tiếp cận chẩn đoán khó thở và xử trí ban đầu

39 683 1
tiếp cận chẩn đoán khó thở và xử trí ban đầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Khó thở là tình trạng bệnh lý thường gặp trong cấp cứu, nhất là cấp cứu nhi khoa ở trẻ em hầu hết khó thở là do bệnh ở cơ quan hô hấp. Ngoài ra các nguyên nhân khác như vv: bệnh lý ở Tim mạch, ngộ độc.nhiễm trùng hệ thần kinh v.v cũng đều có biểu hiện khó thở và hậu quả cuối cùng có thể gây suy hô hấp, thiếu oxy, loạn nhịp tim vv nếu không xử trí kịp thời có thể đe dọa tử vong và tử vong. Tỷ lệ tử vong trong khó thở vẫn còn cao Việc nghiên cứu tiếp cận các trẻ bị khó thở và xử trí ban đầu là cần thiết. Hạn chế tỷ lệ tử cong cùng với các đồng nghiệp ở các tuyến cơ sở có trong những nhạy cảm hơn trong việc cấp cứu ban đầu. Những bệnh nhân khó thở góp phần giảm tỷ lệ khó thở tiến triển nặng và phức tạp hơn, đủ thời gian điều trị bệnh chính, giảm tỷ lệ tử vong. 1 Chương 1 TỔNG QUAN 1. Định nghĩa Khó thở từ cảm giác chủ quan khó chịu của người bệnh. Do nhu cầu trao đổi khí của cơ thể không được đáp ứng đầy đủ. Mức độ thay đổi từ khó chịu nhẹ đến ngạt thở, khó thở là triệu chứng thường gặp nếu triển cấp tính hoặc mạn tính và bệnh nhân có thể cảm thấy và biểu thị phong cách chủ quan hoặc không. 2. Dịch tễ học: Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới hàng năm có khoảng 15 triệu trẻ em chết trên thế giới. Trong đó 95% ở các nước đang phát triển thì có tới 4 triệu trẻ em chể vì NKHHCT. Ngay ở nước Anh và xứ Wales, mỗi năm có khoảng 300 trẻ en tuổi từ 4 tuần đến 14 tuổi tử vong. Trong đó một nửa do nhiễm hô hấp là trẻ dưới 12 tháng tuổi ( QMS 1998). Ở Việt Nam theo nghiên cứu của bệnh viện Nhi TW, số trẻ nhỏ dưới 5 tuổi NKHHCT được phân bố như sau: - Trẻ 1 - 12 tháng: 57,2 % - Trẻ 13 – 36 tháng : 20,8 % - Trẻ 37 – 60 tháng : 6,33 % Theo nghiên cứu của tác giả Phan Hữu Nguyệt Diễm và cộng sự ( 1990) tại Thành phố Hồ Chí Minh có 1775 ca phải vào cấp cứu do suy hô hấp. Trong đó độ I : 18,6%, độ II. 65,4 %, Độ III: 16,5 %. 2 Một số nghiên cứu của khoa cấp cứu Viện bảo vệ sức khỏe TB ( 1984 – 1990) thì tử vong do bệnh hô hấp chiếm 40,5 % và trong đó số trẻ con tử vong trong tình trạng suy hô hấp là trên 50%. Một nghiên cứu khác của Trần Đình Long và cộng sự (2004) cho thấy trẻ càng nhỏ càng dễ bị khó thở. - Trẻ dưới 12 tháng mắc gấp 2 lần so với trẻ 1-2 tuổi và gấp 5 lần so với trẻ trên 5 tuổi. Nghiên cứu của Lê Thị Nga nhiễm khuẩn HHCT: - Trẻ dưới 12 tháng 45,67 % - 1-3 tuổi 40,89 % - 35 tuổi 6,33 % 3. Yếu tố thuận lợi 3.1. Đặc điẻm giải phẫu bộ máy hô hấp trẻ em Ở trẻ em đường thở thay đổi theo lứa tuổi - Lứa tuổi sơ sinh: mũi nhỏ và ngắn do xương mặt chưa phát triển, đến 4 tuổi mới hình thành ống mũi dưới, niêm mạc trẻ càng nhỏ càng mỏng có nhiều mao mạch nên dế bị xung huyết do đó dẽ bị khó thở. Ở trẻ sơ sinh không thở bằng miệng được, các xoang chưa phát triển, đến khi 2 tuổi các xoang mới phát triển rõ rệt, xoang bướm phát triển tiếp tục đến tuổi dậy thì, khoang hầu họng rất hẹp tổ chức lym pho ở niêm mạc chưa phát triển do đó dễ bị nhiễm trùng. - Lứa tuổi < 6 tháng tuổi: lỗ mũi còn hẹp rất dễ bị tắc bởi dịch tiết nhày dẫn đến hay bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nguy cơ tổn thương đường thở. Ngoài ra: đầu to, cổ ngắn làm cho trẻ có xu hướng gập cổ lại, lưỡi to 3 không chỉ có xu hướng gây tắc nghẽn đường thở ở những trẻ bị hôn mê mà còn cản trở tầm nhìn qua đèn soi thanh quản. - Thanh môn: ở trẻ nhỏ, nắp thanh môn hình móng ngựa và nghiêng về phía sau 1 góc 45 0 nên khó đặt NKQ. - Trẻ 3 – 8 thường hay phì đại amidan không chỉ dễ gây tắc ghẽn đường thở mà còn gây khó sử dụng đường mũi để đặt NKQ, Ống thông dạ dày hoặc ống mũi hầu. - Thanh quản: Trẻ càng nhỏ, càng hẹp, có nhiều tổ chức liên kết sụn mềm, khi viêm dễ bị bít tắc, chít hẹp và gây khó thở nhất là khi có phản thần kinh dây 10, dễ gây co thắt thanh quản. - Khí quản: ngắn và mềm nên khi ngửa cổ quá mức có thể gây ép khí quản. - Sự phát triển của cơ hô hấp cũng tăng dần theo tuổi, cùng với sự phát triển của cơ hô hấp, sự đáp ứng của hệ thần kinh cũng tốt hơn cũng phải lưu ý, trẻ càng nhỏ, dễ mau mệt cơ hô hấp khi bị khó thở lâu. 3.2. Đặc điểm sinh lý Bảng 1.1: Nhịp thở bình thường theo tuổi Sơ sinh 40 – 60 l/p Dưới 1 tuổi 30 – 40 l/p 1 – 2 tuổi 25 – 35 l/p 2 – 5 tuổi 25 – 30 l/p 5 – 12 tuổi 20 – 25 l/p > 12 tuổi 15 – 20 l/p 4 Bảng 1.2: Lượng khí một lần thở vào ( Sankốp) Sơ sinh 25 m/p 1 tuổi 70 ml 4 tuổi 120 ml 8 tuổi 170 ml 14 tuổi 300 ml Người lớn 500ml Ngay sau đẻ, vòng tuần hoàn rau thai ngừng hoạt động, cùng với tiếng khóc chào đời và trẻ bắt đầu thở. Sau động tác thở đầu tiên, nhịp thở của trẻ tăng lên và dài hơn lượng khí thở vào cũng tăng dần theo tuổi. Đường thở: Không khí vào phổi chủ yếu bằng đường mũi, khí thở bằng mũi, các cơ quan hô hấp hoạt động mạnh, lồng ngực và phổi nở rộng hơn khi thở bằng mồm, không khí qua mũi đước sưởi ấm nhờ các mạch máu ở niêm mạc mũi và tổ chức xoang, được điều hòa nhờ các mạch máu và tuyến nhầy không khí được lọc sạch khi qua mũi vào phổi. Trẻ em tốc độ chuyển hóa và nhu cầu ôxy cao hơn ở người lớn, đây là lý do tăng tần số thở. Tuy nhiên, thể tích khí lưu thông trên phút theo trọng lượng cơ thể hầu như giữ nguyên ( 5-7 ml/kg) cho đến tuổi trưởng thành. Kiểu thở: sơ sinh và bú mẹ, bụng Từ > 2 tuổi hỗn hợp Ngực và bụng Từ > 10 tuổi Nam: bụng Nữ: ngực - Phổi: Phổi trẻ em lớn dần theo tuôi: sơ sinh là 50 – 60 gam, đến 6 tháng tuổi thì tăng gấp 3 lần và 12 tuổi tăng gấp 10 lần so với lúc đẻ. - Thể tích phổi trẻ em trong quá trình phát triển tăng lên rất nhanh. Sơ sinh : 65 – 67 ml 5 12 tuổi : tăng gấp 10 lần Phổi ở trẻ em nhất là trẻ nhỏ có nhiều mạch máu, các mạch bạch huyết và sợi cơ nhẵn cũng nhiều hơn. Vì vậy, phổi trẻ em có khả năng co bóp lớn và tái hấp thu các chất dịch trong phế nang nhanh chóng hơn, và phổi trẻ nhỏ ít tổ chức đàn hồi đặc biệt là xung quanh các phế nang và thành mao mạch. Các cơ quan lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động kém, trẻ dẽ bị xẹp phổi, giãn phế nang khi bị viêm phổi, ho gà vv - Rốn phổi gồm phế quản gốc, thần kinh, mạch máu và nhiều hạch bạch huyết, các hạch này có liên hệ với các hạch khác ở phổi. Do đó bất kỳ một quá trình viêm nhiễm nào ở phối cũng có thể phản ứng của các hạch ở rốn phổi Những hạch bạch huyết ở rốn phối có liên quan với các hạch bạch huyết ở trung thất, thượng đòn và cổ, các hạch này có xoang rộng, nhiều mao mạch máu do đó dễ bị viêm nhiễm. 3.3. Quá trình trao đổi khí ở phổi. Quá trình trao đổi khí ở phổi ở trẻ em mạnh hơn ở người lớn, người ta đã tính và nhận xét: Trẻ em dưới 3 tuổi không khí hít vào trong 1phút ( theo đơn vị trọng lượng của trẻ) nhiều gấp đôi ở trẻ 10 tuổi à gấp 1,5 lần so với người lớn. Như vậy, cơ thể trẻ hấp thu dưỡng khí trong 1 đơn vị thời gian tương đối nhiều hơn cơ thể người lớn do chuyển hóa năng lượng của trẻ mạnh hơn người lớn. Để đảm bảo nhu cầu O 2 cao như vậy, bộ phận hô hấp trẻ em cũng có 1 số cơ chế thích nghi. VD: Để bù vào thở nông, trẻ phải thở nhanh lên. Sự trao đổi O 2 và CO 2 giữa phế nang và máu cũng được thực hiện mạnh hơn nhờ sự chênh lệch phần áp O 2 và CO 2 . Thành phần O 2 trong khí phế nang trẻ em lại thấp hơn người lớn Bú mẹ: 17 – 17,16 % 6 1 tuổi 15 % Trái lại thành phần CO 2 trong khí phế nang trẻ em lại thấp hơn Trẻ nhỏ : 2,9 % Trẻ lớn: 4,85 % Áp lực riêng phần O 2 và CO 2 ở phế nang thay đổi theo tuổi. Bú mẹ; 120 mmHg & 21mmHg Trẻ lớn ( 15 tuổi): 110 mmHg & 38 mmHg Tuy nhiên sự cân bằng này không bền vững dễ bị thay đổi theo sự biến đổi của hoàn cảnh ( t 0 , độ ẩm, đậm độ CO 2 ) Đặc điểm này giair thích tại sao trẻ dễ bị rối loạn hô hấp. 3.4. Liên hệ giứa thông khí và tuần hoàn Tác dụng của hô hấp là mang O 2 vào cho máu, máu về phương diện hô hấp có thể xem như một hệ thống hóa phức tạp, có khả năng thu nhận cũng như giải phóng các khí hô hấp O 2, CO 2 ( Nitơ không tham gia vào hô hấp). Khi hít vào : 79% Nitơ + 21 %O 2 Khi thải ra: 79 % Nỉ[ + 14% O 2 + 6 % CO 2 + H 2 O Như vậy cơ thể đã tiêu thụ 7 % O 2 & thải 6% CO 2 - Ở tư thế đứng: Vùng cao có thông khí tốt hơn ở hai đỉnh, kém ở hai đáy, nhưng ngược lại tuần hoàn thì tốt ở hai đáy, kém ở hai đỉnh. - Ở tư thế nằm: Vùng cao có thông khí tốt hơn vùng thấp nhưng tuần hoàn thì ngược lại: tốt ở vùng thấp và kém ở vùng cao. -Ở tư thế đứng: Thông khí tốt nhưng tưới máu kém, tỷ lệ CO 2 , trong khí thở ra thấp dân đến co thắt PQ. Ở vùng được tưới máu tốt nhưng thông khí kém, thiếu O 2 máu dẫn đến co thắt mạch máu, các hiện tượng nói trên được bù trừ bằng sự điều chỉnh tại chỗ và sự hoạt động cơ học của thông khí. Thiếu ôxy trong máu và mô 7 Các nguyên nhân gấy thiếu ôxy trong máu được tóm tắt như sau: + Trước hệ hô hấp: Do giảm ôxy trong khí hít vào Do giảm thông khí phế nang Do rối loạn khuyến tác Do bất xứng giữa thông khí – tới máu + Sau hệ hô hấp: Do thiếu hemoglobin hoạt động Do giảm máu đến mô Do nhu cầu O 2 quá lớn Do ngộ độc mô Do không tạo được QTP “ Andenosin triphootspha” 3.5. Miễn dịch chung ở trẻ em Các khả nắng bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn của trẻ em nói chung và nhất là trẻ nhỏ còn rất kém, chưa phát triển đẩy đủ. Các hàng rào đáp ứng miễn dịch tự nhiên bao gồm: Hàng rào vật lý ( da và niêm mạc): da lành không bị sây sá sẽ cản trợ sự xâm nhập của kháng nguyên, niêm mạc cũng có tác dụng cản trở sự xâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể. Nó còn được bao phủ bởi một lớp chất nhầy do tuyến dưới niêm mạc tiết ra làm cho vi khuẩn hoặc các vật lạ khó bám vào tế bào. Ở trẻ nhỏ nhất là trẻ s1-2 tháng, da mỏng lớp ngoài cùng chưa sừng hóa. Do đó dễ bị sây sát, tuyến dưới niêm tiết chất nhầy chưa phát triển, nước mắt, nước bọt còn ít. Đây là điều kiện cho kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Tiếp đến là hàng rào hóa học: trên da nhờ có axitlactic tạo độ toan cho da, axit béo của mồ hôi, tuyến mỡ dưới da làm cho vi khuẩn không bám được lâu trên da. Nhưng ở trẻ các chất này chưa hoặc rất ít nến dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. - Vùng hầu họng tổ chức lympho chưa phát triển 8 - Trong huyết thanh một số chất như Lysozym, protein phản ứng C, bổ thể vv còn rất ít. - Hàng rào tế bào: đây là hàng rào quan trọng và phức tạp nhất Bách cầu, đại thực bào hoạt động kém, chưa trưởng thành, đặc biệt tình trạng miễn dịch thụ động ( IgG từ mẹ truyền sang con) giảm nhanh, trong khi đó thì khả năng tạo Globulin miễn dịch ( IgG, IgM vv ) còn yếu do đó khả năng tạo miễn dịch càng yếu. 4. Cơ chế bệnhsinh 4.1.Thông khí phế nang Là cơ chế thương gặp nhất còn gọi là cơ chế “ suy bơm hô hấp” Thống kê thông khí phế nang ( VA) Được xác định bằng thông khí toàn bộ ( VE) trừ thể tích khoảng chết (VD) VA = VE – VD Trong đó: VE = Vt X f - f = tần số thở Giảm thông khí phế nang xảy ra khi Thông khí toàn bộ giảm: do giảm thể tích khí khí lưu thông hoặc giảm tần số thở. Thể tích khoảng chết tăng Giảm thông khí phế nang được xác định bằng tình trạng tăng lên của PaCO2 do đó giảm thông khí xuất hiện khi thông khí phế nang không đảm bảo. Chức năng thải trừ CO2. Tình trạng giảm thông khí thậm chí tồn tại ngay cả khi phế nang tăng thông khí trên bình thường, do không bù trừ được sản xuất CO2. Tăng CO2 máu do giảm thông khí phê nang do toan hô hấp do đó gây giảm thông khí máu. Ta có PaCO2 = ( Vco2/VA) x K Trong đó: Vco2 là lượng CO2 sinh ra K là hằng số 9 Như vậy SJJ cấp tăng Pa CO2 do giảm VA hoặc tăng sinh CO2 hoặc thải chậm CO2. Giảm oxy máu do giảm thông khí có cải thiện bằng liệu pháp oxy. Tuy nhiên chỉ thở ôxy không thể cải thiện tình trạng toan máu hóa và giảm oxy máu là cải thiện thông khí phế nang. 4.2 Shunt Shunt là hiện tượng dòng máu đi từ tim phải về tim trái mà không được tham dự vào quá trình trao đổi khí gây ra giảm ôxy máu động mạch với đặc trưng cơ bản là gia tăng khác biệt giữa áp lực ôxy động mạch với phế nang. Ở những vùng có Shunt không hề có trao đổi khí. Do vậy ( PAO 2 – PaO 2 > 20mm Hg). Hiệu số áp lực riêng phần ôxy phế nang so với áp lực riêng phần ôxy máu động mạch). Không đáp ứng với điều trị bằng ôxy liệu pháp. 4.3. Bất tương xứng giữa thông khí và tưới máu phổi (V/Q) Khi phế nang được thông khí VA ít hơn so với sự tưới máu (Q) sẽ dẫn đến giảm sút tỉ lệ VA/Q. Ngược lại khi tại một vùng phổi có hiện tượng tưới máu kém hơn so với thông khí sẽ gây ra sự gia tăng bất thường VA/Q tại vùng phổi đó. Tình trạng giảm ôxy có thể được cải thiện bởi việc tăng nồng độ ôxy trong khí thở vào ( tăng FiO 2 ). 4.4. Rối loạn khuếch tán khí Khi có tổn thương màng trao đổi phế nang – mao mạch cửa khí cacbonic lớn hơn ôxy rất nhiều, cacbonic sẽ nhanh chóng khuếch tán qua vùng phổi lành hoặc vùng tổn thươg ít,nhất là khi có tăng thông khí mặc dù PaO 2 giảm nhưng PaCO 2 không tăng. Khi tình trạng tổn thương phổi nghiêm trọng, diện rộng của màng phế nang – mao mạch với đáp ứng tăng thông khí quá mức sẽ gây suy cơ hô hấp, dẫn tới hậu quả là suy bơm hô hấp thì sẽs có tăng cacbonnic. + Lứa tuổi < 6 tháng: lỗ mũi còn hẹp rất dễ bị tắc bởi dịch tiết nhày dẫn 10 [...]... giá cấp cứu ban đầu phải hỏi bệnh sử của trẻ ít nhất trong 24h trước khi trẻ vào cấp cứu kết hợp với kết quả xét nghiệm có được, việc chẩn đoán nguyên nhân khó thở dựa vào như sau: - Khó thở do tắc nghẽn đường thở + Khó thở thì thở vào kèm tiếng rít, khó thở thanh quản + Khó thở thì thở ra kèm theo thở khò khè: khó thở do phế quản ( hen phế quản) + Khó thở cả hai: thì khó thở khí quản + Khó thở + hội... chứng cận lâm sàng PaO2 < 60mmHg khi thở oxy 60% PaCO2 > 50mmHg PH < 7,3 * Được xem là bệnh nhi có suy hô hấp khi có ≥ 2 dấu hiếu lâ, sàng và ≥ 1 dấu hiệu cận lâm sàng Phân loại mức độ khó thở theo Trần Quỵ: Bệnh nhi khó thở, có SHH khi có 2 triệu chứng: Khó thở và tím tái SHH độ 1 : Khó thở Tím tái khi gắng sức SHH độ 2: Khó thở Tím tái liên tục SHH độ 3: Khó thở Tím tái liên tục, có con ngừng thở bất... TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Khó thở là tình trạng bệnh lý thường gặp trong cấp cứu nhi khoa, gây ra khó thở có 2 nguyên nhân chính: Khó thở do tắc nghẽn đường thở, khó thở do bệnh tim và phổi và khó thở do bệnh lý ngoài tim phổi ( thần kinh, chuyển hóa ) 1 Thăm khám lâm sàng * Đường thở ( Airway): - Sử dụng kỹ năng: “ nhìn – nghe – cảm nhận” để đánh giá sự thông thoáng đường thở Nhìn: nhìn sự... CHƯƠNG 3 20 CHẨN ĐOÁN 20 1 Chẩn đoán nguyên nhân 20 2 Chẩn đoán mức độ khó thở 21 CHƯƠNG 4 23 XỬ TRÍ .23 1 Nguyên tắc chung 23 2 Điều trị cụ thể: 23 3 Xử trí theo mức độ khó thở .25 4 Điều trị một số nguyên nhân gây khó khăn thường gặp 26 5 Điều trị ổn định tình trạng và và vận chuyển an toàn... được mức độ khó thở 23 CHƯƠNG 4 XỬ TRÍ 1 Nguyên tắc chung - Chống suy thở - Điều trị chứng thở - Điều trị nguyên nhân 2 Điều trị cụ thể: - Chống suy thở + Đường thở ( Airưay) Làm thủ thuất thông đường thở, ngửa đầu, nâng cằm hoặc ấn nâng góc hàm - Đặt canuyn miệng – họng hoặc mũi họng Đặt NKQ nếu các xử trí trên thất bại, trong một số trường hợp cần thiết phải mở KQ Đảm bảo thông thoáng đường thở, tư... chống viếm 3 Xử trí theo mức độ khó thở SHH độ I: Làm thông đường thở SHH độ II: Làm thông đường thở, thở ôxy SHH độ II: Làm thông đường thở, thở ôxy, đặt nội khí quản 26 4 Điều trị một số nguyên nhân gây khó khăn thường gặp - Khó thở do tắc nghẽn đường hô hấp trên Nếu nghe thấy được ‘ lọc xọc” trong miệng bệnh nhân, đường hô hấp có nhiều chất dịch tiết, đòi hỏi phát hút sạch Nếu bệnh nhân có thở rít thanh... nhân trung ương Chẩn thương sọ não Ngạt, dấu hiệu kiệt sức Trạng thái động kinh Tổn thương hệ thần kinh trung ương Ngộ độc 2 Chẩn đoán mức độ khó thở Các triệu chứng khó thở - suy hô hấp dựa vào: triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm của Debral ưeiners đề xuất như sau: Lâm sàng Thở Nhanh Chậm Có cơn ngừng thở rên Co kéo rút lõm lồng ngực Tím tái khi thở ô xy 40% hoặc SaO 2 dưới 93% khi thở ôxy 60% vật... trong khó thở, trong khi có biểu hiện sự rút lõm trên xương ức thì thường có tắc nghẽn đường hô hấp trên 17 + Tần số thở: tăng khi có khó thở, nhưng khi tần số giảm rồi chậm dần là dấu hiệu nặng lên Thở rít trong khi thở vào, biểu hiện tắc nghẽn đường hô hấp trến, tiếng khò khè trong thì thở ra biểu hiện trong tắc nghẽn đường hô hấp dưới ( hen, viêm tiểu phế quản) + Thở ren thường gặp trong khó thở. .. gây khó thở mà xử trí một cách hợp lý 5 Điều trị ổn định tình trạng và và vận chuyển an toàn bệnh nhân - Sau bước điều trị cấp cứu, tình trạng bệnh nhân tạm ổn định, vẫn phải thường xuyên giám sát đánh giá bệnh nhân, việc quyết định tiếp theo ( chuyển hồi sức tích cực, chuyển điều trị chuyên khoa hay chuyển viện) Phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và điều kiện của cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân ban đầu. .. đường thở, thở, tuần hoàn ) Liên hệ chặt chẽ với nơi bệnh nhân sẽ chuyển đến, tiếp tục duy trì chức năng sống của bệnh nhân trong suốt quá trình vận chuyển 28 KẾT LUẬN Qua tìm hiểu về hội chứng khó thở ở trẻ em và tham khảo một số tài liệu liên quan xin đưa ra một số kết luận ban đầu như sau: - Khó thở chủ yếu gặp ở độ tuổi 1 tháng đến dưới 3 tuổi đặc biệt 1 tháng đến 12 tháng tuổi - Nguyên nhân khó thở . việc chẩn đoán nguyên nhân khó thở dựa vào như sau: - Khó thở do tắc nghẽn đường thở + Khó thở thì thở vào kèm tiếng rít, khó thở thanh quản + Khó thở thì thở ra kèm theo thở khò khè: khó thở. SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Khó thở là tình trạng bệnh lý thường gặp trong cấp cứu nhi khoa, gây ra khó thở có 2 nguyên nhân chính: Khó thở do tắc nghẽn đường thở, khó thở do bệnh tim và phổi và khó thở. nghiên cứu tiếp cận các trẻ bị khó thở và xử trí ban đầu là cần thiết. Hạn chế tỷ lệ tử cong cùng với các đồng nghiệp ở các tuyến cơ sở có trong những nhạy cảm hơn trong việc cấp cứu ban đầu. Những

Ngày đăng: 10/10/2014, 02:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan