Nghiên cứu thu nhận hợp chất thuộc nhóm STILBENE có hoạt tính kháng oxi hóa từ rễ tơ cây đậu phộng ( arachis hypogaea l )

129 2K 7
Nghiên cứu thu nhận hợp chất thuộc nhóm STILBENE có hoạt tính kháng oxi hóa từ rễ tơ cây đậu phộng ( arachis hypogaea l )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ tôi đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại, đôi lúc tưởng rằng không thể tiếp tục, nhưng may mắn có được sự động viên của ba mẹ, sự quan tâm, dìu dắt của các anh chị, thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè, em nhỏ đã cho tôi nguồn sức mạnh to lớn để tiếp tục hoàn thành đề tài của mình. Và sẽ không có tôi ngày hôm nay nếu không có mọi người luôn bên cạnh, tôi xin gửi đến tất cả lời cảm ơn chân thành. Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin dành cho ba mẹ - người đã sinh ra và nuôi dạy tôi nên người. Con cảm ơn ba mẹ vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào ba mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc giúp con có đủ nghị lực và sức mạnh để vượt qua khó khăn, trở ngại. Con xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Bùi Văn Lệ, cảm ơn thầy đã truyền niềm đam mê, nhiệt huyết với khoa học đặc biệt là sinh hóa thực vật thông qua những bài giảng cho con ở giảng đường đại học. Thầy đã tận tình hư ớng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để con thực hiện và hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths. Quách Ngô Diễm Phương, chị là người hướng dẫn, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật sinh hóa thực vật, đưa ra ý tư ởng, dẫn dắt và luôn đồng hành cùng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tiếp đến, tôi kính gửi lời cảm ơn đến cô Cung Hoàng Phi Phượng, thầy Kiều Phương Nam, anh Bùi Xuân Sơn, anh Nguyễn Hữu Hoàng, em Nguyễn Hoài Nguyên và các em 07CS chuyên ngành Nông nghiệp đã luôn hỗ trợ và chia sẽ với tôi những lúc khó khăn trong thời gian thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi cảm ơn các thành viên 05CS Nông nghiệp, cảm ơn FAMI, các anh chị lớp Hóa Sinh K19 và những người bạn thân đã luôn đ ộng viên và hỗ trợ Minh; chân thành cảm ơn các thành viên của bộ môn Sinh hóa, bộ môn Di truyền đã luôn hỗ trợ. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 8 năm 2011 Hoàng Thị Thanh Minh 1 Mở đầu MỞ ĐẦU Thực vật là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho cuộc sống của con người. Nó không chỉ là nguồn cung cấp lương thực cho cuộc sống thiết yếu của con người, thực vật còn là nguồn dược liệu phong phú giúp con người chữa trị bệnh tật, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh việc sử dụng thảo dược để chữa bệnh, các nhà khoa học đã tìm nhiều phương pháp tổng hợp các hợp chất có cơ cấu tương tự các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên, các thuốc tổng hợp thường gây ra môt số tác dụng phụ. Vì vậy, nhu cầu sử dụng thuốc có nguồn gốc từ thực vật ngày càng gia tăng. Chính vì thế giá trị của các hợp chất thứ cấp là rất cao, mỗi kg có thể lên đến hàng triệu đô la, chẳng hạn các loại thuốc chống ung thư như vincristin, vinblastin và taxol. Trong số những hợp chất quý giá đó, hợp chất nhóm stilbene được biết đến với nhiều giá trị trong y dược bởi các hoạt tính sinh học như tính kháng oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, kháng viêm, kéo dài tuổi thọ. Do đó, nhu cầu sử dụng và thương mại hóa hợp chất nhóm stilbene đặc biệt là resveratrol tăng lên nhanh chóng, trong khi hàm lượng của nó trong tự nhiên rất thấp. Vì vậy, nghiên cứu sản xuất resveratrol từ những nguồn thay thế, ổn định, chủ động và hàm lượng cao là rất cần thiết . Rễ tơ được tạo ra do sự chuyển gen sử dụng hệ thống vector tự nhiên từ tác nhân bệnh – Agrobacterium rhizogenes, vi khuẩn đất gram âm vào tế bào thực vật. Phương pháp nuôi cấy rễ tơ với những ưu điểm vượt bậc như như phát triển nhanh, không hướng đất, không phụ thuộc vào chất điều hòa tăng trư ởng ngoại sinh, bền vững về mặt di truyền và tổng hợp hợp chất thứ cấp với hàm lượng cao hơn hoặc bằng với cây mẹ, tạo sinh khối lớn. Vì vậy, trong những năm gần đây nuôi cấy rễ tơ để thu nhận các hợp chất có hoạt tính sinh học có nguồn gốc từ thực vật nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. 2 Mở đầu Dựa trên những cơ sở trên, đề tài “Nghiên cứu thu nhận hợp chất thuộc nhóm stilbene có hoạt tính kháng oxi hóa từ rễ tơ cây đậu phộng (Arachis hypogaea L.)” được tiến hành với mục đích nghiên cứu khả năng thu nhận hợp chất stilbene từ rễ tơ nhằm chủ động cung cấp nguồn dược liệu cho việc sản xuất stilbene tại Việt Nam. Đề tài thực hiện những nội dung chính như sau: - Xây dựng quy trình nuôi cấy rễ tơ cây đậu phộng được cảm ứng bởi vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes ATCC 15834. - Xác định hợp chất thuộc nhóm stilbene và khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa trong các phân đoạn cao được thu nhận từ rễ tơ. - Thử nghiệm tăng sinh hàm lượng hợp chất nhóm stilbene trong rễ tơ nuôi cấy bằng phương pháp bổ sung tiền chất và chất cảm ứng. PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 Tổng quan tài liệu 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cây đậu phộng 1.1.1. Vị trí phân loại Lớp : Magnoliopsida Phân lớp : Rosidae Bộ : Fabales Họ : Papillonneceae Chi : Arachis Loài : Arachis hypogaea L. Tên thông thường: đậu phộng, đậu phụng, lạc, đậu nụ. Tên tiếng Anh: peanut, groundnut. Hình 1.1. Cây đậu phộng [62] 1.1.2. Nguồn gốc và phân bố Đậu phộng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ (Braxin, Bôlivia, Paragoay…). Đậu phộng được trồng ở những nước nhiệt đới nóng ẩm, nóng khô 4 Tổng quan tài liệu đến cận nhiệt đới và cả một số vùng ôn đới ẩm có nhiều mưa, nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Nigiêria, Xênegan, Hoa Kỳ, Braxin, Thái Lan, Xu Đăng [6, 7, 51]. Ở Việt Nam có bốn vùng trồng đậu phộng chính là: 1. Vùng trung du Bắc Bộ: đậu phộng được trồng trên đất bạc màu Hà Bắc, Vĩnh Phú, vụ chính tháng 2 – 4, bị hạn chế về mưa cuối vụ; 2. Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, trên đ ất cát ven biển là chính; 3. Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, trên nhiều loại đất cát, đất đỏ, đất đen; 4. Vùng Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Đồng Nai, Sông Bé…) trên nhiều loại đất: đất đỏ bazan, đất vàng đỏ, đất đen …[6,7] 1.1.3. Đặc điểm hình thái Đậu phộng là một loài cây thân thảo, sống hàng năm, thân cây khi mọc thẳng, khi mọc bò sát, dài 0,30 – 0,50 m, có khi tới 0,60 – 0,80 m [1]. Thân phân nhánh từ gốc có các cành tản ra, đâm rễ ở các mấu. Lá kép lông chim, có 4 lá chét hình trái xoan ngược, gốc tù, đầu tròn hay lõm, mỏng như màng, đối diện từng đôi một. Hai lá kèm làm thành bẹ bao quanh thân, hình dải nhọn. Cụm hoa chùm ở nách lá gồm 2 - 4 hoa nhỏ, màu vàng. Hoa tự thụ phấn, cuống hoa dài ra đưa hoa xuống đất và hình thành quả trong đất. Quả không chia đốt hình trụ thuôn, thon lại giữa các hạt, có vân mạng. Hạt hình trứng, có rãnh dọc; vỏ lụa màu đỏ, cánh sen hay vàng, trắng.[7]  Rễ Hệ thống rễ sơ khởi sẽ được thay thế bằng các rễ mới 3 ngày sau khi nảy mầm. Mặc dù chiều dài bộ rễ có thể lên đến 135 cm, chúng thường bị giới hạn trong vùng 5 đến 35 cm bên dưới mặt đất. Rễ cây đậu phộng luôn cộng sinh với vi khuẩn Bradyrhizobium trong tự nhiên.[ 51]  Thân Ban đầu khi mới nảy mầm, thân cây đậu phộng có cấu trúc đặc, nhưng khi cây tăng trưởng dần, chúng có xu hướng trở nên rỗng. Phần thân chính phát triển từ chồi đỉnh của trục thượng diệp, chúng có thể mọc thẳng lên trên hay nằm bò trên đất, có chiều dài từ 12 đến 65 cm. 5 Tổng quan tài liệu  Lá Lá mọc xen kẽ gồm những lá kép lông chim mang 2 đôi lá chét, dài 18 – 40 mm, rộng 15 – 25 mm. Lá của loài đậu phộng thân bò có nhiều lông tơ ở mặt dưới [4].  Hoa Cây đậu phộng là loài duy nhất trong số các cây thuần chủng có hoa trên mặt đất nhưng tạo quả và hạt bên dưới mặt đất [51]. Hoa mọc thành chùm từ 2 đến 6 cái, hoa mọc ở đỉnh, gốc thân hay ở nách lá, có màu vàng. Hoa nở và héo trong cùng một ngày. Hoa đặc trưng cho phân họ cánh bướm, tràng hoa gồm 5 cánh, ở trên có một cánh lớn giương lên gọi là cánh cờ, hai bên có hai cánh xòe ra gọi là cánh bướm, bên dưới có hai cánh ghép lại với nhau thành hình mạn thuyền. Có hai loại hoa, hoa bất thụ là những hoa lớn, màu vàng có vằn đỏ rất rõ và hoa hữu thụ nhỏ, mọc ở nách là thấp khi thân đứng hoặc phân phối cách khoảng khi thân bò. Những hoa hữu thụ này mọc ở đầu những cuống dài, sau khi thụ phấn và thụ tinh mọc dài nghiêng ra về phía đất và đẩy các bầu nhị cái chui vào trong đất xốp. Các bầu nhị cái này phình lớn thành quả đậu và đi dần vào sâu trong đất. Khi quả đậu chín, chúng sẽ nằm sâu 5 – 6 cm dưới mặt đất. [4]  Quả Quả là những quả khô, giòn, có hình trụ dài hoặc hình trứng dài từ 2 – 5 cm, đường kính 1 – 1,5 cm có 10 – 12 đường gân chạy theo chiều dọc và nối liền với nhau bằng những đường gân ngang tạo thành một mạng lưới chằng chịt giới hạn những chỗ trũng, bên trong quả có thể có 1 – 5 hạt hình dạng khác nhau. Mỗi cây có thể có từ 50 – 100 quả, phân bố trên thân theo cách phân bố của hoa [ 4]. Hạt được bọc trong lớp màng mỏng màu trắng hồng hay nâu đỏ, gồm 2 lá mầm hai bên hình phẳng lồi màu trắng ngà chứa 30 – 50% chất béo, cây mầm nằm giữa 2 lá mầm. 6 Tổng quan tài liệu 1.1.4. Thành phần hóa học Đậu phộng (Arachis hypogaea L.) là một nguồn nguyên liệu chứa những chất kháng oxi hóa tự nhiên. Vỏ đậu phộng chứa flavonoid có hoạt tính kháng oxi hóa như 5,7-dihydroxychromone, eriodictyol, luteolin và dihydroquercetin. Hạt đang nảy mầm hay thân cây dưới tác động của vi sinh vật đều sinh tổng hợp stilbene, ở dạng đồng phân cis- hay trans- của dẫn xuất có công thức gần giống với 3,4′,5- trihydroxy-4-isopentenylstilbene. Trục hạ diệp cây đậu phộng bị nhiễm nấm cũng chứa dạng đồng phân cis- và trans-3,4′,5-trihydroxystilbene (resveratrol).[13] Những nghiên cứu gần đây cho thấy cây đậu phộng được trồng trong điều kiện bình thư ờng, sạch bệnh (không chịu tác động bởi vi sinh vật) cũng sinh tổng hợp stilbene như piceatannol và resveratrol. Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2001) chứng minh rằng ở rễ cây đậu phộng chứa resveratrol với hàm lượng cao và đánh giá rễ đậu phộng như là một nguồn nguyên liệu để thu nhận resveratrol. [13] Cây đậu phộng được trồng chủ yếu để lấy hạt [7]. Thành phần chủ yếu trong nhân đậu phộng là 40 – 50% chất béo (dầu đậu phộng - Oleum arachidis). Dầu đậu phộng gồm các glyceride của nhiều acid béo no và không no, với tỷ lệ thay đổi rất nhiều tùy theo loại đậu phộng: oleic acid (51 – 79%), linoleic acid (7,4 – 26%), palmitic acid (8,5%), stearic acid (4,5 – 6,2%), hexaconic acid (0,1 – 0,4%), hai acid thấy trong dầu đậu phộng: có trọng lượng phân tử lớn hơn là arachidic acid (C 20 ) và lignoceric acid (C 24 1 ). Hai acid này còn thấy trong bơ cacao, bơ sữa bò. Trong phần không xà phòng hóa đư ợc ta thấy các sterol và vết vitamin D. Ngoài những thành phần trên người ta còn thấy trong hạt đậu phộng một chất cầm máu có tác dụng tốt đối với người máu khó đông. Chất này tan trong nước, có tác dụng trên trương lực cơ và tác dụng làm có thắt các động mạch. [ ] 7 Tổng quan tài liệu 1.2. Nuôi cấy rễ tơ và phương pháp tăng sinh hợp chất thứ cấp 1.2.1. Giới thiệu về rễ tơ Rễ tơ được tạo ra do sự chuyển gen sử dụng hệ thống vector tự nhiên từ tác nhân bệnh – Agrobacterium rhizogenes, vi khuẩn đất gram âm vào tế bào thực vật. Trong quá trình xâm nhiễm vào mô thực vật bị thương, vi khuẩn này chuyển T- DNA, một phần của Ri plasmid vào bộ gen tế bào chủ. Những chủng vi khuẩn thuộc nhóm agropine có hoạt lực mạnh, T-DNA chứa 2 phần riêng rẻ được gọi là TL-DNA, mang những gen rol cảm ứng cho sự hình thành kiểu hình rễ tơ, và TR- DNA mang một số gen mã hóa ra enzyme điều hòa sự sinh tổng hợp và xác định sự cân bằng hormone trong những rễ đã chuyển gen. Sau khi A. rhizogens xâm nhiễm vào mô, rễ hình thành và phát triển từ vị trí bị thương, được cắt ra, và sau đó chuyển sang môi trường lỏng lắc để tăng sinh khối. Rễ tơ được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh, không hướng đất, không phụ thuộc vào chất điều hòa tăng trưởng ngoại sinh, và bền vững về mặt di truyền [25]. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo rễ tơ: độ tuổi cây, loại mô, loại cây, chủng vi sinh vật, thời gian đồng nuôi cấy, thời gian ngâm mẫu [24]. 1.2.2. Agrobacterium rhizogenes Agrobacterium rhizogenes (tên cũ Phytomonas rhizogenes) được định danh lần đầu tiên cách đây hơn 70 năm (Riker và cộng sự, 1930; Hildebrand, 1934; White, 1972). Vi khuẩn A. rhizogenes là tác nhân gây bệnh ở thực vật: hội chứng tạo rễ tơ hay bệnh rễ nhày. A. rhizogenes là vi khuẩn đất hình que, gram âm, thuộc chi Agrobacterium (Conn 1942). [55 ] Những chủng A. rhizogenes có thể được phân loại theo các phân nhóm dựa vào dạng opine chúng tổng hợp. Hiện nay, A. rhizogenes được phân biệt gồm dạng agropine (đại diện là Ri plasmids pRiA4, pRi1855, pRiHRI, pRi15834, và pRiLBA9402), dạng mannopine (đại điện Ri plasmid, pRi8196), dạng cucumopine (đại diện Ri plasmid, pRi2659) và mikimopine (đại diện Ri plasmid, pRi1724). 8 Tổng quan tài liệu Mikimopine và cucumopine là các stereo-isomer, nhưng không tìm th ấy sự tương đồng giữa các gen sinh tổng hợp opine tại mức độ nucleotide. Trong số các chủng A. rhizogenes được biết đến, K47, K599, và HRI là các dạng độc tính cao có thể xâm nhiễm vào một phạm vi rộng các loại thực vật khác nhau. [55] 1.2.3. Ứng dụng của nuôi cấy rễ tơ Nuôi cấy rễ tơ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất hợp chất thứ cấp, tạo giống cây trồng mới, mô hình nghiên cứu phytoremediation, tìm hiểu con đường sinh tổng hợp hợp chất có hoạt tính sinh học, nghiên cứu sinh lý của rễ và sản xuất protein tái tổ hợp. Trong đó, sản xuất hợp chất thứ cấp từ rễ tơ được tập trung nghiên cứu nhiều nhất. [42] Hình 1.2. Một số ứng dụng của rễ tơ [42] [...]... ethylene (C6-C2-C 6) thu c nhóm hợp chất polyphenol [18,56] Stilbene gồm có dạng monomer, oligomer và polimer [56] Stilbene monomer có khối l ợng phân tử nhỏ (2 10 – 270 g/mol) Stilbene tồn tại ở dạng đồng phân cis-(E) và trans(Z) Stilbene trong tự nhiên đa phần tồn tại ở dạng trans- và nhiều nghiên cứu cho thấy stilbene dạng trans- thể hiện hoạt tính sinh học cao hơn so với dạng cis- [30] Stilbene l hợp. .. ứng như sau: X hay + K 3 (Fe(CN) 6 ) K 4 (Fe(CN) 6 ) X + (Fe(CN) 6 )3 - (Fe(CN) 6 ) 4- Sau đó bổ sung Fe3+ phản ứng với ion ferrocyanide tạo thành một phức hợp ferric ferrocyanide màu xanh (Prussian Blue) có công thức Fe 4 (Fe(CN) 6 ) 3 Cường độ màu tỉ l với hàm l ợng ion ferrocyanide, tức l tỉ l với khả năng khử của hợp chất thử nghiệm 4Fe3+ + 3(Fe(CN) 6 )4 - Fe 4 (Fe(CN) 6 ) 3 Màu xanh 2.2.5.2 Phương... như (PAL), và 4- coumarate: CoA ligase (4 CL) Stilbene synthase (STS) l đặc trưng của thực vật tổng hợp stilbene và xúc tác sinh tổng hợp khung stilbene từ ba malonyl-CoA và một CoA-ester của dẫn xuất cinnamic acid (hầu hết l cinnamoyl-CoA hay p-coumaroylCoA) Sơ đồ 1.1: Con đường sinh tổng hợp stilbene [20] Con đường sinh tổng hợp stilbene trên chỉ hình thành cấu trúc stilbene cơ bản Ngoài ra, còn có. .. khuẩn - Tiền chất bổ sung: phenylalanine Vật liệu – Phương pháp 22 2.1.3 Hóa chất sử dụng 2.1.3.1 Hóa chất sử dụng trong thử hoạt tính kháng oxi hóa - Phương pháp Yen và Duh: Vitamine E ( -tocopherol), Potassium ferricyanide (K 3 (Fe(CN) 6 )) , acid tricloroacetic, NaH 2 PO 4 2H 2 O, Na 2 HPO 4 12H 2 O, FeCl 3 - Phương pháp DPPH: 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH) 2.1.3.2 Hóa chất PCR (Polymerase chain... cấy rễ tơ được nghiên cứu để sản xuất nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học Gần đây, các nhà khoa học Mỹ và Hàn Quốc đã sử dụng nuôi cấy rễ tơ cây đậu phộng cho mục tiêu thu nhận resveratrol Hàm l ợng resveratrol phụ thu c vào chủng A rhizogenes cảm ứng tạo rễ tơ, các tác nhân cảm ứng Những kết quả nghiên cứu đó cho thấy nuôi cấy rễ tơ đậu phộng l phương pháp đầy hứa hẹn để sản xuất resveratrol ở quy... nhiều loài thực vật như knotweed Nhật Bản (Polygonum cuspidatum), đậu phộng, Vaccinum spp (bao gồm cây việt quất, cây nam việt quất), Reynoutria japonica và thông Scots Những loài thực vật khác có chứa resveratrol như giống Vitis (bao gồm trong l , thân và vỏ quả nho); giống Morus (bao gồm cây dâu tằm); giống Veratrum (huệ tây); các cây họ đậu (giống Cassia, Pterolobium hexapetallum); giống Picea (cây. .. Một số loài cây tổng hợp stilbene như nho, cây thông, đậu phộng và cây l a miến (Bảng 1. 1) 15 năm qua, thực vật chứa stilbene được quan tâm đặc biệt do hoạt tính sinh học và những ứng dụng trong y dược của chúng.[16] Stilbene l phytoalexin, hợp chất được tổng hợp khi thực vật đáp ứng với sự xâm hại của nấm mốc, vi khuẩn và tác nhân gây bệnh Resveratrol l hợp chất phổ biến nhất của nhóm stilbene Nó... để sàng l c hoạt tính kháng oxy hóa của hợp chất thu nhận được trong nhiều nghiên cứu Hình 2.5 Cấu trúc DPPH ở trạng thái tự do (có màu tím đặc trưng) Vật liệu – Phương pháp 30 Hình 2.6 Cấu trúc DPPH mất gốc tự do (có màu vàng) 2.2.6 Định l ợng hợp chất nhóm stilbene 2.2.6.1 Bán định l ợng bằng phương pháp phổ tử ngoại Nguyên tắc: Mỗi hợp chất có màu đều có phổ đồ đặc trưng ở độ dài sóng hấp thu chuyên... Chiều dài (bp) Trọng l ợng phân tử (g/mol) Nhiệt độ nóng chảy (G/C) 2.1.3.3 5’-TGC TTC GAG TTA TCA AAC TCG TC-3’ Trình tự rolCR TGG GTA CA-3’ 20 20 5996,9 6163,0 52,9 53,3 Hóa chất tách chiết và điện di - Các dung môi hữu cơ: hexane, chloroform, ethyl acetate, methanol - Hóa chất tách chiết DNA: CTAB (Cetyltrimethyl ammonium bromide), phenol, chloroform, nitơ l ng, TE (Tris – EDTA), ethanol - Hóa chất tách... ammonia lyase (PAL), cinnamate-4-hydroxylase (C4H), 4coumarate: CoA methyltransferase ligase (4 CL), (BMT), và S-adenosyl -L- methionine: S-adenosyl -L- methionine: bergaptol-Oxanthtoxol-O- methyltransferase (XMT) [41] Tác nhân cảm ứng l tác nhân hóa học hay sinh học hay vật l , dẫn đến tế bào đáp ứng về mặt sinh l , hình thái và tích l y phytoalexin Do đó, tác nhân c ảm ũ Tổng quan tài liệu 11 ứng được . Nghiên cứu thu nhận hợp chất thu c nhóm stilbene có hoạt tính kháng oxi hóa từ rễ tơ cây đậu phộng (Arachis hypogaea L. ) được tiến hành với mục đích nghiên cứu khả năng thu nhận hợp chất stilbene. định hợp chất thu c nhóm stilbene và khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa trong các phân đoạn cao được thu nhận từ rễ tơ. - Thử nghiệm tăng sinh hàm l ợng hợp chất nhóm stilbene trong rễ tơ nuôi. Stilbene và resveratrol 1.3.1. Giới thiệu về hợp chất nhóm stilbene Stilbene có khung cấu trúc cơ bản gồm 2 vòng thơm, n ối với nhau bởi cầu nối ethylene (C6-C2-C 6) thu c nhóm hợp chất polyphenol

Ngày đăng: 08/10/2014, 18:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan