hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la

171 948 2
hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường trung học cơ sở tỉnh sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong xu thế hội nhập toàn diện của đất nước, nền giáo dục của nước nhà phải là một trong những mũi nhọn tiên phong, trong đó đổi mới giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học có hiệu quả cao cần trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản vững chắc. Trên cơ sở đó học sinh biết vận dụng sáng tạo kiến thức giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn cuộc sống. Mục tiêu của giáo dục THCS là cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học. Ngôn ngữ hóa học là một thành phần rất quan trọng trong quá trình dạy học và nghiên cứu hóa học. Việc hiểu, nắm bắt và vận dụng tốt ngôn ngữ hóa học có tính chất quyết định đến chất lượng lĩnh hội kiến thức hóa học của học sinh. Như vậy giúp các em hiểu rõ ngôn ngữ hóa học cơ bản nhằm xây dựng cho các em nền tảng phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên các cấp bậc học cao hơn, đi vào cuộc sống lao động, giao tiếp xã hội. Môn hoá học là một môn học rất mới mẻ đối với học sinh lớp 8 trung học cơ sở, nên việc hiểu, nắm bắt và vận dụng tốt ngôn ngữ hóa học đối với đa số học sinh còn nhiều hạn chế và thụ động, đặc biệt là đối với học sinh người dân tộc việc nghe và hiểu tiếng Việt đã khó. Hiểu và vận dụng ngôn ngữ hóa học càng khó khăn hơn đối với các em. Từ đó gây tâm lý ngại học môn hoá học, dẫn đến kết quả học tập không cao. Do đó việc nghiên cứu, đề xuất những biện pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm phát triển năng lực nhận thức, nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói chung, học sinh dân 1 tộc nói riêng, với môn hoá học nói chung và vấn đề về dạy ngôn ngữ hoá học nói riêng là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường Trung học cơ sở tỉnh Sơn La ”. 2. Lịch sử nghiên cứu. - NNHH và sử dụng NNHH trong dạy học không phải là vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam. Các nhà khoa học đã có những công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau về nội dung của NNHH (như ngôn ngữ của một ngành khoa học cụ thể) qua các báo cáo, công trình đăng trên các tạp chí: - Vấn đề “Lịch sử đặt tên các nguyên tố hóa học” được tác giả Nguyễn Duy Ái tập hợp và hệ thống lại đăng trên Tạp chí Hóa học ngày nay (số 21.12/1994; số 22 – 1/1995), tác giả Phúc Đường có bài viết “Du lịch qua tên gọi các nguyên tố hóa học “đăng trên tạp chí Thế giới mới số 511 (trang 53 – 54) và 512 (trang 58 – 60) cung cấp những tư liệu về nguồn gốc tên gọi của phần lớn các nguyên tố trong Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Về thuật ngữ hóa học nói chung có một số tư liệu tập trung nghiên cứu về nội dung các thuật ngữ (gắn với các khái niệm hóa học) nhằm mục đích tra cứu: từ điển hóa học phổ thông, thí nghiệm hóa học dành cho thiếu nhi, của nhà xuất bản (NXB) Văn hóa – Thông tin. Về thuật ngữ và tên gọi các hợp chất vô cơ được tác giả Đào Quý Chiêu đề cập về những nguyên tắc và mối liên hệ với bản thân các chất, sự phân loại các chất. - Năm 2000, NXB Giáo dục đã xuất bản cuốn sách “Danh pháp hợp chất hữu cơ” của tác giả Trần Quốc Sơn (chủ biên) và Trần Thị Tửu, được tái bản tháng 11 năm 2003. Trong lời nói đầu tác giả đã viết: “Vấn đề thuật ngữ và danh pháp hóa học ở nước ta đang được nhiều người quan tâm đặc biệt, không những vì tầm quan trọng của nó trong giảng dạy hóa học mà còn vì chưa có sự thống nhất về nguyên tắc xây dựng thuật ngữ hóa học bằng tiếng 2 Việt và về cách luân phiên chuyển tiếng nước ngoài thành tiếng Việt”. - Tháng 3/2009, Hội hoá học Việt Nam báo cáo tổng kết đề tài tại Hà Nội “Xây dựng hệ thống danh pháp và thuật ngữ hoá học Việt Nam”. - Vấn đề NNHH chỉ được trình bày trong tài liệu: Ngôn ngữ hóa học - phương tiện nhận thức trong DHHH, gồm những nội dung: - Ngôn ngữ hóa học, PP nhận thức hóa học trong khoa học và trong dạy học - Vị trí, chức năng của NNHH trong hệ thống các phương tiện dạy học - Những cơ sở lý luận của sự hình thành NNHH - Nội dung kiến thức và kỹ năng NNHH trường trung học - những giai đoạn cơ bản của quá trình hình thành NNHH trong DHHH - Những điều kiện để lĩnh hội nội dung và sử dụng ngôn ngữ hóa học. “Ngôn ngữ hóa học” là cách gọi ngắn gọn của “ngôn ngữ của khoa học hóa học”, bao gồm: thuật ngữ hóa học, danh pháp và biểu tượng hóa học, trong đó thuật ngữ hóa học là thành phần cơ sở của NNHH. Ngôn ngữ hóa học thực hiện các chức năng nhận thức hóa học trong hệ thống các phương tiện nhận thức và phương tiện dạy học hóa học. - Một số luận án Tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khóa luận của sinh viên đã nghiên cứu vấn đề này như : +) Luận án Tiến sĩ của tác giả Hoàng Thị Chiên : “Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học (về thuật ngữ hoá học) cho sinh viên miền núi trong trường sư phạm các tỉnh phía Bắc” bảo vệ năm 2005 tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. +) Luận án Thạc sĩ của tác giả Huỳnh Thiên Lương “Hình thành những khái niệm hóa học cơ bản cho học sinh người dân tộc Khmer ở trường Trung học cơ sở tỉnh Trà Vinh” bảo vệ năm 2007 tại trường Đại học Sư phạm, Hà Nội. 3 +) Luận án Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Mai: “Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông ở tỉnh Đăk Nông” bảo vệ năm 2010 tại trường Đại học Sư phạm Huế. Tuy nhiên việc nghiên cứu NNHH và sử dụng NNHH trong dạy học hóa học ở trường phổ thông đặc biệt ở cấp THCS nhất là ở lớp 8, lần đầu tiên học sinh học môn hóa học nên vấn đề rèn luyện ngôn ngữ hóa học lại càng cần thiết và quan trọng hơn. Mặt khác đối với học sinh các tỉnh miền núi nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng càng cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “ Hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường Trung học cơ sở tỉnh Sơn La ” là cần thiết và quan trọng. 3. Mục đích nghiên cứu - nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất các biện pháp dạy học giúp học sinh người dân tộc nắm vững và vận dụng tốt ngôn ngữ hóa học lớp 8 ở trường THCS theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ hoá học, nội dung, kiến thức của ngôn ngữ hoá học cơ bản trong chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 8 THCS. Các quan điểm và nội dung định hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học hoá học nói riêng theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. - Phân tích sự hình thành và phát triển ngôn ngữ hoá học ở lớp 8 THCS. - Điều tra thực trạng việc nắm vững ngôn ngữ hoá học của học sinh chỉ ra những khó khăn của giáo viên và học sinh dân tộc khi dạy học ngôn ngữ hóa học. 4 - Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp dạy học nhằm: hình thành có hiệu quả ngôn ngữ hóa học cho học sinh người dân tộc ở trường THCS tỉnh Sơn La. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác nhận tính khả thi, sự phù hợp và hiệu quả của các biện pháp, phương pháp được đề xuất. Rút ra những kết luận và khuyến nghị cần thiết. 4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Hóa học ở trường THCS. - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề hình thành và phát triển một số khái niệm ngôn ngữ hoá học cơ bản trong chương trình Hoá học lớp 8. Một số khái niệm hoá học cơ bản, thuật ngữ hoá học cơ bản, danh pháp hoá học và biểu tượng hoá học trong các chương 1,2,3 SGK Hoá học lớp 8. 5. Giả thuyết khoa học. Nếu đề xuất và có thử nghiệm một cách nghiêm túc các biện pháp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh người dân tộc, sẽ giúp các em nắm vững ngôn ngữ hóa học cơ bản, từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học ở các trường THCS tỉnh Sơn la. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí luận + Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết. + Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lí thuyết. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, trò chuyện, phỏng vấn, thực nghiệm sư phạm - Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục. 7. Những đóng góp của đề tài. 5 Nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng phối hợp các biện pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm hình thành ngôn ngữ hóa học cho học sinh trường THCS ở tỉnh Sơn La nói chung, cho học sinh dân tộc nói riêng. 8. Cấu trúc của luận văn Mở đầu Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở THCS. Chương 2: Một số biện pháp hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học cơ bản trong chương trình hóa học lớp 8 THCS. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Kết luận chung và kiến nghị. 6 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOÁ HỌC Ở THCS 1.1. Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức [37] 1.1.1. Kinh nghiệm xã hội được tồn tại và truyền đạt lại cho thế hệ sau được là nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp và công cụ tư duy. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành, giữ gìn và chuyển giao thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác, là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, là hiện tượng xã hội đặc biệt. Ngôn ngữ là hình thức vật chất của các quy luật và hình thức tư duy, là hệ thống thông tin kí hiệu đặc biệt đảm bảo chức năng hình thành, giữ gìn và chuyển giao thông tin. Ngôn ngữ là một hiện tượng bao hàm nhiều mặt, nhiều nhân tố không thể tách rời nhau, mà trước khi xuất hiện học thuyết về chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhà ngôn ngữ học F. De Sausure đã quan niệm “là bộ phận xã hội của hoạt động ngôn ngữ, tồn tại bên ngoài cá nhân”, nó là một sản phẩm xã hội lưu trữ trong óc mỗi người. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Tuy ngôn ngữ không phải là tư duy nhưng tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không có tư duy. Những tư tưởng và những sự trừu tượng hóa không thể tồn tại độc lập được và chúng nhất thiết phải được vật chất hóa ra dưới dạng các âm thanh (ngôn ngữ nói) hay các ký hiệu chữ viết (ngôn ngữ viết). Mác cho rằng ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, tư tưởng chỉ có thể thể hiện một cách hiện thực trong ngôn ngữ. Tư duy trừu tượng gián tiếp, khái quát, không thể tồn tại bên ngoài 7 ngôn ngữ, nó phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện cho mình. Nếu không có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy và nhờ đó làm khách quan hóa chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy. Ngôn ngữ được chia thành ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo. Ngôn ngữ tự nhiên - hệ thống thông tin ký hiệu âm thanh đặc biệt và chữ viết - được hình thành trong lịch sử xã hội, biểu thị các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Ngôn ngữ nhân tạo là hệ thống ký hiệu hỗ trợ được tạo ra bằng cách riêng trên cơ sở của ngôn ngữ tự nhiên nhằm chuyển giao chính xác và kinh tế các thông tin khoa học và thông tin khác. Ngôn ngữ nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong khoa học và kỹ thuật hiện đại như toán học, hóa học, vật lý lý thuyết, kỹ thuật tính toán, máy tính điện tử. Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong đời sống tâm lý con người, là thành tố quan trọng nhất về mặt nội dung và cấu trúc tâm lý người đặc biệt là quá trình nhận thức. 1.1.2. Ngôn ngữ làm cho các quá trình của nhận thức cảm tính ở người mang một chất lượng mới [13]. Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Nó được thể hiện dưới ba hình thức là cảm giác, tri giác, biểu tượng. Cảm giác là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức và là nguồn gốc mọi sự hiểu biết của con người. Cảm giác là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật vào các giác quan con người, là kết quả của sự tác động vật chất của sự vật vào các giác quan con người, là sự chuyển hóa năng lượng kích thích bên ngoài thành yếu tố của ý thức. Cảm giác, theo Lênin, là 8 hình ảnh của thế giới khách quan. Ngôn ngữ ảnh hưởng mạnh đến ngưỡng nhạy cảm của cảm giác, làm cho cảm giác được thu nhận rõ ràng, đậm nét hơn. Tri giác là sự tổng hợp nhiều cảm giác, nó đem lại hình ảnh hoàn chỉnh hơn về sự vật. Tri giác nảy sinh trên cơ sở các cảm giác, là sự kết hợp các cảm giác. So với cảm giác, tri giác là hình thức cao hơn của nhận thức cảm tính, nó đem lại cho chúng ta tri thức về sự vật đầy đủ hơn, phong phú hơn. Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn và làm cho những cái tri giác được trở thành khách quan, đầy đủ và rõ ràng hơn. Ví dụ việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh (quy luật về tính lựa chọn của tri giác), việc xây dựng một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng tùy theo nhiệm vụ của tri giác (quy luật về tính trọn vẹn của tri giác) nếu được kèm theo bằng lời nói thầm hay nói thành tiếng thì diễn biến sẽ nhanh hơn và kết quả sẽ rõ hơn. Vai trò của ngôn ngữ đối với quá trình quan sát càng cần thiết hơn, vì quan sát là tri giác tích cực, có chủ định và có mục đích (tức là có ý thức). Tính có ý thức, có mục đích, có chủ định đó được biểu đạt và điều khiển, điều chỉnh chính nhờ ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì tri giác của con người vẫn là tri giác của động vật. Tính có ý nghĩa trong tri giác của con người là một chất lượng mới làm cho tri giác người khác xa tri giác của con vật. Chất lượng mới này chỉ được hình thành và được biểu đạt thông qua ngôn ngữ. Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ. Sự tiếp xúc trực tiếp nhiều lần với sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng, những hình ảnh về sự vật đó. Những ấn tượng, hình ảnh này đậm nét và sâu sắc đến mức có thể hiện lên trong ký ức của chúng ta ngay cả khi sự vật không còn ở trước mắt. Trong biểu tượng chỉ lưu giữ lại những nét chủ yếu, nổi bật nhất của sự vật do cảm giác, tri giác đem lại trước đó. Biểu tượng 9 thường được hiện ra khi có những tác nhân tác động, kích thích đến trí nhớ con người. Hình thức cao nhất của biểu tượng là sự tưởng tượng, sự tưởng tượng đã mang tính chủ động sáng tạo. Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong hoạt động sáng tạo khoa học. Ngôn ngữ cũng giữ một vai trò to lớn trong tưởng tượng. Nó là những phương tiện để hình thành biểu đạt và duy trì các hình ảnh của tưởng tượng. Ngôn ngữ giúp ta làm chính xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh, tách ra trong chúng những mặt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau, cố định chúng lại bằng từ và lưu giữ chúng trong trí nhớ. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình ý thức, được điều khiển tích cực, có kết quả và chất lượng cao. Ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của con người. Nó tham gia tích cực vào các quá trình trí nhớ, gắn chặt với các quá trình đó. Việc ghi nhớ sẽ dễ dàng và có kết quả tốt hơn nếu ta nói lên thành lời điều cần ghi nhớ. Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện sự ghi nhớ có chủ định, sự ghi nhớ có ý nghĩa và kể cả sự ghi nhớ máy móc (học thuộc lòng)… ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ, là một hình thức để lưu giữ những kết quả cần nhớ. Nhờ ngôn ngữ con người có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con người. Chính bằng cách này con người lưu giữ và truyền đạt được kinh nghiệm của loài người cho thế hệ sau. 1.1.3. Vai trò của ngôn ngữ là không thể thiếu trong nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, nó xảy ra trên cơ sở nhận thức cảm tính. Nếu chỉ bằng cảm giác, tri giác thì nhận thức của con người sẽ rất hạn chế, bởi vì con người không thể bằng cảm giác mà hiểu được những cái như: tốc độ ánh sáng, giá trị hàng hóa, quan hệ giai cấp,… Muốn hiểu 10 [...]... thành ngôn ngữ hoá học ở trường THCS * Nguyên tắc 1: Kế thừa và phát triển Kiến thức hóa học ở trường THCS là một hệ thống các kiến thức và ngôn ngữ hóa học cơ bản liên quan chặt chẽ với nhau để phát triển Vì vậy cần quán triệt nguyên tắc kế thừa và phát triển trong việc hình thành một ngôn ngữ hóa học Để hình thành một ngôn ngữ hóa học mới, trước tiên cần dựa và yêu cầu của chương trình, rồi xét xem ngôn. .. ngôn ngữ hóa học mới này dựa trên những kiến thức nào, khái niệm cơ bản nào đã học, tiến hành ôn tập kỹ các kiến thức, các khái niệm đó mà hình thành ngôn ngữ hóa học mới cho học sinh Theo nguyên tắc này, các khái niệm có thể phát triển theo 3 con đường cơ bản sau đây: a Hình thành ngôn ngữ hóa học Đây là giai đoạn hình thành biểu tượng đầu tiên các ngôn ngữ hóa học Nhằm giúp học sinh nắm được các ngôn. .. 1.2.5.1 Ngôn ngữ hoá học làm tối ưu hóa quá trình lĩnh hội môn hóa học, phát triển tư duy Vai trò của ngôn ngữ hoá học trong nhiệm vụ giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh Ngôn ngữ hoá học được sử dụng trong toàn bộ các giai đoạn của quá trình dạy học môn hóa học với các chức năng đa dạng Với sự hỗ trợ của ngôn ngữ hoá học, nội dung hóa học nhà trường được truyền đạt và lĩnh hội, hình thành những khái niệm hóa. .. về các trình độ nắm vững ngôn ngữ hoá học Các kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ hoá học cho phép thực hiện các hoạt động nhận thức một cách có hiệu quả: tìm hiểu tính chất các chất, các khuynh hướng của phản ứng hóa học, giải thích bản chất các hiện tượng, quá trình hóa học, giải các bài toán hóa học và mô hình hóa các kết quả thu được Cùng với các hoạt động tự lập trong học tập, trên cơ sở nắm vững ngôn ngữ. .. toàn bộ các giai đoạn của quá trình dạy học môn hóa học với các chức năng đa dạng Với sự hỗ trợ của ngôn ngữ hoá học, nội dung hóa học nhà trường được truyền đạt và lĩnh hội, hình thành những khái niệm hóa học, những phương pháp nhận thức đặc trưng của bộ môn, hình thành mối liên hệ nội môn và liên môn, phát triển tư duy của học sinh và hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh Ngôn ngữ. .. ứng hóa học, giải thích bản chất các hiện tượng, quá trình hóa học, giải các bài toán hóa học và mô hình hóa các kết quả thu được Cùng với các hoạt động tự lập trong học tập, trên cơ sở nắm vững ngôn ngữ hoá học sinh còn làm quen với hoạt động sáng tạo trong nhận thức hóa học Ngôn ngữ hoá học chứa đựng trong nó những khả năng lớn trong việc thực hiện chức năng giáo dục trong dạy học hoá học Ngôn ngữ. .. dụng ngôn ngữ hoá học giáo dục cho học sinh nhiều phẩm chất con người như: hình thành kỹ năng học tập, hình thành hứng thú với môn học, 18 giáo dục cho học sinh cách diễn đạt suy nghĩ của mình một cách chính xác, từ đó, giúp học sinh hình thành nhiều tính cách tốt như có thói quen tự lực trong học tập và lao động, tính chính xác, yêu khoa học, … Những điều trình bày trên đây cho phép kết luận: Ngôn ngữ. .. đó Ngôn ngữ hóa học còn sử dụng các ký hiệu của nó với ngôn ngữ của khoa học khác: ký hiệu toán học, logic học, các đại lượng vật lý, các thuật ngữ, khái niệm khoa học nói chung… tạo điều kiện thuận lợi cho sự mô tả các đối tượng hóa học và các quy luật giữa chúng 1.2.3 Các chức năng và nhiệm vụ nhận thức của ngôn ngữ hoá học 1.2.3.1 Chức năng nhận thức của ngôn ngữ hoá học Những đặc trưng của ngôn ngữ. .. khái niệm hóa học, những phương pháp nhận thức đặc trưng của bộ môn, hình thành mối liên hệ nội môn và liên môn, phát triển tư duy của học sinh và hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh Ngôn ngữ hoá học tham gia vào tri thức kinh nghiệm, vào sự khái quát hóa và hệ thống hóa các kết quả của khoa học hóa học, có vai trò to lớn trong phương pháp nhận thức hóa học Để khái quát các tri thức... ngữ thông thường là những từ và câu, trong thành phần của ngôn ngữ khoa học hóa học còn những phần rất đặc trưng: các thuật ngữ hóa học, danh pháp và biểu tượng, thường gọi là ngôn ngữ hóa học Ngôn ngữ hoá học là sự tổng hoà của của các thuật ngữ, kí hiệu và danh pháp, qui tắc thiết lập chung, sự giải thích thuyết minh và sử dụng chúng trong việc mô tả, nhận thức các kiến thức hoá học Thuật ngữ hóa . của ngôn ngữ của khoa học hóa học , bao gồm: thuật ngữ hóa học, danh pháp và biểu tượng hóa học, trong đó thuật ngữ hóa học là thành phần cơ sở của NNHH. Ngôn ngữ hóa học thực hiện các chức. cho học sinh trường THCS ở tỉnh Sơn La nói chung, cho học sinh dân tộc nói riêng. 8. Cấu trúc của luận văn Mở đầu Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề hình thành và phát triển. ngôn ngữ hoá học nói riêng là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “ Hình thành và phát triển ngôn ngữ hóa học ở lớp 8 cho học sinh dân tộc các trường

Ngày đăng: 09/10/2014, 12:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Lý do chọn đề tài.

  • c. Bài tập hình thành khái niệm về phản ứng hóa học.

  • d. Hình thành khái niệm về các hệ phân tán.

    • Ví dụ 1 : Vì sao một muỗng nhỏ đường lại làm ngọt cả cốc nước?

    • Ví dụ 2 : Vì sao sau cơn mưa giông, không khí lại trong lành hơn?

    • Ví dụ 3 : Sau khi nến cháy sẽ biến thành gì?

    • Câu 7 : Vì sao một muỗng nhỏ đường lại làm ngọt cả cốc nước?

    • Câu 8 : Cho biết KHHH của nhôm? TL : Al

    • Câu 9 : Cho biết hoá trị của nhóm hiđroxit (-OH)? TL : Al

    • 1.Cây que bốc cháy.

    • 2.Khẩu đại bác hoá học.

    • 3. Làm đông đặc thật nhanh.

    • 4. Đốt cháy viên đường.

    • 5. Thí nghiệm về pư NH3 tác dụng HCl.

    • 6. Ăn lửa.

    • 7. Tạo ra màu hồng bằng nước lã.

    • 8. Đốt cháy nước đá.

    • 9. Làm cho nước sôi bằng sợi dây kim loại.

    • 10. Dòng chữ từ đâu xuất hiện.

    • 11. Pháo hoa từ miệng ống nghiệm.

    • 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.

      • 3.3.1. Thời gian thực nghiệm sư phạm.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan