Kỹ thuật nuôi gà con mới nở

8 1.4K 3
Kỹ thuật nuôi gà con mới nở

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Gà mới nở nên cho tiếp xúc với thức ăn ngay Trong 3 thập kỷ qua, công tác chọn giống đã cải thiện đáng kể thành tích sản xuất của gà nuôi thịt (thường gọi là gà broiler): tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn, khả năng sản xuất thịt tốt hơn, tỷ lệ thịt ngực cao hơn. Tuy nhiên sự tăng nhanh về năng suất sản xuất đã không đi cùng với việc tăng khả năng miễn dịch, dẫn đến gà bị mắc nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa và nhiều bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ chết tăng cao. Nhiều báo cáo khoa học đã cho biết: gà con ở tuần tuổi đầu tiên sau khi nở thiếu đáp ứng miễn dịch một cách đầy đủ và do vậy nhậy cảm cao với các bệnh truyền nhiễm. Cần phải biết rằng sự phát triển hệ thống miễn dịch ở gà broiler và khả năng đáp ứng cao đối với những kháng nguyên khác nhau (vi khuẩn và các chất độc hại) rất quan trọng trong việc bảo vệ gà khi còn non. Hệ thống miễn dịch của gia cầm Đây là một hệ thống phức tạp, hoàn thiện cả về chức năng và cấu trúc, phân bố khắp cơ thể, bao gồm cơ quan, những yếu tố tế bào và những yếu tố dịch thể. Cũng như ở động vật có vú, năng lực miễn dịch của gia cầm phát triển thông qua hệ thống lympho. Cơ quan của hệ miễn dịch được chia thành cơ quan lympho sơ cấp và thứ cấp. Túi Fabricius (viết tắt là túi F) và tuyến ức là cơ quan lympho sơ cấp trong đó các tiền lympho bào phát triển thành các lympho bào miễn dịch. Những tổ chức lympho thứ cấp là lách, tủy xương, tuyến Harderian, tuyến quả thông (pineal gland) và các mô lympho gắn với bề mặt niêm mạc như niêm mạc khí quản, niêm mạc ruột và những cụm biệt hóa của những tế bào lympho thuộc các cơ quan khác nhau. Các tổ chức lympho này được đặt ở những vị trí quan trọng để khi những kháng nguyên như vi khuẩn bệnh đi vào cơ thể qua da hay qua các bề mặt niêm mạc có thể bị tóm gọn rồi bị tiêu diệt. Sự phát triển của hệ thống miễn dịch xẩy ra chủ yếu trong quá trình phát triển của phôi. Các cơ quan miễn dịch và các globulin miễn dịch thành thục trong các cơ quan miễn dịch bị chi phối bởi nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, yếu tố thức ăn là một yếu tố quan trọng. Điều gì cản trở sự gà con mới nở tiếp xúc với thức ăn? Trong chăn nuôi gà thương phẩm, quá trình nở của gà thường kéo dài 2 ngày và gà con chỉ được chuyển khỏi máy ấp khi đại đa số chúng đã sạch vỏ. Sau khi đưa ra khỏi máy ấp một số công việc khác còn tiếp tục như chọn đực cái, vaccine, đóng hộp trước khi vận chuyển đi các nơi. Trong thực tế, một số gà con nở ra phải sau 36-48 giờ mới được tiếp xúc với thức ăn và nước uống. Đây là nguyên nhân làm cho gà yếu và chậm tăng trưởng. Như vậy từ khi nở tới khi bắt đầu nhận các chất dinh dưỡng của thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của gà. Nguồn dinh dưỡng cho gà mới nở Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sớm của hệ thống miễn dịch ở gà con mới nở, một trong yếu tố quan trọng đó là thức ăn. Ở gà con, lòng đỏ là nguồn cung cấp năng lượng và protein ngay khi mới nở. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng và kháng thể mẹ từ túi lòng đỏ là yêu cầu quan trọng để sống sót trong giai đoạn đầu của đời sống. Lòng đỏ lưu thường chỉ dùng được trong khoảng 4 ngày sau khi nở, nhưng những nghiên cứu gần đây xác định rằng lòng đỏ lưu sẽ được dùng nhanh hơn nhiều ở những gà được tiếp xúc sớm với thức ăn sau khi nở so với những gà bị nhịn đói 48 giờ (khối lượng lòng đỏ lưu giảm 26% nếu được tiếp xúc với thức ăn 24 giờ sau khi nở, nhưng giảm 46% nếu được tiếp xúc với thức ăn 48 giờ sau khi nở). Nguyên nhân là thức ăn có trong đường ruột đã thúc đẩy sự di chuyển lòng đỏ tới tá tràng. Nuôi dưỡng sớm có lợi cho hệ miễn dịch Như đã nói, thời gian từ khi nở tới khi nhận được thức ăn là thời kỳ khủng hoảng của gà con mới nở. Khoảng 2-5% gà nở ra không sống sót trong thời kỳ này do dự trữ thức ăn trong cơ thể bị hạn chế, một số con khác có biểu hiện còi cọc, hiệu quả lợi dụng thức ăn kém, nghèo sản lượng thịt và kém sức đề kháng với bệnh. Những hạn chế này có thể giảm nhẹ bằng cách áp dụng kỹ thuật “nuôi dưỡng sớm”, đó là kỹ thuật cung cấp chất dinh dưỡng cho gà trong nhà ấp ngay sau khi nở. Cung cấp chất dinh dưỡng cân đối và cho tiếp xúc với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc đẩy sự sử dụng lòng đỏ, nâng cao sự phát triển của ống tiêu hóa, kích thích tụy tiết enzyme. Những yếu tố này giúp đồng hóa tốt chất dinh dưỡng, đóng góp cho tăng trưởng của cơ và cải thiện thành tích sản xuất của gà từ mới nở đến khi đạt thể trọng thương mại. Thức ăn cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của cả cơ quan lympho sơ cấp và thứ cấp. Hệ thống miễn dịch của gà mới nở, đặc biệt là hệ miễn dịch niêm mạc, cần thức ăn để phát triển nhanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chậm tiếp xúc với thức ăn không chỉ cản trở đến sự phát triển của ruột mà còn cản trở sự phát triển của mô lympho gắn với ruột, với túi F… Các tác giả A.K Panda và M.R Reddy (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật “dinh dưỡng sớm” đến sự phát triển của cơ quan miễn dịch trong 3 tuần đầu mới nở đã thấy rằng nếu gà được tiếp xúc với thức ăn sau 48 giờ thì khối lượng của túi F thấp hơn 21% so với những gà được tiếp xúc với thức ăn sau 24 giờ. Gà chậm tiếp xúc với thức ăn khối lượng lách cũng giảm thấp tương tự. Tiếp xúc sớm với thức ăn cũng giúp gà con có đáp ứng nhanh với việc chích ngừa vacxin. Một trong những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã xác định rằng: titre kháng thể (lúc gà 21 ngày) đáp ứng với vaccine RD (kháng sinh phòng bệnh đường hô hấp) khi gà 5 ngày tuổi cao hơn rõ rệt ở những gà được ăn ngay so với những gà bị nhịn đói 24 giờ hay 48 giờ. Kết luận Thời gian từ khi nở tới khi được tiếp xúc với thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong sự phát triển của gia cầm mới nở. Lòng đỏ lưu chỉ đủ để gà sống trong 3-4 ngày sau khi nở, nhưng không đủ chất dinh dưỡng cho tăng trưởng và phát triển tối ưu cơ quan miễn dịch và năng lực miễn dịch. Dinh dưỡng cân đối và tạo cơ hội cho gà tiếp xúc sớm với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc đẩy sự lợi dụng lòng đỏ và kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch. Như vậy, dinh dưỡng sớm sẽ thu được những gà con khỏe mạnh ngay từ đầu đời, từ đó hạn chế được nhiều thiệt hại cho nhà sản xuất trong suốt cả quá trình chăn nuôi đàn gà. Trước khi nuôi gà con cần phải nắm bắt được các thông tin về nguồn gốc đàn gà, uy tín của trại giống và nắm vững đặc tính năng suất của đàn gà sắp nuôi… 1. Công tác chọn gà con - Gà con giống phải được ấp từ trứng của đàn gà giống đã được lựa chọn kỹ lưỡng, được nuôi dưỡng đúng quy trình, được nhận kháng thể từ mẹ truyền sang để phòng một số bệnh như: Gumboro, Newcastle. - Chỉ chọn những gà con khỏe mạnh, độ đồng đều cao, phản ứng nhanh nhẹn, không bị dị tật, mỏ và chân vững chắc, màng da chân bóng (tránh chọn những gà con nở quá sớm hoặc quá muộn (nở ở ngày 21), những gà quá nhỏ, lông xơ xác, hở rốn, da chân nhăn, chảy nước mũi…). - Chọn gà con theo mục đích sản xuất: + Trứng thương phẩm: chọn những giống gà isa browm, brownnick, hyline, gold-line… + Trứng giống: dựa theo chương trình lựa chọn từ đàn ông bà, cha mẹ, lựa chọn theo dòng trống và mái. - Chọn gà dựa vào chỉ tiêu trọng lượng của gà ở 1 ngày tuổi: gà hướng trứng có trọng lượng từ 38g, gà hướng thịt từ 40g trở lên. 2. Chuồng trại và trang thiết bị - Chuồng úm cho gà con có kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ để nuôi 100 con. Nên bố trí chuồng ở đầu hướng gió, cách xa chuồng gà trưởng thành. Dọn vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nuôi đợt mới. - Chuẩn bị đầy đủ chụp sưởi bằng bóng đèn điện có công suất 60 – 100W, treo cách nền chuồng 30 - 40 cm. 3. Nước uống - Nước là nhu cầu đầu tiên của gà con. Trong 2 ngày đầu nước uống cho gà con phải hơi ấm (khoảng 18 - 21 o C). - Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu cho gà con bằng cách pha vào nước 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống. - Sử dụng chụp nước uống tự động bằng nhựa 3,5 - 4 lít cho 50 – 100 gà con. - Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho gà con dễ tiếp cận không bị máng ăn che khuất. 4. Thức ăn và cách cho ăn a. Chất lượng thức ăn Tùy theo giống gà với tốc độ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng trong những tuần đầu sẽ khác nhau. Gà thịt nặng cân có tốc độ sinh trưởng cao ở giai đoạn đầu nên cần mức protein 22 – 23% và giảm dần ở giai đoạn sau. Những giống gà chuyên trứng nhẹ cân có tốc độ tăng trọng thấp hơn nên thức ăn khởi đầu chỉ cần mức protein 20 – 21%, sau 4 tuần mức protein trong thức ăn giảm dần. Gà con mới nở thường bị thiếu vitamin A nên trong tuần đầu cần cung cấp lượng vitamin A khoảng 2000 IU. b. Cách cho ăn. - Sau khi gà con mới nở phải cho uống nước, sau 2 giờ mới được bắt đầu tập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày để bảo đảm đủ nhu cầu cho gà phát triển tốt. Trong những ngày đầu tiên cần cho ăn nhiều lần trong ngày (tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày - Gà con từ 1- 3 ngày tuổi có thể dùng giấy ximăng, giấy báo cũ trãi lên chất độn chuồng, sau đó rắc cám lên để gà con dể ăn và phòng nhiễm trùng rốn. Khi gà được 1 tuần tuổi trở lên có thể sử dụng khay ăn bằng tôn hoặc nhựa với các kích cỡ thích hợp có bán sẵn trên thị trường. Để tránh cho thức ăn rơi vãi gây mất vệ sinh, nên đổ lên máng ăn một lượng nhỏ thức ăn, khi gà con ăn hết lại đổ vào tiếp. - Nếu sử dụng máng treo, cần phải thường xuyên điều chỉnh độ cao sao cho ngang với vai gà để gà ăn thoải mái và thức ăn không bị rơi vãi. 5. Chăm sóc và nuôi dưỡng Vận chuyển gà con Cần tiến hành vận chuyển gà con nhanh và tránh những lúc trời quá nóng hay quá lạnh vì sẽ làm mất sức gà con. Khi vẫn chuyển nên đựng gà trong thúng giấy với mật độ: 0,4 m x 0,6 m cho 100 con. Nhiệt độ úm gà con - Cần phải quan sát phản ứng của gà con với nhiệt độ: + Nếu gà con tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng không đủ nhiệt độ, gà bị lạnh. + Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt, trạng thái nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là gà bị quá nóng cần phải giảm nhiệt độ. + Nếu gà tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm, cần phải che kín hướng gió thổi. + Khi đủ nhiệt, gà con vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều. Bảng 1 : Nhiệt độ tại vùng ủ úm gà con ( o C) Ngày tuổi Chuồng có chụp sưởi Nhiệt độ chuồng nuôi bằng hơi ấm Nhiệt độ tại chụp úm Nhiệt độ chuồng nuôi 0 - 3 38 28 - 29 31 - 33 4 - 7 35 28 31 - 32 8 - 14 32 28 29 - 31 15 - 21 29 25 28 - 29 Ẩm độ chuồng úm: Tốt nhất ở mức từ 60 – 75% để hơi nước trong phân bay nhanh, nên phân khô, gà khỏe mạnh. Chế độ chiếu sáng: - Tuần đầu úm gà con cần chiếu sáng 24 giờ/ ngày - Từ tuần thứ 2 trở đi sẽ giảm 1 giờ chiếu sáng trong ngày/ tuần cho đến khi thời gian chiếu sáng trong ngày còn 12 giờ ổn định suốt thời kỳ sinh trưởng. Cường độ chiếu sáng: Khoảng 3,5 – 4 W/m 2 , vừa đủ cho gà con nhìn thấy thức ăn (nên dùng ánh sáng trắng hoặc màu vàng cam nhẹ) Mật độ chuồng úm: - Úm trên lồng trong 2 tuần đầu có thể nuôi với mật độ 50 con/m 2 . - Từ ngày thứ 5 tăng diện tích vùng quây đảm bảo mật độ nuôi khoảng 20 - 25 con/m 2 để gà có thể di chuyển một cách thoải mái đến máng ăn, máng uống. Cắt mỏ, cắt móng, đeo số đánh dấu đầu gà: - Để tránh hiện tượng cắn mổ, bới thức ăn làm rơi vải gây lãng phí ta nên cắt mỏ cho gà con vào lúc gà được 10 – 21 ngày tuổi. Cắt mỏ trên của gà ở khoảng ½ từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển. Cắt mỏ sớm vào những ngày đầu sẽ gây hại cho gà con vì sẽ gặp khó khăn cho việc uống nước lẫn tập ăn, mặt khác mỏ nhanh chóng phát triển nên phải cắt lại trong khoảng thời gian ngắn. - Thiết bị cắt mỏ với lưỡi dao phải được nung nóng và bén. Khi cắt mỏ cần kết hợp với việc đốt vết cắt để bịt những mạch máu tránh chảy nhiều máu. Sau khi cắt mỏ nên tăng mực nước và lượng thức ăn trong máng ăn để tránh đau cho gà. - Tiến hành cắt móng và đeo số đánh dấu đầu gà giống trước khi thả gà vào. 6. Quy trình phòng bệnh - Trước khi nuôi úm gà con cần phải tiêu độc khử trùng chuồng úm. - Trong 3 ngày đầu cho uống kháng sinh phòng một số bệnh như thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli. Nên hòa thuốc vào nước uống có kèm theo vitamin A, D, E và Bcomplex nhằm tăng sức đề kháng cho gà con. - Nếu gà con hở rốn hoặc còn dây rốn dài phải cắt bỏ và sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue metylen 1%. - Đối với những đàn gà nuôi dài ngày (quá 12 tuần với gà đẻ trứng và 16 tuần với gà nuôi thịt) ta nên tiêm phòng Marek lúc 1 ngày tuổi. Quy trình phòng bệnh Newcastle, Gumboro và bệnh đậu bằng vacxin như sau: Bảng 2: Quy trình phòng bệnh cho gà con Lứa tuổi Bệnh Loại vacxin Cách sử dụng 1 ngày 7 – 10 ngày 10 ngày 7 - 14 ngày 28 ngày Marek Newcastle Đậu Gumboro Gumboro Lio – Marek Lasota Trái gà Bur706 Gumboral - CT Tiêm dưới da Nhỏ mắt, mũi Kim có rãnh xuyên qua màng cánh Nhỏ mắt, uống Phòng Kỹ Thuật Công Ty NHÂN LỘC - ROVETCO Đây là vài hình ảnh về chuồng nuôi cút. gửi anh em nào chưa biết thì tham khảo thử xem có thể dùng để úm gà con được không? nếu thấy hay thì vỗ tay nhé! 1) Chuồng úm từ 0 đến 7 ngày tuổi: -chuồng được đóng 1*1, chiều cao khoảng 30cm là vừa. -đáy dùng lưới có lỗ là 4mm -vách dùng lưới 1cm - chuồng được thiết kế 4 hoặc 5 tầng (tùy theo ý thíach). em làm 5 tầng. - sử dụng bóng tròn để sưởi ấm gà. ngăn dưới cùng nên gắn 2 bóng 100w, các ngăn trên mỗi ngăn 1 bóng giảm dần. tấc cả đều được mắc song song. chúng ta sử dụng thêm 1 công tắc quạt để tăng giảm nhiệt độ cho thích hợp. * lưu ý là tầng trên cùng nên sử dụng bóng u để thắp sáng và được gắn riêng. vì ngăn này đã đủ ấm do nhiệt độ bên dưới tỏa lên. - nóc chuồng nên dùng vải thun để phủ kín vì vải thun sẽ rút hết hơi nước bốc lên. nếu dùng bạt or nylon thì mồ hôi sẽ rơi ngược trở xuống mà ướt hết gà con. xung quanh chuồng ta nên dùng nylon trong để che. chúng ta có thể quan sát gà mà không cần mở ra. 2) chuồng nuôi từ 8 đến 20 ngày tuổi: -được đóng 1*2m, cao khoảng 30cm. nắp chuồng được căng 1 lớp lưới gà. -đóng từng tầng rời nhau rồi chồng lên nhau. -đáy chuồng dùng lưới 0.8cm. vách chuồng dùng lưới 2.5cm -giai đoạn này ta có thể cho gà ăn bằng máng ăn treo bên ngoài. đỡ tốn công hơn và đỡ bị gà làm vãi Cám -ở giai đoạn này ta không cần dùng đèn sưởi nữa mà vào ban đêm hay khi thời tiết lạnh thì ta dùng bạt che kỹ 3 phía và trên nóc lại. * chúng ta nên dùng lưới để hứng phân nhé. vì lưới sẽ thoáng và làm cho phân khô ráo hơn ps: ta có thể nuôi trong chuồng này cho tới khi gà con không thò đầu ra ăn được nữa thì thả ra ngoài. *****ưu điểm: 1) ít tốn dt mặt đất 2) dễ dàng dọn vệ sinh 3) chủ động được nhiệt độ thích hợp cho ga 4)dễ dàng làm vắccine cho gà (đang làm mà bạn hú đi uống cafe là có thể vọt được chứ không cần phải làm cho hết chuồng) -Nếu úm theo cách này thì gà sẽ sống 100% (với đk con giống mạnh khỏe nha hihi) *****khuyết điểm duy nhất là hơi tốn thời gian ở khâu cho ăn và uống *****một lần nữa nếu Bác nào thấy hay thì vỗ tay nha keke *** . yếu tố quan trọng. Điều gì cản trở sự gà con mới nở tiếp xúc với thức ăn? Trong chăn nuôi gà thương phẩm, quá trình nở của gà thường kéo dài 2 ngày và gà con chỉ được chuyển khỏi máy ấp khi đại. phát triển của gà. Nguồn dinh dưỡng cho gà mới nở Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sớm của hệ thống miễn dịch ở gà con mới nở, một trong yếu tố quan trọng đó là thức ăn. Ở gà con, lòng đỏ. nuôi đàn gà. Trước khi nuôi gà con cần phải nắm bắt được các thông tin về nguồn gốc đàn gà, uy tín của trại giống và nắm vững đặc tính năng suất của đàn gà sắp nuôi 1. Công tác chọn gà con -

Ngày đăng: 06/10/2014, 15:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan