Kinh nghiệm sinh viên làm thêm (Tài liệu cung cấp cho khóa luận)

21 695 1
Kinh nghiệm sinh viên làm thêm (Tài liệu cung cấp cho khóa luận)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nếu một ngày bạn vào nhà bác gu gồ và gõ “sinh viên làm thêm thì sau 0,03 s có tới 68.000 địa chỉ web cho bạn tìm thấy công việc làm thêm cho sinh viên. Vậy công việc làm thêm cho sinh viên là gì? Kinh nghiệm từ việc làm thêm sinh viên thời nay như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 1 Biên Soạn Và Tổng Hợp SHARE TÀI LIỆU CUNG CẤP THÔNG TIN CHO KHÓA LUẬN TN NGHIỆP MỤC LỤC Chủ đề 1: Những cái nhìn về làm thêm sinh viên thêm ……………………3 1. Lý do sinh viên đi làm thêm………………………………………………….3 2. Những mặt tích cực - tiêu cực của việc sinh viên đi làm thêm… 3 3. Những công việc sinh viên có thể làm thêm ngoài giờ học… 4 Chủ đề 2: Đi làm thêm được và mất …………………….…………………5 1. Những cái được……………………………………………………………… 5 2. Những cái mất………………………………………………………………….5 Chủ đề 3: Chia sẻ kinh nghiệm những sinh viên làm thêm………….……… 6 1. Lời chia sẻ của những sinh viên làm thêm có kinh nghiệm………….…… 7 2. Tìm công việc phù hợp với ngành học……………………… …….…… 11 Chủ đề 4: Sinh viên làm gì để tìm được việc làm thêm phù hợp? … …… 15 Chủ đề 5: Lời khuyên……… …………………………………… 17 Chủ đề 1: Những cái nhìn về làm thêm sinh viên FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 2 Đã từ lâu bạn nghe đến từ: “Làm thêm” hay sinh viên thường gọi với cái tên là “công việc part-time” tức là làm bán thời gian nó khác với mấy anh chị đã ra trường có thể đi làm giờ hành chính, đủ giờ tức “full – time”. Có lẽ là một chủ đề rất được sự quan tâm của rất nhiều bạn sinh viên khi được đề cập. Chủ đề Những cái nhìn về làm thêm sinh viên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về: - Lý do sinh viên đi làm thêm; - Những mặt tích cực - tiêu cực của việc sinh viên đi làm thêm; - Những công việc sinh viên có thể làm thêm ngoài giờ học. 1. Lý do sinh viên đi làm thêm Bàn về lý do vì sao sinh viên lại thích đi làm thêm, tôi cho rằng đối với mỗi sinh viên, có thể sẽ có những lý do cá nhân riêng. Thường thì rất nhiều bạn nghĩ chỉ có những sinh viên gia đình khó khăn mới đi làm thêm, vì họ muốn kiếm thêm thu nhập để giúp đỡ cho gia đình, giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ trong việc tang trải học phí, chi phí ăn ở Nhưng trên thực tế, có những bạn sinh viên gia đình rất khá giả vẫn tìm kiếm những công việc làm thêm ngoài giờ. Điều đó chứng tỏ rằng, ngoài yếu tố thu nhập, có rất nhiều bạn sinh viên muốn làm thêm những công việc ngoài giờ vì họ xem đó như là cơ hội để cọ xát, đi vào thực tế và có thể rèn luyện những kỹ năng, tích lũy những kinh nghiệm mà trường học sẽ khó giúp họ có được. 2. Những mặt tích cực - tiêu cực của việc sinh viên đi làm thêm Tuy nhiên, khi đi đến quyết định làm thêm, các bạn sinh viên cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng vì “ làm thêm” có thể là một con dao hai lưỡi. Nó là hai mặt của một vấn đề: mặt tích cực và mặt tiêu cực. - Xét về mặt tích cực: khi đi làm thêm, sinh viên sẽ có được một khoản thu nhập, sinh viên sẽ được tiêu chính những đồng tiền do mồ hôi công- sức lao động do chính họ bỏ ra, lúc đó họ sẽ biết trân trọng giá trị của đồng tiền hơn, biết tiêu xài một cách hợp lý hơn. Thứ hai, nếu sinh viên đi làm thêm có liên quan đến chuyên ngành mình đang học thì đó là một cơ hội để sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực tế và đúc rút những bài học kinh nghiệm cho mình. Thứ ba, việc đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên gia tăng các mối quan hệ xã hội, cải thiện kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng mềm mà trên giảng đường sinh viên sẽ ít có cơ hội được rèn luyện. Thứ tư, việc sinh viên tự đi làm thêm sẽ giúp cho cá nhân đó rèn luyện tính tự lập, trưởng thành hơn và ít dựa dẫm vào người khác… Với những ích lợi đó, sau này khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, sinh viên sẽ không bị bỡ ngỡ và cảm thấy tự tin hơn. - Những mặt tiêu cực: Thứ nhất, có rất nhiều sinh viên vì quá mải mê sa chân vào kiếm tiền mà quên đi mất nhiệm vụ chính của mình vẫn là học tập. Thứ hai là việc làm thêm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc giờ giấc sinh hoạt của sinh viên. Điều này thực sự là FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 3 không tốt. Ngoài ra, những sinh viên mới bắt đầu làm thêm, còn ít kinh nghiệm có thể bị lừa gạt, bị quịt tiền hoặc có thể là những hậu quả nặng nề hơn. Tóm lại, khi đứng trước quyết định có đi làm thêm hay không, sinh viên cần cân nhắc kỹ lưỡng bằng cách tự trả lời những câu hỏi sau đây: 1. Với bạn bây giờ làm thêm quan trọng hơn hay học tập quan trọng hơn? 2. Mục tiêu của bạn khi quyết định đi làm thêm? 3. Kế hoạch cân bằng thời gian học tập của bạn ( cụ thể và chi tiết về thời gian dành cho học tập và làm thêm cùng các hoạt động khác)? 3. Những công việc sinh viên có thể làm thêm ngoài giờ học Một số công việc mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn để làm thêm - Gia sư - Nhân viên phục vụ : quán cà phê, nhà hàng…. - Cộng tác viên nghiên cứu thị trường - Phát tờ rơi, catalog - Nhân viên bán hàng - Làm MC, PG,PB cho các hoạt động Promotion của doanh nghiệp - Tự kinh doanh: trực tiếp, online… Việc làm thêm có thể nói là một "hơi thở" không thể thiếu trong đời sống sinh viên. Mỗi sinh viên cần biết rõ năng lực của bản thân và đủ "tỉnh táo" để có thể tìm kiếm những công việc phù hợp cho riêng mình. Dù có làm bất cứ công việc nào thì cũng hãy nhớ rõ rằng nhiệm vụ chính của sinh viên trước hết vẫn là học tập! Học tập thật tốt cộng thêm vốn kĩ năng nghề nghiệp mà bạn có thì sợ gì ra trường không tìm được việc, không kiếm được tiền đúng không? Có ý chí, có trình độ, bạn sẽ không phải e sợ bất cứ rào cản nào. Nếu bạn đang ở Đà Nẵng và thích các công việc năng động liên quan đến Event, đào tạo thì hãy gọi đến Ms Xốp: 0913.939.822 chị ấy sẽ giới thiệu cho bạn nhé! Chúc bạn luôn năng động với công việc bạn yêu thích! Chủ đề 2: Đi làm thêm được và mất FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 4 Sinh viên hầu như ai cũng thích được học giỏi và ra trường có việc làm ngay. Song thực tế học giỏi trong thời đại ngày nay không quyết định bạn ra trường là có việc làm ngay. Vì công ty phỏng vấn đều đòi hỏi kinh nghiệm khi bạn mới ra trường. Thế là các bạn cảm thấy lo lắng và quyết tâm tích lũy kinh nghiệm trong thời sv bằng việc đi làm thêm, làm thêm và làm thêm…. Vừa có kinh nghiệm vừa có chút tiền trang trãi cuộc sống đó là niềm hứng thú của các sv đi làm thêm. Bây giờ tôi cùng chia sẻ với bạn đọc những cái được và mất khi sinh viên đi làm thêm xem có đúng không nhé. 1. Những cái được - Cuộc sống sinh viên thường thiếu thốn về vật chất, việc làm thêm góp phần không nhỏ vào việc giải quyết khó khăn này. Điều này là chưa kể đến những sinh viên vì hoàn cảnh mà không được nhận trợ cấp từ gia đình, việc làm thêm giúp các bạn có chi phí để theo đuổi việc học. - Để trang bị kiến thức thực tiễn cho mình thì việc làm thêm là một điều khá hữu ích. Khi đi làm thêm, ít hay nhiều bạn cũng đã trực tiếp va chạm cuộc sống, các bạn sẽ gặp gỡ giao tiếp với rất nhiều người. Từ đó, những kinh nghiệm và bài học được rút ra giúp sinh viên trưởng thành hơn và có thể hỗ trợ các bạn khi ra trường. - Làm thêm cũng là cầu nối cho các mỗi quan hệ, giúp các bạn mở rộng tâm hồn. Không những là một môi trường học hỏi thú vị mà cũng là nơi bạn có thể mở lòng sẻ chia, gắn kết tình cảm. - Trong quá trình đi làm, sinh viên có thể tự đánh giá được năng lực bản thân, hiểu được những ưu nhược điểm của mình. Từ đó biết phát huy cái tốt và hạn chế cái xấu của bản thân. FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 5 - Làm thêm một cách có kế hoạch sẽ làm tăng khả năng kiên trì, chịu khó cho sinh viên, phát huy tinh thần nhiệt huyết tuổi trẻ. 2. Những cái mất - Thời gian đi làm thêm chiếm đi một phần lớn thời gian học tập và rèn luyện ở trường. Nếu không biết cách cân bằng, việc học sẽ rất dễ rơi vào đà tụt dốc. Học tập là vấn đề cơ bản của sinh viên, nên đòi hỏi làm bất cứ việc gì thì việc học cũng phải đặt ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, làm thêm cũng sẽ lấy đi khá nhiều thời gian của bạn cho các mối quan hệ như bạn bè, gia đình… - Môi trường làm việc mới mẻ, hiện đại mang nhiều tệ nạn và cám dỗ, nếu không làm chủ được mình thì việc bị tha hóa là một vấn đề đáng để lo ngại. Đặc biệt là những bạn mong muốn kiếm tiền bằng mọi giá hoặc muốn kiếm được nhiều tiền bằng lao động không chính đáng. - Muốn một công việc làm thêm tốt, đòi hỏi bạn phải có sức khỏe. Việc làm thêm có thể khiến bạn tiêu hao nhiều công sức, gây ảnh hưởng tới tinh thần học tập. Đó là chưa kể đến những áp lực của một số công việc làm thêm. - Bên cạnh đó là một số vấn đề mà bạn có thể gặp phải khi đi làm về buổi tối hoặc đi làm ở xa. Hãy chắc rằng bạn có thể được an toàn. - Một số cá nhân dựa trên truyền thông, lợi dụng mong muốn đi làm thêm của sinh viên để tạo nên những môi giới ảo nhằm mục đích lừa đảo. Đó là những khả năng được và mất cơ bản khi các bạn sinh viên đi làm. Trước khi bắt đầu một công việc làm thêm đầy mới mẻ, các bạn sinh viên nên cân nhắc những điều trên để có thể có một lựa chon tốt nhất cho mình. Chủ đề 3: Chia sẻ kinh nghiệm những sinh viên làm thêm FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 6 Làm thêm đối với các bạn sinh viên có rất nhiều công việc. Song để chọn được mình một công việc làm yêu thích và đúng ngành học là một điều không dễ đối với các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm. Vậy bạn cho mình là người có kinh nghiệm chưa? Nếu chưa thì bài viết này bạn không được bỏ qua. Nếu bạn đã làm thêm rồi mà công việc chưa ưu ý thì đọc tiếp đi, đoạn cuối sẽ hé lộ cho bạn. Gần Tết Nguyên Đán nhu cầu thuê nhân viên thời vụ của nhiều cửa hàng, siêu thị, doanh nghiệp… cũng tăng cao. Một lượng lớn nhân viên thời vụ chính là các sinh viên của nhiều trường đại học. Công việc làm thêm vừa giúp họ có thêm thu nhập lại tích lũy nhiều kinh nghiệm sống. Tuy vậy, những công việc làm thêm này đôi lúc cũng khiến họ có nhiều rắc rối, khó khăn. 1. Lời chia sẻ của những sinh viên làm thêm có kinh nghiệm Có khá nhiều công việc khác nhau cho các bạn sinh viên có thể lựa chọn như: phát tờ rơi, bán hàng, làm PG giới thiệu sản phẩm, chạy bàn ở các quán cà phê, nhà hàng, quán ăn hay làm nhân viên mùa vụ trong các siêu thị… May mắn nhất là những bạn sinh viên có thể tìm kiếm được công việc liên quan đến ngành học và có thể giúp ích nhiều cho công việc sau này. Hải Lâm, sinh viên năm cuối đại học Bách Khoa cho biết: “Kỳ cuối cũng không có nhiều môn học lắm nên khá rảnh. Em đang xin làm thêm ở 1 công ty về lắp đặt thiết bị điện. Dịp cuối năm nhiều nơi có nhu cầu nên bên đó thiếu người. Công việc nhiều khi vất vả nhưng vì là nghề điện cũng dính chút ít vào ngành em đang học nên cũng cố làm. Vừa được tiền, vừa được kinh nghiệm. Học trong trường dù sao cũng chưa thực hành và va vấp nhiều”. Còn Hà Linh, sinh viên đại học Công Đoàn thì lại chọn công việc bán hàng cho một hàng len tại chợ Ngã Tư Sở đã 10 ngày nay, bởi vào mùa lạnh, khách đông, cửa hàng đó cần thêm người đứng bán. Một ca làm 6 tiếng, Linh được 1,8 triệu/tháng, đan được đồ thì bác chủ cũng tính thêm tiền công và còn hứa, nếu làm đến 28 Tết sẽ thưởng thêm 1 triệu nên Linh đã quyết định sẽ về quê ăn Tết muộn. Hoàn cảnh gia đình của Linh cũng không dư dả nên kiếm được thêm đồng nào phụ giúp bố mẹ là cô sinh viên này rất vui. Với một sinh viên dày dạn kinh nghiệm làm thêm quanh năm như Thu Trang, sinh viên đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thì Tết Nguyên đán phải gọi là “chạy sô” mới đúng. “Em vừa nhận làm cộng tác viên cho một công ty nghiên cứu thị trường, đồng thời nhận một chân chạy bàn ca tối cho một quán cà phê ở đường Khuất Duy Tiến”. Trong khi đó, với lợi thế về ngoại hình xinh xắn và chiều cao chuẩn, Ngọc Lan - sinh viên đại học Công Đoàn lại chọn công việc làm PG cho các hãng sữa hay dầu gội đầu. FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 7 Mỗi ca chừng 3-5 tiếng, Lan có thể nhận được từ 200.000- 350.000 đồng. Tuy việc làm thêm có thể đem lại cho các bạn sinh viên nhiều kinh nghiệm hay có thêm thu nhập, nhưng lại khiến nhiều bạn quá ham mê nghề phụ mà quên luôn nhiệm vụ chính của mình là học. Chỉ đến khi tiền được gọi là tạm đủ thì số môn đình chỉ, học lại cũng không ít. Hay nhiều bạn làm thêm quá vất vả nên cũng chẳng còn sức mà học hành, kết quả học tập giảm sút. Nghĩ về quãng thời gian lao vào làm thêm năm ngoái, Quang Tuấn, sinh viên năm cuối đại học Công Nghiệp cho biết: “Hồi học năm thứ 3, em có làm nhân viên giao hàng cho một công ty. Sáng cứ 6h là ra khỏi nhà, tối sớm nhất 9h mới về tới phòng trọ. Ăn uống tạm bợ, đi lại nhiều nên 1 tháng làm thêm sút mất gần 4kg, lương được hơn 5 triệu thì tiền xăng xe cũng ngốn gần 1 nửa. Tối về chỉ lăn ra ngủ, chả học hành được gì”. Thêm vào đó, việc tìm kiếm hay lựa chọn công việc làm thêm không phù hợp cũng khiến một số bạn sinh viên gặp phải rắc rối. Cần lựa chọn công việc kỹ càng Mỗi mùa giáp Tết các công ty, trung tâm “ma” giới thiệu việc làm cũng mọc lên hơn nấm sau mưa. Tại các cổng trường chi chít những thông báo tuyển dụng với mức lương vô cùng hấp dẫn được dán trên các bức tường, cột điện. Thậm chí, mỗi ngày còn có khá nhiều người đứng phát tờ rơi quảng cáo tuyển dụng. Tuy nhiên, hầu như mô típ chung là các bạn sinh viên sẽ phải nộp một khoản tiền đặt cọc giữ chỗ từ 50.000- 250.000 đồng. Các nhân viên tại trung tâm cũng hứa hẹn khá nhiều điều như lương cao, công việc nhàn… khiến nhiều sinh viên “dính bẫy”, đặc biệt là các sinh viên năm đầu chưa có kinh nghiệm. Thêm vào đó, mỗi công việc đều có tính rủi do cao như bán hàng quần áo nếu không cẩn thận để mất hàng thì tiền đền cũng quá tiền lương. Đi giao hàng mà chậm hay làm hư hỏng cũng phải đền hay bị phạt không ít tiền. Nhiều công việc lương cao như làm PG cho các hãng rượu, thuốc lá, bia hay làm phục vụ ở quán bia, quán karaoke, quán bar… nhưng cũng có nhiều cám dỗ không lường trước được. Công việc làm thêm của các sinh viên hầu như chỉ hợp đồng miệng nên còn dễ bị quỵt lương hay chủ không trả đúng lương như đã hứa. Nhung, cựu sinh viên trường ĐH Xã hội và Nhân Văn vẫn bức xúc khi kể lại chuyện mình bị quỵt lương: “Năm kia, mình có làm thêm cho một cửa hàng bán quần áo. Lương thỏa thuận là 1,2 triệu/tháng, mỗi tháng làm ở đó nhân viên còn bị giữ lại 300.000 đồng để làm tin. Lúc đến làm bà chủ có hứa nếu làm đến 28 Tết sẽ thưởng cho 1 tháng lương nên 3 bạn khác là sinh viên cùng với em FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 8 làm ở cửa hàng đều cố. Thế mà đến hết 28 Tết, bà chủ chỉ trả mỗi lương tháng đó, tiền cầm lại lương tiền thưởng Tết thì ra Tết mới đưa. Nhưng năm mới đi lên thì cửa hàng dọn đi đâu chả rõ, thế là mình bị quỵt hơn 1 triệu tiền lương mà ấm ức chả biết kêu ai. Nhu cầu tìm thêm việc làm của sinh viên dịp cuối năm là rất nhiều, nhưng tùy khả năng và môi trường mà mỗi bạn sinh viên nên tìm công việc phù hợp. Còn nếu cứ thấy bạn bè làm, mình cũng làm theo phong trào mà không hiểu rõ công việc, môi trường cũng như con người nơi làm việc thì rất có thể các bạn sẽ mất công sức vào những việc lãng xẹt, nhưng dù sao cũng cho các bạn thêm kinh nghiệm sống trong xã hội. Sinh viên sống ở nước ngoài Tôi đang sống ở Mỹ, nhưng đã học đại học và tốt nghiệp tại Việt Nam. Xin có vài dòng đóng góp ý kiến với các bạn với tư cách người từng trong cuộc và người sống ở nước ngoài, mong đem đến cho các bạn những trải nghiệm thú vị. (Ngọc Trinh) Từ khi tôi học lớp 6, tôi đã biết tự đi kiếm việc làm cho những xưởng làm bánh kẹo, hoặc đi lượm ve chai để bán kiếm tiền học phí và tiền mua sách vở. Từ năm lớp 10 cho tới khi tôi tốt nghiệp đại học, tôi đã trải qua chừng 10 nghề khác nhau để kiếm tiền học và tiền xài, vì cha mẹ tôi rất nghèo và anh em tôi rất đông. Những nghề tôi đã làm là công nhân may công nghiệp, công nhân đan len, đứng máy photo, gia sư, dạy tiếng Anh ở trung tâm, bán hàng cho người nước ngoài, hướng dẫn viên không chuyên, công nhân mài kim cương, nhân viên tiếp thị đủ loại mặt hàng, môi giới bảo hiểm, môi giới vật liệu xây dựng, bán bánh trung thu. Đã hơn 10 năm rồi, nên tôi cũng không còn nhớ mình còn làm cái nghề gì nữa. Cuối năm thứ 3 đại học, tôi đã trở thành nhân viên chính thức cho một công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Những kinh nghiệm đi làm thêm như thế đã giúp ích rất nhiều cho công việc của tôi sau này. Làm đủ mọi nghề, tiếp xúc đủ mọi thành phần trong xã hội, đã giúp tôi có kinh nghiệm giao tiếp với từng hạng người, giúp tôi nhanh nhẹn hơn trong đánh giá và phán đoán con người và sự việc, giúp tôi kiên nhẫn hơn, biết cảm thông hơn. Thật sự thì tôi không phải tài giỏi gì, nhưng có lẽ do hoàn cảnh gia đình nghèo khó cộng với sự ham thích kiếm tiền, thích khám phá và học hỏi đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để có thể vừa học vừa làm. Đi làm nhiều như thế nhưng tôi vẫn có đủ thời gian cho các hoạt động ngoại khóa và có đủ tiền để có thể đi ăn, đi chơi như các bạn cùng lớp. Ngoài ra, tôi còn có 2 năm tham gia vào một tổ chức từ thiện giúp các trẻ em đường phố. Tôi kể những kinh nghiệm này là dành cho các bạn đang là sinh viên, mong các bạn đừng ngại khó, thụ động mà hãy mạnh dạng lên tìm kiếm việc làm thêm để vừa có tiền trang trải chi phí học tập, vừa tích lũy kinh nghiệm sống cho bản thân và cho công việc sau FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 9 này. Ngày xưa mà còn có nhiều việc làm như thế thì bây giờ xã hội VN đã năng động hơn, kinh tế phát triển hơn thì cơ hội việc làm chắc cũng sẽ nhiều hơn. Có một mẹo kiếm việc như vầy, thay vì chăm chăm đến các trung tâm giới thiệu việc làm, mà hãy quan sát ngay xung quanh mình, hỏi thăm bạn bè, thầy cô, hàng xóm, gia đình hoặc bất cứ ai bạn quen biết, tiếp xúc, nói với họ rằng bạn rất muốn tìm việc làm, cho họ bất cứ thông tin nào để có thể kiếm được bạn khi họ có việc. tất cả những việc tôi từng làm qua đều là do người quen giới thiệu, hoặc tự tôi quan sát và xin trực tiếp. Một mẹo nữa là các bạn khi xin việc làm nếu bị từ chối vì cần người làm toàn thời gian, thì các bạn xin họ cho bạn chia công việc cho một người bạn của bạn được làm chung. Điều thứ hai là bạn đừng ngại khó, đừng nghĩ rằng việc này quá cực, quá xấu hổ, mất thời gian, không kiếm được bao nhiêu mà bạn hãy bắt đầu từ những việc trong tầm tay của bạn nhất, rồi việc sẽ dạy việc, rồi các mối quan hệ trong công việc sẽ giúp cho bạn có được những việc làm tốt hơn, thu nhập nhiều hơn Đó là tôi nghĩ về phía các bạn sinh viên cần phải nỗ lực như thế, còn xã hội thì sao, chúng ta làm gì giúp các bạn? Tôi xin kể tiếp các kinh nghiệm mà tôi thấy được ở Mỹ để mọi người tham khảo, theo tôi nghĩ nếu có lòng, các doanh nghiệp đều có thể làm được để giúp các bạn sinh viên. Ngày tôi mới tới Mỹ, lúc đó hình như là kết thúc mùa thu, các siêu thị lớn mướn rất nhiều sinh viên vào làm 8 tiếng/ngày nhưng chỉ làm 3 tuần, là 3 tuần nghỉ giữa 2 khóa học Thu - Đông và họ ưu tiên tuyển dụng sinh viên, lúc đó tôi cũng đi làm 3 tuần như vậy. Còn ở các tiệm ăn, ngay cả các tiệm ăn của người Việt mình, cũng nhận sinh viên vào làm theo ca 4 tiếng hoặc 6 tiếng, thời gian rất linh hoạt vì người quản lý chỉ cần chịu khó làm một bản chia lịch làm việc cho mỗi tuần là ổn, vì các công việc mướn sinh viên là những việc rất đơn giản và không cần phải đảm trách bởi 1 người liên tục. Tuy nhiên, ở Mỹ có một lợi thế mà tôi không biết ở VN bây giờ đã có chưa, đó là lịch học của sinh viên rất linh hoạt, các bạn hoàn toàn có thể chọn giờ học từng môn cho mình cả sáng, trưa, chiều tối mà không cần phải học chung một lớp nào cho tất cả các môn học. Ngày tôi học ở VN thì không có sự lựa chọn như vậy, các giờ học đều đã được qui định sẵn, không thể đổi giờ được. Tôi cũng đang có một văn phòng nhỏ và cũng nhận vài bạn sinh viên làm việc theo giờ. Đứng về mặt quản lý, tôi có thể mướn một người không đi học để làm cho dễ xếp lịch, nhưng tôi nhận thấy cũng với mức lương đó, các bạn sinh viên làm tốt hơn vì các bạn thông minh hơn, sáng tạo hơn, dù tính chất công việc có đơn giản hay phức tạp, các bạn vẫn đem về kết quả tốt hơn. 2. Tìm công việc phù hợp với ngành học FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 10 [...]... luyện thêm bản thân trong hành trình kiếm việc làm thêm đấy! Lời Kết: Sinh viên đi làm thêm đã trở thành hiện tượng phổ biến trong các trường đại học, cao đẳng, nhất là ở các thành phố lớn Thời kì bão giá, mọi chi tiêu của sinh viên không thể phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, nhất là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Hơn nữa đi làm thêm cũng là cách để sinh viên va chạm thực tế, có thêm kinh nghiệm. .. theo kinh nghiệm tìm việc làm thêm của mình đấy - Nếu bạn lo sợ, rụt rè họ sẽ đánh giá năng giao tiếp của bạn kém và loại hồ sơ bạn đấy! 3, Kinh nghiệm tìm việc làm thêm: Luôn có 1 bản CV - Nhiều bạn nghĩ rằng "mình đi chưa làm bao giờ, chưa có kinh nghiệm, và đây là việc làm thêm thì gì tới CV" Suy nghĩ như thế là sai lầm đấy bạn nhé, dù bạn chưa kinh nghiệm làm việc nhưng không thể thiếu CV, CV là cho. .. vị khi làm thêm nhé! Chủ đề 4: Sinh viên làm gì để tìm được việc làm thêm phù hợp? Lâu nay, nhiều sinh viên vẫn thường tìm kiếm những công việc làm thêm để có thêm tiền đóng học phí, tích lũy kinh nghiệm, hoặc có mục đích đơn thuần là làm đẹp” hồ sơ xin việc sau khi tốt nghiệp Có khá nhiều lựa chọn việc làm cho các bạn trẻ năng động, nhưng không phải ai cũng biết chọn cho mình một lối đi sáng suốt... một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển Không dễ nhưng cũng không quá khó khăn để bạn tìm một việc làm thêm như vậy, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn Ví dụ như sinh viên ngành Ngữ văn – Báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường Marketing, Kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành Xây... nào! 4 kinh nghiệm tìm việc làm thêm hiệu quả cho bạn: 1, Kinh nghiệm tìm việc làm thêm: Chuẩn bị hồ sơ - Dù chỉ là công việc làm thêm nhưng bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ hồ sơ trước khi đi xin việc Nhà tuyển dụng luôn thích những ứng viên mang đầy đủ hồ sơ khi đi xin việc, điều đó chứng tỏ rằng bạn rất hứng thú với công việc và bạn chững chạc hơn hẳn những ứng viên không chuẩn bị kỹ lưỡng - Kinh nghiệm. .. việc làm Ông Andrew Bird - Giám đốc Trung tâm việc làm cho sinh viên tại London chia sẻ: “Tôi đã làm công tác này được 10 năm, nhưng chỉ trong 12 tháng gần đây tôi mới nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong số lượng sinh viên tìm việc làm thêm cuối tuần và buổi tối Nhưng khi đồng tiền trở nên khó kiếm, thì thị trường việc làm cũng khó tính hơn Kinh nghiệm trở thành yếu tố then chốt đối với sinh viên mới... mắt nhà tuyển dụng Kinh nghiệm tìm việc làm thêm: Luôn chuẩn bị CV FACEBOOK.COM/congtyhanhdong Page 20 - Theo kinh nghiệm tìm việc làm thêm của mình, thì đa số nhà tuyển dụng đều thích tuyển những ứng viên có CV, vì theo họ điều đó thể hiện bạn là người rất hứng thú với công việc này, và có thể bạn sẽ làm lâu dài chứ không bỏ dỡ sau vài ngày làm việc 4, Kinh nghiệm tìm việc làm thêm: Chuẩn bị danh... tuyển sinh viên chạy các sự kiện của nhà trường Đây là một hình thức công việc khá triển vọng đối với những sinh viên muốn tiếp tục sự nghiệp tại ngôi trường mình đang học Chủ đề 5: Lời khuyên Để các bạn sinh viên đi làm thêm sẽ có được quãng thời gian vừa học tập vừa làm việc hiệu quả nhất các bạn cần ghi nhớ: Làm thêm vì tích lũy kinh nghiệm chứ không phải để mưu sinh Có rất nhiều bạn vì tình hình kinh. .. việc làm mọc lên như nấm sau mưa Và những câu chuyện dở khóc, dở cười với những trung tâm này cũng bắt đầu trở thành đề tài trong các câu chuyện của sinh viên Vì vậy với mỗi sinh viên đang lo lắng khi ra trường việc làm đâu thì tôi khuyên hãy bắt đầu đi làm thêm ngay từ sv năm nhất Song song với đó là một thời gian biểu để học và làm thêm hợp lý Hãy tận dụng kinh nghiệm, mối quạn hệ thời gian làm thêm. .. chỗ khuyết đó (kinh nghiệm, ngoại ngữ, tin học, …) Xin làm việc không lương Gặp bất cứ người đi trước nào cũng giới thiệu: “Tôi là sinh viên ngành … Tôi muốn tích luỹ kinh nghiệm và học hỏi thêm Liệu tôi có thể có ích cho ông/bà không? Tôi có thể không nhận thù lao…” Trong quá trình làm việc cùng họ, bạn có thể được đánh giá cao và được nhận những cơ hội vàng Một chuyên gia nhân sự cho biết người họ . “sinh viên làm thêm thì sau 0,03 s có tới 68.000 địa chỉ web cho bạn tìm thấy công việc làm thêm cho sinh viên. Vậy công việc làm thêm cho sinh viên là gì? Kinh nghiệm từ việc làm thêm sinh. việc làm ngay. Vì công ty phỏng vấn đều đòi hỏi kinh nghiệm khi bạn mới ra trường. Thế là các bạn cảm thấy lo lắng và quyết tâm tích lũy kinh nghiệm trong thời sv bằng việc đi làm thêm, làm thêm. viên không chuẩn bị kỹ lưỡng. - Kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho bạn chính là hãy chuẩn bị cho mình 1 bộ hồ sơ đầy đủ để kiếm việc làm. 2, Kinh nghiệm tìm việc làm thêm: Ngoại hình và phong cách. FACEBOOK.COM/congtyhanhdong

Ngày đăng: 09/10/2014, 09:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nếu một ngày bạn vào nhà bác gu gồ và gõ “sinh viên làm thêm thì sau 0,03 s có tới 68.000 địa chỉ web cho bạn tìm thấy công việc làm thêm cho sinh viên.

  • Nếu bạn đang ở Đà Nẵng và thích các công việc năng động liên quan đến Event, đào tạo thì hãy gọi đến Ms Xốp: 0913.939.822 chị ấy sẽ giới thiệu cho bạn nhé!

  • Làm thêm đối với các bạn sinh viên có rất nhiều công việc. Song để chọn được mình một công việc làm yêu thích và đúng ngành học là một điều không dễ đối với các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm. Vậy bạn cho mình là người có kinh nghiệm chưa? Nếu chưa thì bài viết này bạn không được bỏ qua. Nếu bạn đã làm thêm rồi mà công việc chưa ưu ý thì đọc tiếp đi, đoạn cuối sẽ hé lộ cho bạn.

  • Gần Tết Nguyên Đán nhu cầu thuê nhân viên thời vụ của nhiều cửa hàng, siêu thị, doanh nghiệp… cũng tăng cao. Một lượng lớn nhân viên thời vụ chính là các sinh viên của nhiều trường đại học. Công việc làm thêm vừa giúp họ có thêm thu nhập lại tích lũy nhiều kinh nghiệm sống. Tuy vậy, những công việc làm thêm này đôi lúc cũng khiến họ có nhiều rắc rối, khó khăn.

  • Để các bạn sinh viên đi làm thêm sẽ có được quãng thời gian vừa học tập vừa làm việc hiệu quả nhất các bạn cần ghi nhớ:

  • Cách để các bạn sinh viên tìm việc làm thêm dễ dàng

    • 4 kinh nghiệm tìm việc làm thêm hiệu quả cho bạn:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan