độ, chuyên môn của mình Khi tham gia các khoá đào tạo tại chức như vậy Công ty cũng hỗ trợ một phần nhưng không đáng kể để khuyến khích tinh thần học tập của công nhân viên Hiện tại trong công ty có 25 cán bộ nhân viên... mọi hoạt động của công ty Công tác thực hiện chương trình đào tạo nhìn chung được tổ chức theo đúng kế hoạch, có giám sát, linh hoạt và thay đổi khi cần thiết 1.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả mà công ty đã đạt được thì công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:  Trong công tác xác định nhu cầu đào tạo phát triển: Công ty chưa thực hiện... điểm về cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần với số vốn do người lao động đầu tư đóng góp, vì vậy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất lớn vào khả năng lao động của toàn bộ công nhân viên Tổ chức sản xuất của Công ty theo nguyên tắc bảo đảm sự chỉ đạo tập trung thống nhất, . công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn Phần 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần. tập PHẦN 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LẠNG SƠN 1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn 1.1.1 nguồn nhân lực trong công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn. 1.1.3.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn Công ty cổ phần sản xuất thương mại Lạng Sơn

Ngày đăng: 10/10/2014, 23:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan