Nghiên cứu về vận tải hàng không

90 601 1
Nghiên cứu về vận tải hàng không

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận tải hàng không là ngành mũi nhọn đại diện cho nhóm phương thức vận tải tiên tiến, hiện đại, ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành vận tải nói riêng và tạo ra những ảnh hưởng ngày càng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tếxã hội, an ninhquốc phòng của đất nước nói chung. Tuy vậy, những thông tin cụ thể, và tài liệu chính thức về vận tải hàng không chưa phổ biến và phong phú như các phương thức vận tải khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiều về phương thức vận tải hàng không, bao gồm cơ sở pháp lý, những quy định về mặt chứng từ cũng như quy trình giao nhận hàng đặc thù của ngành sẽ rất hữu ích cho các bạn sinh viên thuộc ngành ngoại thương.

Thá GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ Nhóm sinh viên thực hiện: 1/ Lâm Thiếu Linh - 33K01.1 2/ Nguyễn Thị Minh Hằng- 33K01.2 3/ Nguyễn Thành Luân - 33K01.2 4/ Dương Hạnh Tiên - 33K01.2 5/ Đường Thị Xuân Trang - 33K01.2 Tháng 11/2010 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH NGHIÊN CỨU VẬN TẢI HÀNG KHÔNG Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ. Mục lục LỜI MỞ ĐẦU 3 HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA 73 Số: [số Hợp đồng]/HĐVCHH 73 Bên A: Chủ hàng 73 Bên B: Bên chủ phương tiện 73 Phụ lục 41 1 Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ. LỜI MỞ ĐẦU Vận tải hàng không là ngành mũi nhọn đại diện cho nhóm phương thức vận tải tiên tiến, hiện đại, ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành vận tải nói riêng và tạo ra những ảnh hưởng ngày càng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của đất nước nói chung. Tuy vậy, những thông tin cụ thể, và tài liệu chính thức về vận tải hàng không chưa phổ biến và phong phú như các phương thức vận tải khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiều về phương thức vận tải hàng không, bao gồm cơ sở pháp lý, những quy định về mặt chứng từ cũng như quy trình giao nhận hàng đặc thù của ngành sẽ rất hữu ích cho các bạn sinh viên thuộc ngành ngoại thương. Hiểu rõ điều đó, nhóm đã chọn nghiên cứu về vận tải hàng không, với mong muốn rằng nhóm chúng tôi và các bạn có thể có những hiểu biết nhất định về phương thức vận tải này và hi vọng sẽ giúp ích cho nghề nghiệp sau này của các bạn. Đây là lần đầu tiên nhóm chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này nên khó tránh được những sai sót nhất định trong cả nội dung và hình thức trình bày. Nhóm mong thầy và các bạn có những đóng góp để nhóm có thể thực hiện tốt hơn trong các nghiên cứu sau này. Qua đây, nhóm cũng xin chân thành cám ơn Th.S Ngô Quang Mỹ đã hỗ trợ nhóm về mặt tài liệu để hoàn thiện bài nghiên cứu. Nhóm thực hiện 2 Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ. Chương 1 Khái quát về vận tải hàng không quốc tế. 1.1 Vai trò của vận tải hàng không. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đóng một vai trò rất quan trọng trong buôn bán quốc tế. Càng ngày càng có nhiều hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức vận tải hàng không. Hiện nay theo thống kê của LHQ thì lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chiếm khoảng 1/3 giá trị hàng hóa buôn bán trên thế giới. Số hàng hóa này chủ yếu được luân chuyển qua các đại lý hàng không ( là người đại diện cho người gửi hàng và cả cho hãng hàng không ). Mạng lưới hàng không bao phủ khắp địa cầu và hoạt động rất nhộn nhịp. Các đại lý hàng không cũng tạo thành một mạng lưới tương tự ở khắp các sân bay, các thành phố và đảm nhận hơn 9/10 số lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Số còn lại rất ít là được gửi thẳng, không qua đại lý chỉ vì những lý do đặc biệt nào đó mà thôi. Với một quốc gia phát triển thì chỉ tiêu về ngành hàng không là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng. - Nó đánh giá được năng lực quản lý của Nhà nước. - Trình độ kỹ thuật. - Khả năng kinh tế của quốc gia đó. - Cũng như lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường hàng không so với các phương tiện vận tải khác như thế nào. 1.2Đặc điểm của vận tải hàng không. Vận tải hàng không là một ngành vận tải non trẻ nhất. Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, vận tải hàng không mới bắt đầu phát triển và nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà ngành vận tải hàng không ngày càng phát triển nhanh chóng. Trước đây, nó chủ yếu phục vụ chuyên chở hành khách, ngày nay vận tải hàng không đã được sử dụng rộng rãi vào chuyên chở hàng hóa trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế. Sở dĩ vận tải hàng không phát triển vì nó đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế thế giới hiện nay. - Trước hết, vận tải hàng không nhạy cảm về thời gian, hoàn toàn thích hợp với thời đại phát triển như vũ bão về tin học. 3 Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ. - Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai điểm vận tải với nhau. - Tốc độ của vận tải hàng không cao ( gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần ô tô và 8 lần tàu hỏa ), tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh. - Khoa học kỹ thuật phát triển vận tải hàng không thích hợp với các loại hàng hóa có giá trị cao, mau hỏng, các loại hàng hóa quí hiếm. - Ngoài ra, vận tải hàng không còn đáp ứng được các nhu cầu đặc biệt về chính trị, xã hội … trong từng thời điểm mà không phương thức vận tải nào có thể đáp ứng được, ví dụ: viện trợ khẩn cấp để cứu nạn đói, bão, động đất… - Vận chuyển hàng không đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, một sự trang bị hoàn hảo về kỹ thuật và các phương tiện phục vụ cho việc vận tải như: sân bay, đài kiểm soát khí tượng, thông tin đây là một trong những yếu tố cấu thành nên giá cước hàng không, giá cước này luôn cao hơn bất kì phương tiện nào ( cước hàng không cao gấp 8 lần cước đường biển và gấp từ 2 đến 4 lần cước ô tô và tàu hỏa) - Mức độ tổn thất khi có rủi ro trong vận tải hàng không rất lớn và hậu quả thảm khốc của nó ít ai có thể lường trước được. - Tính an toàn cao và hành trình đều đặn hơn so với các phương tiện vận tải khác - Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác. - Vận tải hàng không đơn giản hoá về về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác. Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau: - Cước vận tải hàng không cao. -Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá kồng kềnh, hàng hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp. - Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào tạo nhân lực phục vụ. 1.3Đối tượng vận chuyển hàng không - Airmail: Thư từ, bưu phẩm, đồ vật lưu niệm… - Express: Chứng từ, tài liệu, sách báo, tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp… 4 Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ. - Airfreight: bao gồm các loại hàng hóa khác như vàng bạc, bạch kim, kim cương, đá quý, đồ trang sức, tiền, séc, thẻ tín dụng, hàng dễ hư hỏng ( Thực phẩm, hoa quả tươi…), hàng phục vụ lễ hội, hàng dự hội chợ, triễn lãm, hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng súc vật sống…. - Các lô hàng nhỏ. - Hàng hoá đòi hỏi giao ngay, an toàn và chính xác. - Hàng hoá có giá trị cao. - Hàng hoá có cự ly vận chuyển dài. 1.4Cơ sở vật chất của vận tải hàng không.  Cảng hàng không (airport). Theo luật hàng không dân dụng Việt Nam thì cảng hàng không là một tổ hợp công trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất khác cần thiết được sử dụng phục vụ cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được xây dựng để bảo đảm cho máy bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Sân bay bao gồm toàn bộ diện tích trên mặt đất cùng với cơ sở hạ tầng gồm một hay nhiều đường băng, nhà kho, kho hàng, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách Cảng hàng không có các khu vực làm hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyển tải.  Máy bay. Máy bay là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không. Máy bay có nhiều loại. Loại chuyên chở hành khách cũng có thể nhận chuyên chở hàng dưới boong. Loại chuyên chở hàng và loại chở kết hợp cả khách cả hàng. - Máy bay chở khách ( Passenger Aircraft) Là loại chuyên dùng để chở hành khách, tuy nhiên cũng có thể chở hàng và được chở ở khoang bụng dưới ( lower deck), trong khi hành khách được chở ở khoang chính. - Máy bay chở hàng ( All cargo Aircraft) Máy bay chở hàng là một máy bay cánh cố định được thiết kế hay chuyển đổi để mang hàng hóa hơn là để chở hành khách. Đây là những máy bay không có tính 5 Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ. năng chở hành khách, và nói chung những máy bay này có một hoặc nhiều cửa lớn để chất và bốc dỡ hàng hóa. Máy bay chuyên chở có thể được sử dụng trong các hãng hàng không dân sự để chở hàng hoặc hành khách, hay trong các lực lượng quân sự, hay các cá nhân của các nước riêng lẻ. Tuy nhiên, đa số hàng hóa được chứa trên các container ULD đặc biệt trong những khoang hàng của máy bay chở khách. Máy bay được thiết kế để chở hàng hóa và nó có một số đặc tính để phân biệt với máy bay chở khách truyền thống: một thân máy bay rất lớn, cánh dài và đặt cao cho phép khu vực hàng hóa đặt gần nền, các lốp lớn cho phép nó hạ cánh tại những vị trí chưa được chuyển bị trước, và một cánh đuôi đặt cao giúp hàng hóa được đưa vào hoặc lấy ra trực tiếp khỏi máy bay Loại này chuyên dùng để chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, kích thước cồng kềnh Nhược điểm là chi phí hoạt động của nó rất lớn, do vậy chi phí hoạt động chủ yếu do các hãng hàng không có cơ sở công nghiệp và kinh tế mạnh sử dụng. - Máy bay chở kết hợp ( Mixed/ Combination Aircraft). Loại này có thể chở cả hành khách và hàng hóa trên boong chính và khoang bụng máy bay, tạo ra sự cơ động cho việc điều chỉnh khả năng chở hàng và hành khách phù hợp với nhu cầu vận chuyển  Trang thiết bị xếp dỡ , di chuyển hàng hóa trên mặt đất. Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng ở cảng hàng không cũng đa dạng và phong phú. Có các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá trong sân bay. có trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị. Ngoài ra còn có các trang thiết bị riêng lẻ như pallet máy bay, container máy bay, container đa phương thức - Xe vận chuyển container, pallet - Xe nâng hàng - Thiết bị nâng hạ container/ pallet - Băng chuyền ( conveyor/ belt) - Giá đỡ ( dolly) 6 Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ. Ngoài ra, máy bay còn có các thiết bi riêng biệt và cực kì chuẩn xác. Các bộ phận đó trở nên một bộ phận cấu thành của máy bay như pallet, container, igloo … kết hợp với hệ thống khay lăn, ngăn cách, chằng néo riêng biệt được gọi là thiết bị xếp dỡ hàng theo đơn vị ( Unit load devices- ULD). Đơn vị này cũng còn dùng để tính cước theo ULD đối với hàng hóa thông thường ( basis cargo). ULD có thể là: - Pallet máy bay và lưới chụp hàng… - Mui chụp hình Igloo ULD gồm hai loại: - ULD có chứng chỉ. Là loại dùng để chuyên chở hàng trên máy bay vì nó được kiểm tra, bảo vệ an toàn trong suốt hành trình - ULD không có chứng chỉ. Loại nay không được coi là khoang máy bay mặc dù đáp ứng được tất cả mọi yêu cầu về mặt kỹ thuật, hoàn cảnh làm hàng ở mặt đất. Nếu muốn xếp lên máy bay thì rất hạn chế về số lượng và bắt buộc phải có gia cố sàn máy bay cho phù hợp, đảm bảo an toàn, và nhìn chung là không được xếp lên máy bay cũng như bị cấm tuyệt đối trên loại máy bay hỗn hợp ULD hiện nay được sử dụng như một loại thiết bị thao tác tiêu chuẩn không thể thiếu của máy bay. 7 Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ. Chương 2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế. 2.1 Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không • Công ước Vác-sa-va 1929 Vận tảỉ hàng không quốc tế được điều chỉnh chủ yếu bởi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế được ký tại Vác-sa-va ngày 12/10/1929 gọi tắt là Công ước Vác-sa-va 1929. • Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va. Nghị định thư này ký tại Hague 28/91955, nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955. • Công ước bổ sung cho công ước Vác-sa-va được ký kết tại Guadalazala ngày 18/9/1961, nên gọi tắt là Công ước Guadalazala 1961. • Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vac-sa-va và nghị định thư Hague. Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/5/1966, nên gọi tắt là Hiệp định Montreal 1966. • Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va 12/10/1929 được sửa đổi bởi nghị định thư Hague 28/9/1995. Nghị định này ký tại thành phố Guatemala 8/3/1971, nên gọi tắt là Nghị định thư Guatemala 1971. • Nghị định thư bổ sung 1 Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929. Nghị định thư này được kết tại Montreal ngày 25/9/1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 1. • Nghị định thư bổ sung số 2 Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929 đã được sửa đỏi bằng Nghị định thư Hague 1955. Nghị định thư này được ký kết tại Montreal ngày 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975, bản số 2. • Nghị định thư bổ sung thứ 3 Nghị định thư sửa dổi công ước Vac-sa-va 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi các nghị định thư tại Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala ngày 8/3/1971. Nghị định thư này được ký kết tại Montreal 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 3. 8 Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ. • Nghị định thư bổ sung số 4 Nghị định thư sửa đổi công ước Warsaw 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi nghị định thư Hague ngày 28/9/1955. Nghị định thư này ký kết tại Montreal, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 4. Các công ước, hiệp định, nghị định thư chủ yếu sửa đổi bổ sung giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn về hư hỏng, thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại người chuyên chở 2.2 Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không. 2.2.1 Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không theo công ước Vác- sa-va 1929. Khi nói tới trách nhiệm của người chuyên chở hàng không, công ước Vác-sa-va 1929 đề cập tới 3 nội dung : thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở. 2.2.1.1 Thời hạn trách nhiệm. Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở là điều khoản quy định trách nhiệm của người chuyên chở về mặt thời gian và không gian đối với hàng hoá . Theo công ước Vác-sa-va, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển bằng máy bay. Vận chuyển bằng máy bay bao gồm giai đoạn mà hàng hoá nằm trong sự bảo quản của người chuyên chở hàng không ở cảng hàng không, ở trong máy bay, hoặc ở bất cứ nơi nào nếu máy bay phải hạ cánh ngoài cảng hàng không . Vận chuyển bằng máy bay không mở rộng tới bất kỳ việc vận chuyển nào bằng đường bộ , đường biển hoặc đường sông tiến hành ngoài cảng hàng không. Tuy nhiên, nếu việc vận chuyển như vậy xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng vận chuyển bằng máy bay nhằm mục đích lấy hàng, giao hoặc chuyển tải hàng thì thiệt hại được coi là kết quả của sự kiện xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng máy bay. 2.2.1.2 Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không. Theo công ước Vac-sa-va 1929, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về thiệt hại trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá trong quá trình vận 9 [...]... viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên không chở hàng hoá Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng. .. gom hàng trong lĩnh vực hàng không như sau: Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ người chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn gom hàng mà chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi 16 Nghiên cứu về vận tải hàng không GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ 3.2.3 Nội dung của vận đơn hàng không Theo Luật hàng không dân dụng Việt Nam... trước 15 Nghiên cứu về vận tải hàng không GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không. .. thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 Trong đó: Vận chuyển hàng không được quy định từ Điều 109 đến Điều 159 12 Nghiên cứu về vận tải hàng không GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ Chương này quy định về doanh nghiệp vận chuyển hàng không, khai thác vận chuyển hàng không, vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá bằng đường hàng không, vận chuyển theo hợp đồng và vận chuyển thực tế Và Trách nhiệm dân sự được quy... an ninh (SSC), phí nhiên liệu ( FSC),… 29 Nghiên cứu về vận tải hàng không GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ Chương 5 Các đại lý hàng không và quy trình giao nhận hàng không 5.1 Các đại lý hàng không Hiện tại, các hãng hàng không trong nước chỉ thực hiện vận chuyển hành khách và hàng hóa kết hợp Việt Nam hiện có sáu hãng hàng không được cấp phép vận chuyển hành khách và hàng hóa kết hợp, và bốn trong số này đang... người vận chuyển, hoặc • Nơi có trụ sở kinh doanh chính của người vận chuyển, hoặc • Nơi người vận chuyển có trụ sở mà hợp đồng được ký, hoặc toà án có thẩm quyền tại nơi hàng đến Những vấn đề về thủ tục tố tụng do toà án thụ lý vụ kiện điều chỉnh 14 Nghiên cứu về vận tải hàng không GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ Chương 3 Chứng từ vận tải hàng không 3.1 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa Hợp đồng vận chuyển hàng. .. cước vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hàng hóa (Theo điều 128 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006) 3.2 Vận đơn hàng không (Airway bill) 3.2.1 Khái niệm và chức năng của vận đơn hàng không Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng hoá và bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng. .. gửi hàng uỷ quyền lập vận đơn Mặt khác, người gửi hàng đã ký vận đơn thì người gửi hàng đã xác nhận rằng anh ta đồng ý với những điều kiện của hợp đồng vận chuyển được ghi ở mặt sau của vận đơn Luật hàng không dân dụng của Việt Nam 2006 cũng quy định: Điều 131 Lập vận đơn hàng không 1 Vận đơn hàng không do người gửi hàng lập thành ba bản chính Bản thứ nhất do người gửi hàng ký, được giao cho người vận. .. chỉ của người nhận hàng; Phương tiện và tuyến vận tải; Mục đích sử dụng chính thức; Số thứ tự của lô hàng; Mã và số hiệu bao bì; Tên hàng và mô tả hàng hoá; Số lượng hàng hoá; Trọng lượng hàng hoá; Số và ngày của hoá đơn thương mại; Cam đoan của người xuất khẩu về hàng hoá; Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền - Tờ khai hàng hoá XNK (khai hải quan) 34 Nghiên cứu về vận tải hàng không GVHD: Th.S Ngô... người gom hàng o Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB): Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong . phương thức vận tải khác. Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau: - Cước vận tải hàng không cao. -Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá kồng kềnh, hàng hoá. chuẩn không thể thiếu của máy bay. 7 Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ. Chương 2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế. 2.1 Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không. LỊCH NGHIÊN CỨU VẬN TẢI HÀNG KHÔNG Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ. Mục lục LỜI MỞ ĐẦU 3 HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA 73 Số: [số Hợp đồng]/HĐVCHH 73 Bên A: Chủ hàng

Ngày đăng: 08/10/2014, 22:10

Mục lục

    HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

    Số: [số Hợp đồng]/HĐVCHH

    Bên A: Chủ hàng

    Bên B: Bên chủ phương tiện

    Điều 16: Hiệu lực của hợp đồng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan