bàn về kế toán tài sản cố định thuê tài chính tại đơn vị đi thuê tài sản ở việt nam

27 352 0
bàn về kế toán tài sản cố định thuê tài chính tại đơn vị đi thuê tài sản ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ đã trở thành một tất yếu của các doanh nghiệp nhưng trở ngại lớn nhất ở đây chính là nguồn vốn. Thực tế cho thấy vốn tự có của doanh nghiệp thì nhỏ bé, trong khi đó việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại lại đòi hỏi các điều kiện tín dụng rất khắt khe và thời gian cũng ngắn, không đảm bảo được vốn trung và dài hạn cho việc đổi mới các máy móc, thiết bị. Đối với các hình thức huy động vốn khác như việc thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu … cũng rất khó khăn khi thị trường chứng khoán ở Việt nam còn đang ở dạng sơ khai. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm đến một dịch vụ mang tính đa năng hơn và có những yêu cầu ít khắt khe hơn. Trong bối cảnh đó, loại hình thuê mua tài chính ra đời là một giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn và là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đây là một hoạt động hết sức mới mẻ ở Việt nam, vì vậy nú cũn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Để hiểu hơn nữa các về hoạt động này em chọn đề tài: “Bàn về kế toán tài sản cố định thuê tài chính tại đơn vị đi thuê tài sản ở Việt Nam”. Em xin trình bày 3 nội dung chính sau: Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về TSCĐ thuê tài chính Phần 2: Chế độ kế toán hiện hành về TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê. Phần 3: Một số đánh giá và đề xuất về việc hạch toán TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê ở Việt Nam. Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, vì vậy chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự chỉ bảo của cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1 PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TSCĐ THUấ TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm về TSCĐ thuê tài chính Theo chuẩn mực kế toán số 03, 04 ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ- BTC, chuẩn mực số 06 ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC và quyết định 206/2003/QĐ-BTC thì TSCĐ thuê tài chính được hiểu như sau: Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bờn thuờ được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Theo chuẩn mực số 06 về cho thuê tài sản, ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ta cú cỏc khái niệm sau: - Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bờn thuờ về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bờn thuờ trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần. - Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bờn thuờ. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. 1.2. Đặc điểm của TSCĐ thuê tài chính. TSCĐ thuê tài chính bao gồm các đặc điểm chính sau: - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bờn thuờ được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên; - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bờn thuờ được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; - Thời hạn cho thuê một loại tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu. 2 - Tổng số tiền thuê tài sản theo thoả thuận ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. - Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bờn thuờ có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào. 1.3. Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị thuê. -Là giá trị hợp lý của tài sản thuê. -Hoặc: là giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu ( trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) -Cộng với chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. -Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bờn thuờ. -Lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính: Là tỷ lệ chiết khấu tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu và giá trị hiện tại của giá trị còn lại không được đảm bảo để cho tổng của chúng đúng bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê. -Lãi suất biên đi vay: Là lãi suất mà bờn thuờ sẽ phải trả cho một hợp đồng thuê tài chính tương tự hoặc là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bờn thuờ sẽ phải trả để vay một khoản cần thiết cho việc mua tài sản với một thời hạn và với một đảm bảo tương tự. -Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê (Số thuế này bờn thuờ sẽ phải hoàn lại cho bên cho thuê, kể cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp). 1.4. Khấu hao TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê. 3 Theo Điểm 6, Điều 9 của Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ thuê tài chính được quy định như sau: Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng. 1.5. Hợp đồng thuê tài chính tại đơn vị đi thuê. Hợp đồng cho thuê tài chính là một loại hợp đồng kinh tế được ký kết giữa bên cho thuê và bờn thuờ về việc cho thuê một hoặc một số máy móc thiết bị, động sản khác trong một thời gian nhất định ( thời hạn cho thuê) và theo các quy định sau: -Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bờn thuờ được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên; -Nội dung của hợp đồng thuờ cú quy định: khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bờn thuờ được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; -Thời hạn cho thuê một loại tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu. -Tổng số tiền thuê tài sản theo thoả thuận ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. -Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bờn thuờ có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào. Hợp đồng phải đảm bảo các yêu cầu sau: -Được lập thành văn bản. -Đăng ký tại ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý hợp đồng, nơi công ty cho thuê tài chính đặt trụ sở theo đúng quy định của pháp luật. -Không được hủy bỏ trước ( hủy ngang) thời hạn cho thuê đã thỏa thuận quy định trong hợp đồng. 4 PHẦN 2: CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ TSCĐ THUấ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ ĐI THUấ 2.1. Kế toán TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê trong chế độ kế toán Việt Nam 2.1.1. Thủ tục chứng từ. - Hợp đồng thuê tài chính. - Hóa đơn GTGT về mua TSCĐ của bên cho thuê. - Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài sản của bên cho thuê. - Các chứng từ phản ánh chi phí liên quan đến tài sản thuê. - Các chứng từ thanh toán : phiếu chi, giấy báo nợ 2.1.2. Tài khoản sử dụng. - Kế toán TSCĐ thuê tài chính sử dụng tài khoản 212-TSCĐ thuê tài chính. Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. - Kết cấu của tài khoản 212: Bên nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng. Bên có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do điều chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp. Số dư bên nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có. 2.1.3. Phương pháp hạch toán. Hạch toán TK 212- TSCĐ thuê tài chính cần tôn trọng các quy định sau: -TK này dùng cho doanh nghiệp thuê hoạch toán nguyên giá của TSCĐ đi thuê tài chính. Đây là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp. 5 -Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. -Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bờn thuờ. -Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê (Số thuế này bờn thuờ sẽ phải hoàn lại cho bên cho thuê, kể cả trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp). -Không phản ánh vào Tài khoản này giá trị của TSCĐ thuê hoạt động. -Bên thuê có trách nhiệm tớnh, trớch khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo định kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của mình. -Nếu không chắc chắn là bờn thuờ sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuờ thỡ tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê. -Số thuế GTGT bờn thuờ phải trả cho bên cho thuê theo định kỳ nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính và được hạch toán như sau: + Trường hợp thuê tài chính dùng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thu GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào bên Nợ TK133“Thuế GTGT được khấu trừ” (1332); 6 + Trường hợp thuê tài chính dùng vào SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tlượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào chi phí SXKD trong kỳ. -Tài khoản 212 được mở chi tiết để theo dõi từng loại, từng TSCĐ thuê. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Nghiệp vụ 1: Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như: Chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng. . ., ghi: Nợ TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn Có TK 111,112…. Nghiệp vụ 2: Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi: Nợ TK 342: Nợ dài hạn ( số tiền thuê trả trước – nếu có) Nợ TK 244: Ký quỹ, ký cược dài hạn Có 111,112… Nghiệp vụ 3: Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê: a. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi: Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính ( giá chưa có thuế GTGT) Có TK 342: Nợ dài hạn ( giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiếu hoặc giá trị hợ lý của tài sả thuê trừ (-) số nợ gốc phải trả kỳ này) Có TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả ( số nợ gốc phải trả kỳ này) b. Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi: Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính Có TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn, hoặc Có TK 111, 112… ( số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính) 7 c. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi: Nợ TK342: Nợ dài hạn Có TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả d. Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính - Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế: + Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi: Nợ TK 635: Chi phí tài chính ( tiền lãi thuê trả kỳ này) Nợ TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả ( Nợ gốc trả kỳ này) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ ( 1332) Có TK 111, 112… + Khi nhận hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lói thuờ tài chính và số thuế GTGT vào TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi: Nợ TK 635: Chi phí tài chính ( tiền lãi thuê) Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1332) Có TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả - Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thuế: + Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi: Nợ TK 635: Chi phí tài chính ( tiền lãi thuê trả kỳ này) Nợ TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả ( nợ gốc trả kỳ này) Nợ các TK: 623, 627, 641, 642 ( số thuế GTGT trả kỳ này) Cú các TK 111, 112… + Khi nhận hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lói thuờ tài chính và số thuế GTGT phải trả vào TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả”, ghi: 8 Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê phải trả kỳ này) Nợ các TK 623, 627, 641, 642: (Số thuế GTGT trả kỳ này) Có TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả. Nghiệp vụ 4: Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê: a. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê nhận nợ cả số thếu GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bờn thuờ phải hoàn lại cho bên cho thuê, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan, phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi: Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 138: Phải thu khác (Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính) Có TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ trả kỳ này có cả thuế GTGT) Có TK 342: Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ (-) Số nợ phải trả kỳ này cộng (+) Số thuế GTGT bờn thuờ cũn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê). b. Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi: Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính Cú các TK 111, 112…(Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính khi nhận tài sản thuê tài chính) c. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi: Nợ TK 342: Nợ dài hạn Có TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả d. Định kỳ, phản ánh việc thanh toán tiền thuê tài sản: - Khi xuất tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê, ghi: Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Tiền lãi thuê trả kỳ này) Nợ TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ gốc trả kỳ này có cả thuế GTGT) Cú các TK 111, 112… 9 [...]... 242 - Chi phí trả trước dài hạn 2.2 Kế toán TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê trong chuẩn mực kế toán Việt Nam 2.2.1 Phân loại thuê tài sản Kế toán TSCĐ thuê tài chính trong chuẩn mực kế toán Việt Nam là chuẩn mực số 06 ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quy định: - Phân loại thuê tài sản áp dụng trong chuẩn mực này được... nguyên giá tài sản đi thuê - Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc Chi phí tài chính phải được tính theo từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán - Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán Chính sách... Thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản Thuê tài sản được phân loại là thuê hoạt động nếu nội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản - Bên cho thuê và bờn thuờ phải xác định thuê tài sản là thuê tài chính. .. thuê tài chính hay thuê hoạt động ngay tại thời đi m khởi đầu thuê tài sản - Việc phân loại thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động phải căn cứ vào bản chất các đi u khoản ghi trong hợp đồng Ví dụ các trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là: • Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bờn thuờ khi hết thời hạn thuê; • Tại thời đi m khởi đầu thuê tài sản, bờn thuờ có quyền... 2.3 Nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế về TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê 2.3.1 Phân loại thuê tài sản Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 17 về thuê tài sản: - Nguyên giá: Nguyên giá của tài sản thuê được ghi nhận ban đầu là giá thấp hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản thuê và giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu Việc phân loại các hợp đồng cho thuê được thông qua trong... trạng manh mún, nhỏ lẻ sẽ không tồn tại Vì thế, với ưu thế của mình, hoạt động thuê tài chính sẽ dần trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp ở Việt Nam 20 PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC HẠCH TOÁN TSCĐ THUấ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ ĐI THUấ Ở VIỆT NAM 3.1 Đánh giá thực trạng hạch toán TSCĐ thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay Trên thế giới, hoạt động cho thuê tài chính đã rất phát triển, các doanh... quyền sở hữu đất do đó thuê tài sản là quyền sử dụng đất thường được phân loại là thuê hoạt động Số tiền thuê tài sản là quyền sử dụng đất được phân bổ dần cho suốt thời gian thuê 2.2.2 Ghi nhận thuê tài chính trong báo cáo tài chính của bờn thuờ - Bờn thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại. .. thuê • Bên đi thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản với giá thấp hơn giá trị hợp lý tại ngày mua quyền chọn • Đi u khoản thuê chiếm phần lớn thời gian kinh tế của tài sản kể cả khi không được chuyển giao • Tại thời đi m khởi đầu thuê giá trị hiện tại của khoản thanh toán tài sản thuê thấp nhất đối với tất cả giá trị hợp lý của tài sản thuê • Tài sản thuê là tài sản chuyên dùng mà bên đi thuê không... định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở 11 hữu của doanh nghiệp Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình Có TK 212: TSCĐ thuê tài chính (Giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính) Cú... thuê tại thời đi m khởi đầu thuê tài sản Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản hoặc lãi suất . hạn. 2.2. Kế toán TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê trong chuẩn mực kế toán Việt Nam. 2.2.1. Phân loại thuê tài sản. Kế toán TSCĐ thuê tài chính trong chuẩn mực kế toán Việt Nam là chuẩn. bản về TSCĐ thuê tài chính Phần 2: Chế độ kế toán hiện hành về TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê. Phần 3: Một số đánh giá và đề xuất về việc hạch toán TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê. thuận quy định trong hợp đồng. 4 PHẦN 2: CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ TSCĐ THUấ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ ĐI THUấ 2.1. Kế toán TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê trong chế độ kế toán Việt Nam 2.1.1.

Ngày đăng: 10/10/2014, 17:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan