một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cảng bến nghé

90 765 16
một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cảng bến nghé

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ khoa học: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Cảng Bến Nghé” là đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, được sự hướng dẫn thực hiện bởi TS. Đỗ Thị Mai Thơm – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Hải Phòng, ngày 15 tháng 09 năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN LÊ THỊ LĨNH i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Cảng Bến Nghé”, do thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong được các thầy cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS. Đỗ Thị Mai Thơm – Phó Trưởng khoa Kinh tế vận tải biển – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã hướng dẫn tác giả hoàn thành khóa luận. Đồng thời tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Viện đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu. ii MỤC LỤC iii 4 5 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong số không nhiều các quốc gia trên thế giới được đánh giá là có tiềm năng rất lớn về ngành Hàng hải. Với bờ biển dài 3260 km có nhiều vịnh, cửa sông nối liền với Thái Bình Dương, lại nằm trên các tuyến đường hàng hải quốc tế rất thuận tiện cho việc xây dựng cảng biển và phát triển các dịch vụ cảng biển. Xu thế thương mại hoá toàn cầu tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt buộc các thể chế kinh tế khu vực và thế giới phải tìm ra những lợi thế so sánh của quốc gia mình. Từ lâu, các quốc gia có biển nói chung và trong khu vực nói riêng, đã đầu tư vào cảng biển và biến các quốc gia này thành các trung tâm dịch vụ cảng biển lớn của thế giới. Phát triển dịch vụ cảng biển là trực tiếp góp phần vào việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, mở mang nhiều ngành nghề sản xuất - dịch vụ, tạo ra những cơ hội khai thác tiềm năng các vùng, thúc đẩy sản xuất, đầu tư, và xuất nhập khẩu hàng hoá. Vai trò của dịch vụ cảng biển đối với nền kinh tế quốc dân là vô cùng to lớn. Nằm trong hệ thống vận tải hàng hoá bằng đường biển,Cảng Bến Nghé nằm trên hữu ngạn sông Sài Gòn, tiếp giáp với Cảng Sài Gòn và Khu Chế Xuất Tân Thuận (TTEPZ); thuộc phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh. Đây là một đầu mối quan trọng trong lưu thông hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hóa nội địa của các tỉnh Nam bộ và cả nước. Cảng Bến Nghé, là một trong những cảng biển lớn của Việt Nam đã và đang phát triển vai trò của mình, là thành viên của Hiệp Hội Cảng biển Việt Nam (VPA) và Hiệp Hội Cảng Biển Đông Nam Á (APA). Tuy nhiên việc khai thác các dịch vụ tại cảng Bến Nghé, vẫn còn rất nhiều hạn chế và đang đứng trước những đòi hỏi phải cải tạo, đầu tư, đổi mới. Mức độ tăng trưởng còn thấp, tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa được đầu tư đúng mức, không đáp ứng được nhu cầu của việc sừ dụng dịch vụ tại cảng hiện nay. Có thể nói, dịch vụ 1 tại Cảng hiện nay chưa hội đủ những điều kiện để khai thác một cách hiệu quả các tiềm năng vốn có. Do đó cần đưa ra những biện pháp tích cực để phát triển dịch vụ cảng tương xứng với tiềm năng. Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Cảng Bến Nghé” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường gặp phải không ít những khó khăn: sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành, những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng…đòi hỏi doanh nghiệp phải biết khai thác mọi nguồn lực và tiềm năng của mình một cách tốt nhất. Do đó, việc xác định mục đích nghiên cứu của đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Cảng Bến Nghé” chính là hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của cảng xếp dỡ; đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Bến Nghé; đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Bến Nghé. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghên cứu : Hiệu quả kinh doanh của Cảng Bến Nghé và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Cảng Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của Cảng Bến Nghé trong năm năm 2011– 2013 4. Phương Pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau - Phương pháp duy vật biện chứng; - Phương pháp duy vật lịch sử; - Phương pháp thống kê phân tích; - Phương pháp so sánh; - Phương pháp tổng hợp. 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn a, Ý nghĩa Khoa học - Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và Cảng nói riêng - Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Bến Nghé. b, Ý nghĩa thực tế - Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Bến Nghé. - Kết quả phân tích có thể áp dụng hoặc như một bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp trong ngành xếp dỡ nói chung và Cảng Bến Nghé nói riêng. 3 CHƯƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ CẢNG BIỂN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ CẢNG BIỂN 1.A.Cảng biển và dịch vụ kinh doanh Cảng Biển 1.A.1.Cảng Biển 1.A.1.1. Khái niệm Cảng biển là một đầu mối giao thông lớn, bao gồm nhiều công trình và kiến trúc, bảo đảm cho tàu thuyền neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận lợi thực hiện công việc chuyển giao hàng hoá/hành khách từ các phương tiện giao thông trên đất liền sang các tàu biển hoặc ngược lại, bảo quản và gia công hàng hoá, và phục vụ tất cả các nhu cầu cần thiết của tàu neo đậu trong cảng. Ngoài ra nó còn là trung tâm phân phối, trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại, trung tâm dịch vụ, trung tâm cư dân của cả một vùng hấp dẫn. Theo Điều 59 Bộ luật hàng hải số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, quy định về hàng hải Việt Nam thì: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác. Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn được gới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác. Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thủy khác ra vào bến cảng an toàn. Ngoài ra cảng biển còn được định nghĩa theo một số cách khác: 4 Cảng là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hóa chuyên chở trên tàu, là đầu mối giao thông quan trọng trong hệ thống vận tải. Cảng không phải là điểm đầu hoặc kết thúc của quá trình vận tải mà là điểm luân chuyển hàng hóa và hành khách. Nói cách khác cảng như là một mắt xích trong dây chuyền vận tải. 1.A.1.2. Phân loại Cảng biển Tùy theo tiêu chí phân loại mà cảng biển có thể được phân theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại thường dụng: - Theo chức năng khai thác cảng biển được phân thành: thương cảng (cảng thương mại tổng hợp) và các cảng chuyên dùng. + Thương cảng là cảng mà hoạt động chủ yếu của nó là bốc, xếp và bảo quản hàng hóa phục vụ cho hoạt động lưu thông hàng hóa của một quốc gia và hoạt động như là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ; + Cảng chuyên dùng là các cảng phục vụ cho một mặt hang mang tính chất riêng biệt như cảng tham, cảng dầu, cảng cá… - Theo điều kiện tự nhiên cảng biển được chia thành cảng tự nhiên, cảng nhân tạo. - Theo phạm vi hoạt động cảng biển được chia thành cảng quốc tế và cảng nội địa. + Cảng quốc tế là cảng phục vụ các tàu hoạt động xuất nhập khẩu. + Cảng nội địa là cảng phục vụ hoạt động thương mại và các ngành trong nước, không có khả năng đón các tàu từ nước ngoài. - Theo quan điểm khai thác: Cảng chuyên dụng và Cảng tổng hợp. + Cảng chuyên dụng là Cảng chuyên tiếp nhận một hoặc một nhóm tàu nhất định cũng như xếp dỡ một loại hàng (hoặc một nhóm hàng) nhất định. + Cảng tổng hợp là Cảng xếp dỡ các loại hàng hóa khác nhau và tiếp nhận tàu hàng bách hóa phù hợp với mớn nước ra vào Cảng. - Theo Điều 60 Bộ luật hàng hải Việt Nam cảng biển được phân thành các loại sau đây: + Cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; 5 [...]... vị kết quả đầu ra H càng lớn thì hiệu quả càng cao Bản chất của hiệu quả kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu xác định Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao càng... Tổng doanh thu Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011-2012 của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cảng Bến Nghé sẽ cho ta thấy một cái nhìn toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng Đó là kết quả tổng hợp của tất cả các lĩnh vực kinh doanh 26 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cảng Bến Nghé năm 2011- 2013 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chi Tiết Doanh. .. được hiệu quả làm việc của người lao động, đồng thời doanh nghiệp cũng phải thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề lao động qua các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn 15 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI CẢNG BẾN NGHÉ 2.A.Giới thiệu chung về Cảng Bến Nghé 2.A.1.Giới thiệu chung về Cảng Bến Nghé Tên cảng: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng. .. cẩu bờ, xe nâng, đầu kéo, xe tải… đồng thời nâng cao trình độ quản lý, cũng như đào tạo những nhân viên quản lý có trình độ và kinh nghiêm Từ một cảng lạc hậu về máy móc thiết bị, Cảng Bến Nghé đã vươn lên là Cảng đứng thứ 5 khu vực, đứng thứ tư ở Thành phố Hồ Chí Minh 2.A.4.Vị trí địa lý Cảng Bến Nghé Cảng Bến Nghé nằm trên hữu ngạn sông Sài Gòn thuộc Quận 7- Tp.HCM Phía bắc của Cảng giáp Cảng Tân Thuận,... sản xuất kinh doanh của Cảng Bến Nghé năm 2013 Đánh giá tỷ lệ đạt kế hoạch so với cùng kỳ năm trước về các chỉ tiêu chủ yếu là xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu làm cơ sở đánh giá chi tiết Sơ bộ đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất kinh doanh cơ bản của cảng được thể hiện qua các chỉ tiêu sau : - Số lượng... ngừng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 tại Cảng - Tham mưu cho TGĐ về quy định soạn thảo và ban hành các quy trình, thủ tục, quy định, hướng dẫn…của hệ thống quản lý chất lượng 2.A.6.Lĩnh vực khai thác kinh doanh 2.A.6.1 Lĩnh vực khai thác kinh doanh: Cảng Bến Nghé hoạt động 24/7, chuyên khai thác kinh doanh các lĩnh vực: Kinh doanh bốc xếp hàng hóa tại khu vực Cảng - Kinh doanh kho bãi... khăn đó, cảng cần tăng cường tiếp thị, nâng cao năng lực giải phóng tàu, tăng cường thiết bị, nâng cao cơ sở vật chất của cảng nhằm nâng cao năng lực giải phóng tàu để nâng cao hiệu quả khai thác tại cảng 2.B.2.Sản lượng hàng hóa xếp dỡ giai đoạn 2009 – 2013 Sản lượng là chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất của doanh nghiệp, nó là cơ sở tính toán các chỉ tiêu khác trong quá trình sản xuất kinh doanh như... đời sống, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí của hành khách và thuyền viên, tổ chức đưa đón, xuất nhập cảnh, chuyển đổi thuyền viên - Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa - Dịch vụ lai dắt tàu biển - Dịch vụ sửa chữa tàu biển - Dịch vụ vệ sinh tàu biển - Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa 1.B .Hiệu quả kinh doanh dịch vụ Cảng biển 1.B.1.Khái niệm hiệu quả kinh doanh dịch vụ Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh. .. tố quan trong, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ nhân tố này để có thể đưa ra một kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý và có hiệu quả 1.C.1.3 Nhân tố khác Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động khá nhiều của yếu tố thời tiết, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vận tải biển thì đây là nhân tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh Thực tế cho... thế nào để thu được kết quả cuối cùng cao nhất với hao phí nguồn lực là thấp nhất trong phạm vị có thể (tức là đạt hiệu quả cao nhất) Do đó, hiệu quả kinh doanh được mô tả dưới dạng công thức như sau: Dạng tuyệt đối: Dạng tương đối: H=K–C H= K C (1.1) (1.2) Trong đó: H - Hiệu quả sản xuất kinh doanh K - Kết quả cuối cùng đạt được theo hướng mục tiêu C - Chi phí bỏ ra để có kết quả đó Công thức trên cho . xuất kinh doanh của cảng xếp dỡ; đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Bến Nghé; đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng. xuất kinh doanh của Cảng Bến Nghé. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghên cứu : Hiệu quả kinh doanh của Cảng Bến Nghé và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Cảng Phạm vi nghiên cứu:. của mình một cách tốt nhất. Do đó, việc xác định mục đích nghiên cứu của đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Cảng Bến Nghé chính là hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sản

Ngày đăng: 08/10/2014, 19:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Đối tượng nghiên cứu

  • 4. Phương Pháp nghiên cứu

  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn

  • CHƯƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ CẢNG BIỂN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ CẢNG BIỂN

    • 1.A. Cảng biển và dịch vụ kinh doanh Cảng Biển

      • 1.A.1. Cảng Biển

        • 1.A.1.1. Khái niệm

        • 1.A.1.2. Phân loại Cảng biển

        • 1.A.1.3. Vai trò, chức năng của Cảng biển

        • 1.A.2. Kinh doanh dịch vụ Cảng biển

        • 1.B. Hiệu quả kinh doanh dịch vụ Cảng biển

          • 1.B.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh dịch vụ

          • 1.B.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại Cảng biển

            • 1.B.2.1. Sản lượng xếp dỡ hàng hóa

            • 1.B.2.2. Doanh thu

            • 1.B.2.3. Chi phí

            • 1.B.2.4. Lợi nhuận

            • 1.B.2.5. Tỷ suất lợi nhuận

            • 1.B.2.6. Đánh giá chỉ tiêu về sử dụng vốn

            • 1.B.2.7. Đánh giá chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động

            • 1.C. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ

              • 1.C.1. Nhân tố khách quan

                • 1.C.1.1. Thị trường cạnh tranh

                • 1.C.1.2. Nhân tố khách hàng

                • 1.C.1.3. Nhân tố khác

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan