xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại công ty than đồng vông năm 2009

35 458 0
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại công ty than đồng vông năm 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH Lời nói đầu Trong sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của ngành Than. Bởi đây là một ngành công nghiệp quan trọng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp khác như: điện, hoá chất, xi măng, luyện kim Ngoài ra còn xuất khẩu đem lại nguồn lợi ngoại tệ lớn cho đất nước. Than còn là nguồn chất đốt phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân. Công ty than Đồng Vông là công ty con của Công ty than Uông Bí - TKV, là một công ty khai thác hầm lò, chính vì vậy Ban lãnh đạo Công ty than Đồng Vông đã xác định vai trò, trách nhiệm sản xuất của mình trong sản xuất kinh doanh là không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào khai thác than để không ngừng làm tăng sản lượng, giảm giá thành sản phẩm mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường và nâng cao đời sống công nhân viên trong Công ty, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Công ty than Uông Bí giao. Như chúng ta đã biết, ngày nay các doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Doanh nghiệp tạo ra mọi của cải vô tận đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của xã hội. Để tồn tại và phát triển chủ doanh nghiệp phải lập kế hoạch cho việc sản xuất kinh doanh của công ty mình nhằm mục đích sản phẩm được sản xuất ra được thị trường chấp nhận và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhận thức được vai trò công tác lập kế hoạch Công ty than Đồng Vông hàng năm dựa vào kế hoạch Công ty than Uông bí giao cho mà xây dựng kế hoạch kinh doanh cho mình một cách chu đáo, tỷ mỷ trên cơ sở phân tích các biến động của thị trường và nguồn lực hiện có của Công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, có tích luỹ để vừa bảo toàn và phát triển vốn, mặt khác đáp ứng được yêu cầu chung của sự phát triển kinh tế xã hội. Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 1 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH Trong bài thiết kế môn học này của mình, em xin xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại Công ty than Đồng Vông năm 2009. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chương 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty than Đồng Vông Chương 3: Đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh Do nhận thức và kiến thức còn có nhiều hạn chế do đó việc lập kế hoạch và đè xuất biện pháp không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy, cô để thiết kế môn học này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 2 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 1. Khái niệm lập kế hoạch 1.1. Khái niệm Lập kế hoạch là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó. Hoạch định là quá trình nghiên cứu quá khứ, quyết định hiện tại và xác định những việc phải làm trong tương lai, do đó nó là công việc hết sức quan trọng của tổ chức, là một trong những chức năng đầu tiên trong quản trị. Việc lập kế hoạch tốt thì thực hiện những công việc sau mới hiệu quả. Kế hoạch sản xuất tiêu thụ là bộ phận giữ vị trí quan trọng nhất trong số các kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp, được coi là mục tiêu của mọi hoạt động trong doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu của mọi bộ phận kế hoạch khác trong doanh nghiệp. Kế hoạch này thể hiện khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường. Kế hoạch giá thành nhằm dự đoán chi phí sản xuất kinh doanh một năm, tổng giá thành sản lượng hàng hoá, giá thành đơn vị sản phẩm trên cơ sở khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp về lao động, vật tư, tiền vốn nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Kế hoạch này phản ánh khả năng tiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời nói lên chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. 1.2. Vai trò của lập kế hoạch - Lập kế hoạch là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp. - Lập kế hoạch có tác dụng là giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp. - Lập kế hoạch giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí. Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 3 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH - Lập kế hoạch thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra. 1.3. Các loại lập kế hoạch  Theo phạm vi hoạt động: - Kế hoạch chiến lược: Là kế hoạch ở cấp độ toàn bộ doanh nghiệp, nó thiết lập nên những mục tiêu chung của doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp đối với môi trường. - Kế hoạch tác nghiệp: Là kế hoạch trình bày rõ và chi tiết cần phải làm như thế nào để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chiến lược. Có hai loại kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch sử dụng một lần và kế hoạch hiện hành. Có 3 loại kế hoạch hiện hành: • Các chính sách: Các chính sách là phương châm, những hướng dẫn chung định hướng cho việc ra quyết định. • Các thủ tục: các thủ tục là chuỗi những hoạt động cần thiết theo thứ tự thời gian của công việc cụ thể nào đó thường được lặp đi lặp lại trong doanh nghiệp. • Các quy tắc: là những quy định nói rõ cho các thành viên trong doanh nghiệp biết hộ không được làm gì.  Theo thời gian: - Kế hoạch dài hạn - Kế hoạch trung hạn - Kế hoạch ngắn hạn  Theo mức độ cụ thể: - Kế hoạch cụ thể: Là những kế hoạch với những mục tiêu đã được xác định rất rõ. Không có sự mập mờ và hiểu lầm trong kế hoạch này. - Kế hoạch định hướng: Là kế hoạch có tính chất linh hoạt đưa ra những hướng chỉ đạo chung. 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch - Cấp quản lý. Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 4 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH - Các chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. - Độ bất ổn định của môi trường. - Độ dài của những cam kết trong tuơng lai. 1.5. Những kỹ thuật và công cụ lập kế hoạch - Nghiên cứu môi trường: Một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nghiên cứu môi trường là nghiên cứu trí tuệ của các đối thủ cạnh tranh – đó là hoạt động truy tìm thông tin cơ bản về các đối thủ cạnh tranh: họ là những ai, họ đang làm gì tới doanh nghiệp Những thông tin chính xác về cuộc cạnh tranh cho phép các nhà quản trị thấy trước được những hành động của các đối thủ hơn chỉ là đơn thuần phản ứng lại những hành động đó. - Dự báo: Dự báo là dự đoán những kết quả trong tương lai. Căn cứ cho dự báo chính là những kết quả của nghiên cứu môi trường. Những yếu tố của môi trường chung và môi trường riêng của doanh nghiệp đều được dự báo. Tuy vậy, có hai điều quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải dự báo là: + Dự báo doanh thu: doanh nghiệp thường dựa vào những số liệu trong những năm qua, xu hướng thay đổi về kinh tế - xã hội, và những yếu tố khác trong môi trường để tìm ra xu hướng biến đổi doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai. + Dự báo công nghệ: đoán trước được những thay đổi trong công nghệ và thời điểm kinh tế nhất cho doanh nghiệp áp dụng những công nghệ đó. Những kỹ thuật dự báo có thể chia ra thành hai phạm trù: dự báo về lượng và dự báo về chất. + Dự báo về lượng áp dụng các quy tắc toán học vào các dữ liệu đã có trong quá khứ để dự đoán kết quả trong tương lai. + Dự đoán về chất sử dụng những phán đoán và những ý kiến của những người uyên bác để dự đoán những kết quả trong tương lai. *) Quy trình cơ bản của việc lập kế hoạch: Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 5 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH  Bước 1: Xác định mục tiêu: Để đề ra các quyết định có hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu một cách rõ ràng, từ đó phân phối tài nguyên hợp lý để hoàn thành các mục tiêu đó.Việc xác định các mục tiêu bao gồm việc chỉ rõ các mục tiêu cần thực hiện và thiết lập trình tự, thứ tự ưu tiên của các mục tiêu.  Bước 2: Xác định tình thế hiện tại của tổ chức, doanh nghiệp: Đó là việc nghiên cứu và phân tích tình hình về nội tại của doanh nghiệp để trả lời một số câu hỏi như: Doanh nghiệp còn cách mục tiêu bao xa? Có những nguồn hoặc tài nguyên nào tổ chức có thể huy động được? Trong giai đoạn này việc trao đổi thông tin trong nội bộ tổ chức cũng như với bên ngoài là rất quan trọng, đây cũng chính là giai đoạn đánh giá ưu nhược điểm của doanh nghiệp.  Bước 3: Xác định môi trường tác động – môi trường bên ngoài: Đây là việc doanh nghiệp đánh giá toàn bộ môi trường mà tổ chức đang vận động để thấy được cơ hội và thách thức, phân tích tình hình để điều chỉnh lại mục tiêu và mức độ đạt được mục tiêu.  Bước 4: Xây dựng kế hoạch: Đó là việc tìm ra các giải pháp hoạt động khác nhau để hoàn thành các mục tiêu, sau đó đánh giá các giải pháp đó để lựa chọn giải pháp thích hợp nhất phù hợp với tình thế của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn quan trọng mà doanh nghiệp phải làm để đưa ra các quyết định hoạt động trong tương lai, kết quả của quá trình xây dựng kế hoạch là các quyết định.  Bước 5: Thực hiện kế hoạch: Đây là giai đoạn cuối cùng trong tiến trình hoạch định, là triển khai kế hoạch đã xây dựng. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch phải thiết lập hệ thống kiểm tra kiểm soát để điều chỉnh quá trình hoạt động phù hợp với thực tiễn và mục tiêu mà tổ chức đề ra. 2. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1. Khái niệm Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 6 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hoá hợp lý và cần thiết để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định trong kỳ kinh doanh xác định. 2.2. Phân loại Có nhiều loại chi phí khác nhau phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, về cơ bản có thể phân loại theo hai cách sau: 2.2.1. Phân loại theo khoản mục chi phí - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các hao phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: là khoản thù lao phải trả cho các cán bộ và công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ như: lương chính, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương theo quy định của nhà nước(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) của cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng, chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định của phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phát sinh trong phân xưởng. Các loại chi phí này đến cuối kỳ sẽ được tiến hành phân bổ cho các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra trong kỳ. + Chi phí vật liệu, công cụ dùng trong phân xưởng bao gồm: Chi phí vật liệu bảo hộ lao động (ủng, gang tay, mũ, khẩu trang ); chi phí vật liệu dùng bảo dưỡng máy móc, thiết bị (giẻ lau, dầu mỡ bôi trơn ); chi phí văn phòng phẩm phân xưởng, chi phí công cụ lao động nhỏ thuộc tài sản lưu động (bàn, ghế, tủ, cốc, chén ). + Nhân viên quản lý phân xưởng: là các cán bộ trong bộ máy quản lý phân xưởng gồm: quản đốc, phó quản đốc, các nhân viên thống kê, kế toán, nhân viên kỹ Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 7 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH thuật giúp quản đốc. Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng gồm lương và các khoản trích theo lương của họ. + Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng bao gồm: Khấu hao nhà xưởng công trình kiến trúc thuộc phạm vi phân xưởng, khấu hao máy móc, thiết bị, vận tải, dụng cụ đo lường thuộc phạm vi phân xưởng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, quạt, điện thoại, sửa chữa thuê ngoài + Chi phí bằng tiền: Trong phân xưởng là không lớn được tính định mức chi bằng tiền (chè, thuốc, tiếp khách ) - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm chi phí quản lý hành chính, chi phí quản lý kinh doanh và các chi phí chung khác có liên quan toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của ban giám đốc, nhân viên các phòng ban, chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản sử dụng cho toàn doanh nghiệp, chi phí vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí thông tin liên lạc, điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp, thuế và các lệ phí, các chi phí chung cho toàn doanh nghiệp, thuế và các lệ phí, các chi phí chung cho toàn doanh nghiệp như lãi vay, chi phí kiểm toán, tiếp tân, tiếp khách, công tác phí Các chi phí này cũng được phân bổ cho từng loại sản phẩm vào cuối kỳ sản xuất. - Chi phí bán hàng: Bao gồm chi phí vật liệu, công cụ dùng trong bán hàng (văn phòng phẩm, vật liệu bao gói, quần áo chuyên dùng cho bộ phận bán hàng, phương tiện cân đo đong đếm, vật rẻ tiền mau hỏng); chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ (Khấu hao nhà cửa, nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận tải hoặc các tài sản cố định có liên quan đến lĩnh vực bán hàng); chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác. Chi phí này được phân bổ cho loại sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. 2.2.2. Phân loại theo yếu tố chi phí - Tiền lương: có thể là lương theo thời gian hoặc lương theo sản phẩm. Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 8 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH - Bảo hiểm xã hội: bao gồm 15% do doanh nghiệp đóng góp, 5% do người lao động đóng góp. - Chi phí khấu hao cơ bản: Công ty than Đồng Vông áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. - Chi phí sửa chữa: bao gồm bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa lớn theo kế hoạch và theo tình trạng máy móc thiết bị. - Chi phí nguyên vật liệu. - Chi phí nhiên liệu. - Chi phí vật rẻ, mau hỏng. - Chi phí bảo hiểm tài sản. - Chi phí đăng ký, đăng kiểm. - Các khoản lệ phí như chi phí cầu đường, bến bãi, chi phí xếp dỡ, cảng - Chi phí quản lý. - Chi phí khác. 3. Giá thành và phân loại giá thành phẩm 3.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất hoặc để sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Giá thành đơn vị là toàn bộ hao phí lao động sống lao động vật hoá doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm trong kỳ được phân bổ đều cho mỗi đơn vị sản phẩm. 3.2. Phân loại a. Theo phạm vi tính toán Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất + Chênh lệch sản phẩm dở dang Chi phí sản xuất = Chi phí vật tư trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 9 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH Chênh lệch sản phẩm dở dang = Sản phẩm dở dang đầu kỳ - Sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá vốn hàng bán = Chi phí sản xuất + Chênh lệch thành phẩm tồn kho Chênh lệch thành phẩm tồn kho = Thành phẩm tồn kho đầu kỳ - Thành phẩm tồn kho cuối kỳ *)Trong hoạt động thương mại: Giá vốn hàng bán = giá trị hàng hoá mua vào trong kỳ + Giá trị hàng hoá tồn kho đầu kỳ - Giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ Giá thành công xưởng = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý doanh nghiệp Giá thành toàn bộ = Giá thành công xưởng + Chi phí bán hàng b. Theo giác độ kế hoạch hoá, giá thành của doanh nghiệp được phân biệt thành giá thành kế hoạch và giá thành thực hiện - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ cũng được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. c. Theo số lượng sản phẩm giá thành của doanh nghiệp chia thành giá thành sản lượng và giá thành đơn vị sản phẩm. Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 10 [...]... kỳ sản xuất kinh doanh, thường là tháng, quý, năm Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 11 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG II: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG I SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG 1 Giới thiệu về công ty 1.1 Sơ lược vài nét về công ty Công ty than Đồng Vông - công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là công ty con của công ty than. .. THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG I SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nào thì vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều được quan tâm nhiều nhất, trong đó là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và. .. Công ty, công ty Than Đồng Vông cần phải đặc biệt quan tâm tới chất lượng than của mình thông qua việc sơ chế biến Nhu cầu thị trường là có hạn do đó kế hoạch sản xuất đưa ra vẫn phải thấp hơn năng lực sản xuất đảm bảo cho sự quay vòng vốn và tái sản xuất kinh doanh Trước tình hình đó em xin xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty than Đồng Vông như sau II XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Ở CÔNG TY THAN ĐỒNG... TY THAN ĐỒNG VÔNG NĂM 2009 *) Phương pháp xây dựng kế hoạch dưa trên phương pháp: - Cân đối: xây dựng kế hoạch trên cơ sở cân đối các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh Các chỉ tiêu kế hoạch được xác định dựa vào phương pháp cân đối như sản lượng kế hoạch được lập căn cứ vào cân đối giữa năng lực sản xuất với nhu cầu thị trường, cân đối sản lượng kế hoạch với các nguồn dự trữ trong doanh nghiệp... trường còn hạn chế, sản lượng than tiêu thụ còn thấp III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG 1 Nâng cao hiệu quả kinh doanh phải gắn với năng lực sản xuất hiện có Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 29 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty than Đồng Vông hiện nay chưa được sử dụng hết công suất Sự tăng doanh thu, lợi... gia vào xuất khẩu đóng góp một phần không nhỏ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong nhiều năm qua Công ty không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh than, nó không chỉ nâng cao chất lượng sống của cán bộ trong công ty mà góp phần tăng doanh thu cho Công ty than Uông Bí Tình hình sản xuất và tiêu thụ than một số năm được thể hiện thông qua bảng sau đây: Bảng 01: Tình hình sản xuất. .. như năng lực lao động, nguồn vốn 1 Sản lượng kế hoạch năm 2009 Qua phân tích năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường ở trên, kết hợp với sự đánh giá tình hình sản xuất tiêu thụ một số năm gần đây em xin đề xuất kế hoạch sản xuất năm 2009 với sản lượng khai thác than nguyên khai là 550.000 tấn Căn cứ vào tình hình khai thác than nguyên thực hiện năm 2008 cho từng tháng ta có bảng kế hoạch dự kiến tình... trong việc xây dựng Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Ngọc _QTKDK7 27 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH kế hoạch, để đảm bảo việc thực hiện đúng mục tiêu và hướng phát triển của doanh nghiệp II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG 1 Những mặt đạt được Căn cứ vào sản lượng nguyên khai thác và sản lượng than tiêu thụ một vài năm gần đây (theo bảng số 01) ta thấy công ty làm ăn... nuớc mà còn cho cả xuất khẩu Tiêu thụ là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng Qua hoạt động tiêu thụ người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn đáp ứng nhu cầu tốt hơn và thu được lợi ích cho người sản xuất Tóm lại: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là hiệu quả từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp cấn... của TSCĐ - Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định và đảm bảo quá trình tái đầu tư vào tài sản cố định mới - Tổ chức sắp xếp lao động hợp lý để tài sản cố định có thể phát huy hết công suất của tài sản 5 Những biện pháp thúc đẩy vào hạ chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty than Đồng Vông * Giải pháp về lao động: - Công ty cần rà soát thường xuyên, . _QTKDK7 1 THIẾT KẾ MÔN HỌC - MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH Trong bài thiết kế môn học này của mình, em xin xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề xuất biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh tại Công ty than Đồng. KINH DOANH CHƯƠNG II: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT - KINH DOANH Ở CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG I. SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ CÔNG TY THAN ĐỒNG VÔNG 1. Giới thiệu về công ty 1.1. Sơ lược vài nét về công ty Công ty. than Đồng Vông năm 2009. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chương 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty than Đồng Vông Chương 3: Đề

Ngày đăng: 06/10/2014, 02:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan