tìm hiểu về sản phẩm cá ngừ đông lạnh nguên con xuất khẩu

21 3.6K 11
tìm hiểu về sản phẩm cá ngừ đông lạnh nguên con xuất khẩu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng hằng năm chiếm khoảng 62% tổng sản lượng cá ngừ trên toàn thếgiới (1,6 triệu tấn). Phương pháp khai thác ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thịt cá ngừ. Để cá vùng vẫy mạnh sẽ làm tăng hàm lượng axit lactic tích tụ trong thịt cá làm co cứng cơ, thịt chuyển màu sẫm, mùi chua và có vị chát. Mùa cá Ngừ Vây Vàng thường bắt đầu từ tháng 12 âm lịch và kéo dài đến tháng 7 âm lịch năm sau. Tuy nhiên ngoài khoảng thời gian trên, các tàu vẫn đánh được cá cho đến khi có bão. Theo ngư dân thì năm nào xuất hiện hiện tượng Elnino thì năm đó sản lượng cá tăng lên và mùa vụ kéo dài (do nước ấm, cá tập trung về ngư trường để săn mồi và sinh sản và sống lâu ở đó). Hiện nay, Cá Ngừ Vây Vàng được đánh bắt bằng 2 phương pháp chính đó là vàng câu nổi, câu tay kết hợp ánh sáng. Tuy nhiên hiệu quả câu bằng vàng câu nổi vẫn hơn rất nhiều. Câu tay kết hợp ánh sáng cho sản lượng cao nhưng chất lượng cá giảm, do cá vùng vẫy mạnh khi mắt câu và thu lưới. Vàng câu cá ngừ là một loại dây câu với rất nhiều lưỡi trên đó được thả trôi tự do. Hai đầu dây câu chính (dây triên) là 2 phao hiệu có cờ và đèn. Dây câu chính được nâng nổi nhờ các phao gành và dây phao gành. Giữa 2 phao gành là các đoạn thẻo câu có móc mồi là cá nục, cá ngừ nhỏ, cá chuồn, mực ống, mồi mực thường nhạy hơn mồi cá từ 45 lần.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Cá ngừ hiện đã trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam, sau tôm và cá tra. Tuy nhiên đối với mặt hàng cá ngừ chất lượng cao xuất khẩu nguyên con của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Sản phẩm cá ngừ xuất khẩu cá ngừ nguyên con chỉ chiếm khoảng 5-6% tổng sản lượng đánh bắt. Mới đây, theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Việt Nam đã đưa 4 con cá ngừ đại dương sang Nhật chào bán ở dạng cá nguyên con để làm các món sashimi, sushi…Trong số này, có đến 3 con không đạt chất lượng, còn 1 con chỉ lấy được 50% lượng thịt. số sản phẩm cá ngừ này sau đó được bán với giá cá ngừ dùng làm đồ hộp, thấp hơn rât nhiều so với sản phẩm cá ngừ dùng làm sashimi. Vì vậy dưới đây nhóm chúng em sẽ thực hiện bài tiểu luận “tìm hiểu về sản phẩm cá ngừ vây vàng lạnh đông nguyên con”. Để biết được nguyên nhân tại sao và tiềm cách khắc phục hiên trạng trên. I. Sơ lược về Cá ngừ Tên khoa học: Thunnidae. Giới (regnum): Animalia Ngành (phylum): Chordata Lớp (class): Actinopterygii Bộ (ordo): Perciformes Họ (familia): Scombridae Chi (genus): Thunnus Thân hình thoi, hơi dẹt, sinh sống ở vùng biển ấm, cách bờ biển 185km, cá ngừ sống ở tầng nước nổi và tầng giữa, mùa vụ khai thác chính là mùa xuân và mùa hè. Kích Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam thước khai thác tương đối lớn (6 loài có kích thước từ 20 – 70 cm, khối lượng từ 0,5 – 4 kg. Riêng hai loài cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to có kích thước lớn 70 – 200 cm, khối lượng 1,6 – 64 kg). Mùa vụ khai thác: Mùa vụ khai thác cá ngừ ở vùng biển Việt Nam gồm hai vụ, vụ chính bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, vụ phụ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Cá ngừ thường tập trung thành đàn và di cư, trong đàn thường bao gồm một số loài khác nhau. Nghề khai thác chủ yếu là lưới vây, rê, câu và đăng. Nghề câu vàng mới được du nhập từ những năm 1990 đã nhanh chóng trở thành một nghề khai thác cá ngừ quan trọng. I.1. Một số loài cá ngừ bắt gặp ở Việt Nam I.1.1. Cá ngừ nhỏ, phân bố địa phương: Đây là các loài cá ngừ có kích cỡ nhỏ (từ 20 – 70 cm, trọng lượng từ 0,5 – 4 kg), có giá trị kinh tế thấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa. 1. Cá ngừ ồ Tên tiếng Anh: Bullet tuna Tên khoa học: Auxis rochei - Phân bố: vùng biển miền Trung - Mùa vụ khai thác: Quanh năm - Ngư cụ khai thác: Lưới vây, vó, rê, đăng - Kích thước khai thác: từ 140 – 310 mm, chủ yếu 260 mm - Dạng sản phẩm: Ăn tươi, phơi khô, đóng hộp, hun khói. 2. Cá ngừ chù Tên tiếng Anh: Frigate mackerel Tên khoa học: Auxis thazard - Phân bố: chủ yếu ở vùng biển miền Trung, Đông và Tây Nam Bộ Trang 2 Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam - Mùa vụ khai thác: Quanh năm - Ngư cụ khai thác: Lưới vây, rê, đăng - Kích thước khai thác: Dao động 150 – 310 mm, chủ yếu 250 – 260 mm - Dạng sản phẩm: Ăn tươi, phơi khô, đóng hộp, hun khói 3. Cá ngừ chấm Tên tiếng Anh: Eastern little tuna Tên khoa học: Euthynnus affinis - Phân bố: chủ yếu bắt gặp ở vùng biển miền Trung và Nam Bộ - Mùa vụ khai thác: Quanh năm - Ngư cụ khai thác: Lưới vây, rê, đăng - Kích cỡ khai thác: 240 –450 mm, chủ yếu 360 mm - Dạng sản phẩm: Ăn tươi, đóng hộp, hun khói 4. Cá ngừ bò Tên tiếng Anh: Longtail tuna Têng khoa học: Thunnus tonggol - Phân bố: ở vịnh Bắc bộ, Trung bộ, Tây Nam bộ - Mùa vụ khai thác: Quanh năm - Ngư cụ khai thác: Lưới rê, câu, đăng, vây - Kích thước khai thác: 400 – 700 mm - Dạng sản phẩm: Ăn tươi, đóng hộp 5. Cá ngừ sọc dưa Trang 3 Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam Tên tiếng Anh: Striped tuna Tên khoa học: Sarda orientalis - Phân bố: vịnh Bắc bộ, vùng biển miền Trung - Mùa vụ khai thác: Quanh năm - Ngư cụ khai thác: Đăng, rê, vây, câu, mành - Kích thước khai thác: 450 – 750 mm - Dạng sản phẩm: Ăn tươi, ướp muối, đóng hộp 1.1.2. Cá ngừ di cư đại dương: Ngoài cá ngừ vằn, các loài khác trong nhóm này đều có kích thước lớn (từ 700 – 2000 mm, khối lượng từ 1,6 – 64 kg), có giá trị kinh tế cao và có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới. 1. Cá ngừ vằn Tên tiếng Anh: Skipjack tuna Tên khoa học: Katsuwonus pelamis - Phân bố: chủ yếu ở vùng biển miền Trung, vùng biển khơi bắt gặp nhiều hơn vùng biển ven bờ - Mùa vụ khai thác: Quanh năm - Ngư cụ khai thác: Lưới rê, vây, câu vàng, câu giật, câu kéo - Kích thước khai thác: Dao động 240 – 700 mm, chủ yếu 480 – 560 mm - Dạng sản phẩm: Ăn tươi, đóng hộp 3. Cá ngừ mắt to Tên tiếng Anh: Bigeye tuna Tên khoa học: Thunnus obesus - Phân bố: ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam bộ Trang 4 Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam - Mùa vụ khai thác: Quanh năm - Ngư cụ khai thác: Câu vàng, rê, đăng - Kích thước khai thác: 600 – 1.800 mm - Dạng sản phẩm: Ăn tươi, đóng hộp 4. Cá ngừ vây vàng Tên tiếng anh: Yellowfin Tuna Tên khoa học: Thunnus albacares Họ: Scombridae Bộ: Perciformes Lớp: Actinopterygii Phânbố: chủyếu ở vùng biển xabờ miền Trung và Đông Nam bộ - Mùa vụ khai thác: Quanh năm - Ngư cụ khai thác: Câu vàng, rê, đăng - Kích thước khai thác: Đối với lưới rê, kích thước dao động 490 – 900mm, đốivới câu vàng 500 - 2.000 mm. 1.2. Giá trị dinh dưỡng Thịt cá ngừ ngon, có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, đặc biệt giàu axit béo không no đa nối đôi thiết yếu omega-3, các nguyên tố vi lượng phosphor, iôt và vitamin B12… Kết quả phân tích tỷ lệ các thành phần chính trong thịt cá tươi cho thấy: Protein: 22,4 - 24,5% Nước: 72,4 - 74,90% Trang 5 Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam Mỡ: 0,05 - 1,95% Tro: 1,3-1,5% Muối: 0,25-0,3% Thành phần dinh dưỡng của các loài cá ngừ trong 100g thịt ăn được Năng lượng (kcal) Thành phần chính Muối khoáng Vitamin Nước Protein Lipid Tro Calci Phosphor Sắt Natri Kali A (mcg) B1 (g) B2(mg) PP(mg) C (mg) Cá ngừ chù Cá ngừ chấm Cá ngừ vây vàng 119 117 107 72, 5 72, 7 74, 4 24 23, 2 23, 6 2,6 2,7 1,4 1,2 1,4 2,3 4 20 65 248 273 471 1,2 1,6 1,0 - 51 - - 344 - 90 13 140 0,2 6 0,1 0,0 2 0,2 4 0,2 2 0,1 14, 7 7,1 16 0 0 0 Bảng: thành phần dinh dưỡng các loài cá ngừ trong 100g thịt. I.3. Giá trị kinh tế: Sản phẩm cá ngừ hiện đã trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam sau tôm và cá ba sa. Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ,Nhật Bản, châu Âu và một số nước châu Á,… Trang 6 Biểu đồ: xuất khẩu cá ngừ Việt Nam qua các năm Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam Năm 2013 sản lượng cá ngừ vây vàng, mắt to đạt gần 16.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 526 triệu USD, thị trường chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản… Tuy nhiên với sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu nguyên con chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ chiếm khoảng 6% sản lượng đánh bắt. Bài tiểu luận này sẽ tập trung tiềm hiểu về sản phẩm cá ngừ vây vàng xuất khẩu nguyên con. II. Cá ngừ vây vàng (Yellowfin Tuna) II.1. Đặc điểm hình dáng: Cá Ngừ Vây Vàng có thân mập tròn, vây lưng thứ 2 và vây hậu môn dài đến gần chóp đuôi màu vàng, có chiều dài bằng 20% chiều dài toàn thân cá. Vây bụng rất dài, thường kéo dài gần đến vây lưng thứ 2, nhưng không vượt quá tia vây cuối cùng của vây lưng thứ2. Trên sống lưng từ vây thứ 2 đến đuôi và dưới bụng từ vây hậu môn đến đuôi có nhiều gai nhỏ màu vàng.sáng. Da trơn mỏng không vảy có màu xanh đậm ánh thép trên phần lưng và chuyển dần sang màu vàng ở hai bên lườn và màu bạc ở dưới bụng cá. Ở những cá thể lớn có thể thấy khoảng 20 đường vạch màu trắng chạy từ lưng xuống bụng như chia cá thành từng lát cắt. II.2. Đặc điểm sinh học: Xuất hiện ở bên trên và bên dưới các tầng có độ sâu 1-250m; sống ở khí hậu nhiệt đới 15-31 o C. Kết đàn chủ yếu theo kích cỡ, thành các nhóm đơn loài hoặc đa loài. Cá lớn thì thường kết đàn với cá heo, và cũng đi theo các vật trôi nổi hoặc vật khác. Thức ăn chủyếu của loài cá này là cá, giáp xác và mực. Rất nhạy cảm với những nơi nồng độ ôxy thấp, vì thế thường không bắt gặp ở độ sâu dưới 250m ở các vùng biển nhiệt đới. Thời kỳ đẻ cao điểm nhất là vào mùa hè, theo từng đợt. Cá Ngừ Vây Vàng là loại cá di cư. Chúng di chuyển qua nhiều vùng biển của nhiều quốc gia khác nhau. Và chủ yếu ăn các loài cá khác, giáp xác và động vật chân đầu Trang 7 Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam II.3. Vùng phân bố: Cá Ngừ Vây Vàng phân bố rộng khắp nơi trên các vùng nước ấm thuôc vùng biển Nhiệt Đới và Cận Nhiệt Đới của các đại dương. Người ta thường thấy nó ở vùng biển ngoài khơi Thái Bình dương gần quần đảo Hawaii, đến phía bắc nước Úc, quần đảo Maldive, Ấn Độ Dương, Vùng biển Caribe…(nhưng đặt biệt không có ở Địa Trung Hải). Nó thường sống ở vùng biển sâu ngoài khơi, nơi có nước trong, ở nhiều tầng nước khác nhau nhưng chủ yếu tầng mặt và tầng giữa, có độ sâu khoảng từ 100-200m kể từ mặt nước. Tuy nhiên 1 số báo cáo cho thấy cũng phát hiện Cá Ngừ Vây vàng ở độ sâu 1160m. Cá Ngừ Vây Vàng là loại cá di cư. Chúng di chuyển qua nhiều vùng biển của nhiều quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, cá Ngừ Vây vàng tập trung ở ngoài khơi, cách bờ trên 100 hải lý, khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, kéo dài xuống dưới phía nam gần Malaysia, Indonesia. II.4. Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt cá: Nước: 74,4g Protein: 23,6g Lipid: 1,4g Muối khoáng: 2,3g Vitamin A: 140mcg vitaminB1: 0,02 ug Vitaim B2: 0,21mg Vitamin pp: 16mg III. Qui trình đánh bắt và sơ chế cá ngừ vây vàng trên biển III.1. Đánh bắt Sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng hằng năm chiếm khoảng 62% tổng sản lượng cá ngừ trên toàn thếgiới (1,6 triệu tấn). Trang 8 Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam Phương pháp khai thác ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thịt cá ngừ. Để cá vùng vẫy mạnh sẽ làm tăng hàm lượng axit lactic tích tụ trong thịt cá làm co cứng cơ, thịt chuyển màu sẫm, mùi chua và có vị chát. Mùa cá Ngừ Vây Vàng thường bắt đầu từ tháng 12 âm lịch và kéo dài đến tháng 7 âm lịch năm sau. Tuy nhiên ngoài khoảng thời gian trên, các tàu vẫn đánh được cá cho đến khi có bão. Theo ngư dân thì năm nào xuất hiện hiện tượng Elnino thì năm đó sản lượng cá tăng lên và mùa vụ kéo dài (do nước ấm, cá tập trung về ngư trường để săn mồi và sinh sản và sống lâu ở đó). Hiện nay, Cá Ngừ Vây Vàng được đánh bắt bằng 2 phương pháp chính đó là vàng câu nổi, câu tay kết hợp ánh sáng. Tuy nhiên hiệu quả câu bằng vàng câu nổi vẫn hơn rất nhiều. Câu tay kết hợp ánh sáng cho sản lượng cao nhưng chất lượng cá giảm, do cá vùng vẫy mạnh khi mắt câu và thu lưới. Vàng câu cá ngừ là một loại dây câu với rất nhiều lưỡi trên đó được thả trôi tự do. Hai đầu dây câu chính (dây triên) là 2 phao hiệu có cờ và đèn. Dây câu chính được nâng nổi nhờ các phao gành và dây phao gành. Giữa 2 phao gành là các đoạn thẻo câu có móc mồi là cá nục, cá ngừ nhỏ, cá chuồn, mực ống, mồi mực thường nhạy hơn mồi cá từ 4-5 lần. Một vàng câu cá ngừ gồm: • Dây chính dài từ 40-50 km • Khoảng cách giữa 2 phao ganh từ 40-80m • Chiều dài dây phao ganh từ 35-40m • Khoảng cách giữa 2 thẻo câu là 40m • Chiều dài thẻo câu la 20m Để thả hết 1 vàng câu, phải mất từ 3-4h. Thời gian ngâm câu từ 3-8h. Một ngày có thể thả 2-3 lần nhưng thường chỉ thực hiện được 2 lần trong ngày. Khi câu được cá, phải nhanh chóng đưa cá lên tàu sơ chế ngay. Cần xử lý cẩn thận, giữ nguyên hình dạng và giá trị thịt cá mới bán được giá. Luôn sử dụng móc ở phần đầu cá Trang 9 Tiếp nhận nguyên liệu Rửa 2 Bảo quản kho lạnh Hạ nhiệt độ Sơ chế Rửa 1 Làm chết Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam và không được để móc đâm vào thân, cổ họng hoặc tim cá. Cần dùng 2 móc khi bắt được cá to. Khi kéo cá lên tàu cần kéo cả phần đuôi, đặt cá trên miếng bọt biển, miếng đệm vải hoặc cao su, gập vây ngực dưới thân cá lại, tránh làm hỏng vây. Miếng bọt biển hoặc miếng đệm vải sẽ giúp bảo vệ da cá khỏi bị thâm hoặc trầy xước trong quá trình sơ chế. III.2. Qui trình sơ chế, bảo quản cá trên tàu. III.2.1. Tiếp nhận nguyên liệu Đối vứ ngư dân Việt Nam cá sau khi được kéo lên tàu thì sẽ dùng chày gỗ làm chết ngay. Tuy nhiên với cách làm này thì cá vùng vẫy mạnh làm cho chất lượng cá giảm sút. Học theo ngư dân Nhật Bản, ngư dân Nhật thường sau khi cá được kéo lên họ sẽ làm cho cá bình tĩnh ít vùng vẫy trước khi làm chết. Điều này hạn chế dược sự vùng vẫy của cá, cho nên chất Trang 10 Hình: Lồng sắt bắt cá ngừ vây vàng [...]... là một nhà máy sản xuất cá ngừ vây vàng lạnh đông trên biển Trang 20 Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam KẾT LUẬN Đối với sản phẩm cá ngừ vây vàng lạnh đông nguyên con của nước ta hiện nay chưa thực sự phát triển, sản phẩm sản xuất không thật sự chất lượng, mặt dù thị trường của sản phẩm này rất lớn và có nhiều tiềm năng khai thác Vì vậy ta cần có các biện pháp khắc... nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam Để khắc phục những nhược điểm kể trên dưới đây em sẽ đề xuất qui trình sản xuất cá ngừ lạnh đông con: nguyên Tiếp nhận nguyên liệu Làm chết  Giải thích qui trình: Cũng giống với Rửa 1 trên tàu đã trình Sơ chế Tuy nhiên với này thay vì bảo hầm bảo quản ta làm vàng bày ở trên qui Rửa 2 lạnh sản phẩm, có trình vây bảo quản cá ngừ qui trình quản cá ở... gắn thiết bị cấp đông thì công đoạn này sản phẩm cá ngừ sẽ được làm lạnh sâu (làm lạnh đông) nhiệt độ có thể đạt tới -40 oC đến -60oC sản phẩm này sau khi vào bờ có thể tung trực tiếp ra thị trường mà không cần chế biến lại Trang 13 Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam Tuy nhiên ở nước ta, qui mô tàu đánh bắt còn nhỏ,tàu đánh bắt thường trang bị kho lạnh, sử dụng nước... nhãn sản phẩm có ghi: khối lượng cân, ngày đánh bắt, địa chỉ, tên công ty sản xuất, phân phối… Trang 17 Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam Chú ý: thông thường, trước khi bao PE người ta thường nhồi một lớp đá gel vào bụng cá để bảo vệ cá không bị biến dạng trong quá trình vận chuyển, đồng thời tăng hiệu quả bảo quản III.3.5 Đóng thùng, bảo quản Với sản phẩm cá ngừ. .. thể xếp một hoặc hai con Sau đó rải đều một lớp đá khô trên bề mặt, lớp đá phải phủ kín toàn bộ thân cá Tiếp theo sẽ được đậy nắp và dán niêm phong và xuất hàng III.3.6 Xuất hàng Sản phẩm được vận chuyển bằng máy bay sang thị trường xuất khẩu (Mỹ, Nhật Bản, …), thời gian vận chuyển không quá 24 giờ IV Đánh giá qui trình sản xuất Với qui trình sản xuất hiện nay lượng cá ngừ nguyên con đạt tiêu chuẩn làm... tốt nhất là sử dụng các tàu có công suất lớn, trang bị máy cấp đông, đông lạnh sâu sản phẩm sẽ giữ được chất lượng tốt nhất, cá hầu như không bị biến đổi chất lượng trong một thời gian dài Một hiện trạng nữa: Ngư dân thường ít quan tâm đến chất lượng cá khi cập bến do cá được thu mua dưới dạng mua xô, giá của các loại cá dường như bằng nhau và bằng với giá cá ngừ làm đồ hộp Vì vậy cá nếu được bảo quản... không có giá trị xuất khẩu Hình: Cá ngừ vây vàng sau khi cắt đầu Trang 16 Tiểu luận môn: công nghệ sản xuất lạnh đông thủy sản GVHD: Phạm Viết Nam Thao tác: đặt dao dưới vây bơi của cá, thực hiện cắt ngiêng một góc khoảng 45 o lưỡi dao hướng về phía trước Cắt đến khi đụng phần xương cá thì dừng lại, tiến hành lật ngược cá lại làm tương tự nhưng lần này tiến hành cắt đứt luôn phần xương cá, tác rời đầu... thì bây giờ đông sâu thể xuống dưới -40oC, cá hầu như không biến đổi chất lượng sau khi cập bến Hạ nhiệt độ Cân/xếp khuôn bến bán thành được vận Sau khi cập phẩm Lạnh đông sẽ chuyển về nhà máy bằng xe lạnh đông, thực hiện bao gói, xuất sang đóng thùng và Bao gói các thị trường … tuy nhiên với pháp này đòi Nhật, Mỹ, Sản phẩm phương hỏi tàu co công suất lớn, có trang bị máy cấp đông, … mỗi con tàu sẽ... thông tin từ Tổng cục Thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Việt Nam đã đưa 4 con cá ngừ đại dương sang Nhật chào bán ở dạng cá nguyên con để làm các món sashimi, sushi… Trong số này, có đến 3 con không đạt chất lượng, còn 1 con chỉ lấy được 50% lượng thịt Điều đáng nói ở đây là: giá bán của cá ngừ làm sashimi là: 30USD/kg, còn giá bán cá ngừ cho các mục đích sử dụng khác như:... vây vàng nguyên con sẽ không được cấp đông mà sẽ được xuất khẩu tươi, vì việc cấp đông khó khăn và không kinh tế, sản phẩm tươi có giá cao hơn Mục đích: Bảo quản cá tươi đến với thị trường xuất khẩu, đá khô có hiệu quả lạnh sâu hơn rất nhiều so với nước đá mà lại có ưu điểm không chảy nước trong quá trình vận chuyển Thao tác: Cá sau khi bao PE sẽ được xếp vào một thùng nhựa hay thùng xốp cách nhiệt đã

Ngày đăng: 07/10/2014, 23:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • I. Sơ lược về Cá ngừ

    • I.1. Một số loài cá ngừ bắt gặp ở Việt Nam

      • I.1.1. Cá ngừ nhỏ, phân bố địa phương:

      • 1.1.2. Cá ngừ di cư đại dương:

      • I.3. Giá trị kinh tế:

      • II. Cá ngừ vây vàng (Yellowfin Tuna)

        • II.3. Vùng phân bố:

        • II.4. Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt cá:

        • III. Qui trình đánh bắt và sơ chế cá ngừ vây vàng trên biển

          • III.1. Đánh bắt

          • III.2. Qui trình sơ chế, bảo quản cá trên tàu.

            • III.2.1. Tiếp nhận nguyên liệu

            • III.2.2. Làm chết

            • III.2.3. Rửa 1

            • III.2.4. Sơ chế

            • III.2.5. Rửa 2

            • III.2.6. Hạ nhiệt độ

            • III.2.7. Bảo quản lạnh

            • III.3. Qui trình chế biến cá ngừ vây vàng xuất khẩu

              • III.3.1. Tiếp nhận nguyên liệu

              • III.3.2. Cắt đầu, đuôi.

              • III.3.3. Rửa

              • III.3.4. Cân, Bao túi PE

              • III.3.5. Đóng thùng, bảo quản

              • III.3.6. Xuất hàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan