Vài nét về thơ ca Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (17991872)

21 1.2K 1
Vài nét về thơ ca Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (17991872)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Văn Siêu tự là Tốn Ban, hiệu Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ, thụy là Chí Đạo. Ông sinh ngày mồng 3 tháng 7 năm Kỷ Mùi (1799), mất ngày mồng 7 tháng 6 năm Nhâm Thân (1872); Nguyên quán làng Lủ (hay còn gọi là làng Kim Lũ ), xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, sau định cư tại thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, Hà Nội. Nguyễn Văn Siêu là một nhà Nho tiêu biểu của thế kỷ XIX. Ông là người có trách nhiệm với dân với nước, là người thầy uyên bác đức độ, là nhà văn hóa luôn gìn giữ truyền thống và là tác gia với sự nghiệp trước tác khá đồ sộ. Về thơ ca tác giả còn để lại bốn tập thơ là Phương đình vạn lí tập, Phương Đình anh ngôn thi tập, Phương Đình Lưu lãm thi tập, Phương Đình mạn hứng thi tập. Phương Đình sáng tác theo các thể của thơ Đường luật và cổ phong. Trong bốn tập thơ của ông có ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú và thể trường thiên. Mỗi thể đều có những thế mạnh và những thành công riêng. Ông sáng tác nhiều đề tài khác nhau, ở đây tạm chia thành ba mảng lớn là đề tài thiên nhiên, đề tài con người và đề tài cá nhân với những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung.

VÀI NÉT VỀ GIÁ TRỊ THƠ CA PHƯƠNG ĐÌNH NGUYỄN VĂN SIÊU (1799-1872) Nguyễn Văn Siêu tự là Tốn Ban, hiệu Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ, thụy là Chí Đạo. Ông sinh ngày mồng 3 tháng 7 năm Kỷ Mùi (1799), mất ngày mồng 7 tháng 6 năm Nhâm Thân (1872); Nguyên quán làng Lủ (hay còn gọi là làng Kim Lũ ), xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, sau định cư tại thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, Hà Nội. Nguyễn Văn Siêu là một nhà Nho tiêu biểu của thế kỷ XIX. Ông là người có trách nhiệm với dân với nước, là người thầy uyên bác đức độ, là nhà văn hóa luôn gìn giữ truyền thống và là tác gia với sự nghiệp trước tác khá đồ sộ. Về thơ ca tác giả còn để lại bốn tập thơ là Phương đình vạn lí tập, Phương Đình anh ngôn thi tập, Phương Đình Lưu lãm thi tập, Phương Đình mạn hứng thi tập. Phương Đình sáng tác theo các thể của thơ Đường luật và cổ phong. Trong bốn tập thơ của ông có ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú và thể trường thiên. Mỗi thể đều có những thế mạnh và những thành công riêng. Ông sáng tác nhiều đề tài khác nhau, ở đây tạm chia thành ba mảng lớn là đề tài thiên nhiên, đề tài con người và đề tài cá nhân với những giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung. 1. Đề tài về thiên nhiên Như nhiều bậc tao nhân mặc khách, Nguyễn Văn Siêu cũng say cảnh thiên nhiên. Trong thi phẩm của ông, thiên nhiên tỏa sáng ở hai vẻ đẹp, thứ nhất là những vẻ đẹp dữ dội gai góc tác động mạnh vào các giác quan, thứ hai là những vẻ đẹp êm đềm thơ mộng, gợi tả cuộc sống bình yên. Đứng trước những núi cao, thác hiểm, đèo sâu…ngòi bút tác giả trở nên thật sống động, khắc họa thật hữu hình. Còn lúc đối diện với những mặt hồ trong xanh, những dòng sông hiền hòa, những cánh đồng trải dài, những làng quê thanh bình…thi nhân chủ yếu dùng nghệ thuật chấm phá, nắm bắt linh hồn của cảnh vật. Đặc điểm này có sự gặp gỡ giữa thơ ca và văn xuôi, góp phần tạo thành những nét riêng trong diện mạo văn chương. 1.1. Thiên nhiên hùng vĩ và khắc nghiệt Thiên nhiên hùng vĩ và khắc nghiệt ở cả hình hài, dáng vẻ, màu sắc, âm thanh… Nào là: Hữu cố vụ điền hải, Tả cố vân yểm sơn. Kình ngạc ba thần bế, 1 Hổ báo nham linh nhàn. (Dạ xuất Hoành Sơn quan) (Quay phải sương ngập biển, Quay trái mây trùm núi. Sóng kình ngạc dâng bí hiểm, Đá hổ báo nằm linh thiêng) (Đêm qua cửa ải Hoành Sơn) Rồi thì: Chướng lạc phan thành vũ, Vân sinh các yểm phong. (Nam Quan kỷ biệt) (Khí lam chướng của núi rừng rơi xuống như mưa, Mây đùn lên che phủ các ngọn núi) (Từ biệt ở Nam Quan) Lại nữa: Tiền sơn ninh hữu vũ, Bạch trú hà vi lôi. Thạch kích Phi Tuyền tẩu, Giang đầu cấp thế lai. (Hưởng Hồ) (Núi phía trước sao như có tiếng mưa, 2 Ngày nắng sáng sao nghe như có sấm. Vách đá như kích dòng Phi Tuyền bay, Đầu sông thế nước chảy cuộn đến) (Hưởng Hồ) Với những ngôn từ nghệ thuật giàu tính tạo hình, khả năng liên tưởng sắc sảo, tác giả đã phô bày cảnh tượng kỳ vĩ của thiên nhiên. Thi nhân Phương Đình đã sử dụng vốn Hán ngữ thuần thục điêu luyện và khả năng tạo hình đầy ấn tượng. Người đọc như tận mắt chứng kiến, thể nghiệm những cảnh tượng này. Hơn thế, trong vẻ đẹp dữ dội của thiên nhiên dường như ẩn chứa tâm sự của tác giả, tuy mơ hồ mà cũng rất rõ nét: Tháp thế phi tăng trọng, Giang lưu nại nhược hà. Khả lân sơn lưỡng ngạn, Bôn thấu tự tùy ba. (Ngao Đầu sơn) (Thế tháp không thêm nặng, Sông chảy chẳng hề chi. Đáng thương hai bờ núi, Cứ phải chạy theo những con sóng) (Núi Ngao Đầu) Dường như có một ý thức khẳng định cá nhân trong hình tượng ngọn núi giữa lòng sông này? Trong những tứ thơ như trên, phép ẩn dụ tạo chiều sâu cho thi ca. Những hình tượng nghệ thuật không phải cách tượng trưng quy phạm kiểu ngư tiều canh mục, tùng cúc trúc mai, long li quy phụng… cũng không phải là ẩn dụ mô-típ vật dụng thường nhật như quả dưa, cái chổi, ông đầu rau, cây gậy… Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ một cách rất riêng và mang tính hiện đại trong cách lựa chọn cái biểu đạt và nội dung biểu đạt. 3 1.2. Thiên nhiên thơ mộng và bình yên Bên cạnh những bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ dữ dội, thơ của thi nhân Phương Đình còn có những bức tranh thiên nhiên nhẹ nhàng, gợi xúc cảm nội tâm. Nghệ thuật chấm phá, một thủ pháp tả cảnh quen thuộc của văn học phương Đông, đã được phát huy thế mạnh để làm tha thiết hơn những cảnh những tình. Thiên nhiên đất nước quê hương hiện lên qua rặng trúc xanh, tiếng chuông ngân trên mặt hồ, ánh trăng huyền ảo, con thuyền bé nhỏ chòng chành, gợn sóng lăn tăn, làn khói nhẹ phảng phất, cơn mưa nhập nhòa, những nếp nhà ẩn hiện … Thành trì không lịch lịch, Thiên thủy tự du du. Chung thanh tỉnh phù thế, Thụ sắc minh tàn thu. (Du Tây Hồ) (Thành trì còn không đó, Trời nước tự xa xưa. Tiếng chuông thức tỉnh kiếp đời trôi nổi, Sắc của cây lộ rõ cảnh thu tàn) (Chơi Hồ Tây)(*) Duyên lưu yên hỏa thiên thôn quýnh, Bạc phố chu phàm vạn lí thông. Lao lạc khách tình đương ngạn Bắc, Bồi hồi phiến nguyệt tự giang Đông. Vân đê viễn thụ tà khuy thủy, Thiên khoát cao lâu dị đáo không. (Nhị Hà đối nguyệt) 4 (Men theo dòng sông, hàng nghìn thôn xóm xa xa, le lói ánh lửa, đèn, Thuyền đậu trong bến buồm giương cao sẵn sàng đi tới nơi vạn dặm. Phía bờ Bắc lòng khách đượm nỗi buồn tha hương, Mé Đông dòng sông bồi hồi ngắm mảnh trăng lơ lửng. Mây thấp, rặng cây xa nghiêng dòm mặt nước, Bầu trời rộng lớn, lâu đài cao vút tưởng chừng chạm đến hư không) (Ngắm trăng trên sông Nhị)(*) Chướng khiếm yên tiêu nhật chính huân, Chiêu đàm đáo ảnh lạc tân phân. Sàn nhan tích thúy sơ phùng vũ, Bễ nghễ liên gia bán nhập vân. (Bình Lạc triêu tễ lãm thắng) (Chướng khí ít dần, khói sương mờ dần, mặt trời chiếu tỏ, Hồ nước trong in bóng những hình ảnh dày đặc. Sắc vẻ mờ nhạt xanh hơn khi bắt đầu gặp cơn mưa, Trông nghiêng vài mái nhà liền nhau, một nửa như nhập vào mây) (Ngắm cảnh mưa tạnh ở Bình Lạc)(*) Tất cả những nét chấm phá đó đã tái hiện linh hồn cảnh vật để khẳng định một tài năng văn chương với một tâm hồn rất nhạy cảm trước thiên nhiên. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, thi nhân đưa người đọc vào những cung bậc tình cảm rất khác nhau, có thể là một nỗi buồn da diết từ tâm can ngấm vào cảnh vật và sự se sắt của cảnh vật tràn vào lòng người: Xuân ba chuyển lục thụ, 5 Sơn thúy tạp nhân yên. Hà sự thôi bồng vũ, Hàn thanh động nhất xuyên. (Ninh Minh giang chu thứ) (Sóng xuân nhuốm cây xanh, Sắc núi biếc nhòa khói nương. Cớ gì mưa trên mái bồng cứ gõ, Tiếng mưa lạnh khuấy động cả dòng sông) (Thuyền đậu trên sông Ninh Minh)(*) Nhưng cũng có thể, ở đó thiên nhiên đẹp đẽ, như làm vợi bớt những cơn cớ ưu phiền sầu muộn và bừng sáng một cảm thức thanh thoát và bình yên: Thả tận minh triêu hứng, Đồng quân đãng bách ưu. (Du Tây Hồ) (Cùng tận hưởng cái hứng của buổi sáng trong lành, Cùng anh bỏ hết trăm mối sầu lo) (Chơi Hồ Tây) (*) 1.3. Thiên nhiên mang dấu tích lịch sử Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Văn Siêu không chỉ là thiên nhiên đẹp bình yên hay hùng vĩ mà còn là thiên nhiên mang dấu tích lịch sử. Thơ ông có rất nhiều tác phẩm viết về những di tích lịch sử ở Việt Nam và ở Trung Quốc. Các tác phẩm như Quan Cổ Loa thành An Dương Vương miếu hữu tác (Cảm xúc khi ngắm miếu An Dương Vương thành Cổ Loa), Du Phổ Minh tự (Chơi chùa Phổ Minh), An Sơn Phật Tích hoài cổ (Thăm núi Phật Tích ở An Sơn nhớ chuyện xưa), Long Trì dạ nguyệt (Trăng đêm ở Long Trì), Chương Dương độ (Bến Chương Dương), Nhị 6 Thanh động yết Tiền Lê Đốc trấn Ngọ Phong tiên sinh di tượng (Tại động Nhị Thanh bái yết tượng Đốc trấn Ngọ Phong thời Lê), Yết Mã Phục Ba tướng quân miếu (Thăm miếu tướng quân Mã Phục Ba), Quá Tào Tháo nghĩ trủng (Qua mộ giả của Tào Tháo), Quá Triệu Vương cổ thành (Qua thành cổ Triệu Vương), Tuyên Hoá vịnh hoài cổ tích (Tại Tuyên Hoá vịnh dấu tích xưa)…Trong những tác phẩm này, tác giả thường bộc lộ những suy tưởng, chiêm nghiệm sâu xa. Ví như khi thăm núi Phật Tích ở An Sơn: Lăng tằng sơ thế ngạo thương thương, Hoa thảo trường lưu động khẩu hương. Sinh hoá tương truyền Từ tử sự, Hữu vô thuỳ biện Lí triều vương ? Dục đồi cô tháp tranh phong vũ, Bán lạc tàn bi chứng hải tang. Nan dữ tục tăng đàm vãng sự, Kiếp hôi không mãn cựu trì đường. (An Sơn Phật Tích sơn hoài cổ) (Lớp lớp núi cao đứng ngạo nghễ dưới bầu trời xanh, Nơi cửa động vẫn còn lưu giữ hương thơm hoa cỏ. Chuyện sinh rồi hoá của Từ Đạo Hạnh vẫn được lưu truyền, Có hay không, ai nói rõ được thân thế của vua nhà Lí. Ngọn tháp cô độc sắp đổ ganh đua với mưa gió, Bia cũ vỡ một nửa làm chứng cho sự thay đổi. Khó mà cùng những nhà sư tầm thường bàn chuyện đã qua, Bụi của lửa kiếp vẫn đầy ở đê điều ao hồ xưa) (Thăm núi Phật Tích ở An Sơn nhớ chuyện xưa) (*) 7 Tác giả như hoà mình vào dòng chảy của thời gian, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên ở thế núi trùng điệp, ở màu sắc của bầu trời xanh thẳm, ở hương vị cỏ cây còn lưu mãi với thời gian…rồi suy ngẫm về những nhân vật lịch sử như Từ Đạo Hạnh, vua nhà Lí và găm lại lòng người dấu ấn của sự đổi thay. Hai hình ảnh dục đồi cô tháp (ngọn tháp cô độc sắp đổ) và bán lạc tàn bi (tấm bia cũ đã vỡ một nửa) trở thành những ám ảnh nghệ thuật về vòng quay tang thương dâu bể của kiếp người, của cuộc đời và của cả những triều đại, những hệ tư tưởng. Tác giả xót xa trước những nỗi đau của lịch sử. Khi thăm gò Đống Đa phía Tây thành Hà Nội, nơi diễn ra một trong những cuộc chiến thảm khốc giữa quân Tây Sơn và quân xâm lược Mãn Thanh, ông viết: Sự dĩ đồi ba bất khả chi, Tây Sơn quật khởi diệc tuỳ di. Tha nhân ỷ trọng nan vi quốc, Khách địa khinh phù mạn khí si. (Điếu thành Tây Loa Sơn cổ chiến trường xứ) Sự nghiệp (nhà Lê) như sóng nước trôi xuôi không thể chống đỡ được, Tây Sơn nổi lên, cũng là sự biến chuyển theo thời thế. Dựa vào người ngoài khó mà lo được việc nước, Ở đất khách khinh suất là đem vất quân đi) (Thăm viếng Loa Sơn phía Tây thành nơi chiến trường xưa) (*) Và người con của dân tộc luôn quật cường chống lại giặc ngoại xâm đã bày tỏ niềm tự hào trước những chiến công oanh liệt: Nguyên nhân vô yếm tứ lăng xâm, Bách vạn Nam lai độc tựu cầm. Tranh đạo chiết xung đa tướng lược, Thuỳ tri “sát Thát” thử nhân tâm. 8 Phân mao thế giới thành chung cổ, Đoạt sóc uy danh thuyết chí câm. Cổ độ thu phong trường tống khách, Trung lưu hồi thủ nhất phi khâm. (Chương Dương độ) (Người Nguyên ngông cuồng đeo đuổi việc xâm lăng tham lam không chán, Hàng trăm vạn quân sang nước Nam đều bị bắt cả. Cứ nói : bẻ gẫy sức mạnh của giặc là nhờ mưu lược của tướng lĩnh, Mấy ai biết rằng: chính là nhờ lòng dân nung nấu hai chữ “sát Thát”. Nơi cỏ rẽ đã thành biên giới muôn thuở, Uy danh cướp giáo còn truyền tụng đến tận ngày nay. Trên bến đò xưa gió thu thổi hoài tiễn khách, Giữa dòng ngoảnh đầu lại phanh áo đón gió thu) (Bến đò Chương Dương) (*) Cùng là đứng trên bến sông đã diễn ra những chiến thắng lẫy lừng, nhưng sau nhiều thế kỉ, bài thơ của Nguyễn Văn Siêu làm xúc động lòng người không phải bởi hào khí Đông A hừng hực như bài Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải mà bởi niềm tự hào được viết lên sau những suy tư về lịch sử và nỗi niềm hoài cổ vương vấn mãi trong những hình ảnh cổ độ thu phong (gió thu nơi bến đò xưa), trung lưu hồi thủ (giữa dòng quay đầu lại)… Hàng loạt những tác phẩm với những xúc cảm về thiên nhiên, không gian mang dấu ấn lịch sử đã cho thấy tác giả thường có những ngẫm suy quá vãng. Tìm hiểu yếu tố lịch sử của một không gian chính là tìm hiểu những giá trị văn hoá của không gian ấy. Đó cũng chính là nét riêng trong sáng tạo nghệ thuật của thần thơ họ Nguyễn, một hồn thơ trầm lắng với những chiêm nghiệm sâu xa. 2. Đề tài về con người 9 Đề tài nổi bật thứ hai trong thơ thi nhân Phương Đình là đề tài viết về con người. Trong bốn tập thơ, đề tài này được khai thác trên nhiều phương, nhưng xúc động hơn cả là mảng viết về sự thống khổ của người dân lao động với nỗi xót xa vô hạn trước cuộc sống khó khăn cơ cực lầm than mà họ phải gánh chịu: Quái sự, quái sự bất nhẫn văn, Bạch trú sát nhân toàn gia khứ. Quân lại quá giả cố chi tha, Hương lí tàng nặc bất cảm ngữ. Ngữ giả thập nhân vô nhất sinh, Gia gia hôi tẫn thành phi nhứ. Tróc nhân quan đạo như thâm sơn, Vãng lai tinh tán vô nhân cự. Thù giả sách tiền phục sát chi, Nhân gia ngưu tửu nhật yếm ứ. Triêu tịch hoành hành vi lí lư, Phủ huyện nha biên thời tán xử. Khoảnh khắc liên phá nhị tam thôn, Kinh hoàng tẩu tử lão nhi nữ. Thái thậm phất hoạch dĩ chi quan, Tầm phục nhất không trục dữ trữ. (Nhân tự Bắc Ninh lai, ngôn Bắc Ninh sự, cảm tác) (Chuyện lạ quá, chuyện lạ quá, không thể chịu nổi khi nghe, 10 [...]... Chừng như có bạn cũ sắp tới chơi) (Ngày xuân dậy sớm) (*) Nhiều văn nhân đã viết về gia đình, người thân với những áng thơ văn cảm động Gia đình là thế giới thu nhỏ và thân thương đã từng xuất hiện qua thơ văn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du… và sau này là Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Thi nhân Phương Đình cũng tha thiết khi viết về con đường, cây cầu, ngôi nhà, vườn mai và những người thân... Thương thay những đám xương kia không có ngày về, Ngổn ngang cùng núi non, một ngọn cao ngất) (Thăm viếng Loa Sơn ở phía Tây thành nơi chiến trường xưa)(*) Những câu thơ gợi liên tưởng đến niềm cảm thương của Nguyễn Du trong Văn chiêu hồn Nguyễn Du và Nguyễn Văn Siêu đều đau nỗi đau của những người đi chẳng có ngày về Nhưng khác với Nguyễn Du, Nguyễn Văn Siêu không tái hiện lại cuộc đời người lính lúc... gia đình làng xóm quê hương Cuộc sống đã hiện lên như sự tồn tại vốn có của nó, đó là thành công của tài năng Nguyễn Văn Siêu nhưng cũng chính là kết quả của sự chuyển mình âm thầm mà bền bỉ của văn học Việt Nam suốt nhiều thế kỉ Trong mảng đề tài viết về cá nhân, ngoài cuộc sống gia đình thanh bình đầm ấm, thơ Nguyễn Văn Siêu còn bộc lộ khá trực diện những cung bậc sâu kín của tâm hồn Phương Đình. .. với thi nhân Phương Đình Nỗi cô đơn chính là hiện thân của sự trăn trở trước những buồn vui của cuộc đời và góp phần tạo nên một vẻ đẹp riêng trong hồn thơ của ông, một hồn thơ tinh tế và đa cảm Nguyễn Văn Siêu là tác gia lớn 20 của Việt Nam vào thế kỉ XIX, những sáng tác của ông ở cả văn xuôi và thơ ca đều có những thành tựu về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật Ông sáng tác bốn tập thơ với ba mảng... (không một ai chống cự) … Ông viết về hiện thực bằng nỗi ám ảnh, sự trăn trở và nước mắt của mình Vì thế chất hiện thực trong thơ ông sắc sảo mà xúc động Từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, văn học Việt Nam xuất hiện trào lưu văn học hiện thực mang giá trị nhân đạo với sáng tác của các tác giả như Phạm Nguyễn Du, Ngô Thế Lân, Bùi Huy Bích, Nguyễn Du, Lý Văn Phức, Cao Bá Quát… Triều đại phong kiến... cảnh thơ mộng bình yên, bày tỏ suy tưởng sâu xa trước những dấu tích lịch sử Còn khi viết về con người đặc biệt là nỗi thống khổ của người dân, ngòi bút của ông thấm đẫm chất hiện thực và nhân đạo với hệ thống ngôn từ sắc sảo và giọng thơ chừng mực trầm lắng Giọng thơ ấy trở nên đa cảm và tinh tế hơn khi bộc lộ đời sống tinh thần cá nhân Nguyễn Văn Siêu xứng đáng là tác giả tiêu biểu của nền văn học... vẫn tin tưởng: Triều đình uy đức dữ thiên tề, Thiên hạ Đông Tây hàm an cư (Nhân tự Bắc Ninh lai ) (Uy đức của triều đình sánh với trời cao, Thiên hạ khắp nơi được an cư) (Có người từ Bắc Ninh tới ) (*) Theo ông, những cảnh tượng bất nhẫn văn chỉ có tính “cá biệt” và chỉ đưa ra lời giải đáp phỏng chừng: Hồ vi hồ nhất phương hồng nhạn trường bi minh… … Thiên lí sương môn bất tận văn (Nhân tự Bắc Ninh... luôn nhạy cảm trước đau khổ, bất hạnh của con người 3 Đề tài về đời sống cá nhân Đề tài thứ ba trong thơ ca của Nguyễn Văn Siêu là tâm tư, tình cảm của cá nhân chủ thể sáng tạo ở đó hiện lên bức chân dung tinh thần của con người có đời sống hồn hậu, một trái tim yêu đất nước, yêu thiên nhiên, yêu gia đình, trân trọng tình cảm bè bạn, xóm giềng… Thi nhân tả ngôi nhà vườn của mình: Khích địa nhất cung... mười một bắt đầu rét, đêm có mưa nhỏ rồi tạnh, cảm xúc làm thơ) Vẫn giữ một lòng tin với chính thể quân chủ, chưa phơi bày được bản chất xã hội đương thời, chưa tìm ra nguyên nhân chính của những kiếp đời bất hạnh, Nguyễn Văn Siêu chỉ có thể bày tỏ những mong ước của mình và những cảnh báo trước hiện thực: Nguyện ngôn tư thổ cấp vi mưu, Vật sử văn giả đồ ưu lự, Trích lựu bất tắc vi đồi ba, Đại hoả liệu... Ngay cả khi đã cáo quan về dạy học ông vẫn được tầng lớp vua quan coi trọng Mặt khác có thể do tính cách ôn hoà trung dung, dù nhận ra bản chất của hiện thực nhưng không muốn đẩy chúng thành những thái cực, vì vậy tác giả không đi đến phê phán những mâu thuẫn xã hội phức tạp và nảy lửa đương thời Cũng không loại trừ khả năng do nguyên nhân về hoàn cảnh và cá tính, Nguyễn Văn Siêu chưa thực sự nhìn ra . VÀI NÉT VỀ GIÁ TRỊ THƠ CA PHƯƠNG ĐÌNH NGUYỄN VĂN SIÊU (1799-1872) Nguyễn Văn Siêu tự là Tốn Ban, hiệu Phương Đình và Thọ Xương cư sĩ, thụy là Chí Đạo khá đồ sộ. Về thơ ca tác giả còn để lại bốn tập thơ là Phương đình vạn lí tập, Phương Đình anh ngôn thi tập, Phương Đình Lưu lãm thi tập, Phương Đình mạn hứng thi tập. Phương Đình sáng tác. (*) Nhiều văn nhân đã viết về gia đình, người thân với những áng thơ văn cảm động. Gia đình là thế giới thu nhỏ và thân thương đã từng xuất hiện qua thơ văn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn

Ngày đăng: 09/10/2014, 19:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan