Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây

50 908 2
Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây

Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" LỜI NÓI ĐẦU Đối với quốc gia, thất nghiệp thiếu việc làm là một sự lãng phí tài nguyên sinh lực. Đối với gia đình và xã hội, thất nghiệp và thiếu việc làm làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp và nóng bỏng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển con người. Do đó, việc giải quyết việc làmtạo mở việc làm trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước hiện nay là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi thành phần trong xã hội nhằm đưa đất nước đi lên theo kịp sự phát triển chung của khu vực và của thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Phòng Nội vụ Lao động và Xã hội huyện Đan Phượng, cùng với sự hướng dẫn của GS Mai Quốc Chánh, em đã lựa chọn đề tài: “Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng Tây” để nghiên cứu cho bài báo cáo thực tập cuối khoá của mình. Đồng thời cũng mong muốn được đóng góp những kiến thức mà bản thân đã được học tập trong trường ĐH Kinh tế Quốc dân làm cho công tác tạo mở việc làm của huyện được thực hiện ngày càng tốt hơn. Chuyên đề thực tập này được chia làm ba phần: Phần I: Những lý luận chung về vấn đề việc làm Phần II: Thực trạng về việc làmcông tác tạo mở việc làm của huyện Đan Phượng trong những năm vừa qua. Phần III: Kiến nghị và đề xuất. Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú cán bộ ở phòng Nội vụ - Lao động và Xã hội huyện Đan Phượng đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thới gian thực tập và nghiên cứu. Trong quá trình viết bài, không tránh khỏi những sai sót vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực trường Đại học Kinh tế quốc dân để bài viết này được hoàn thiện hơn. Cảnh Thị Ngọc Bích Lớp: Quản trị nhân lực 1 Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" Cảnh Thị Ngọc Bích Lớp: Quản trị nhân lực 2 Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM I, Lao động và nguồn lao động: 1, Lao động: Lao động theo triết học Mac-Lênin: là quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, trong đó con người bằng hoạt động của chính mình làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Ngày nay khái niệm lao đã được mở rộng hơn, đó là là hoạt động có mục đích, có ích của con người tác động lên giới tự nhiên, xã hội nhằm mang lại của cải vật chất cho bản thân và xã hội. Lao động là nguồn gốc và là động lực phát triển xã hội, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và phương pháp tổ chức lao động ngày càng tiến bộ. Đặt trong bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì lao động được đánh giá ở nhiều khía cạnh mới, cụ thể là Thứ nhất, lao động được coi là phương thức tồn tại của con người nhưng coi trọng lợi ích của con người. Bởi vì lao động biểu hiện bản chất của con người còn lợi ích của người lao động là vấn đề nhạy cảm nhất, là nhân tố thấm sâu, phức tạp trong mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa cá nhân với xã hội. Thứ hai, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với phương thức sản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì lao động được xem xét trên khía cạnh năng suất, chất lượng và hiệu quả. Thứ ba, là bất cứ một hình thức lao động nào của cá nhân nếu đem lại lợi ích cho cá nhân, cộng đồng và xã hội thì được coi là lao động có ích. Cảnh Thị Ngọc Bích Lớp: Quản trị nhân lực 3 Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" 2, Nguồn nhân lực và nguồn lao động: Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng. * Về số lượng: là tổng số người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được của họ (Từ đủ 15-55 đối với nữ, từ đủ 15-60 đối với nam). Việc quy định cụ thể độ tuổi lao động của mỗi nước là khác nhau tuy thuộc và điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật Lao động, dân số trong độ tuổi lao động là những người đủ từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 đến 55 tuổi đối với nữ. * Về chất lượng: Là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ và phẩm chất của người lao động. Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm. Như vậy, theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nguồn nhân lực nhưng không phải là nguồn lao động. Đó là những người lao động không có việc làm nhưng không tích cực tìm việc làm; những người đang đi học; những người làm nội trợ trong gia đình và những người thuộc tình trạng khác (người nghỉ hưu trước tuổi quy định)… Ở Việt Nam, khái niệm mở rộng dùng trong thống kê lao động việc làm thì lực lượng lao động bao gồm cả những người ở ngoài độ tuổi lao động thực tế đang làm việc trong các ngành kinh tế. 3, Vai trò của nguồn lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội: Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu, năng động và quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhờ đó mà các tư liệu sản xuất được hoàn thiện từng bước, phát huy được tác dụng, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, con người Cảnh Thị Ngọc Bích Lớp: Quản trị nhân lực 4 Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" được đặt vào một quá trình lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn cao, ý thức trách nhiệm lớn cả trong lao động cơ bắp, lao động kỹ thuật và lao động quản lý. Có như vậy, lực lượng vật chất mới được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Lợi ích của nguồn lao độngđộng lực to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Vì lợi ích mà con người hoạt động, nó bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, trong đó lợi ích đóng vai trò quan trọng. Người lao độnglàm ở đâu, dưới hình thức nào cũng đều nhằm đạt được lợi ích của mình, như vậy lợi ích là nhu cầu trở thành động cơ của hành động. Thoả mãn lợi ích chính đáng của người lao độngđộng lực kinh tế trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Nguồn lao động với tư cách lực lượng tiêu dùng luôn là mục đích của sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn lao động với tư cách là một bộ phận của dân số đồng thời là động lực tiêu dùng mạnh mẽ, luôn đóng vai trò quyết định là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở mọi thời đại. Nhận thức đúng đắn về vấn đề lao động không chỉ giúp ta thấy rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của nó mà còn có cơ sở phương pháp luận để xem xét việc sử dụng lao động trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp sử dụng, phát huy vai trò của nguồn lao động trong giai đoạn mới. Cảnh Thị Ngọc Bích Lớp: Quản trị nhân lực 5 Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" II, Việc làm và thất nghiệp: 1, Việc làm: a, Khái niệm việc làm: Theo bộ luật lao động Việt Nam: Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm. Như vậy việc làm là: + Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. + Những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật cho công việc đó. Theo như quan niệm này thì không chỉ những người dang làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân, mà nhiều người khác cũng được coi là có việc làm nếu họ giám tiếp tạo ra thu nhập miễn là không bị pháp luật ngăn cấm. b, Các hình thức việc làm: Hiện nay tồn tại nhiều hình thức việc làm như: Việc làm được nhận tiền công, tiền lương; tự tạo việc làm… 2, Tình trạng việc làm và thất nghiệp: 2.1, Việc làm đầy đủ: Việc làm đầy đủ là việc làm cho phép người lao động có điều kiện sử dụng hết thời gian lao động theo quy định. Theo bộ luật Lao động Việt Nam thì người đủ việc làm là những người có số giờ là việc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ hoặc những người có số giờ nhỏ hơn hoặc bằng 40 nhưng không có nhu cầu làm thêm hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40 giờ nhưng lớn hơn hoặc bằng giờ quy định đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành. Số giờ làm việc có thể thay đổi theo từng năm hoặc từng thời kỳ. 2.2, Việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả: Việc làm hợp lý là việc làm phù hợp với số lượng và chất lượng của các yếu tố con người và và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn Cảnh Thị Ngọc Bích Lớp: Quản trị nhân lực 6 Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" của việc làm đầy đủ. Việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế xã hội cao. Việc làm hợp lý còn là việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người lao động. Việc làm hiệu quả là việc làm đem lại mức thu nhập cao cho người lao động. 2.3, Thiếu việc làm: Thiếu việc làm là tình trạng người lao động không dụng hết thời gian quy định và nhận được thu nhập thấp từ công việc khiến cho họ có nhu cầu làm thêm. Tình trạng thiếu việc làm còn được gọi là bán thất nghiệp. Người lao động ở trong tình trạng này thường là lao động nông thôn, theo mùa vụ, lao động ở khu vực thành thị không chính thức (khu vực phi kết cấu) lao động ở khu vực sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn, lao động ở khu vực nhà nước dôi dư. Tỉ lệ người thiếu việc làm là phần trăm những người thiếu việc so với dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động). Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động là phần trăm của tổng số ngày công có nhu cầu làm việc ( bao gồm số ngày công thực tế đã làm việc và số ngày có nhu cầu làm thêm ) của dân số hoạt động kinh tế. 2.4, Thất nghiệp: a, Khái niệm thất nghiệp: Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền lương đang thịnh hành”. Cảnh Thị Ngọc Bích Lớp: Quản trị nhân lực 7 Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" b, Phân loại thất nghiệp: Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần phải được phân loại để hiểu rõ về nó, Thất nghiệp có thể đựoc chia thành các loại sau: * Theo lý do thất nghiệp: - Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người lao động không muốn làm việc hoặc vì một số lý do cá nhân như di chuyển, sinh con…Thất nghiệp loại này thường gắn với thất nghiệp tạm thời. - Thất nghiệp không tự nguyện: Là thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái (cung lớn hơn cầu lao động). - Thất nghiệp trá hình (hay còn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động) là hiện tượng khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng họ sẵn sàng làm việc. Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của ngành đó thấp và nó gắn với việc sử dụng không hết thời gian lao động. * Phân loại thất nghiệp theo nguồn gốc: Tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa phân tích sâu sắc về thực trạng thất nghiệp để từ đó tìm ra hướng giải quyết. Theo cách này thất nghiệp có bốn loại: - Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Thậm chí khi có đủ việc làm vẫn luôn có sự chyển động, như: một số người tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, di chuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác, phụ nữ có thể quay lại lưc lượng lao động sau khi sinh con…Người thất nghiệp thuộc loại này thường xếp vào “thất nghiệp tự nguyện” - Thất nghiệp có tính cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung- cầu lao động (giữa các ngành nghề, khu vực…). Nó gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và gây ra sự suy thoái của một ngành nào đó, hoặc là sự thay Cảnh Thị Ngọc Bích Lớp: Quản trị nhân lực 8 Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" đổi công nghệ dẫn đến đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn, ai không đáp ứng sẽ bị sa thải. hính vì vậy, loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp công nghệ. Khi sự chuyển biến này mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp sẽ trở lên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. Nếu tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối trong thị trường lao động sẽ mất đi, khi đó tiền lương trong khu vực có nguồn cung lao động hạ xuống và cầu lao động tăng lên. - Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống (suy giảm tổng cầu). Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ, bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với chu kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện củ loại thất nghiệp này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề. - Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Nó xảy ra khi tiền lương không được ấn định bởi các yếu tố của thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến mức sống tối thiểu, cho nên nhiều quốc gia (chính phủ hoặc công đoàn) có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, sự không linh hoạt của tiền lương (ngược lại với sự năng động của thị trường) dẫn đến một bộ phận người lao động mất việc làm hoặc khó kiếm được việc làm. Tóm lại: Thất nghiệp tam thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong bộ phận riêng biệt của thi trường lao động (có thể diễn ra ngay cả khi thị trường lao động không cân bằng). Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống, toàn bộ thị trường lao động bị mất cân bằng. Còn thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường lại do yếu tố xã hội, chính trị tác động. Sự phân biệt đó giúp nhà phân tích có thể dự kiến tình hình chung của thị trường lao động. c, Nhóm chỉ tiêu về thất nghiệp: * Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động đủ 15-60 tuổi (đối với nam) và 15-55 tuổi (đối với nữ): + Có khả năng lao động Cảnh Thị Ngọc Bích Lớp: Quản trị nhân lực 9 Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" + Trong tuần điều tra không có việc làm + Đang có nhu cầu tìm việc làm. + Có đăng ký việc làm theo quy định * Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp trên số người trong độ tuổi lao động thuộc lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế, còn có nhiều khái niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán. Dưới đây là một số phương pháp tính toán phổ biến: Tỷ lệ Số người thất nghiệp thất nghiệp = ---------------------------------------- X 100 Số người trong độ tuổi lao động Thuộc lực lượng lao động * Số người thất nghiệp dài hạn và tỷ lệ thất nghiệp dài hạn Người thất nghiệp dài hạn gồm những người có thời gian thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễ tham khảo trở về trước. Phân tổ: Chia theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn là số phần trăm người thất nghiệp dài hạn trong lực lượng lao động thuộc độ tuổi lao động. Cảnh Thị Ngọc Bích Lớp: Quản trị nhân lực 10 [...]... thiếu việc làm Từ các nguyên nhân trên cho thấy công tác giải quyết việc làmtạo việc làm cho người lao động huyện Đan Phượng là một yêu cầu cần thiết khách quan và đóng vâi trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Cảnh Thị Ngọc Bích 18 Lớp: Quản trị nhân lực Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" ... nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" 3.3, Sự ổn định kinh tế chính trị: Sự ổn định về kinh tế chính trị là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, tạo mở việc làm Khi nền kinh tế có sự biến động cũng có những tác động đến việc làm theo hướng tích cực hoặc tiêu cực 4.4 Sự di chuyển lao động: Các dòng di chuyển lao động bao gồm sự di chuyển lao động. .. nhân lực Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" Năm 2000 tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế không có việc làm thường xuyên là 13% tương ứng với 6470 lao động, năm 2005 giảm xuống còn 7.5% tương ứng với 4197 lao động, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay 2.48% Tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông thôn từ 64,5% năm... lực Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" -Dạy nghề thêu xuất khẩu tại Hạ Mỗ, Thượng Mỗ, Hồng 95 người - Dạy nghề tết thảm bèo tây tại Thượng Mỗ, Đồng Tháp 90 người Số lao động được dạy nghề ngắn hạn tại các cơ sở trên 1600 người, bình quân 320 người/ 1 năm, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định,... tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" 3, Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm: 3.1, Số lượng chất lượng nguồn lao động và cơ cấu đào tạo: Đây là yếu tố thuộc về cung lao động, chất lượng lao động và cơ cấu đào tạo đóng vai trò quyết định đối với tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của một quốc gia cao hay thấp Số lượng lao động càng lớn... nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" Phương pháp tính: Số người thất nghiệp dài hạn Tỷ lệ thất nghiệp = dài hạn (%) X 100 Số người trong độ tuổi lao động thuộc lực lượng lao động * Tỷ lệ người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm Tỷ lệ những người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm là số phần trăm giữa những người thất... lao động được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung Cảnh Thị Ngọc Bích 29 Lớp: Quản trị nhân lực Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" học chuyên nghiệp, các trường công nhân kỹ thuật trung bình đạt 630 người năm và tăng dần hàng năm Cảnh Thị Ngọc Bích 30 Lớp: Quản trị nhân lực Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho. .. Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" Để công tác đào tạo nghề tốt hơn huyện Đan Phượng đã xây dựng chương trình đào tạo nghề từ năm 2008-2010 Bảng 7: Chỉ tiêu về đào tạo nghề đến năm 2010 STT Hình thức, nơi đào tạo 1 2 3 Tổng số Đào tạo dài hạn (trên 1 năm) - Tại các trường ĐH, CĐ, TC - Tại các trường dạy nghề Đào tạo ngắn hạn (dưới 1... hoạt động cho vay vốn của huyện Năm Số dự án Số tiền cho vay (triệu) Số lao động được thu hút (người) 2003 35 1010 8065 2004 45 1355 8953 2005 48 1556 7883 2006 46 1650 6566 2007 50 1807 7443 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của ngân hàng chính sách huyện Đan Phượng) Cảnh Thị Ngọc Bích 27 Lớp: Quản trị nhân lực Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" ... 26 Lớp: Quản trị nhân lực Chuyên đề tốt nghiệp: "Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Tây" kinh tế, các hộ gia đình sản xuất với số dư 230 tỷ đồng, giải quyết cho hơn 1 vạn hộ gia đình và nhiều tổ chức kinh tế vay vốn, tạo thêm việc làm tại chỗ cho 25.000 lao động/ 1 năm Số tiền đươc vay người lao động sử dụng vào việc xây dựng kinh tế trang trại trồng cây nông . " ;Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Hà Tây& quot; II, Việc làm và thất nghiệp: 1, Việc làm: a, Khái niệm việc làm: . " ;Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng - Hà Tây& quot; PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM I, Lao động

Ngày đăng: 26/03/2013, 08:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan