nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy đến tiêu của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện chảy hương thuỷ tỉnh thừa thiên huế năm 2009

81 816 8
nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy đến tiêu của trẻ dưới 5 tuổi tại huyện chảy hương thuỷ tỉnh thừa thiên huế năm 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ ––––––––––––––––– TRẦN PHAN QUỐC BẢO NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU CHẢY CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN HƯƠNG THUỶ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2009 Chun ngành: Y tế cơng cộng Mã số: 60 72 76 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ VĂN THẮNG HUẾ - 2010 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành luận văn này , tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến: Để hoàn thành luận văn này , tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến: - Đảng ủy, ban giám hiệu trường Đại Học Y Dược Huế, các thầy cô giáo, thư viện - Đảng ủy, ban giám hiệu trường Đại Học Y Dược Huế, các thầy cô giáo, thư viện trường Đại Học Y Dược Huế đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và trường Đại Học Y Dược Huế đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. thực hiện luận văn này. - Tiến só Võ Văn Thắng người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình - Tiến só Võ Văn Thắng người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình trong quá trình nghiên cứu giúp tôi hoàn thành luận văn này. trong quá trình nghiên cứu giúp tôi hoàn thành luận văn này. - Các thầy cô giáo ở khoa Y Tế Công Cộng trường Đại Học Y Dược Huế đã - Các thầy cô giáo ở khoa Y Tế Công Cộng trường Đại Học Y Dược Huế đã trang bò cho tôi kiến thức về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu khoa học. trang bò cho tôi kiến thức về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu khoa học. - Đảng ủy, ban giám đốc, các phòng ban Sở Y Tế đã tạo điều kiện cho tôi theo - Đảng ủy, ban giám đốc, các phòng ban Sở Y Tế đã tạo điều kiện cho tôi theo học khóa học này. học khóa học này. - Đảng ủy, ban giám đốc Trung tâm Y Tế Huyện Hương Thủy, cán bộ Y Tế các xã, - Đảng ủy, ban giám đốc Trung tâm Y Tế Huyện Hương Thủy, cán bộ Y Tế các xã, thò trấn đã giúp tôi điều tra để hoàn thành luận văn. thò trấn đã giúp tôi điều tra để hoàn thành luận văn. - Các học viên khóa 13 chuyên nghành Y Tế Công Cộng trường Đại Học Y - Các học viên khóa 13 chuyên nghành Y Tế Công Cộng trường Đại Học Y Dược Huế. Dược Huế. - Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua các khó khăn - Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua các khó khăn để hoàn thành khóa học này. để hoàn thành khóa học này. Hương Thủy, tháng 10 năm 2010 Hương Thủy, tháng 10 năm 2010 Trần Phan Quốc Bảo Trần Phan Quốc Bảo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố và được thực hiện tại Huyện Hương Thủy Tỉnh Thừa Thiên Huế. Người cam đoan Trần Phan Quốc Bảo MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 4 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1.TIÊU CHẢY TRẺ EM 3 1.2. DỊCH TỄ HỌC VÀ CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TIÊU CHẢY 5 1.3. CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TIÊU CHẢY 6 1.4. LIỆU PHÁP BÙ DỊCH 12 1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NGUY CƠ MẮC TIÊU CHẢY 15 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 33 2.4 MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 33 2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 34 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1. TỶ LỆ HIỆN MẮC TIÊU CHẢY TRONG HAI TUẦN 35 3.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU CHẢY 37 Chương 4 BÀN LUẬN 46 4.1. TỶ LỆ HIỆN MẮC TIÊU CHẢY TRONG HAI TUẦN 46 4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU CHẢY 48 KẾT LUẬN 56 KIẾN NGHỊ 58 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến của trẻ em dưới 5 tuổi , đặc biệt là lứa tuổi 6 – 24 tháng tuổi[5],[6],[58]. Tiêu chảy làm cho trẻ mất nước nhanh chóng nếu không bù nước kịp thời dễ dẫn tới tử vong. Bệnh khá phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong rất cao, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở các nước này hàng năm người ta ước tính có tới 1.300 triệu lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và hơn 3,2 triệu trẻ em chết vì bệnh này[6]. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế giới , hàng năm trên thế giới có 750 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy, 80% tử vong do tiêu chảy xảy ra ở lứa tuổi dưới 2 tuổi, tính trung bình mỗi phút có hơn 1000 trường hợp mắc và 10 trường hợp chết. Một trẻ em có thẻ mắc bệnh từ 5 – 15 lần trong một năm. Theo James P. Grant (Giám đốc UNICEF) năm 1986 trên thế giới có 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy, chiếm 35,4% tổng số chết vì các bệnh khác nhau[2]. Tỷ số chết do tiêu chảy thay đổi theo quốc gia từ 17% đến 70%. Năm 1995, theo báo cáo nhận định của WHO về sức khoẻ thế giới, nguyên nhân gây bệnh cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi là tiêu chảy kể cả lị, tỷ lệ mắc là 1,8 tỷ trường hợp hàng năm. Ở Việt nam theo thống kê của Bộ y tế năm 1996, mười bệnh chết nhiều nhất tại các bệnh viện chủ yếu là bệnh nhiễm trùng trong đó tiêu chảy đứng hàng thứ 2 với tỷ lệ chết 3,92/100000 dân. Theo thông báo dịch năm 2006, tiêu chảy vẫn là một trong năm bệnh truyền nhiễm có số người mắc cao nhất. Các phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản và có hiệu quả có thể làm giảm số lượng tử vong do tiêu chảy, giảm sự nhập viện không cần thiết. Các phương pháp này càng phổ biến rộng rải trong cộng đồng đóng góp thành công đáng kể vào việc khống chế các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy. 2 Tìm hiểu nguyên nhân vì sao tỷ lệ mắc tiêu chảy không giảm, nhiều tác giả trong và ngoài nước đã tiến hành nghiên cứu đưa ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em như: tập quán uống nước lã, sử dụng nước ao hồ, giếng khơi không đạt vệ sinh, yếu tố bú mẹ không đầy đủ, sử dụng nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, trình độ văn hoá của mẹ thấp, không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, vệ sinh gia đinh không đảm bảo, hố xí không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.Trong những năm gần đây vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trở nên vấn đề cấp bách đòi hỏi phải giải quyết, các ca ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng mà triệu chứng hay gặp là tiêu chảy nhiều lần. Huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế là Huyện nằm ở phía nam Thành phố Huế gồm 12 xã, thị trấn cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập còn thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy đã được triển khai Tại Huyện, theo thông báo của TTYT Huyện Hương Thuỷ trong năm 2008 không có trường hợp nào trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Tuy nhiên số liệu này chỉ phản ảnh được một phần tỷ lệ mắc của cộng đồng, thực tế tỷ lệ này còn lớn hơn do các bà mẹ chọn dịch vụ y tế rất đa dạng nên còn nhiều trường hợp trẻ bị mắc tiêu chảy không được báo cáo. Hành vi sức khoẻ có giá trị rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mắc và chết của một bệnh, việc điều trị chỉ được giải quyết triệt để khi cá nhân đó nhận ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức khoẻ có hại do chính mình gây ra. Vấn đề đặt ra là liệu yếu tố nào đã và đang ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và mức độ tác động ra sao, yếu tố nào là đặc thù riêng cho Huyện Hương Thuỷ và trong 5 năm gần đây, không có một nghiên cứu nào về bệnh tiêu chảy trên địa bàn huyện Hương Thuỷ. Vì vậy, Tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi tại Huyện Hương Thuỷ Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009”. Với hai mục tiêu: - Xác định tỷ lệ hiện mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Hương Thuỷ. - Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.TIÊU CHẢY TRẺ EM 1.1.1. Phân loại bệnh tiêu chảy Tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ. Phân lỏng là phân không thành khuôn. Trừ những trẻ bú mẹ thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định tiêu chảy thực tế phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường[5],[6],[7]. Người ta xác định ba hội chứng lâm sàng khác nhau của tiêu chảy thể hiện ở ba cơ chế bệnh: - Tiêu chảy phân lỏng cấp tính - Hội chứng lỵ - Tiêu chảy kéo dài 1.1.1.1. Tiêu chảy phân lỏng cấp tính Tiêu chảy phân lỏng cấp tính là tiêu chảy phân lỏng hoặc tóe nước, không có máu và thường kéo dài dưới 14 ngày. Tiêu chảy cấp gây nên tình trạng mất nước là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Thức ăn đưa vào cơ thể giảm cũng góp phần gây suy dinh dưỡng. Tử vong xảy ra là do mất nước. Các tác nhân quang trọng gây bệnh ở trẻ em tại các nước đang phát triển là: Rotavirus, ETEC, Shigella, Campylobacter jejuni, Cryptosporidia và một số nơi còn gặpVibrio cholerae 01, Salmonella và Enterpathogenic Escherichia Coli (EPEC). 1.1.1.2. Hội chứng lỵ Đây là bệnh tiêu chảy thấy có máu trong phân. Tác hại chính của lỵ gồm: bệnh nhân chán ăn, sút cân nhanh, niêm mạc bị tổn thương do sự xâm 4 nhập của vi khuẩn. Bệnh còn gây ra các biến chứng khác nữa. Nguyên nhân quan trọng nhất của lỵ cấp là Shigella các vi khuẩn khác như Campylobacter jejuni và ít gặp hơn là E.coli xâm nhập (ETEC) hoặc Salmonella. E.Histolitica có thể gây ra hội chứng lỵ nặng ở người lớn nhưng ít gặp ở trẻ em. 1.1.1.3. Tiêu chảy kéo dài Là bệnh tiêu chảy cấp khởi đầu cấp tính nhưng kéo dài bất thường (ít nhất là 14 ngày). Bắt đầu mỗi đợt có thể là tiêu chảy phân lỏng cấp hoặc là hội chứng lỵ. Bệnh nhân thường bị sút cân rõ rệt. Lượng phân đào thải cũng có thể nhiều gây nguy cơ mất nước. Không có tác nhân riêng biệt nào gây tiêu chảy kéo dài. E.Coli bám dính (ETEC) hoặc Shigella và Cryptosporidia có thể có vai trò quan trọng hơn so với các tác nhân khác. Yếu tố nguy cơ của tiêu chảy kéo dài: suy dinh dưỡng, cho ăn sữa động vật hoặc các loại sữa công nghiệp[5],[6]. 1.1.2. Sinh lý bệnh tiêu chảy 1.1.2.1. Nhắc lại sinh lý ruột Bình thường nước và điện giải được hấp thu ở nhung mao và được bài tiết ở các hẻm tuyến của liên bào ruột điều đó tạo ra luồng trao đổi hai chiều của nước và điện giải giữa lòng ruột và máu. Bất kỳ sự thay đổi nào của luồng trao đổi này đều gây ra giảm hấp thu hoặc tăng bài tiết của ruột già thì tiêu chảy sẽ xảy ra. Khi tiêu chảy xảy ra, sự hấp thu muối natri bị cản trở. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng sự hấp thu của natri nếu có sự hiện diện của glucose sẽ tăng gấp 3 lần. Dựa trên đặc điểm này mà các loại dịch bù trong tiêu chảy cần phải có hai chất muối natri và đường glucose. Các chất điện giải quan trọng khác như bicacbonate, citrate và kali được hấp thu độc lập với glucose trong tiêu chảy. Hấp thu bicacbonate hay citrate làm gia tăng hấp thu natri và clo [5],[6]. 5 1.1.2.2. Cơ chế tiêu chảy phân nước - Tiêu chảy xuất tiết: khi bài tiết dịch (muối và nước) vào lòng ruột không bình thường sẽ gây ra tiêu chảy xuất tiết. Việc này xảy ra khi hấp thu Na + ở nhung mao ruột bị rối loạn khi xuất tiết Cl - ở vùng hẻm tuyến vẫn tiếp tục tăng lên. Sự tăng tiết này gây nên mất nước và muối của cơ thể qua phân lỏng. - Tiêu chảy thẩm thấu: niêm mạc ruột non được lót bởi lớp liên bào bị “rò rỉ”, nước và muối vận chuyển qua lại rất nhanh để duy trì cân bằng thẩm thấu giữa lòng ruột và dịch ngoại bào. Vì vậy tiêu chảy thẩm thấu xảy ra khi ăn một chất có độ hấp thu kém và độ thẩm thấu cao [5],[6]. 1.1.2.3. Hậu quả tiêu chảy phân nước Phân khi bị tiêu chảy chứa một số lượng lớn Na + ,Cl - , K + và bicacbonate. Mọi hậu quả cấp tính do tiêu chảy phân nước là do mất nước, điện giải, càng tăng thêm nếu nôn và sốt. Tất cả sự mất mát này gây ra mất nước (do mất nước và NaCl), gây toan chuyển hóa (do mất bicacbonate) và thiếu kali. Tuy nhiên đều nguy hiểm nhất vẫn là mất nước vì gây giảm lưu lượng tuần hoàn, trụy tim mạch, tử vong nếu không được điều trị ngày[6]. 1.2. DỊCH TỄ HỌC VÀ CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TIÊU CHẢY 1.2.1. Tầm quang trọng của bệnh tiêu chảy Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển. Ước tính hàng năm có tới 1,3 ngàn triệu lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ em chết vì bệnh này. Trên toàn thế giới, hàng năm mỗi trẻ mắc 3,3 lượt tiêu chảy. Có khoảng 80% trường hợp tử vong do tiêu chảy xảy ra ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, đỉnh cao nhất là 6-24 tháng tuổi. Nguyên nhân chính gây tử vong của tiêu chảy cấp tính là do cơ thể bị mất nước và điện giải. 6 1.2.2. Dịch tễ học 1.2.2.1. Sự lây lan các mầm bệnh của tiêu chảy Các tác nhân gây bệnh thường truyền bằng đường phân - miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống ô nhiễm, hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh. Có một số tập quán tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan truyền tác nhân gây bệnh như: không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, để trẻ bò chơi ở vùng đất bẩn có dính phân người hoặc phân gia súc. 1.2.2.2. Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy - Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 - 6 tháng đầu, tập quán cai sữa trước 1 tuổi. - Cho trẻ bú bình, để thức ăn đã nấu ở nhiệt độ trong phòng. Dùng nước uống đã bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột. Không rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi dọn phân hoặc trước khi chế biến thức ăn. Không xử lý phân một cách hợp vệ sinh[5],[6],[7]. 1.3. CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TIÊU CHẢY 1.3.1. Cơ chế bệnh sinh Các virus nhân lên trong liên bào nhung mao ruột non phá hủy cấu trúc liên bào và làm cùn nhung mao gây bài tiết và điện giải ở ruột. - Vi khuẩn: gây bệnh theo nhiều cơ chế + Bám dính niêm mạc: Eterotoxigenic Echerichia coli (ETEC), V.Cholerea + Các độc tố gây tiết dịch: V.Cholerea + Xâm nhập niêm mạc: Shigella, C.jejuni, ETEC - Đơn bào: + Bám dính niêm mạc: Glardia, Cryptosporidium + Xâm nhập niêm mạc: E.histolitica [...]... sinh [29] 1 .5. 5 Các yếu tố bản thân của trẻ Tiêu chảy cấp hay gặp ở lứa tuổi từ 6 – 24 tháng, vì thời kỳ này trẻ bắt đầu ăn dặm, tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh trong khi đó các yếu tố bảo vệ chống tiêu chảy có trong sữa mẹ lại giảm, hay gặp hơn là trẻ dưới 12 tháng tuổi [51 *] Trẻ suy dinh dưỡng dể mắc tiêu chảy hơn những trẻ khác, theo nghiên cứu của Phan Thị Bích Ngọc: những trẻ cân nặng... thấy số trẻ ăn dặm dưới 5 tháng thì tần số mắc bệnh tiêu chảy cao gấp 2-3 lần so với nhóm trẻ cùng tuổi chưa ăn dặm bú mẹ hoàn toàn [55 ] Nghiên cứu của Molbak K, cho thấy cai sữa có liên quan đến tăng nguy cơ tiêu chảy Cai sữa ở trẻ em từ 12-24 tháng nguy cơ tương đối của tiêu chảy 1,41 ( 95% , CI: 1,29-1,62) so với trẻ còn bú mẹ Thời gian trung bình của tiêu 18 chảy cũng lâu hơn ở trẻ em cai sữa và trẻ. .. sinh Tiêu chảy do ETEC ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm khoảng 10%-20% các trường hợp, trong đó trẻ dưới 2 tuổi chiếm 5% [2], [5] Ở tại miền Bắc tỷ lệ do vi khuẩn này gây ra khoảng 8,2%-8,6% [10] Nghiên cứu ở tại bệnh viện trẻ em Hải phòng từ năm 20 05- 2007 tiêu chảy do E.coli gây bệnh chiếm 39,91% ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi[ 39] 12 1.3.3.8 Không tìm thấy nguyên nhân Không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh tiêu. .. cầu hàng năm có khoảng 53 0.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus và gần 40.000 ca tử vong ở khu vực Tây Thái Bình Dương Đặc biệt, là trẻ em từ 6 tháng đến 2 năm [58 ] Theo thống kê của Tổ Chức Y tế thế giới, bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi Ở các nước đang phát triển hàng năm có khoảng trên 1 25 triệu ca tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ em dưới 5 tuổi Trẻ càng nhỏ càng có... vong [53 ] Nghiên cứu của Lê Huy Chính tại Hà Nội từ tháng 3/2001 – 4/2002 cho thấy, 45% trẻ em bị tiêu chảy và 3 ,5% trẻ em lành nhiễm Rotavirus trong phân Trong nhóm trẻ bị tiêu chảy, nhóm trẻ dưới 2 tuổi có tỷ lệ nhiễm 49,3% khác biệt có ý nghĩa so vơi nhóm trẻ trên 2 tuổi (p < 0,01), các trẻ từ 13-24 tháng chiếm với tỷ lệ cao nhất 55 ,8%, tỷ lệ nhiễm giảm dần đối với các nhóm trẻ trên 12 tháng, 25- 36... đủ 3 tiêu chí trên hoặc không biết 2.2 .5. 2 Tuổi - Tuổi con: Được tính theo quy định của Tổ Chức Y Tế thế giới Khi tiến hành điều tra, tuổi của trẻ được xác định là tuổi thật khi tiếp xúc với bà mẹ Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia làm hai nhóm: - Trẻ < 24 tháng tuổi - Trẻ ≥ 24 tháng tuổi 29 - Tuổi mẹ: Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia làm hai nhóm: - Tuổi mẹ < 35 tuổi - Tuổi mẹ ≥ 3 5tuổi 2.2 .5. 3... với mắc Rotavirus dương tính và 52 giờ đối với mắc Rotavirus âm tính [51 ] 15 Ngoài ra, theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tuấn hiệu quả của việc bổ sung sữa chua đậu nành trong dự phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em 6-24 tháng tuổi làm giảm 58 % nguy cơ mắc tiêu chảy[ 42] 1 .5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NGUY CƠ MẮC TIÊU CHẢY 1 .5. 1 Yếu tố bú mẹ Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em, nhất là trong 6 tháng... không đúng là 55 ,71% và có đến 95% bà mẹ có kiến thức không đúng về lợi ích của sữa mẹ Còn một vấn đề không đúng 80% bà mẹ ngoài sữa mẹ còn cho con uống thêm nước sôi để nguội [14] Cũng theo nghiên cứu của Lê Thế Thự, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã thuộc Tỉnh Tiền Giang năm 2003 cho thấy thời gian cho ăn bổ sung ở trẻ dưới 4 tháng 9 ,5% và từ 4-6 tháng... [1] Nghiên cứu của Dương Đình Thiện, yếu tố tác động đến nguy cơ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi Tỉnh Thanh Hóa cho thấy: việc sử dụng nước giếng không hợp vệ sinh và nước mưa có nguy cơ khá cao đối với bệnh tiêu chảy, nước giếng có OR= 2,34-4,3, nước mưa có OR = 2,34-3,82 Sử dụng hố xí không hợp vệ sinh là yếu tố nguy cơ có kết hợp chặt chẽ với bệnh tiêu chảy OR=2 ,57 -4,0 [36] Nghiên cứu của. .. 3 -5 tuổi là 21/132 chiếm tỷ lệ 15, 90% và trên 5 tuổi là 12/132 chiếm 9%[37] Kết quả giám sát lỵ do Shigella tại Nha Trang trong thời gian từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2003 cho thấy số trường hợp trẻ dưới 5 tuổi bi tiêu chảy là 4.820, số trường hợp tiêu chảy phân lập được Shigella là 207 với tỷ lệ hiện mắc là 4,9%[ 48] Một nghiên cứu khác tại bệnh viện trẻ em Hải phòng trong 3 năm 20 05- 2007 cho thấy trẻ . bệnh tiêu chảy trên địa bàn huyện Hương Thuỷ. Vì vậy, Tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi tại Huyện Hương Thuỷ Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ ––––––––––––––––– TRẦN PHAN QUỐC BẢO NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU CHẢY CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN HƯƠNG THUỶ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2009 Chun. mục tiêu: - Xác định tỷ lệ hiện mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Hương Thuỷ. - Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.TIÊU CHẢY

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phụ lục 1:

  • PHIẾU PHỎNG VẤN

    • Người phỏng vấn

      • Các tiêu chí chính

      • Các tiêu chí phụ

      • Các tiêu chí chính

      • Các tiêu chí phụ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan