BÁO CÁO THỰC TẬP GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN

36 898 5
BÁO CÁO THỰC TẬP GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ  PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo kiến tập - 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG o0o BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Lương Bình Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp : Anh 1 – TCNH – K47 MSV : 0853030063 HÀ NỘI - 2011 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 1 Báo cáo kiến tập - 2011 LỜI CẢM ƠN Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo Trần Thị Lương Bình – Giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình hướng dẫn, góp ý cho em để em hoàn thành bản báo cáo này đạt hiệu quả cao nhất! Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Phòng Quan hệ Khách hàng cá nhân Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân đã tạo điều kiện cho em học hỏi những kinh nghiệm quý báu cũng như cung cấp những thông tin thiết thực trong suốt quá trình kiến tập này. Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 2 Báo cáo kiến tập - 2011 MỤC LỤC CHƯƠNG II 20 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THANH XUÂN 20 KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 3 Báo cáo kiến tập - 2011 PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THANH XUÂN 1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam - BIDV) được thành lập với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng chính phủ, và sau đó được đổi thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24 tháng 6 năm 1981 và được giao dịch với tên gọi chính thức hiện nay kể từ ngày 14 tháng 1 năm 1990.Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoà mình theo dòng chảy của lịch sử, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng phát triển đi lên của đất nước qua từng thời kỳ: khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước Trải qua hơn năm mươi năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã không ngừng mở rộng hoạt động về cả số lượng và chất lượng. Thương hiệu BIDV đã và đang trở thành sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng cũng như được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Như một yêu cầu tất yếu của phát triển, BIDV có mạng lưới ngân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 4 Báo cáo kiến tập - 2011 hàng rộng lớn với 114 chi nhánh và trên 500 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Ra đời vào ngày 1/12/2008 , có trụ sở giao dịch tại số 198, Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội, chi nhánh BIDV Thanh Xuân nằm trong mục tiêu chiến lược của ngân hàng mẹ trong việc mở rộng thị phần cũng như đáp ứng nhu cầu thiết thực của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Với phương châm “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” trên cơ sở phát triển bền vững cùng với đội ngũ nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính chuyên nghiệp, năng động, được đào tạọ bài bản, ngân hàng BIDV nói chung và chi nhánh BIDV Thanh Xuân nói riêng đã trở thành người bạn đồng hành tin cậy cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, xứng đáng trở thành ngân hàng tốt nhất Việt Nam. 2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ chung của các phòng ban 2.1. Cơ cấu tổ chức Đứng đầu Ngân hàng Chi nhánh BIDV Thanh Xuân là Giám đốc – Giám đốc do Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Chi nhánh, và đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Chi nhánh. Tiếp đến là Phó Giám đốc – Phó Giám đốc cũng do Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Chi nhánh khi Giám đốc đi vắng. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, Ngân hàng chi nhánh đã có 12 phòng ban với những chức năng, nhiệm vụ nhất định nhưng cùng bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm mục đích là đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả, gồm: 1. Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp 2. Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân. 3. Phòng Tài trợ dự án 4. Phòng Quản lý rủi ro Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 5 Báo cáo kiến tập - 2011 5. Phòng Quản trị tín dụng 6. Phòng Dịch vụ khách hàng 7. Phòng Thanh toán quốc tế. 8. Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ 9 .Phòng Kế hoạch -Tổng hợp 10. Phòng Điện toán 11. Phòng Tài chính- Kế toán 12. Phòng Tổ chức- Nhân sự 2.2. Nhiệm vụ chung của các phòng ban • Đóng vai trò đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao. • Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thiện nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh. • Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh. • Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của phòng về nghiệp vụ và các chức năng chung của Chi nhánh. • Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin, tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh, của BIDV và theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. 3. Các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng 3.1. Dịch vụ huy động tiền gửi Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 6 Báo cáo kiến tập - 2011 • Thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. • Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức và kỳ hạn phong phú • Các sản phẩm được thiết kế rất đa dạng và linh hoạt với mục đích huy động vốn tối đa cũng như đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Các sản phẩm điển hình: tài khoản tiết kiệm dành (TKTK) cho trẻ em, TKTK tích lũy bảo an, TKTK hoa hồng, TKTK “Ổ trứng vàng”, Tiết kiệm bậc thang, kinh doanh lưu ký chứng khoán… đối với khách hàng cá nhân, và các sản phẩm như tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn, tiền gửi không tròn kỳ… đối với khách hàng doanh nghiệp. 3.2. Dịch vụ tín dụng • Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế • Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các dự án trong nước và quốc tế, tài trợ thương mại. • Thực hiện tín dụng bảo lãnh cho các dự án thông qua các gói sản phẩm,dịch vụ như: thấu chi doanh nghiệp, cho vay đóng tàu, cho vay đầu tư dự án thủy điện, dự án bất động sản, chiết khấu giấy tờ có giá… • Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực. • Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống của khách hàng cá nhân: mua nhà, du học, mua ô tô… 3.3. Dịch vụ thanh toán • Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các cá nhân và tổ chức kinh tế • Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong và ngoài nước • Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án. Thu, chi hộ đơn vị. • BIDV cung cấp đầy đủ và toàn diện các dịch vụ thanh toán quốc tế gắn với các phương thức thanh toán • Cung cấp dịch vụ thanh toán lương cho doanh nghiệp thông qua “Chương trình thanh toán lương tự động”. 3.4. Các sản phẩm dịch vụ khác Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 7 Báo cáo kiến tập - 2011 • BIDV còn thực hiện rất nhiều các loại hình dịch vụ khác như: bảo hiểm, dịch vụ ngân quỹ, chứng khoán, kinh doanh tiền tệ… • Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác : BIDV –Directbanking, BSMS 4. Giới thiệu về phòng nơi em kiến tập và công việc được giao Trong quá trình kiến tập, em được phân công làm việc tại phòng quan hệ khách hàng cá nhân (PQHKHCN) của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân. Phòng gồm có năm người, trong đó gồm một trưởng phòng, một phó phòng và ba nhân viên. PQHKHCN có những nhiệm vụ chính như sau: 4.1. Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng 4.1.1. Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân: • Nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng; triển khai các sản phẩm hiện có phù hợp với điều kiện cụ thể của chi nhánh và hướng dẫn của BIDV. Đề xuất việc cải tiến và phát triển sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân tới Ban phát triển các sản phẩm bán lẻ và marketing. • Thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ (dân cư, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ bán lẻ của ngân hàng bạn trên địa bàn…) để xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển cho phù hợp. 4.1.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm: • Tìm kiếm khách hàng; tìm hiểu nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng. Đề xuất sản phẩm mới, bổ sung tính năng mới của những sản phẩm đã có đến Ban phát triển sản phẩm bán lẻ và marketing. • Xây dựng các báo cáo đánh giá hiệu quả triển khai từng sản phẩm tại chi nhánh. 4.1.3. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. 4.2. Công tác bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ 4.2.1. Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 8 Báo cáo kiến tập - 2011 • Xác định các chỉ tiêu liên quan đến khách hàng cá nhân; phối hợp với Phòng Tổng hợp nguồn vốn để xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng /sản phẩm theo từng tháng, quý, năm. • Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm. 4.2.2. Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV 4.2.3. Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng. 4.2.4. Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hóa doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. 4.3. Công tác tín dụng Ở công tác này, PQHKHCN kết hợp với Phòng quản trị tín dụng, Phòng quản lý rủi ro thực hiện đầy đủ các quy trình cấp tín dụng cho Khách hàng cá nhân. Theo đó, PQHKHCN phải chịu trách nhiệm về: 4.3.1. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, mức tăng trưởng 4.3.2. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin về khách hàng phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng. 4.3.3. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình về quản lý và điều kiện tín dụng. 4.3.4. Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay đươc đề xuất quyết định cấp tín dụng. Ngoài ra, PQHKHCN còn thực hiện các nhiệm vụ khác như quản lý thông tin, báo cáo; thực hiện chế độ lập báo cáo phục vụ quản trị điều hành của Ban giám đốc và của BIDV theo quy định, tham gia ý kiến đối với vấn đề chung của Chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong thời gian kiến tập vừa qua, em được giao nhiệm vụ: Trợ lý cho cán bộ PQHKHCN thực hiện tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các bộ hồ sơ xin vay, tư vấn các sản phẩm và dịch vụ tiện ích của Ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu. Chính quãng thời gian bổ ích được tiếp xúc với công việc đó đã cho em một cái nhìn sâu sắc và thực tế về nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng và chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc tương lai của em sau này. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 9 Báo cáo kiến tập - 2011 PHẦN II: NỘI DUNG LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan.Trong các hoạt động ngân hàng đó, nhất là từ khi ngành Ngân hàng chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập thì nghiệp vụ quan trọng hàng đầu đóng vai trò chủ đạo và được chú trọng nhất là nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ mũi nhọn quyết định sự sống còn và phát triển của mỗi Ngân hàng thương mại mà lý do cơ bản là mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Hơn nữa, tín dụng ngân hàng còn được xem như là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn. Trong khi thị trường tín dụng doanh nghiệp đã gần như bão hòa và không phải ngân hàng nào cũng có đủ năng lực tài chính và năng lực quản lý rủi ro cho các khoản vay thì tín dụng cá nhân đang trở thành mục tiêu chiến lược trong việc mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, bất kể là hoạt động nào và lĩnh vực gì, muốn đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì Ngân hàng phải luôn tìm hiểu thị trường, xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn và điều quan trọng là phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động của mình . Đặc biệt là trong một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt như hiện nay thì việc nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân là vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết. Qua quá trình tìm hiểu, em nhận thấy hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, song nó vẫn còn chứa đựng một số tồn tại cần được khắc phục. Chính từ lý do đó, em đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân” làm đề tài báo cáo kiến tập của mình. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 10 [...].. .Báo cáo kiến tập - 2011 Về kết cấu của đề tài, bài báo cáo gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về hoạt động tín dụng ngân hàng Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dung cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân 2 Mục tiêu nghiên cứu Khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Giải pháp nâng cao chất. .. của Ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 19 Báo cáo kiến tập - 2011 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THANH XUÂN 1 Tình hình hoạt động tín dụng nói chung tại ngân hàng Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và cũng là đặc trưng cơ bản của ngân hàng. .. nghiên cứu tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội • Hoạt động tín dụng ở Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân bao gồm tín dụng cho đối tư ng khách hàng là doanh nghiệp và tín dụng cho đối tư ng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 11 Báo cáo kiến tập - 2011 khách hàng là cá nhân Trong phạm vi của đề tài, đề tài chỉ nghiên cứu lĩnh vực hoạt động tín dụng cá nhân. .. FTU 20 Báo cáo kiến tập - 2011 2 Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân 2.1 Quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân: Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng (TD), nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ TD tiếp xúc với khách hàng (KH) có nhu cầu vay vốn Tùy theo quan hệ giữa KH và Ngân hàng (NH),... giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN cho Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân 3 Phương pháp nghiên cứu • Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo hoạt động kinh doanh tại NH • Dùng phương pháp thống kê, so sánh số tuyệt đối, tư ng đối qua các năm • Quan sát hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng, tham khảo ý kiến cán bộ tín dụng tại cơ quan thực tập • Tham khảo giáo trình, tạp... với dịch vụ tín dụng của ngân hàng • Chính sách tín dụng hợp lý, khoa học, hiệu quả Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 17 Báo cáo kiến tập - 2011 • Tính tuân thủ trong hoạt động tín dụng • Năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng Có rất nhiều nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng, nhưng... tranh để tồn tại Do vậy, để đánh giá chất lượng của khoản tín dụng, chúng ta cần xem xét ở cả các chỉ tiêu định lượng cũng như các chỉ tiêu định tính Phần sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và sẽ là cơ sở cho sự phân tích thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại chi nhánh BIDV Thanh Xuân 2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng: Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu các khái niệm... viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 18 Báo cáo kiến tập - 2011 3.3 Những nhân tố về phía ngân hàng: Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan đến sự phát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng, gồm: • • • • • • • 3.4 Chính sách tín dụng Công tác tổ chức của ngân hàng Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng. .. đến 6 tháng đầu năm 2011 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 12 Báo cáo kiến tập - 2011 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1 Lý luận chung về hoạt động tín dụng ngân hàng 1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là một khái niệm đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội loài người Tín dụng theo nghĩa la tinh là creditim, sự tín nhiệm, tin tư ng tên... thanh toán của các nhà đầu tư chứng khoán cũng như giúp họ chủ động nguồn vốn cá nhân trong hoạt động đầu tư 2.3 Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thanh Xuân Bảng tổng hợp kết quả hoạt động tín dụng cá nhân thông qua một số chỉ tiêu qua các năm: Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 6 tháng đầu năm 2011 2010 Doanh số cho vay 39500 445000 1215900 1489565 . TS Trần Lương Bình Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp : Anh 1 – TCNH – K47 MSV : 0853030063 HÀ NỘI - 2011 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 1 Báo. kiến tập này. Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 2 Báo cáo kiến tập - 2011 MỤC. tín dụng Như chúng ta đã biết, một sản phẩm muốn tồn tại lâu dài trên thị trường, ngoài Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hoàn Lớp: Anh 1 – TCNH – K47 – FTU 14 Báo cáo kiến tập - 2011 yếu

Ngày đăng: 08/10/2014, 22:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG II

  • THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THANH XUÂN

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan