crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam

96 1.4K 15
crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp dự án vừa và nhỏ ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương năm 2014 Tên công trình: Crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp/dự án vừa và nhỏ tại Việt Nam Thuộc nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý 1 (KD1) Hà Nội - 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNH BIỂU ii DANH MỤC PHỤ LỤC iii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CROWDFUNDING – PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP/DỰ ÁN VỪA VÀ NHỎ 4 1.1. Tổng quan về Crowdfunding – huy động vốn đám đông 4 1.1.1. Khái niệm Crowdfunding – huy động vốn đám đông 4 1.1.2. Phân loại Crowdfunding 8 1.1.3. Đặc điểm của hình thức huy động vốn Crowdfunding 11 1.2. Nền tảng huy động vốn đám đông – Crowdfunding Platform 12 1.2.1. Các chủ thể tham gia hoạt động 13 1.2.2. Quy trình huy động vốn 15 1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của Crowdfunding Platform 17 1.3. Các hình thức tài trợ tài chính khác và các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định lựa chọn Crowdfunding 20 1.3.1. Các hình thức tài trợ tài chính khác 20 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Crowdfunding 21 CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CROWDFUNDING TRÊN THẾ GIỚI 26 2.1. Hệ thống Crowdfunding tại Châu Âu 26 2.1.1. Tổng quan thực trạng kinh tế và thị trường vốn vay tại Châu Âu 26 2.1.2. Tình hình huy động vốn Crowdfunding tại Châu Âu 28 2.1.3. Tác động của Crowdfunding đến kinh tế Châu Âu 32 2.2. Hệ thống Crowdfunding tại Mỹ 33 2.2.1. Tổng quan thực trạng kinh tế và thị trường vốn vay tại Mỹ 33 2.2.2. Tình hình huy động vốn Crowdfunding tại Mỹ 36 2.2.3. Tác động của Crowdfunding đến kinh tế Mỹ 38 2.3. Các nền tảng huy động vốn Crowdfunding điển hình tại Châu Âu và Mỹ 39 2.3.1. Fundingcircle – nền tảng huy động vốn Crowdfunding điển hình tại Châu Âu . 39 2.3.2. Kickstarter – nền tảng huy động vốn Crowdfunding điển hình tại Mỹ 42 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐÁM ĐÔNG TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI 47 3.1. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay 47 3.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 47 3.1.2. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 49 3.1.3. Một số giải pháp kiến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc huy động vốn 58 3.2. Các giải pháp đề xuất cho nền công nghiệp Crowdfunding tại Việt Nam 59 3.2.1. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư về vai trò và tác động của kênh huy động vốn Crowdfunding. 60 3.2.2. Nâng cao hiệu quả pháp lý, tính chính xác của các dữ liệu thống kê, thông tin hệ thống. 62 3.2.3. Không ngừng đổi mới và nâng cao kỹ thuật – công nghệ 63 3.3. Đề xuất mô hình huy động vốn đám đông cho các doanh nghiệp/dự án vừa và nhỏ tại Việt Nam 63 3.3.1. Khảo sát thực tế 63 3.3.2. Phân tích về IG9 – Website Crowdfunding duy nhất tại Việt Nam 70 3.3.3. Đề xuất mô hình Crowdfunding hoàn thiện tại Việt Nam 72 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ PHỤ 82 i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản CEE Central and Eastern Europe CK Chứng khoán CSH Chủ sở hữu CRPs Crowdfunding Platforms DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ ECB European Central Bank ECN European Crowdfunding Network IDG International Data Group IPO Initial public offering JOBS Jumpstart Our Business startups MBS Mortgage-Backed Securities NSNN Ngân sách nhà nước R&D Research and development SMEs Small and medium enterprises ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNH BIỂU  DANH MỤC SƠ ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các chủ thể trên nền tảng huy động vốn…… 13  DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các hình thức Crowdsourcing khác nhau: 04 Bảng 1.2: Các loại nguồn đầu tư tài chính khác nhau với 2 nhóm chính là vốn CSH và Nợ 21  DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Phân bố khối lượng vốn Crowdfunding huy động trên toàn thế giới giai đoạn 2012 – 2013 30 Biều đồ 2.2: Các hình thức huy động vốn Crowdfunding tại Mỹ từ quý III năm 2012 đến quý III năm 2013 40 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ vốn điều lệ của các DNVVN tại Việt Nam 50 Biểu đồ 3.2: Số lượng dịch vụ và doanh thu toàn ngành Crowdfunding giai đoạn 2009 – 2012 56 Biểu đồ 3.3: Kết quả điều tra về tính phổ biến của kênh huy động vốn đám đông 68 iii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Biểu đồ tăng trưởng GDP của Châu Âu giai đoạn 2008 – 2014 85 Phụ lục 2: Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp tại Châu Âu giai đoạn 2000 – 2013 85 Phụ lục 3: 10 nền tảng Crowdfunding đứng đầu tại Châu Âu 86 Phụ lục 4: Đóng góp của nền công nghiệp Crowdfunding cho GDP của các quốc gia Châu Âu 88 Phụ lục 5: 10 nền tảng Crowdfunding đứng đầu tại Mỹ 89 Phụ lục 6: Các chủ thể huy động vốn Crowdfunding thành công tại Mỹ từ quý III năm 2012 đến quý III năm 2013 90 Phụ lục 7: Biểu đồ tỷ trọng các loại hình tài sản được tài trợ vốn từ phương thức huy động vốn Crowdfunding tại Mỹ từ quý III năm 2012 đến quý III năm 2013…90 Phụ lục 8: Biểu đồ tỷ trọng khối lượng vốn huy động được của các nền tảng Crowdfunding hàng đầu tại Anh tính tới 9/2013 91 Phụ lục 9: biểu đồ tỷ lệ thành công của các dự án huy động vốn Crowdfunding trên thế giới năm 2013 91 Phụ lục 10: Tiêu chí phân loại các DNVVN tại Việt Nam 92 Phụ lục 11: Biểu đồ kết quả điều tra về hạn chế của các nguồn huy động vốn……92 Phụ lục 12: Biểu đồ các nguồn huy động vốn trên thực tế 93 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, khi có một ý tưởng kinh doanh thì một trong những việc đầu tiên cần phải nghĩ tới là huy động vốn nhưng không phải ý tưởng kinh doanh nào cũng dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn. Để vượt qua nghịch cảnh, nhiều nhà khởi nghiệp buộc phải sáng tạo hơn trong cách thu hút nguồn tiền trong đó có mô hình Crowdfunding – đươc hiểu là huy động vốn đám đông, là hình thức huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua mạng internet, ở đó các ý tưởng được chia sẻ để thu hút mọi người và những ai thấy thích thú thì có thể đầu tư và nhận một số quyền lợi. Mô hình này được ra đời từ năm 1997 và cho đến nay đã rất thành công ở nhiểu nước trên thế giới.Ở Việt Nam Crowdfunding còn là một khái niệm khá mới mẻ tuy nhiên xét về tình hình kinh tế và điều kiện ở nước ta hiện nay thì việc áp dụng mô hình này là rất cần thiết và cần được quảng bá sâu rộng hơn. Thứ nhất, kinh tế Việt Nam kém phát triển do còn quá ít DN, tỷ lệ DN/ dân số ở nước ta chỉ khoảng 0,62%, thấp hơn rất nhiều so với các nước như Mỹ, Nhật…Chúng ta có nhiều ý tưởng nhưng lại đang thiếu nguồn vốn để thực hiện hóa nó. Đặc biệt trong bối cảnh chịu tác động của khủng hoảng kinh tế đã khiến cho các kênh huy động vốn truyền thống như tín dụng ngân hàng hay các quỹ đầu tư gặp khó khăn. Thứ hai, chúng ta chưa có các chính sách để hỗ trợ cho DN, trong đó có vấn đề vốn. Cụ thể là chưa có các chính sách ưu tiên trong vay vốn cho các dựánkhởi nghiệp vừa và nhỏ. Thứ ba,các kênh huy động vốn truyền thống tỏ ra rất tốn kém chi phí và đòi hỏi nhiều điều kiện.Còn đối với Crowdfunding, việc huy động vốn chỉ thông qua Internet và gần như chi phí rất thấp. Việc chia sẻ các ý tưởng trên mạng vừa có thể thu hút vốn vừatrở thành kênh quảng cáo hữu hiệu mà không hề tốn kém. Thứ tư, khoa Tài chính – Ngân hàng ở các trường đại học thiếu vắng bộ môn tài chính khởi nghiệp (entrepreneurial finance). Giáo dục không chú trọng đến vấn đề tìm vốn khởi nghiệp thì các ý tưởng mới khó có thể được hiện thực hóa. Thứ năm, NSNN ngày càng cạn kiệt là một vấn đề vô cùng cấp bách. Có những ý kiến cho rằng Nhà nước nên bán đi các tập đoàn thuộc quyền sở hữu của mình để có tiền 2 bổ sung vào ngân sách nhà nước. Một bài học tiêu biểu là Chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa 14 ngày do ngân sách cạn kiệt. Để tránh rơi vào tình trạng đó cần phải có các biện pháp hỗ trợ cho DN phát triển làm gia tăng NSNN. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn: “Crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho các DN/dự án vừa và nhỏ tại Việt Nam” làm đề tài cho công trình nghiên cứu khoa học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu a, Trên thế giới: Tuy ra đời chưa lâu nhưngtrên thế giới đã có rất nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về đề tài này cũng như nghiên cứu về việc ứng dụng nó trong thực tế. Trong đó nhóm đặc biệt quan tâm tới các công trình như:  Paul Belleammey, Thomas Lambertz Armin, Schwienbacherx, 9/2013 “Crowdfunding: Tapping the right crowd”  Các báo cáo thường niên của crowsourcing.org: “Crowdfunding industry report: Market Trends, Composition and Crowdfunding Platforms”  Brabham, Daren C., 2008 “Crowdsourcing as a Model for Problem Solving: An Introduction and Cases.” b, Tại Việt Nam Mặc dù trên thế giới phương thức huy động vốn này khá phổ biến nhưng ở Việt Nam thực sự đây là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và xa lạ, chỉ một số ít người biết tới nó nên chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào. 3. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết cùng với việc phân tích sự thành công cũng như những hạn chế của một số nền tảng điển hình trên thế giới mà cụ thể là cách thức vận hành, áp dụng như thế nào đặt trong bối cảnh toàn hệ thống Crowdfunding của mỗi khu vực. Chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra đề xuất cũng như những hướng đi tích cực để áp dụng Crowdfunding vào thực tiễn Việt Nam, biến nó trở thành một kênh thu hút vốn đầu tư hiệu quả cho DN. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Để đạt được mục tiêu đã đề ra ở trên, đề tài tập trung giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản sau: - Làm rõ những vấn đề lí luận cơ sở về Crowdfunding; - Nghiên cứu và phân tích 2 hệ thống Crowdfunding lớn tại Mỹ và Châu Âu đồng thời nghiên cứu cụ thể 2 nền tảng điển hình là Fundingcircle và Kickstarter; - Nghiên cứu thực trạng huy động vốn đám đông tại Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả của việc sử dụng phương thức này. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức huy động vốn đám đông - Crowdfunding và ứng dụng nó tại các quốc gia trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu phương thức huy động vốn Crowdfunding và ứng dụng vào thực tế tại Mỹ và Châu Âu cũng như tại Việt Nam.Giai đoạn nghiên cứu được xác định là kể từ khi hình thành hình thức huy động vốn này trên lãnh thổ đó cho tới nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp điều tra, thống kê, phân tích,so sánh, tổng hợp logic, đồng thời sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích như vẽ bảng, sơ đồ, đồ thị nhằm minh họa và làm rõ các vấn đề nghiên cứu. 7. Kết cấu của đề tài Công trình nghiên cứu “Crowdfunding – giải pháp huy động vốn cho cácDN(dự án) vừa và nhỏ ở Việt Nam” ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bao gồm 3 chương: Chương I: Crowdfunding – một phương thức huy động vốn cho các DN/dự án vừa và nhỏ Chương II: Hệ thống Crowdfunding trên thế giới Chương III: Thực trạng huy động vốn đám đông ở Việt Nam và đề xuất giải pháp áp dụng từ bài học kinh nghiệm trên thế giới 4 CHƯƠNG I: CROWDFUNDING – PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP/DỰ ÁN VỪA VÀ NHỎ 1.1. Tổng quan về Crowdfunding – huy động vốn đám đông Crowdfunding là một hình thức huy động vốn mới phát triển trong thời gian gần đây, vì vậy để có một cái nhìn tổng quan về hình thức huy động vốn này, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày về khái niệm, lịch sử hình thành và đặc điểm của hình thức này dựa trên so sánh với các hình thức huy động vốn khác. 1.1.1. Khái niệm Crowdfunding – huy động vốn đám đông 1.1.1.1. Khái niệm gốc Crowdsourcing Để mô tả khái niệm Crowdfunding một cách chi tiết hơn, chúng ta bắt đầu với khái niệm gốc “crowdsourcing”. Crowdsourcing có thể coi là một khái niệm tổng quát hơn và Crowdfunding là một phần của khái niệm này. Thuật ngữ "crowdsourcing" đã được sử dụng đầu tiên bởi Jeff Howe và Mark Robinson trong số ra tháng 6/2006 của tạp chí Wired Magazine, một tạp chí Mỹ chuyên về công nghệ cao. Kleemann et al. (2008) nêu ra một định nghĩa: "Crowdsourcing xảy ra khi một công ty hay một tổ chức định hướng lợi nhuận thuê ngoài các yếu tố cần thiết cho việc sản xuất, bán sản phẩm của mình cho công chúng dưới hình thức là một cuộc huy động mở trên Internet, với mục đích tạo hiệu ứng cá nhân để thực hiện một sự đóng góp miễn phí vào quá trình sản xuất của công ty hoặc ít nhất là sự đóng góp cho giá trị của công ty”. Nói cách khác các công ty vì mục tiêu lợi nhuận tạo ra giá trị bằng cách sử dụng nguồn lực từ đám đông người tiêu dùng như các tình nguyện viên và gần như là lực lượng miễn phí. Như đã trình bày ở trên, crowdsourcing tồn tại dưới nhiều hình thức, điều này phụ thuộc vào nhu cầu và vấn đề cần giải quyết của công ty và do công ty đó quyết định. Bảng 1.1: Các hình thức Crowdsourcing khác nhau Các loại Crowdsourcing Mô tả Phát triển sản phẩm và cấu hình Công ty huy động ý kiến và đề xuất về các sản phẩm hiện tại và tương lai Thiết kế sản phẩm Công ty huy động ý kiến để phát triển toàn bộ sản phẩn từ A đến Z Hồ sơ dự thầu cạnh tranh đối với các nhiệm Công ty huy động ý kiến về các giải pháp [...]... khi thời hạn huy động vốn kết thúc, tất cả các khoản tiền đầu tư được chuyển về và do ban quản lý website nắm giữ Khi thời gian huy động vốn chấm dứt, dự án được đánh giá là huy động vốn thành công hay không thành công dựa vào giá trị huy động được có đạt được mức giá trị huy động đã đăng tải trên website Nếu dự án huy động vốn thành công, khoản tiền đầu tư sẽ 17 được trao cho chủ dự án sau khi đã... tư từ các nhà đầu tư chịu trách nhiệm thanh toán cho chủ dự án (nếu huy động vốn thành công) hoặc hoàn trả khoản đầu tư cho các nhà đầu tư khi họ yêu cầu Ban quản lý website thu phí huy động vốn Crowdfunding với các dự án huy động vốn thành công để tạo nguồn tài chính duy trì hoạt động của chính mình 1.2.2 Quy trình huy động vốn 1.2.2.1 Xây dựng nội dung dự án Để thu hút được sự quan tâm từ phía các. .. (1) huy động vốn thuần túy để tài trợ cho các hoạt động của chủ dự án và (2) marketing - xây dựng hình ảnh về sản phẩm hoặc chính dự án trong mắt người tiêu dùng 14 Để có thể huy động được vốn thông qua hình thức Crowdfunding, chủ dự án cần có một tài khoản trên website Crowdfunding – nơi mà chủ dự án sẽ trình bày về dự án của mình và thu hút sự chú ý cũng như sự đầu tư của các nhà đầu tư Khi huy động. .. đầu nữa 1.2 Nền tảng huy động vốn đám đông – Crowdfunding Platform Sau một thời gian hình thành và phát triển, tính đến thời điểm hiện tại, các nền tảng huy động vốn đám đông mà cụ thể là các trang web Crowdfunding đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu huy động nguồn tài chính của các chủ dự án và nhu cầu tìm kiếm dự án thích hợp cho các khoản đầu tư của các nhà đầu tư Nền tảng huy động vốn đám đông là một... khoản phí huy động vốn duy nhất cho các dự án huy động vốn thành công trong khi lợi nhuận của các trung gian tài chính là các khoản lãi vay phụ thuộc vào giá trị và kì hạn của các khoản tín dụng do họ phát hành Nhiệm vụ chính của ban quản lý website là cung cấp các công cụ và hỗ trợ về mặt kĩ thuật cho các chủ dự án có thể khởi tạo được dự án của mình trên website Crowdfunding đồng thời tập trung các khoản... thức Crowdfunding khác nhau, các chủ dự án sẽ phải có những kế hoạch bán hàng và chia sẻ lợi nhuận khác nhau Để xác định rõ một dự án huy động vốn đám đông thuộc hình thức huy động vốn đám đông nào, chúng ta cần xem xét đặc điểm cụ thể của từng hình thức 1.1.2.1 Đặt hàng trước (Pre-ordering) Các dự án huy động vốn theo hình thức đặt hàng trước (Pre-ordering) là các dự án mà mục tiêu chính của chủ dự án. .. giữ nhiệm vụ thẩm định dự án trước khi cấp quyền cho nội dung dự án được hiển thị trên website Các dự án phải có nội dung lành mạnh, không bao gồm các hoạt động vi phạm pháp luật, không sao chép ý tưởng của người khác và tuân thủ theo các quy định riêng khác của website đó 1.2.2.3 Cập nhật dự án và thanh toán Cập nhật dự án và thanh toán là bước cuối cùng trong quy trình huy động vốn đám đông bao gồm... là các cá nhân hoặc tổ chức có một dự án nào đó cần tài trợ nguồn vốn để hoạt động Thông thường những chủ dự án này là những người không đủ tiềm lực tài chính để chi trả cho các hoạt động của dự áncũng như không có đủ tài sản đảm bảo, thế chấp để huy động vốn từ các nguồn đầu tư khác Chủ dự án tham gia huy động vốn Crowdfunding trên website được chia thành hai loại tương ứng với mục đích huy động vốn. .. chuyên về huy động vốn với mục đích từ thiện Trang www.sellaband.com ra đời năm 2006 cũng chuyên về huy động vốn cho các dự án âm nhạc Hiện nay có khoảng hơn 500 trang web là nền tảng huy động vốn theo hình thức Crowdfunding đang hoạt động với khoản 9000 miền đăng ký liên quan đến Crowdfunding Đến năm 2009, Crowdfunding nổi lên như một nguồn tài trợ chính, nó là hình thức huy động vốn phổ biến cho các. .. giữa các nhà đầu tư và chủ dự án, không phải là trung gian huy động vốn như các tổ chức 15 trung gian trên thị trường tài chính vì quy trình huy động vốn trong mô hình hoạt động này là trực tiếp Cụ thể hơn, sau khi được ban quản lý website thẩm định, các dự án được chính các chủ dự án khởi tạo trên website Crowdfunding và do chính các chủ đầu tư tự tìm hiểu, thấy thích thú và quyết định đầu tư Thêm vào . huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay 47 3.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 47 3.1.2. Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CROWDFUNDING – PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP/DỰ ÁN VỪA VÀ NHỎ 4 1.1. Tổng quan về Crowdfunding – huy động vốn đám đông 4 1.1.1. Khái niệm Crowdfunding –. I: Crowdfunding – một phương thức huy động vốn cho các DN /dự án vừa và nhỏ Chương II: Hệ thống Crowdfunding trên thế giới Chương III: Thực trạng huy động vốn đám đông ở Việt Nam và đề xuất giải

Ngày đăng: 09/10/2014, 07:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan