tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế của việt nam giai đoạn 2002-2007

39 681 0
tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế của việt nam giai đoạn 2002-2007

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 LỜI NÓI ĐẦU Trước đây khi nhắc đến Việt Nam người ta nghĩ ngay đến một đất nước nhỏ bé nằm trên bán đảo Đông Dương, mật độ dân số đông nhất nhì thế giới, nền kinh tế lạc hậu do xuất phát điểm của chúng ta quá thấp. Nhưng giờ đã khác xưa, chỉ trong vòng 20 năm đổi mới cái đất nước nhỏ bé ấy đã và đang thay da đổi thịt từng ngày, từ một nước đói kém lương thực mong viện trợ từ nước ngoài trở thành nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới, đời sống của nhân dân tăng lên rõ rệt. Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đã biết đến Việt Nam như một điểm sáng đầy hấp dẫn. Những thành quả trên là sự đóng góp, lao động không ngừng của nhân dân Việt Nam và sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà nước ta. Trong nền kinh tế thị trường như ở nước ta, sự quản lý của Nhà nước tới các hoạt động kinh tế ở trong nước cũng như ngoài nước là rất quan trọng. Đây là quá trình đòi hỏi một sự kết hợp hoàn hảo giữa Khoa học và Nghệ thuật. Nhất là khi Việt Nam đã là một thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, để dũng cảm đối mặt với những thách thức mới cần có những giải pháp của Chính phủ mới mong hoà nhịp với thị trường thế giới sôi động và đầy những biến cố như hiện nay. Việt Nam phải nhanh chóng chớp lấy những cơ hội và phải tạo ra một thị trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, đưa nền kinh tế đạt đến tốc độ tăng trưởng cao và bền vững Nhưng cùng với đó nhất thiết phải bảo vệ môi trường, chống phân hoá giàu nghèo, chống lạm phát, giảm tỉ lệ thất nghiệp Để thực hiện được điều đó Chính phủ phải làm những gì? Và sử dụng những công cụ gì? Khi nghiên cứu môn Kinh tế vĩ mô chúng ta sẽ trả lời được những câu hỏi đó. Để tìm hiểu về môn học Kinh tế vĩ mô em được giao đề tài: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2002-2007? Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO? Bao gồm 2 chương: Chương 1: Nền kinh tế vĩ mô với chỉ tiêu xuất nhập khẩu Chương 2: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn 2002 – 2007 Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 1 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 Chương 1: Nền kinh tế vĩ mô với chỉ tiêu xuất nhập khẩu a. Giới thiệu môn học, vị trí môn học trong chương trình đại học. Kinh tế học là môn học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Kinh tế học được chia thành hai phân ngành lớn: Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng lớn của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả và việc làm của cả nước, cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái… Trong khi đó Kinh tế vi mô lại nghiên cứu sự hoạt động của các tế bào trong nền kinh tế là các doanh nghiệp hoặc gia đình, nghiên cứu những yếu tố quyết định giá cả trong các thị trường riêng lẻ… Kinh tế học vĩ mô cho chúng ta cách nhìn toàn diện về bức tranh kinh tế của một quốc gia. Nếu kinh tế học vi mô xem xét các hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng thì kinh tế học vĩ mô quan tâm đến toàn bộ xu hướng của nền kinh tế như là: mức độ sử dụng lao động, sự tăng trưởng kinh tế, cán cân thanh toán và lạm phát… Chúng ta hãy hình dung, tốc độ của một động cơ hoạt động nhanh hay chậm phụ thuộc vào bộ phận cung cấp nhiên liệu, cũng giống như vậy kinh tế vĩ mô chịu sự ảnh hưởng và chi phối của chính sách tiền tệ - kiểm soát việc cung tiền của một quốc gia, chính sách tài khoá - kiểm soát, điều chỉnh thu chi của chính phủ. Sự kiểm soát toàn bộ nền kinh tế là chủ yếu trong tay của Ngân hàng Trung ương và Chính phủ bới vì họ kiểm soát tiền - bộ phận cung cấp nhiên liệu cho nền kinh tế hoạt động bình thường, ổn định và điều khiển nền kinh tế đi đúng đến mục tiêu đề ra. Cũng giống như người lái xe sử dụng chân ga để tăng hoặc giảm tốc độ của xe Chính phủ sử dụng chính sách tài khoá thông qua hai phương tiện là thuế T và chi tiêu Chính phủ G để kiềm chế lạm phát do tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh Chính phủ sẽ quyết định tăng thuế T và giảm chi tiêu G, còn khi nền kinh tế lâm Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 2 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 vào tình trạng suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp cao phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm tỉ lệ thất nghiệp bằng cách giảm thuế T hoặc tăng chi tiêu G. Môn kinh tế vĩ mô là một môn học quan trọng trong hệ thống các môn học trong chương trình đại học có thể nói là không thể thiếu được, nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều môn học khác. Kinh tế vĩ mô còn là nền móng hay bước đệm để sinh viên có thể tiếp thu, trau dồi các môn học khác. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về nền kinh tế, những giải pháp và phương thức quản lý điều hành nền kinh tế của Chính phủ Qua đó môn Kinh tế vĩ mô sẽ trang bị cho sinh viên hành trang để tự tin bước vào cuộc sống xã hội sau này. Môn Kinh tế vĩ mô bao gồm các chương quan trọng sau: - Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân -Tổng cầu và chính sách tài khoá -Tiền tệ và chính sách tiền tệ -Tổng cung và chi kỳ kinh doanh -Lạm phát và thất nghiệp -Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở. b.Giới thiệu chung về nền kinh tế từ sau đổi mới đến nay. Quá trình Đổi Mới về kinh tế • Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm phát tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền. • 1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi Mới, bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa. • 1 tháng 3 năm 1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa. • 18 Tháng Năm, 1987: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười sang thăm Liên Xô. Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả thông thương với các nước tư bản. • 5 tháng 4 năm 1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi Mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10). Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 3 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 • 24 Tháng Năm, 1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp. • 12 Tháng Sáu, 1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng gia sản xuất. • 1989: Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, đánh giá về các sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tiếp tục Đổi mới theo con đường đã chọn và vẫn thực hiện chủ nghĩa xã hội. • 1990: bắt đầu thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp. • 1993: bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế. • 2000: Luật Doanh nghiệp ra đời. • 2001: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. • 2002: tự do hóa lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng. • 2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực. • 2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân. • 7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới. Thành tựu: Chỉ một năm sau khi thực hiện Đổi Mới, Việt Nam từ một nước thiếu đói đã trở thành nước xuất khẩu gạo. Những năm sau đó, khủng hoảng kinh tế và lạm phát phi mã đã được chặn đứng. Từ thập niên 1990, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu đổ vào Việt Nam. Việt Nam trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 8%/năm. Việt Nam được đánh giá cao về việc thực hiện phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có chỉ số HDI cao. Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 4 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 GDP Việt Nam đến cuối 2006 là khoảng trên 650 USD/người (GDP năm 2006 là 55532 triệu USD, dân số ước tính khoàng trên 84 triệu người). Hạn chế: Việc thực hiện kinh tế thị trường đã làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tăng ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội. Nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh ở mức thấp, gây lãng phí tài nguyên. Nền kinh tế vẫn nằm ở nhóm nước kinh tế đang phát triển. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm 76,2% (2002), nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Một số thị trường vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ Một số thể chế pháp luật và hành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền , làm chỉ số minh bạch của môi trường kinh doanh thấp. Sau 20 năm Đổi Mới, tuy thế, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Kinh tế đối ngoại, phát triển mạnh, mở rộng hơn trước cả về quy mô và hình thức. Các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000, đã có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ, nước ta có quan hệ thương mại với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, có 100% tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục. Tuy nhiên công cuộc đổi mới còn nhiều khó khăn, yếu kém: Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, còn nhiều lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ, bất công xã hội và nhiều hiện tượng tiêu cực khác chưa được khắc phục. Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé , cơ sở vật chất - kĩ Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 5 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 thuật còn lạc hậu, kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể chưa mạnh. Từ chiến thắng trên mặt trận kinh tế Theo TS Đinh Hoàng Thắng - Bộ Ngoại giao Việt Nam , trong những năm qua, Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn về ngoại giao như: phá thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Tất cả các nước đều coi trọng vai trò của Việt Nam ở Đông Nam á. Từ chỗ đột ngột bị mất hết các thị trường truyền thống, Việt Nam đã từng bước thiết lập và mở rộng đáng kể thị trường xuất nhập khẩu và đối tác thương mại theo phương châm đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. Đến nay, Việt Nam đã ký kết gần 70 hiệp định thương mại song phương, kim ngạch thương mại tăng ở mức kỷ lục, đạt 43,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 31,5 tỷ USD (dự kiến năm 2005) và nhập khẩu năm 2004 đạt 24 tỷ USD. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu hiện đạt hơn 90% GDP. Như vậy, nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế mở và hội nhập ở mức độ cao. Đánh giá về quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam , ông Jorn Dosch - Khoa nghiên cứu Đông á, Đại học tổng hợp Leeds, Vương quốc Anh cho rằng: Việt Nam đã xem ASEAN như "một công cụ đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa và hội tụ kinh tế với khu vực đầy năng động này". Việt Nam đã giảm tất cả thuế quan nhập khẩu xuống mức 0 - 5% trừ các sản phẩm trong diện loại trừ và có tính nhạy cảm theo Hiệp định CEPT/AFTA. Thực tế, khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã sử dụng hiệp hội này như một động lực thúc đẩy sự tiếp cận nhanh hơn đến các tổ chức quốc tế khác. Chính vì vậy, theo một chuyên gia kinh tế nhận định: Muốn cạnh tranh thành công trong tương lai, Việt Nam không chỉ chạy mà phải chạy nhanh hơn các đối thủ, tức là phải mở cửa, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh hơn nữa Trong quá trình tổng kết 20 năm đổi mới, các ngành và địa phương trong cả nước đã đánh giá toàn diện và sâu sắc những thành quả đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý. Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 6 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 Thành quả nổi bật của những năm qua là duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%/ năm trong 5 năm 2001 - 2005 và 8,17% năm 2006, thế và lực của Việt Nam đã mạnh lên so với các năm trước. Đó là những tiền đề vật chất rất quan trọng, là yếu tố thuận lợi cơ bản để các ngành, các cấp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện cam kết PNTR với Hoa Kỳ, do đó, thị trường xuất khẩu mở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao qua Hội nghị cấp cao APEC năm 2006. Quan hệ ngoại giao, các hoạt động hợp tác kinh tế, đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu được củng cố và tăng cường thông qua các cuộc thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng với sự tham gia của các nhà doanh nghiệp. Tình hình chính trị ổn định, an ninh - quốc phòng bảo đảm, đã tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Thị trường và giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam diễn biến theo hướng cầu lớn hơn cung như dầu thô, gạo, cà phê, chè, thủy sản Do đó, giá cả các mặt hàng này tăng cao, có lợi cho hoạt động xuất khẩu. Bộ máy lãnh đạo các ngành, các cấp được hoàn thiện sau Đại hội Đảng X, Quốc hội khóa XII. Nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp kinh tế, tài chính được ban hành, bổ sung, hoàn thiện. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý nhiều bộ ngành, địa phương được tăng cường cả số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tạo điều kiện giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài. Bối cảnh trên đây đã tác động trực tiếp, toàn diện đến quá trình và kết quả sản xuất, kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp và xu thế biến động thị trường, giá cả trong nước trên cả 2 mặt thành tựu và hạn chế, bất cập của nền kinh tế năm 2007. c. Giới thiệu về GDP và GNP Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 7 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 1. GNP. Tổng sản phẩm quốc dân -GNP (Gross National Product) Tổng sản phẩm quốc dân là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường lấy là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình. Tổng sản phẩm quốc dân hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước). Sản phẩm cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những người tiêu dùng chứ không phải là những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung gian trong sản xuất những sản phẩm khác. Ví dụ, một chiếc ô tô bán cho người tiêu dùng là một sản phẩm cuối cùng; các thành phần như lốp được bán cho nhà sản xuất ô tô là sản phẩm trung gian. Cũng chiếc lốp đó, nếu bán cho người tiêu dùng thì nó lại là sản phẩm cuối cùng. Chỉ có sản phẩm cuối cùng mới được tính trong thu nhập quốc gia, do việc đưa cả sản phẩm trung gian vào sẽ dẫn tới việc tính kép làm tăng ảo giá trị thực sự của thu nhậpquốc gia. Ví dụ, trong trường hợp chiếc lốp được bán cho nhà sản xuất ôtô, giá trị của nó đã được tính khi nó được nhà sản xuất lốp bán cho nhà sản xuất ô tô, nếu sau đó một lần nữa được tính trong giá trị chiếc ô tô khi nhà sản xuất ô tô bán cho người tiêu dùng thì sẽ làm cho giá trị GNP tăng lên. Thu nhập được tính như là một phần của GNP, phụ thuộc vào ai là chủ sở hữu các yếu tố sản xuất chứ không phải là việc sản xuất diễn ra ở đâu. Ví dụ, một nhà máy sản xuất ô tô do chủ sở hữu là công dân Mỹ đầu tư tại Việt Nam thì lợi nhuận sau thuế từ nhà máy sẽ được tính là một phần của GNP của Mỹ chứ không phải của Việt Nam bởi vì vốn sử dụng trong sản xuất (nhà xưởng, máy móc, v.v.) là thuộc sở hữu của người Mỹ. Lương của công nhân người Việt là một phần của Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 8 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 GNP của Việt Nam, trong khi lương của công nhân Mỹ làm việc tại đó là một phần của GNP của Mỹ. Có nhiều cách tính tổng sản phẩm quốc dân, dưới đây là cách tính theo quan điểm chi tiêu xã hội: GNP = C+ I + G + (X - M) + NR Trong đó: •C = Chiphí tiêudùngcá nhân •I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội •G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước •X = Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ •M = Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ •NR= Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng) Còn một chỉ số khác hay được nhắc kèm với GNP đó là chỉ số GNI_Gross National Income, tức Tổng thu nhập quốc gia hay Tổng thu nhập quốc dân. Giá trị của nó tương đương với giá trị của GNP. Tuy nhiên, người ta phân biệt chúng, do cách thức tiếp cận vấn đề là dựa trên các cơ sở khác nhau. GNP dựa trên cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới, còn GNI dựa trên cơ sở thu nhập của công dân. Điều này là quan trọng để tiếp cận các khái niệm NNP và NNI. Khi đó phải tính đến khấu hao và các loại thuế gián tiếp, và NNI sẽ luôn luôn nhỏ hơn NNP một lượng bằng giá trị của thuế gián tiếp. Dùng thước đo tiền tệ để đo lường giá trị sản phẩm là thuận lợi và thông qua giá cả thị trường chúng ta có thể cộng giá trị của các loại hàng hoá có hình thức và nội dung vật chất khác nhau như cam, chuối, xe hơi, tàu du hành vũ trụ, dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục Nhờ vậy có thể đo lường kết quả sản xuất của toàn bộ nền kinh tế chỉ bằng một con số, một tổng lượng duy nhất. Nhưng giá cả lại là một thước đo co dãn. Lạm phát thường xuyên đưa mức giá chung lên cao. Do vậy GNP tính bằng tiền có thể tăng nhanh trong khi giá trị thực của tổng sản phẩm tính bằng hiện vật có thể khônh tăng hoặc tăng rất ít. Để khắc phục nhược điểm này các nhà kinh tế thường sử dụng cặp khái niệm: Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 9 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 - GNP danh nghĩa - GNP thực tế GNP danh nghĩa (GNP n ) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó. GNP thực tế (GNP r ) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc. Cầu nối giữaGNP danh nghĩa và GNP thực tế là chỉ số giá cả, còn gọi là chỉ số lạm phát tính theo GNP(D): 100% n r GNP D x GNP = , 1 n t t n i t i i GNP P Q = = ∑ Chỉ tiêu GNP danh nghĩa và GNP thực tế thường được dùng cho các mục tiêu phân tích khác nhau. Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng người ta thường dùng GNP danh nghĩa, khi cần phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng GNP thực tế. GNP không phải là thước đo hoàn hảo về thành tựu cũng như phúc lợi kinh tế của đất nước do:  GNP đã bỏ sót nhiều sản phẩm và dịch vụ mà nhân dân làm ra hoặc giúp đỡ nhau và đơn giản là không đưa ra thị trường và không báo cáo.  Nhiều hoạt động kinh tế phi pháp hoặc hợp pháp nhưng không được báo cáo nhằm trốn thuế cũng được tính vào GNP  Những thiệt hại về môi trường như ô nhiễm nước, không khí, tắc nghẽn giao thông gây thiệt hại cho sức khoẻ và môi trường sống cũng không được điều chỉnh khi tính vào GNP.  GNP không phản ánh được thời gian nghỉ ngơi để bổ khuyết cho sự thoải mái về tâm lí . Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 10 [...]... tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 Chương 2: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn 2002 – 2007 a Tìm hiểu số liệu về GDP và GNP của nước ta giai đoạn 2002 - 2007 Tốc độ tăng GDP bình quân trong thời kỳ 2002-2007 là 7,8% Ngày 7/3/2008, Chính phủ đã trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2002-2007 Theo Báo cáo trên, giai đoạn 2002-2007, ... Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 c Sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng kinh tế khi nước ta gia nhập WTO: Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/11/2006 Sau hơn một năm gia nhập, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật Năm 2007, tăng trưởng GDP tiếp tục đạt mức cao với 8,5%, trong đó, nông-lâm-thủy Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 21 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1... là cũng vì sự liên tục tăng trưởng GDP với tốc độ khá cao và tương đối ổn định trên đây đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam đã trở thành nền kinh tế đứng thứ hai khu vực Đông Á và kể cả trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc) về thành tựu tốc độ tăng trưởng GDP trong suốt hơn hai thập niên vừa qua Đáng lưu ý là GDP - chỉ số kinh tế cơ bản nhất của nước ta đã đạt tới 1.114 tỷ đồng (tăng hơn 71 tỷ đồng so với... chiếm một phần đáng kể trong các ngành công nghiệp then chốt Năm 2007, tốc độ tăng GDP của Việt nam là 8,44% đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9% b Bảng thống kê số liệu và đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2002-2007 Sinh viên: Đào Xuân Toàn_Lớp QKT48ĐH1 Trang 17 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 Bảng 1: Bảng thống kê số liệu một số chỉ tiêu và tổng thu nhập... nhiệm vụ phát triển kinh tế đều được hoàn thành, hầu hết các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt mức đề ra, trong đó điểm nổi bật về phát triển kinh tế trong 5 năm qua là tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ với ổn định kinh tế vĩ mô Cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng cao, liên tục với tốc độ khá ổn định Tốc độ tăng GDP bình quân trong thời kỳ 2002-2007 là 7,8%... 11 Bài tập lớn _ Kinh tế vĩ mô 1 đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể đem đi tiêu) NX: là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất)... nghiệp) tăng trưởng mạnh nhất, tăng 25%, tiếp theo là khu vực FDI đã tăng 21% (mặc dù sản lượng dầu thô giảm 7,7%), trong khi khu vực nhà nước tăng trưởng chậm với mức 8,4% (thấp hơn mức 11,8% của năm ngoái) Thành tích yếu kém của các doanh nghiệp quốc doanh (dù đã được hưởng nhiều ưu đãi) cho thấy sự yếu kém của kinh tế Việt Nam trong khi cạnh tranh quốc tế đang tăng dần và yêu cầu cam kết của Chính... là 7,8% Khu vực nông nghiệp tăng trưởng cao liên tục và đạt mức bình quân 5,4%/năm; sản xuất công nghiệp tăng khoảng 16,5%/năm; giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ 5 năm 2002-2006 tăng bình quân 7,4%/năm Năm 2005 và 2006, mức tăng trưởng dịch vụ đã cao hơn tăng trưởng GDP Liên tục từ năm 2002 cho đến năm 2007 chúng ta đều duy trì được sự tăng trưởng GDP liên tục với tốc độ khá cao và tương đối ổn định... Kinh tế Trung ương đã chỉ rõ mối tương tác giữa Việt Nam với các nước khi gia nhập WTO Nếu như năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam vào WTO với tinh thần đầy phấn khởi thì bước sang năm 2008 các nhà điều hành vĩ mô lại rơi vào tình trạng phải đắn đo về chính sách Kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu những “cú sốc” khá nặng Việc biến động của giá dầu và khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động trực tiếp đến Việt. .. viên chính thức của WTO năm 2001 đã khiến Việt Nam khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc vốn đang tràn ngập thị trường thế giới với giá rẻ Việt Nam và Trung Quốc vốn tương đối giống nhau về trình độ kinh tế cũng như các mặt hàng xuất khẩu Xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có bốn sản phẩm giống của Trung Quốc, đó là hàng dệt may, giày dép, gốm sứ và hàng điện tử Cả Việt Nam và Trung Quốc . cứu môn Kinh tế vĩ mô chúng ta sẽ trả lời được những câu hỏi đó. Để tìm hiểu về môn học Kinh tế vĩ mô em được giao đề tài: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2002-2007? Những. hoá. Kinh tế học được chia thành hai phân ngành lớn: Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng lớn của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, sự. và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO? Bao gồm 2 chương: Chương 1: Nền kinh tế vĩ mô với chỉ tiêu xuất nhập khẩu Chương 2: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn 2002 –

Ngày đăng: 06/10/2014, 02:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tốc độ tăng GDP bình quân trong thời kỳ 2002-2007 là 7,8%

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan