tóm tắt luận án nghiên cứu cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống

31 926 1
tóm tắt luận án nghiên cứu cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ____________ NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH Mã số: 62 31 80 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2013 Công trình được hoàn thành tại: Khoa tâm lý học - Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp nhà nước tại: Học Viện Khoa học xã hội Việt Nam Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc Gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Viện Tâm lý học 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sử dụng rượu là một phong tục có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Bản thân rượu nếu được sử dụng đúng mực thì hoàn toàn không có hại, thậm chí còn có lợi cho sức khỏe. Trong những năm gần đây, theo các nhà nghiên cứu, tình trạng lạm dụng rượu đã trở thành một trong những vấn nạn mang tính toàn cầu và có xu hướng ngày một phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới khoảng 1/3 dân số thế giới có sử dụng rượu [1], trong đó có khoảng 140 triệu người nghiện rượu. Ở Úc có trên 5% người lớn nghiện rượu; [14], [96]; Pháp 4%; Ấn Độ 3%; Mỹ có 13% số người lớn lạm dụng rượu hay lệ thuộc rượu ở một thời kỳ trong đời [19]. Ở Việt Nam nghiện rượu được thừa nhận là một vấn đề xã hội đáng quan tâm. Theo con số thống kê của chuyên ngành tâm thần, Việt Nam hiện có 4% dân số nghiện rượu, trong đó tỷ lệ người nghiện rượu ở vùng đô thị gần 5%, vùng núi gần 3% và các vùng nông thôn gần 1%. Kết quả nghiên cứu "Đánh giá tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam" của Viện Chiến lược và chính sách y tế - Bộ Y tế công bố mới đây cho thấy: Bình quân một người đàn ông Việt Nam uống 15,8 lít bia, 3,9 lít rượu một năm. Chính vì vậy việc ngăn chặn và giải quyết các vấn đề liên quan tới tệ nạn này là nhiệm vụ cấp thiết của toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có tâm lý học. Để ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống là một vấn đề phức tạp của mỗi cá nhân. Ở người bệnh nghiện rượu, họ liên tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong cuộc sống của họ. Theo R.S. Lazarus, S. Folmal, M. Perrez và F.K. Halligan, ứng phó tâm lý là tổng hoà các nỗ lực nhận thức và hành vi mà cá nhân đã bỏ ra nhằm làm giảm thiểu sự ảnh hưởng của sang chấn. Đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống thường ngày, những yếu tố gây căng thẳng, hay những mất mát, bệnh tật, mỗi cá nhân tiếp nhận, trải nghiệm, nhận thức, đánh giá và phản ứng theo cách riêng của mình phụ thuộc vào khả năng, trình độ nhận thức, các kỹ năng, đặc điểm nhân cách của cá nhân đó cũng như tình huống phải đối mặt. Việc sử dụng các chiến lược ứng phó tích cực, hiệu quả sẽ đảm bảo cho con người dễ dàng thích nghi với những thách thức của cuộc 2 sống. Ngược lại, nếu cá nhân có xu hướng thường xuyên sử dụng các chiến lược ứng phó thụ động, kém hiệu quả thì sẽ gây trở ngại cho quá trình thích nghi của cá nhân. Những nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề này đề cập đến nhiều nội dung phong phú. Ở Việt Nam, mặc dù có một số nghiên cứu ở góc độ y học và tâm thần học nhưng nghiên cứu về người bệnh nghiện rượu ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống từ góc độ tâm lý học còn là một mảng trống. Vì vậy, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống” có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng trị liệu tâm lý cho người bệnh nghiện rượu, góp phần bổ sung kiến thức trong hệ thống lý luận về cách ứng phó tâm lý. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu nhằm đưa ra những khuyến cáo, định hướng cho việc can thiệp, trợ giúp đối với người bệnh nghiện rượu trước những khó khăn trong cuộc sống. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Người bệnh nghiện rượu có xu hướng sử dụng các cách ứng phó tập trung vào cảm xúc, thụ động. Họ ít sử dụng các cách ứng phó chủ động, tích cực khi giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Các yếu tố ảnh hưởng và một số đặc điểm nhân cách của người bệnh nghiện rượu có liên quan chặt chẽ đến cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan tới ứng phó tâm lý, những yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng hiệu quả các cách ứng phó tâm lý của cá nhân. 4.2. Nghiên cứu thực trạng biểu hiện cách ứng phó tâm lý của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống. 4.3. Nghiên cứu mối liên quan giữa những yếu tố ảnh hưởng và cách ứng phó tâm lý của người bệnh nghiện rượu. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tượng nghiên cứu Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống 3 5.2. Khách thể nghiên cứu a. Tổng số khách thể khảo sát: 105 người bệnh nghiện rượu đang điều trị tại Bệnh viện tâm thần Trung Ương I và Bệnh viện tâm thần Hà Nội trong thời gian thực hiện đề tài, trong đó nghiên cứu trường hợp với 3 NBNR. b. Tham khảo ý kiến của một số giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, cán bộ quản lý, người nhà NBNR: 20 người - 02 giáo sư tâm lý. - 02 phó giáo sư tâm lý - 03 tiến sỹ tâm lý - 03 bác sỹ chuyên khoa 2 về tâm thần - 04 cán bộ quản lý người bệnh tâm thần - 06 người nhà người bệnh nghiện rượu. 6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 6.1. Giới hạn về nội dung - Nghiên cứu cách ứng phó trong một số tình huống khó khăn của cuộc sống mang tính đặc thù cho người nghiện như: khó khăn về sức khỏe, khó khăn về kinh tế, khó khăn trong quan hệ gia đình - xã hội và khó khăn trong công việc. - Nghiên cứu một số yếu tố tuổi, nghề nghiệp, học vấn, kinh tế, hôn nhân, khu vực sinh sống có tương quan với cách ứng phó như; đặc điểm khí chất (được khảo sát qua trắc nghiệm Eysenck), và một số đặc điểm về hoàn cảnh xã hội của người bệnh nghiện rượu như: gia đình, nghề nghiệp, bạn bè, vị thế xã hội mà không đề cập tới những yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới cách ứng phó. 6.2.2. Giới hạn về địa bàn Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện tâm thần Trung ương I và Bệnh viện tâm thần Hà Nội. 7. CÁC NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 7.1. Nguyên tắc phương pháp luận Đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Tâm lý học xã hội. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của Tâm lý học sau đây: - Nguyên tắc hoạt động: cách ứng phó của NBNR được hình thành trong quá trình sống và làm việc để thoát khỏi sự lệ thuộc vào các chất gây nghiện, giữ gìn sức khỏe cho bản thân, giảm thiệt hại cho xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cách ứng phó được thực hiện thông qua hoạt động sống và làm việc của NBNR. - Nguyên tắc thống nhất ý thức và hoạt động: một mặt cách ứng phó được biểu hiện bằng hành động, hành vi của con người, mặt khác, hành động hành vi của con người chịu sự chi phối của suy nghĩ, tình cảm, do vậy khi nghiên cứu cách ứng phó cần xem xét suy nghĩ, quan điểm, tình cảm của NBNR chứa trong các cách ứng phó đó. - Nguyên tắc hệ thống: con người là thực thể xã hội, vì vậy hành vi của cá nhân phải được xem xét như là kết quả của sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau: yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan. Do vậy, cần nghiên cứu cách ứng phó trong mối quan hệ tương hỗ của các yếu tố, đó là yếu tố di truyền, lứa tuổi, hôn nhân, học, vấn, nghề nghiệp và sự hỗ trợ xã hội. 7.2. Hệ thống các phương pháp 7.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra bảng hỏi. - Phương pháp phỏng vấn sâu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trắc nghiệm. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp. 7.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 5 Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để xử lý số liệu điều tra đã thu thập được qua bảng hỏi. 8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 8.1. Đóng góp về mặt lý luận Từ góc độ lý luận, kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về khái niệm cách ứng phó, cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu, đặc biệt luận án chỉ ra được các biểu hiện những khó khăn trong cuộc sống; khó khăn về tình cảm, kinh tế, quan hệ gia đình - xã hội, công việc. Luận án là tài liệu mới góp phần làm phong phú thêm tri thức tâm lý học lâm sàng ở nước ta hiện nay. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ thực trạng cách ứng phó với khó khăn trong cuộc sống của NBNR trong quá trình điều trị, sống và làm việc. Đồng thời luận án chỉ ra ba cách ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu đó là: ứng phó tập trung vào cảm xúc, ứng phó tập trung vào suy nghĩ, ứng phó tập trung vào hành động. Từ đó, đề tài đã phác thảo mô hình người bệnh nghiện rượu ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống giai đoạn hiện nay. Trong phần nghiên cứu lý luận của luận án đã đề cập tới một số đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh khó khăn, những nhận định chung về cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu. Nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy cách ứng phó của các nhóm bệnh nhân khác nhau về hoàn cảnh sống, trình độ, tuổi, nghề nghiệp cũng như các yếu tố về tâm lý xã hội, đặc điểm nhân cách Những kết quả thu được của đề tài góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình và phương pháp trị liệu tâm lý đối với NBNR, nhằm nâng cao kỹ năng chăm sóc người bệnh cho đội ngũ nhân viên y tế và cộng đồng. Kết quả này có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và chăm sóc NBNR trong điều kiện còn thiếu hụt tài liệu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn tại các cơ sở chăm sóc NBNR ở Việt Nam hiện nay. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm: mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị và phụ lục Chương 1: Cơ sở lý luận về cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống 6 Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn Kết luận và kiến nghị - Danh mục các công trình đã công bố của tác giả - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Thuật ngữ “ứng phó”(coping) được dịch từ tiếng Anh, xuất hiện ở phương Tây và Mỹ vào những năm 50 của thế kỷ trước. Ban đầu khái niệm ứng phó (coping) được sử dụng trong các nghiên cứu về các sang chấn tâm lý (stress) để biểu thị phương thức tự vệ của các nghiệm thể trong các tình huống có sang chấn. Về sau thuật ngữ “ứng phó” đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu về các thời kỳ khủng hoảng liên quan tới các bệnh kinh niên, nan y mãn tính. Trong những hoàn cảnh đó mỗi bệnh có thể được tiếp nhận như một tác nhân gây sang chấn cần được vượt qua bằng cách thích nghi cơ thể với các điều kiện sống, làm sao để cơ thể có thể tiếp tục phát triển trong một trật tự nhất định. Vào năm 1974, lần đầu tiên công bố những kết quả nghiên cứu liên quan đến các vấn đề như là cấu trúc của sự “ứng phó”, cũng như các đặc điểm cá nhân của sự thích nghi và các cách ứng phó với những bệnh nan y mãn tính. Từ những năm 80, ở Mỹ, khái niệm “ứng phó” đã trở nên quen thuộc không chỉ với các nhà tâm lý mà còn cả với các nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác, những người quan tâm nghiên cứu hành vi của con người. Một số tác giả cho rằng hành vi ứng phó có tính chất 7 ổn định và được coi như một thiên hướng ứng xử (Carver, Scheier, Weintraub,1989). Theo các tác giả này, con người có cách ứng phó nhất định trong nhiều tình huống khác nhau (đó là quan điểm của các nhà tâm lý học nhân cách [44]. Tuy nhiên, nhiều tác giả khác lại cho rằng hành vi ứng phó có tính chất tình huống rõ rệt, chịu ảnh hưởng từ chính cách nhìn nhận, đánh giá tình huống của con người ngay trong thời điểm xảy ra tình huống đó (quan điểm của các nhà tâm lý học xã hội) [78]. Như vậy, mục đích nghiên cứu của các tác giả này nhằm tìm ra những khuôn mẫu ứng phó có hiệu quả với những tình huống, hoàn cảnh nhất định để có thể giúp những người rơi vào hoàn cảnh đó có cách ứng phó phù hợp. Có thể tổng hợp các xu hướng nghiên cứu vấn đề này thành các nhóm: Nghiên cứu các phương pháp đo hành vi ứng phó: Đây là một hướng nghiên cứu ứng dụng rất hiệu quả. Những test nhằm xác định con người ứng phó ra sao trước mọi tình huống đều kế thừa những thuyết trước. Trắc nghiệm Cách ứng phó (Way of coping) do Folkman và Lazarus phát triển vào năm 1980 là một trong những công cụ hay được tham khảo nhất, trong đó tác giả đo hai kiểu ứng phó tổng hợp nhất là ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó tập trung vào vấn đề. Theo xu hướng này, mục đích của cách ứng phó thứ nhất là làm giảm mức độ căng thẳng của con người khi họ rơi vào tình huống khó khăn, chú ý nhiều đến cảm xúc cá nhân. Còn mục đích của cách ứng phó thứ hai là nhằm đến việc giải quyết vấn đề hoặc định hướng làm một việc gì đó để thay đổi hoàn cảnh. Ngoài ra còn những trắc nghiệm Bảng kê cách ứng phó thường ngày DCI (Daily coping inventory) của Stone và Neale (1984), trắc nghiệm cách ứng phó nâng cấp (Way of coping revised) của Folkman và Lazarus . Một số tác giả kết hợp chọn lọc nhiều trắc nghiệm khác nhau trong nghiên cứu của mình tạo nên bộ trắc nghiệm mới (Stone A.,Neale J.M., Paty J ) Như vậy, có thể thấy khuynh hướng này là một hướng mở cho nhiều nhà nghiên cứu khác nhau khai thác và phát triển. Nghiên cứu về các nhân tố có mối liên quan với hành vi ứng phó [...]... CỦA NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 1.3.1 Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống là những cách thức cụ thể bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của người bệnh trước hoàn cảnh khó khăn nhằm thích nghi hoặc giải quyết những hoàn cảnh đó, giúp người bệnh giảm sự... tới cách ứng phó của NBNR với những khó khăn trong cuộc sống - Từ khung lý luận xác lập quan điểm chỉ đạo trong việc nghiên cứu cách ứng phó của NBNR với những khó khăn trong cuộc sống 2.1.1.2 Nội dung nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về ứng phó, cách ứng phó của NBNR cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới cách ứng phó của NBNR với những. .. quả ứng phó của người bệnh nghiện rượu trước những khó khăn trong cuộc sống 1.3.4.1 Liệu pháp gia đình 15 1.3.4.2 Liệu pháp nhận thức TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống cho thấy đây là một đề tài rất mới ở Việt Nam Các nghiên cứu về cách ứng phó đã xuất hiện nhưng nghiên cứu về cách ứng phó của người bệnh nghiện. .. cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống * Nội dung - Đề tài tiến hành nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi đối với người bệnh nghiện rượu tại Bệnh viện tâm thần trung ương I và Bệnh viện tâm thần Hà Nội - Tiến hành nghiên cứu định tính ở các đối tượng như người bệnh nghiện rượu, người nhà người bệnh với tư cách là vợ con, cha mẹ, anh em, họ hàng người bệnh nghiện rượu, ... nhiệm vụ khác 1.2.2 Khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu 1.2.2.1 Khái niệm khó khăn trong cuộc sống Khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu là những tình huống gây căng thẳng khiến họ phải chịu những áp lực tâm lý, bị căng thẳng và stress ở một mức độ nhất định 1.2.2.2 Biểu hiện những khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu * Khó khăn về sức khỏe - Khó tập trung... đoạn của sự phát triển xung đột, sự va chạm của chủ thể với thế giới bên ngoài Khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu là những tình huống gây căng thẳng khiến họ phải chịu những áp lực tâm lý, bị căng thẳng và stress ở một mức độ nhất định Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống là những cách thức cụ thể bao gồm cách ứng phó tập trung vào suy nghĩ, cách ứng. .. hưởng của đặc điểm nhân cách của họ CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1.1 Nghiên cứu lý luận 2.1.1.1 Mục đích nghiên cứu lý luận - Tổng quan lịch sử các nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan tới cách ứng phó của NBNR với những khó khăn trong cuộc sống 16 - Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản liên quan tới các khái niệm về ứng phó, cách ứng phó của NBNR... toán học 17 • Khách thể nghiên cứu: 30 NBNR và 5 người nhà • Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 đến tháng 12/2010 • Kết quả nghiên cứu: Công đoạn khảo sát chính thức:  Mục đích: Tìm hiểu thực trạng khó khăn, cách ứng phó của NBNR cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới cách ứng phó của NBNR với những khó khăn trong cuộc sống  Nội dung: - Đánh giá thực trạng khó khăn, cách ứng phó của NBNR bao gồm 3 nhóm: cách. .. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 3.1.1 Thực trạng khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu Khó khăn trong cuộc sống là nguyên nhân gây giảm sút sức khỏe cũng như tinh thần của NBNR, nên việc xác định rõ những khó khăn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khắc phục và chiến thắng bệnh tật Kết quả khảo sát thực trạng khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu cho thấy 100%... thấy, khó khăn trong cuộc sống của NBNR thể hiện ở bốn khía cạnh: sức khỏe, kinh tế, quan hệ gia đình - xã hội và công việc Từ những khía cạnh này có thể phác thảo được mô hình cách ứng phó của NBNR khi gặp những khó khăn trong cuộc sống Một trong những khó khăn trong cuộc sống có mức độ cao nhất và tần suất gặp phải nhiều nhất là khó khăn về sức khỏe Người bệnh nghiện rượu thường sử dụng cách ứng phó tập . Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống là những cách thức cụ thể bao gồm những. hiện cách ứng phó tâm lý của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống. 4.3. Nghiên cứu mối liên quan giữa những yếu tố ảnh hưởng và cách ứng phó tâm lý của người bệnh nghiện rượu. 5 quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ thực trạng cách ứng phó với khó khăn trong cuộc sống của NBNR trong quá trình điều trị, sống và làm việc. Đồng thời luận án chỉ ra ba cách ứng phó với những

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGUYỄN THỊ HƯƠNG

  • HÀ NỘI - 2013

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1.

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI BỆNH

  • NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG

  • CUỘC SỐNG

  • 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

    • 1.2.1. Khái niệm chung về nghiện rượu

    • 1.2.2. Khó khăn trong cuộc sống của người bệnh nghiện rượu

      • 1.2.3. Cách ứng phó

      • 1.3. CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG

        • 1.3.1. Cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống

        • 1.3.2. Biểu hiện cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống

        • 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó của người bệnh nghiện rượu với những khó khăn trong cuộc sống

        • CHƯƠNG 2

        • TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

        • 2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

          • 2.1.1. Nghiên cứu lý luận

          • 2.1.2. Nghiên cứu thực tiễn

          • 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận, văn bản

          • 2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

          • 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan