Xu hương chính sách thương mại của nước ta hiện nay

20 631 4
Xu hương chính sách  thương mại của nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

xu hướng tự do hóa thương mại, xu hướng bảo hộ mậu dịch, thục trạng chính sách tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch, định hướng chính sách và giải pháp

Đề tài: Xu hướng chính sách thương mại của nước ta hiện nay Mục lục I.Xu hướng tự do hoá thương mại 4 IXu hướng bảo hộ mậu dịch 5 IIMối quan hệ giữa xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch 7 IV. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ THƯƠNG MẠI. 8 IIIThực trạng chính sách tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch 9 IVĐịnh hướng và giải pháp thương mại trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu 11 I. Xu hướng tự do hoá thương mại. 1 - Khái niệm Quá trình tự do hóa thương mại là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế của quốc gia nhằm tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả. 2 - Cơ sở - Xuất phát từ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, các quốc gia phải tăng cường quá trình hợp tác, trước hết là trong lĩnh vực thương mại. Do đó nhà nước phải giảm dần sự can thiệp và tăng cường áp dụng các biện pháp theo chuẩn mực quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế quốc tế phát triển. - Các nước trên thế giới đang chuyển sang áp dụng mô hình kinh tế thị trường mở cửa nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại quốc tế. - Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia cũng là cơ sở cho các nước thực hiện mô hình chính sách tự do hóa thương mại quốc tế. 3 - Mục tiêu - Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cụ thể là phát triển khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác đồng thời mở rộng hoạt động nhập khẩu những hàng hóa không có điều kiện sản xuất hoặc sản xuất có hiệu quả thấp. - Tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế nói chung giữa các nước trước hết là quan hệ hợp tác đầu tư. - Tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng cách tạo ra môi trường cạnh tranh tốt như tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, đó là động lực quan trọng để các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4 - Nội dung a, Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ, biện pháp gây hạn chế cho hoạt động thương mại quốc tế như thuế quan, hạn ngạc, các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phát triển quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa với các nước khác b, Nhà nước từng bước đưa vào và thực hiện các chính sách và biện pháp quản lý như quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền,chính sách đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ,thương hiệu hàng hóa theo các cam kết trong các hiệp định hợp tác đã ký kết và theo chuẩn mực chung của thế giới. IXu hướng bảo hộ mậu dịch. 1, Khái niệm Bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ các nước tiến hành xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp thích hợp trong chính sách thương mại nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài . 2.Cơ sở khách quan: Xu hướng bảo hộ mậu dịch xuất phát từ điều kiện sản xuất,điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển của quốc gia. Chính phủ áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước. Cơ sở chủ quan của xu hướng này là nguyên nhân về mặt lịch sử trong quan hệ phát triển, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Một số chính phủ vẫn duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch đối với một hoặc một số loại hàng hoá nhất định đối với từng đối tác cụ thể. 3. Mục tiêu Bảo hộ mậu dịch được thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích và chủ quyền độc lập cho các quốc gia, trước hết là về mặt kinh tế trong quá trình phát triển. Trong điều kiện hội nhập, một số ngành quan trọng và non trẻ cần có sự bảo vệ và tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đó là những ngành có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia, hoặc có tiềm năng phát triển, đem lại lợi ích cho quốc gia và khai thác tốt lợi thế so sánh của quốc gia. Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo hộ mậu dịch còn làm tăng nguồn thu Ngân sách quốc gia, thực hiện quá trình phân phối lại giữa cá nhóm người trong xã hội, và góp phần thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nước thông qua bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. 4. Nội dung: a, Ý kiến để bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ Theo quan điểm này, những ngành công nghiệp non trẻ phải chịu chi phí ban đầu cao và không thể cạnh tranh ngay trong một vài năm đầu với các đối thủ nước ngoài dày dặn kinh nghiệm. Một chính sách tự do sẽ bóp chết các doanh nghiệp non trẻ ngay từ khi mới hình thành. Một hình thức thuế quan tạm thời đánh vào hàng hóa nhập khẩu sẽ cho phép các doanh nghiệp trưởng thành và bảo vệ chống lại sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên cũng có những ý kiến trái ngược lại quan điểm này, cho rằng có thể giúp được các doanh nghiệp non trẻ qua việc cho phép được vay thêm nguồn tài chính với lãi suất thích hợp hoặc có thể có ột hình thức trợ cấp nào đó mà không nên dùng thuế nhập khẩu vì sẽ gây nên một sự xáo trộn trong nhu cầu tiêu dùng. b, Ý kiến để tạo nên nguồn tài chính công cộng Theo quan điểm này, các loại thuế nhập khẩu là cần thiết để đảm bảo nguồn thu cho CP, để đáp ứng các chi phí trong việc cung cấp các hàng hóa công cộng, để tiến hành việc trả nợ và giải quyết các khoản chi khác. Trong các loại thuế khác nhau mà trong thực tế ngườu ta đã áp dụng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế tiêu thụ đăc biệt, thì thuế nhập khẩu vẫn gây ra ít xáo trộn hơn cả việc thực thi sẽ có nhiều thuận lợi hơn do hoạt động buôn bán quốc tế tập trung ở một số cửa khẩu. c, Ý kiến để khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp thông qua việc thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ. Theo quan điểm này, các loại thuế nhập khẩu đánh vào các sản phẩm có thể thay thể nhập khẩu sẽ tạo điều kiện để mở rộng thêm sản xuất các loại sản phẩm ấy và tạo thêm việc làm cho người lao động trong nước, vì khi ấy các hãng sẽ có thể trả cho người lao động lương cao hơn. Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng: thuế nhập khẩu là một loại trợ cấp việc làm song việc trợ cấp này chỉ diễn ra ở các ngành sản xuất những hàng hóa có thể thay thể nhập khẩu, mặt khác sự trợ cấp này lại không chỉ riêng cho việc làm mà tương đương chon việc thuê cả các yếu tố sản xuất khác như đất đai, tiền vốn hay nguyên liệu. Hơn nữa, ở đây có nguy cơ là các quốc gia sẽ có những biện pháp trả đũa và gây ra tình trạng đi tới xa rời nguyên tắc tự do buôn bán trong thương mại. d, Ý kiến để thực hiện phân phối lại thu nhập thông qua việc áp dụng chế độ bảo hộ. Theo quan điểm này các loại nhập khẩu sẽ chuyển dịch một phần thu nhập của những người tiêu dùng giàu có hơn sang cho những người sản xuất các loại hàng hóa được sản xuất trong nước tương ứng các hành hóa nhập khẩu. Điều đó sẽ có lợi về mặt xã hội, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng thuế quan nhập khẩu chưa hẳn là đáp ứng được mục tiêu mong muốn. Xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng, đi ngược lại với những cam kết do các nền kinh tế công nghiệp hóa hàng đầu thế giới đưa ra nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ và ứng phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu mới đây. IIMối quan hệ giữa xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch Xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch có tác động mạnh mẽ đến chính sách thương mại của mỗi quốc gia qua từng thời kỳ. Hai xu hướng này không bao giờ được thực hiện một cách triệt để hoàn toàn mà thường được kết hợp với nhau trong quá trình xây dựng các chính sách thương mại thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Trong đó xu hướng bảo hộ mậu dịch được điều chỉnh theo hướng giảm dần đồng thời xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng được các quốc gia tăng cường, các công cụ biện pháp bảo hộ mậu dịch từng bước được chuyển dần từ những biện pháp truyền thống như thuế quan, hạn ngạch sang các biện pháp hiện đại hơn như rào cản kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền, biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ IV. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ THƯƠNG MẠI. Trong hệ thống thương mại thế giới,chính sách ngoại thương của một quốc gia có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác,nhất là những quốc gia có nền kinh tế lớn.Do đó,giữa các nước lớn với nhau cũng như giữa các nước nhỏ với các nước lớn trong quan hệ cạnh tranh trong buôn bán quốc tế đã xác lập nhưng nguyên tắc chung để điều chỉnh các quan hệ buôn bán chống sự phân biệt đối xử, đảm bảo tính tương đối cân bằng và công bằng về lợi ích giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế. Đến nay đã có 3 nguyên tắc được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ thương mại. Một là nguyên tắc tương hỗ. Nguyên tắc này đòi hỏi các nước khi có quan hệ ngoại thương với nhau sẽ dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán dựa trên cơ sở tiềm lực kinh tế của các bên tham gia. Chẳng hạn,trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản,cả hai chính phủ đã đi tới nhân nhượng với nhau về xuất nhập khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp ôtô du lịch và các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử theo nguyên tắc tương hỗ.Nếu Mỹ hạn chế nhập khẩu ôtô du lịch của Nhật vào Mỹ thì Nhật bản sẽ hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử của Mỹ vào Nhật và ngược lại. Tuy nhiên,thông thường,trong quan hệ buôn bán giữa các nước có quy mô nền kinh tế khác nhau thì bên yếu hơn sẽ chịu lép vế và thương bị buộc phải chấp nhận những điều kiện do bên có thực lực kinh tế mạnh hơn đưa ra. Điều này thể hiện rất rõ trong quan hệ buôn bán giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển trong trao đổi giữa hàng sơ khai và hàng công nghiệp. Hai là nguyên tắc tối huệ quốc. Nguyên tắc tối huệ quốc còn gọi là chế độ tối huệ quốc hay chế độ ưu đãi nhất là chế độ mà các nước dành cho nhau trong quan hệ kinh tế và buôn bán về thuế quan,mặt hàng trao đổi,vận tải ngoại thương,quyền lợi của các pháp nhân và thể nhân của nước này trên lãnh thổ của nước kia…theo nguyên tắc “không phân biệt đối xử”. Nghĩa là khi một nước cam kết cho một nước khác được hưởng chế độ tối huệ quốc thì phải dành cho nước đó tất cả những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho nước thứ 3. Chẳng hạn,khi Mỹ cam kết cho Việt Nam hưởng chế độ tối huệ quốc thì Mỹ phải dành cho Việt Nam tất cả những ưu đãi như Mỹ dành cho Trung Quốc. Để thống nhất quản lý nhà nước về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi trong quan thương mại quốc tế,ngày 25 tháng 5 năm 2002 ủy ban thường vụ quốc hội khóa X của Việt Nam đã thông qua Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế. Theo luật pháp thương mại quốc tế thì đây là một nguyên tắc điều chỉnh các mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa các nước trên cơ sở hiệp định,hiệp ước giữa các nước một cách bình đẳng có đi có lại hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên,mục tiêu chủ yếu của chế độ tối huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền mà là nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế với mục đích thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phụ thuộc vào độ thân thiện giữa các nước với nhau. Hiện nay,nguyên tắc tối huệ quốc được các nước trên thế giới áp dụng theo hai cách khác nhau hay còn gọi là có hai loại chế độ tối huệ quốc,tùy thuộc vào lợi ích kinh tế của từng nước. IIIThực trạng chính sách tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch. 1. Về thuế quan và trợ cấp Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã ban hành và cập nhật định kỳ rất nhiều văn bản pháp quy để thực hiện cắt giảm thuế quan về hàng hóa theo lộ trình đã cam kết. Đối với hàng nông sản nhập khẩu của Việt Nam, nhìn chung các mức thuế suất hiện đang áp dụng bằng hoặc thấp hơn so với mức cam kết đến cuối năm 2009. Các sản phẩm thịt và phụ phẩm thịt là mặt hàng chịu thuế suất nhập khẩu cắt giảm nhanh nhất, và lịch trình giảm thuế từ giữa năm 2007 nhanh hơn đáng kể so với cam kết WTO. Thuế thịt gia cầm giảm từ 20% xuống 12%, thịt bò từ 20% xuống 12%, thịt lợn từ 30% xuống 20%, ngô từ 5% xuống 3%, trứng các loại gia cầm từ 30% xuống 20%, thấp gần bằng mức cam kết thuế quan năm 2012. Sau đó, Chính phủ đã quyết định áp dụng trở lại các mức thuế nhập khẩu cũ, cụ thể là 40% đối với thịt gà, 20% đối với thịt bò và 30% đối với thịt lợn, 5% đối với ngô và trứng gia cầm là 40%. Đối với hàng phi nông sản, tính đến hết năm 2009, các mặt hàng đã giảm thuế quan nhiều nhất bao gồm thủy hải sản, dệt may, gỗ và giấy, máy móc thiết bị điện tử và các hang chế tạo khác. Riêng đối với thủy sản, khoảng 2/3 dòng thuế quan hiện đang áp dụng thấp hơn so với cam kết, phần còn lại là đúng với cam kết. Đối với cam kết hạn ngạch thuế quan, Việt Nam đã thực thi cam kết này với các sản phẩm trứng chim và trứng gia cầm; đường mía, đường củ cải, đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học ở thể rắn. Đối với cam kết trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam đã xóa bỏ toàn bộ trợ cấp nông nghiệp ngay khi gia nhập WTO. 2. Về thực hiện các biện pháp hỗ trợ Về hỗ trợ xuất khẩu, Việt Nam đã xóa bỏ toàn bộ các loại trợ cấp xuất khẩu kể từ khi gia nhập WTO. Tuy nhiên trong khuôn khổ Hiệp định Nông nghiệp, Việt Nam đang bảo lưu hai hình thức trợ cấp xuất khẩu được WTO cho phép áp dụng đối với các nước đang phát triển: một là, trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, bao gồm cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển; hai là, ưu đãi về cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơn hàng nội địa. Về hỗ trợ đầu tư, giá trị vốn đầu tư của Nhà nước cho ngành nông, lâm, thủy, sản tăng đều về số lượng nhưng giảm về cơ cấu, tương ứng từ khoảng 8% năm 2000 xuống 6,3% năm 2008. Chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung trong ba năm qua thể hiện ở chỗ hầu hết các hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp có yếu tố xuất khẩu đã giảm và dần đi đến xóa bỏ nhằm thực hiện các cam kết với WTO. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là hỗ trợ đầu tư lớn nhất, chiếm phần lớn tổng đầu tư cho ngành nông lâm thủy sản và luôn luôn tăng. Trong ba năm từ 2007-2009, đầu tư riêng cho thủy lợi tiếp tục xu thế tăng từ 1.386,32 tỷ đồng năm 2007 lên 2.257,167 tỷ năm 2009. Đầu tư cho các dự án nông lâm thủy sản tăng từ 180,93 tỷ lên 474,448 tỷ và cho khoa học công nghệ cũng tăng từ 137,96 tỷ lên 208,5 tỷ. Ngoài ra, trong giai đoạn này, đầu tư qua các chương trình mục tiêu, các dự án để thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu cụ thể cũng gia tăng . 3. Về lĩnh vực dịch vụ Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết WTO trong lĩnh vực này. Đối với các loại hình dịch vụ có mức cam kết gia nhập cao hơn so với khung pháp lý hiện hành trước khi gia nhập, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp quy để thực thi các cam kết. Đối với các loại hình dịch vụ còn lại, việc thực hiện các cam kết WTO tuân theo Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế số 41/2005/QH11 ngày 24/6/2005. Việc rà soát các cam kết hội nhập trong lĩnh vực này cho thấy các lĩnh vực có mức độ mở cửa tương [...]... với nước ta trong giai đoạn 2011-2020, giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Yêu cầu đó càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn với nền kinh tế thế giới, nhất là khi chúng ta là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đang thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do FTA ở mức độ rộng hơn và cao hơn Việc phát triển xu t... từ những mặt trái của hoạt động xu t, nhập khẩu nói trên chưa được chúng ta xử lý bằng cơ chế, chính sách có hiệu quả, những chính sách chia sẻ hợp lý lợi ích từ xu t khẩu, đặc biệt là lợi ích thu được từ các nhóm hàng xu t khẩu có nguồn gốc thiên nhiên Khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng trong quá trình tự do hóa thương mại Cơ hội về thu nhập và việc làm dễ bị tổn thương đối với nhóm... Theo đó, Chính phủ cần tạo điều kiện thông tin tốt về ba biện pháp này để các nhà sản xu t trong nước nắm rõ luật lệ nhằm tạo ra những áp lực cần thiết khi họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của nhập khẩu ồ ạt Một số nghị định chính, thông tư của CP về tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 37/2006/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2006 QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT... nhân trong nước và nước ngoài Để giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh, từ ngày 14/4/2010, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng được thả nổi Mặt khác, nhằm tăng cường vai trò của chính sách tiền tệ trong quản lý nhà nước, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được sửa đổi và thông qua vào tháng 6/2010 Đối với dịch vụ bưu chính - viễn thông, các văn bản pháp quy chính đã được... tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hang liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; từ ngày 01/4/2007 ngân hang 100% vốn nước ngoài cũng được phép thành lập Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại đã thiết lập nền tảng pháp lý bình đẳng cho các ngân hàng thương mại quốc doanh và tư... nhập của Việt Nam Đổi mới công tác quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng thương mại hoá; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tài chính - kế toán trong chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, thị trường khoa học và công nghệ nhằm tăng cường đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội 7 Mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các hiệp định thương. .. trưởng xu t khẩu, cải thiện trình độ công nghệ của nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, giúp người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ có chất lượng hơn, rẻ hơn và tiện lợi hơn… Tuy nhiên, phát triển của lĩnh vực xu t nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thật sự góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội của đất nước Giá trị gia tăng của hàng hóa xu t khẩu... doanh nghiệp trong nước Tiếp tục tự do hoá thương mại trên cơ sở thực hiện các cam kết song phương, đa phương và theo thông lệ quốc tế; giảm dần các biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan phù hợp với cam kết đã ký kết Có chính sách tạo bước phát triển nhanh, mạnh và toàn diện thị trường dịch vụ nhất là những dịch vụ có giá trị gia tăng lớn như: dịch vụ viễn thông, dịch vụ thực hiện phần mềm, dịch... có hạ tầng mạng, phần góp vốn của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh và mức 51% được coi là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý liên doanh Đối với các dịch vụ không có hạ tầng mạng, phần góp vốn của phía nước ngoài trong lien doanh không vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh IVĐịnh hướng và giải pháp thương mại trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu... triển bền vững đòi hỏi chúng ta cần có những chính sách đúng đắn và phù hợp, được xây dựng trên cơ sở khoa học, có tính đến một cách hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường Chính vì vậy, cần có các tiêu chí khoa học để định hướng, xây dựng, kiểm định, làm căn cứ cho các chính sách xu t, nhập khẩu theo hướng phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước Về mặt xu t khẩu, cần hạn chế khai . Đề tài: Xu hướng chính sách thương mại của nước ta hiện nay Mục lục I .Xu hướng tự do hoá thương mại 4 IXu hướng bảo hộ mậu dịch 5 IIMối quan hệ giữa xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng. THƯƠNG MẠI. 8 IIIThực trạng chính sách tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch 9 IVĐịnh hướng và giải pháp thương mại trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu 11 I. Xu hướng tự do hoá thương. xây dựng các chính sách thương mại thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Trong đó xu hướng bảo hộ mậu dịch được điều chỉnh theo hướng giảm dần đồng thời xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng

Ngày đăng: 07/10/2014, 23:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Xu hướng tự do hoá thương mại.

  • IXu hướng bảo hộ mậu dịch.

  • IIMối quan hệ giữa xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch

  • IV. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH CÁC QUAN HỆ THƯƠNG MẠI.

  • IIIThực trạng chính sách tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch.

  • IVĐịnh hướng và giải pháp thương mại trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan