nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại hai xã cao sơn và vũ muộn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn

143 608 3
nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại hai xã cao sơn và vũ muộn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ tỉnh bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN PHÚC NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI HAI XÃ CAO SƠN VÀ VŨ MUỘN THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KIM HỶ TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành : LÂM HỌC Mã số : 60 62 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐỒNG TẤN THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Lê Văn Phúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu tại hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn, số liệu được xử lý tại Khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, đến nay bản luận văn Thạc sỹ của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Đồng Tấn đã dìu dắt tôi từng bước đi trong nghiên cứu khoa học, sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy, cô giáo khoa Lâm nghiệp, khoa Sau đại học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, UBND và người dân hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn và Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã giúp đỡ trân thành và tạo mọi điệu kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn của bản thân còn có những hạn chế nhất định, nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các nhà khoa học cũng như các bạn đồng nghiệp để bản luận văn này được hoàn chỉnh hơn. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2011 Tác giả Lê Văn Phúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ i Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3 1.1. Khái niệm và định nghĩa về đa dạng sinh học 3 1.2. Tính cấp thiết của vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học 5 1.3. Nghiên cứu về đa dạng thực vật 6 1.3.1. Trên thế giới 6 1.3.1.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật 6 1.3.1.2. Nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật 8 1.3.1.3. Những nghiên cứu về đa dạng thành phần loài 9 1.3.1.4. Những nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống 10 1.3.1.5. Những nghiên cứu về tính đa dạng thảm thực vật 11 1.3.2. Ở Việt Nam 12 1.3.2.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật 12 1.3.2.2. Nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật 14 1.3.2.3. Những nghiên cứu về dạng sống 17 1.3.2.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật rừng 19 1.3.2.5. Những nghiên cứu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. 20 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 22 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 22 2.3. Nội dung nghiên cứu 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu 22 2.4.1. Phương pháp tiếp cận 22 2.4.2. Phương pháp điều tra 23 2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 23 2.4.4. Phương pháp phân tích số liệu 24 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 25 3.1. Điều kiện tự nhiên hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn 25 3.1.1. Vị trí địa lý 25 3.1.2. Địa hình 26 3.1.3. Đất đai 26 3.1.4. Khí hậu 27 3.1.5. Thủy văn 27 3.1.6. Tài nguyên sinh vật 27 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28 3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động 28 3.2.2. Các hoạt động kinh tế trong khu vực 29 3.3. Nhận xét và đánh giá chung 30 3.3.1. Thuận lợi 30 3.3.2. Khó khăn 31 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Đa dạng hệ thực vật 32 4.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành 32 4.1.2. Đa dạng ở mức độ họ 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 4.1.3. Đa dạng mức độ chi 35 4.2. Đa dạng về các yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật 38 4.2.1. Đa dạng yếu tố địa lý ở mức độ loài 38 4.2.2. Đa dạng yếu tố địa lý ở mức độ chi 39 4.2.3. Đa dạng yếu tố địa lý ở mức độ họ 40 4.3. Đa dạng về dạng sống 41 4.4. Đa dạng về giá trị tài nguyên và nguồn gen 43 4.4.1. Đa dạng về giá trị sử dụng 43 4.4.2. Các loài quí hiếm 48 4.5. Đa dạng về thảm thực vật 51 4.5.1. Các kiểu thảm thực vật ở độ cao dưới 700m 51 4.5.1.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi 51 4.5.1.2. Các kiểu thảm thực vật thứ sinh do tác động của con người 54 4.5.2. Các kiểu thảm thực vật ở độ cao trên 700m 58 4.5.2.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi 58 4.5.2.2. Rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim trên núi đá vôi 59 4.5.2.3. Thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi 61 4.7. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 68 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 5.1. Kết luận 71 5.2. Kiến nghị 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT D 1.3 Đường kính ngang ngực ĐDSH Đa dạng sinh học H Chiều cao LSNG Lâm sản ngoài gỗ IPGRI Viện Tài nguyên gen và thực vật quốc tế IUCN Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản PRCF Tổ chức Con người, tài nguyên và bảo tồn TĐT Tuyến điều tra UNEP Chương trình Môi Trường Liên hợp quốc WWF Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới 8 Bảng 3.1: Dân số và thành phần dân tộc tại khu vực nghiên cứu 30 Bảng 4.1: Phân bố của các taxon trong các ngành của hệ thực vật tại 2 xã Cao Sơn và Vũ Muộn 33 Bảng 4.2: Sự phân bố của các taxon trong ngành Ngọc lan 34 Bảng 4.3: Danh sách các họ giàu loài (họ có từ 10 loài trở lên) tại khu vực nghiên cứu 36 Bảng 4.4: Danh sách các họ nhiều chi (họ có từ 10 chi trở lên) tại khu vực nghiên cứu 37 Bảng 4.5: Danh sách các chi giàu loài (có từ 5 loài trở lên) tại khu vực nghiên cứu . 38 Bảng 4.6: Các yếu tố địa lý của các loài 39 Bảng 4.7: Các yếu tố địa lý của các chi 40 Bảng 4.8: Các yếu tố địa lý của các họ 41 Bảng 4.9: Dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 43 Bảng 4.10: Dạng sống của các loài thuộc nhóm cây chồi trên 44 Bảng 4.11: Đa dạng về giá trị của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 44 Bảng 4.12: Danh sách các họ có nhiều loài cây làm thuốc (họ có từ 5 loài trở lên) 46 Bảng 4.13: Danh sách các họ có nhiều loài cây cho gỗ (có từ 5 loài trở lên) 47 Bảng 4.14: Các loài thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu 51 Bảng 4.15: Thống kê sự tác động của con người trên các tuyến điều tra 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ phân bố các lớp trong ngành Ngọc lan 35 Hình 4.2. Biểu đồ dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 43 Hình 4.3. Biểu đồ các nhóm công dụng chính của thực vật tại khu vực nghiên cứu 45 Ảnh 1: Cây gỗ lớn (tầng A1) trong kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao dưới 700m 52 Ảnh 2: Tầng cây bụi dưới rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao dưới 700m 53 Ảnh 3: Thảm tươi dưới tán rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao dưới 700m 54 Ảnh 4: Dây leo trong rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi 55 Ảnh 5: Ưu hợp Găng + Phèn đen phục hồi trên đất sau nương rẫy 57 Ảnh 6: Ưu hợp chuối rừng phục hồi trên đất sau nương rẫy và khai thác vàng bỏ hoá 58 Ảnh 7: Ưu hợp Lau phục hồi trên đất sau nương rẫy 58 Ảnh 8: Ưu hợp dương xỉ phục hồi trên đất sau nương rẫy 58 Ảnh 9: Quần thể cây Giả thiết sam lá ngắn 61 Ảnh 10: Quần thể cây Giả thiết sam lá ngắn 61 Ảnh 11: Du sam Cây núi đá - Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn. tái sinh 61 Ảnh 12: Thảm cây Trúc lùn trên đỉnh núi 62 Ảnh 13: Thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi 62 Ảnh 14: Một số loài Lan trên đỉnh núi 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đa dạng sinh học (ĐDSH) là thuật ngữ dùng để chỉ sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất bao gồm các loài động, thực vật, vi sinh vật, những gen chứa đựng trong các loài và tính đa dạng của các hệ sinh thái trên trái đất. ĐDSH có vai trò vô cùng to lớn quyết định sự tồn tài và phát triển của con người vì nó là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, là tấm lá chắn che chở và bảo vệ con người, Tuy nhiên cho đến nay nguồn tài nguyên này đã bị suy giảm đến mức báo động. Đó là một thách thức mà con người đang phải đối mặt vì sự suy giảm ĐDSH sẽ làm mất cân bằng sinh thái dẫn đến những thảm họa thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán, gió bão, Hậu quả của nó là đói nghèo và bệnh tật. Việt Nam có tổng diện tích phần đất liền 330.541km 2 kéo dài 15 độ vĩ (từ 8 0 30’ - 23 0 22’ độ vĩ Bắc) và trải rộng trên 7 kinh tuyến (từ 102 0 10’ - 109 0 21’ độ kinh Đông), đồng thời do lịch sử phát triển địa chất đã tạo nên những kiểu địa hình, đai độ cao và vùng khí hậu khác nhau. Đó là những yếu tố làm cho Việt nam có hệ thực vật và thảm thực vật rừng hết sức đa dạng và phong phú. Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm. Trong đó có khoảng 5.000 loài được nhân dân sử dụng: làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác. Hệ thực vật Việt Nam chứa đựng 3 luồng di cư chính: từ Nam Trung Quốc xuống, từ Himalaya – Mianma sang và từ Indonesia – Malaysia lên. Hệ thực vật Việt Nam còn có mức độ đặc hữu cao với khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam (Pocs Tamas, 1965) và hơn 40% tổng số loài thực vật toàn quốc (Thái Văn Trừng, 1970). Tuy nhiên cho đến nay, đa số các hệ sinh thái rừng ở nước ta đã bị phá hủy, suy thoái hoặc chuyển đổi thành các mục đích sử dụng khác. Đó chính là nguyên nhân làm suy giảm tính ĐDSH – một trong những chủ đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Để bảo vệ tính đa dạng sinh học, cho đến nay nhà nước đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 thiết lập một hệ thống gồm hơn 100 khu bảo tồn và vườn quốc gia với trên 2 triệu ha. Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thuộc tỉnh Bắc Kạn được thiết lập để bảo tồn quần thể các giá trị ĐDSH cấp quốc gia và quốc tế, bảo vệ hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Khu Bảo tồn có tổng diện tích tự nhiên 14.772 ha nằm trên địa phận 7 xã, 2 huyện, trong đó huyện Na Rì có 5 xã gồm: Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình và Côn Minh; huyện Bạch Thông có 2 xã: Cao Sơn và Vũ Muộn. Tọa độ địa lý từ 22 0 07’30” đến 22 0 16’ Vĩ độ Bắc và từ 105 0 50’50” đến 106 0 03’50” kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên 14.772 ha, trong đó có 13.796 ha, chiếm 93.39% là rừng tự nhiên với kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi chiếm ưu thế. Theo số liệu thống kê, hệ thực vật của khu bảo tồn có 789 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 541 chi 169 họ, trong đó có nhiều loài quí hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ như Du sam núi đá (Keteleeria calearea), Giả thiết sam (Pseudotsuga sinensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Nghiến (Excentrodendron tonkinensis), Đại hái (Hodgsonia macrocarapa) Các số liệu nêu trên cho thấy, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đang chứa đựng những tiềm năng to lớn về ĐDSH, trong đó đáng chú ý là hệ thực vật và các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Nhưng cho đến nay những nghiên cứu về đối tượng này còn rất hạn chế. Các nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu mang tính chất thống kê phục vụ cho công tác qui hoạch phát triển Khu bảo tồn, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, đặc biệt là tại hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn thuộc huyện Bạch Thông nằm ở phía Tây của Khu Bảo tồn. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:“Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn” nhằm mục đích cung cấp dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp bảo tồn các nguồn gen thực vật, nhất là nguồn gen các loài thực vật quý hiếm trên núi đá vôi, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong khu vực góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư trong khu vực cũng như cho các vùng lân cận. [...]... tập trung nghiên cứu các loài thực vật bậc cao có mạch tại hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ Đề tài được thực hiện tại 2 xã Cao Sơn và Vũ Muộn, huyện Bạch Thông thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn 2.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đa dạng thành phần loài - Nghiên cứu đa dạng về thảm thực vật - Nghiên cứu đa dạng về dạng sống - Nghiên cứu đa dạng về các yếu... hệ thực vật của các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi Về thực tiễn - Làm cơ sở khoa học cho việc qui hoạch và xây dựng kế hoạch bảo vệ đa dạng thực vật, nhất là các loài quí hiếm và cảnh quan rừng trên núi đá vôi - Những giải pháp bảo vệ đa dạng thực vật tại hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn có thể triển khai ứng dụng cho cả Khu Bảo tồn và vùng lân cận 2.2 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên. .. đa dạng về các yếu tố địa lý - Nghiên cứu đa dạng về công dụng - Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp tiếp cận Tính đa dạng thực vật được thể hiện ở 2 phương diện: các thể và quần thể Đối với cá thể: cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ các nội dung... Bắc giáp huyện Ngân Sơn, phần còn lại của xã Kim Hỷ, Lương Thượng Phía Đông giáp xã Văn Minh, Hữu Thác, Quang Phong, phần còn lại của xã Lạng San, Ân Tình Phía Nam giáp xã Quang Phong thuộc huyện Na Rì, xã Tân Sơn thuộc huyện Chợ Mới và phần còn lại của xã Côn Minh (Na Rì) Phía Tây giáp xã Mỹ Thanh, phần còn lại của xã Cao Sơn, Vũ Muộn huyện Bạch Thông Địa điểm nghiên cứu thuộc 2 xã Cao Sơn và Vũ Muộn. .. triển" của Viện Tài nguyên gen và thực vật quốc tế IPGRI [67], thì đa dạng sinh học được định nghĩa như sau: "Đa dạng sinh học là sự biến dạng trong cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống Đa dạng sinh học có 3 mức độ là đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái" Trong định nghĩa này đã đề cập đến 3 mức độ về đa dạng đó là đa dạng loài, đa dạng gen và đa dạng hệ sinh thái Song vẫn... hộp, Rắn hổ mang,… có giá trị bảo tồn nguồn gien rất cao, đang được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới Ngoài các loài động vật nêu trên trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài dơi, theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Con người, tài nguyên và bảo tồn (PRCF), thì trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ có gần 40 loài dơi các loại,... KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn 3.1.1 Vị trí địa lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ được thành lập theo Quyết định 1804/QĐUB, ngày 01/9/2003 của UBND tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích là 15.416 ha Sau đó, đến ngày 21/5/2007 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 757/2007/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn Sau... (xã Cao Sơn 2.529 ha; xã Vũ Muộn 1.171 ha) Nằm cách trung tâm thị xã Bắc Kạn khoảng 50 km về phía Đông Bắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Phía Bắc giáp với huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn Phía Đông giáp xã Kim Hỷ và Côn Minh huyện Na Rì Phía Nam giáp xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông và một phần của xã Côn Minh, huyện Na Rì Phía Tây giáp xã Nguyên Phúc và xã. .. tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ được thành lập theo Quyết định số 1804/QĐ – UB ngày 01/9/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn Phạm vi ranh giới Khu bảo tồn nằm trên địa bàn 7 xã (Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh của huyện Na Rì và xã Cao Sơn, Vũ Muộn của huyện Bạch Thông) Có tọa địa lý: Từ 22007’30” đến 22016’00” vĩ độ Bắc và từ 105050’50” đến 106003’50”... tích Khu bảo tồn là 14.772 ha nằm trên địa bàn các xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh huyện Na Rì và xã Cao Sơn, Vũ Muộn thuộc huyện Bạch Thông Trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 11.505ha, phân khu phục hồi sinh thái 3.267ha Vùng đệm 12.421ha thuộc 5 xã của huyện Na Rì (xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh) Có tọa độ địa lý như sau: Từ 22007’30” đến 22016’00” vĩ độ Bắc . Cao Sơn và Vũ Muộn thuộc huyện Bạch Thông nằm ở phía Tây của Khu Bảo tồn. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn thuộc Khu. HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN PHÚC NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI HAI XÃ CAO SƠN VÀ VŨ MUỘN THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KIM HỶ TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành : LÂM HỌC Mã số : 60. CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu tại hai xã Cao Sơn và Vũ Muộn thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn, số liệu được xử lý tại Khoa Lâm nghiệp, trường Đại

Ngày đăng: 07/10/2014, 02:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan