Nghiên cứu sử dụng hệ enzyme cellulase và acid lactic của vi khuẩn B. subtilis, L. plantarum để xử lý lớp nhớt hạt cà phê

69 529 1
Nghiên cứu sử dụng hệ enzyme cellulase và acid lactic của vi khuẩn B. subtilis, L. plantarum để xử lý lớp nhớt hạt cà phê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cà phê mới được biết đến khoảng hơn 300 năm nay, muộn hơn rất nhiều so với nhiều cây lương thực, thực phẩm quan trọng khác. Tuy nhiên, ngày nay cây cà phê đã trở thành một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở một số nước, cà phê là một loại thức uống không thể thiếu. Cà phê còn là nguyên liệu để sản xuất một số mặt hàng thực phẩm như sữa, bánh, kẹo.... sự có mặt của cà phê sẽ làm tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm. Sở dĩ cà phê được sử dụng ngày càng nhiều vì trong hạt cà phê chứa 0,8 – 3% caffeine, một hoạt chất có tác dụng kích thích thần kinh, giúp tế bào não tăng cường khả năng làm việc, khả năng tư duy và qua đó thúc đẩy hoạt động của hệ tuần hoàn, tăng cường phản ứng của cơ bắp,… Ngoài ra, trong hạt cà phê còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như đường saccharose, đường khử, các protein hòa tan,… đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, B12 và PP có hàm lượng khá cao, đó là những chất cần thiết cho nhu cầu sinh lý của cơ thể chúng ta. Do đó cà phê giúp nâng cao sinh lực, chống mệt mỏi, giúp con người làm việc sáng suốt và thoải mái hơn. Trong những năm gần đây diện tích đất trồng và sản lượng cà phê nước ta tăng mạnh, ngành chế biến và xuất khẩu cà phê nước ta đang dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên chất lượng cà phê nước ta còn thấp do phương pháp chế biến còn hạn chế và còn phải nhập khẩu các dạng chế phẩm enzyme thương mại đắt tiền trong sản xuất cà phê theo phương pháp ướt. Vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sử dụng hệ enzyme cellulase và acid lactic của vi khuẩn B. subtilis, L. plantarum để xử lý lớp nhớt hạt cà phê”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện qui trình sản xuất cà phê theo phương pháp ướt, góp phần tăng chất lượng sản phẩm cà phê.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -1- GVHD: PGS.TS. Trần Thị Xô MỞ ĐẦU Cà phê mới được biết đến khoảng hơn 300 năm nay, muộn hơn rất nhiều so với nhiều cây lương thực, thực phẩm quan trọng khác. Tuy nhiên, ngày nay cây cà phê đã trở thành một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở một số nước, cà phê là một loại thức uống không thể thiếu. Cà phê còn là nguyên liệu để sản xuất một số mặt hàng thực phẩm như sữa, bánh, kẹo sự có mặt của cà phê sẽ làm tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm. Sở dĩ cà phê được sử dụng ngày càng nhiều vì trong hạt cà phê chứa 0,8 – 3% caffeine, một hoạt chất có tác dụng kích thích thần kinh, giúp tế bào não tăng cường khả năng làm việc, khả năng tư duy và qua đó thúc đẩy hoạt động của hệ tuần hoàn, tăng cường phản ứng của cơ bắp,… Ngoài ra, trong hạt cà phê còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như đường saccharose, đường khử, các protein hòa tan,… đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, B12 và PP có hàm lượng khá cao, đó là những chất cần thiết cho nhu cầu sinh lý của cơ thể chúng ta. Do đó cà phê giúp nâng cao sinh lực, chống mệt mỏi, giúp con người làm việc sáng suốt và thoải mái hơn. Trong những năm gần đây diện tích đất trồng và sản lượng cà phê nước ta tăng mạnh, ngành chế biến và xuất khẩu cà phê nước ta đang dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên chất lượng cà phê nước ta còn thấp do phương pháp chế biến còn hạn chế và còn phải nhập khẩu các dạng chế phẩm enzyme thương mại đắt tiền trong sản xuất cà phê theo phương pháp ướt. Vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sử dụng hệ enzyme cellulase và acid lactic của vi khuẩn B. subtilis, L. plantarum để xử lý lớp nhớt hạt cà phê”. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện qui trình sản xuất cà phê theo phương pháp ướt, góp phần tăng chất lượng sản phẩm cà phê. SVTH: Dương Văn Tuân Lớp : 10SHLT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -2- GVHD: PGS.TS. Trần Thị Xô CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tìm hiểu về cà phê Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ thiên thảo bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6000 loài cây nhiệt đới. Cây cà phê thân nhỏ, cao 6 – 10 m, thân cành hình trụ hoặc hình vuông, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 10 – 15 cm, rộng 5 – 6 cm, đầu nhọn, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, gân nổi rõ, mép uốn lượn; cuống lá dài 0,7 -1 cm; lá kèm có gốc rộng, đầu nhọn. Cụm hoa gồm 8 – 15 hoa ở nách lá; hoa trắng, rất thơm, đài cụt, tràng hình ống ngắn, 5 cánh hoa đều; nhị 5 dính ở họng tràng, xen kẽ với cánh hoa, bầu 2 ô, mỗi ô chứa một noãn. Quả hình hạch xoan hơi dẹt, lúc chưa chín có màu xanh lục, khi chín chuyển sang màu đỏ, chứa 2 hạt. Mùa cà phê nở hoa và kết trái vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 4. [1] 1.1.1. Thành phần hóa học và cấu tạo của hạt cà phê 1.1.1.1 Thành phần hóa học và cấu tạo của hạt cà phê Chất lượng hạt cà phê là yếu tố quan trọng trong tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê. Các biện pháp canh tác, thu hoạch và chế biến đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cà phê nhân sống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Hạt cà phê xanh giàu glucid và lipid, glucid chiếm hơn 50%, phần lớn là các polysaccharide. Lipid (10-15%), protein (10-15%) và acid hữu cơ, đặc biệt là các acid cafeylquinic hay acid chlorogenic. Hàm lượng caffeine thay đổi, từ 0,5 đến 1,8%, một phần của caffeine thường kết hợp với acid chlorogenic. Cà phê rang lên có những chất thơm, gọi SVTH: Dương Văn Tuân Lớp : 10SHLT Hình 1.1. Cây cà phê ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -3- GVHD: PGS.TS. Trần Thị Xô chung là cafeol (acid cafeic, oleic, linoleic, palmitic), khoảng 0,05%, nhưng đồng thời lại tạo ra một yếu tố phức hợp độc là cafeotoxin (0,07%). Thành phần hóa học trong hạt cà phê có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình đánh giá chất lượng. Bảng 1.1. Thành phần hóa học của hạt cà phê Thành phần Hàm lượng g/100 g mg/100 g Nước 8 – 12 Chất dầu 4 – 18 Đạm 1,8 – 2,5 Proteine 9 – 16 Caffeine 1 (Arabica), 2 (Robusta) Chlorogenic acid 2 Trigonelline 1 Tannin 2 Caffetanic acid 8 – 9 Caffeic acid 1 Pentosane 5 Tinh bột 5 – 23 Saccharose 5 – 10 Cellulose 10 – 20 Hemicelllulose 20 Lignine 4 Calcium 85 – 100 Phosphur 130 – 165 Sắt 3 – 10 Sodium 4 Manganese 1 – 45 (Nguồn: Lê Quang Hưng, 1999) Caffeine là một alkaloid chứa đạm, công thức là C 8 H 10 O 2 N 4 .H 2 O, được Runge và Robiquet tìm ra năm 1820. Caffeine kết tinh với một phân tử nước nhưng trở nên khan khi nung nóng đến nhiệt độ 80-100 o C. Caffeine khan chứa 28,8% N. Caffeine khan ở dạng tinh thể trắng hình kim, tan trong nước và chloroform. Caffeine (1,3,7-trimethylxanthine) là purine chính trong hạt cà phê. Ngoài ra còn có theobromine(3,7-dimethylxanthine) và rất ít theophylline(1,3-dimethylxanthine). [4],[7] Cấu tạo: hạt cà phê bao gồm có vỏ quả, lớp thịt quả, vỏ thóc, vỏ lụa và nhân. Cấu tạo của hạt cà phê trình bày trong hình 1.2. SVTH: Dương Văn Tuân Lớp : 10SHLT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -4- GVHD: PGS.TS. Trần Thị Xô Hình 1.2. Cấu tạo hạt cà phê 1.1.1.2 Lớp nhầy (nhớt) Bề dày của lớp nhầy trong trái cà phê khoảng 1,5 mm nhưng thay đổi tùy theo giống cà phê. Lớp nhầy không hòa tan trong nước, không có cấu trúc tế bào rõ rệt nhưng ở thể keo vô định hình, nó kết dính rất chặt vào hạt cà phê. Lớp nhầy cà phê chứa khoảng 85% nước liên kết lỏng và 15% chất rắn ở dạng không hòa tan. Bảng 1.2. Thành phần hóa học của lớp nhầy cà phê Thành phần Tỷ lệ (%) Nước 84,2 Protein 8,9 Đường 4,1 Pectic acid 0,9 Tro 0,7 Tổng số 98,8 (Nguồn: Phạm Trí Thông, 1999) Ngoài ra, còn có một số các enzyme được tạo ra trong lớp nhầy và trong lớp thịt bao quanh lớp nhầy như protopectinase, pectinase, pectinesterase và pectase. Các enzyme này bẻ gãy các phân tử lớn bằng cách cắt đứt các liên kết polymer, dần dần tạo thành các chuỗi ngắn hơn cho tới khi còn các acid đơn phân tử và các ester.[4],[7] Khi trái cà phê được tiến hành xát vỏ, vô số các vi sinh vật như nấm men, nấm mốc, vi khuẩn,… trong môi trường chung quanh khối hạt đã tìm thấy ở đây một môi trường vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Trong quá trình phát triển, chúng tự sản xuất ra các enzyme và tác động lên lớp nhầy của khối cà phê xát vỏ. Chính lớp nhầy này sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cà phê khi chế biến, nếu không loại bỏ lớp nhầy thì quá trình chế biến hạt cà phê sẽ lâu hơn dẫn đến chất lượng hạt cũng giảm theo. SVTH: Dương Văn Tuân Lớp : 10SHLT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -5- GVHD: PGS.TS. Trần Thị Xô 1.1.2. Các phương pháp chế biến cà phê Hình 1.3: Qui trình của cà phê từ khi nở hoa cho đến thành phẩm cuối cùng Phẩm chất và hương vị cà phê phụ thuộc vào một số yếu tố chính sau đây: Giống, khí hậu, độ phì nhiêu của đất và chế độ bón phân, độ chín khi thu hái, kỹ thuật chế biến và chế độ bảo quản. Trong kỹ thuật chế biến cà phê nhân, có 2 phương pháp chính: + Phương pháp chế biến khô + Phương pháp chế biến ướt Ngoài ra, còn có phương pháp trung gian là nửa khô nửa ướt. Cà phê đem xát tươi còn lẫn cả vỏ quả đem phơi không qua công đoạn lên men và ngâm rửa. Khi thu hoạch người ta chỉ hái những quả chín, không hái quả xanh và quả còn non. Cà phê hái ngày nào nên được chế biến ngay trong ngày hôm đó, số lượng còn lại không nên ủ thành đống lâu quá 24 giờ. Để có cà phê nhân phục vụ cho xuất khẩu, tỷ lệ quả chín khi thu hái phải đạt trên 95%. Cà phê là một sản phẩm dùng để chế ra loại nước uống cao cấp. Để cấu tạo thành nhân của cà phê, theo những kết quả phân tích người ta thấy có tới 670 hợp chất hữu cơ hợp thành trong đó có nhiều chất tạo nên hương thơm của cà phê. Do vậy, các khâu thu hái, chế biến, phơi sấy, SVTH: Dương Văn Tuân Lớp : 10SHLT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -6- GVHD: PGS.TS. Trần Thị Xô bảo quản cà phê có một vị trí hết sức quan trọng. Các công đoạn trong thu hoạch, chế biến, phơi sấy và bảo quản có mối liên hệ với nhau. [4],[7] 1.1.2.1. Phương pháp chế biến khô Đây là phương pháp chế biến lâu đời và đơn giản hơn so với phương pháp chế biến ướt, thường được áp dụng trong chế biến cà phê Robusta. Trước tiên, người ta phơi hay sấy nhằm làm giảm độ ẩm của trái cà phê tươi, trong khoảng 1-3 tuần lễ đến khi độ ẩm của trái cà phê đạt 11% thì ngừng. Phương pháp phơi nắng cà phê làm tốn nhiều công sức do phải thường xuyên cào đảo khi phơi, phải che phủ cho cà phê vào ban đêm và khi trời mưa. Trong những điều kiện thời tiết thuận lợi, công việc phơi nắng cho cà phê hoàn tất sau 10-14 ngày. Việc phơi cà phê trên các sân phơi bằng đất sẽ làm cho thành phẩm cà phê về sau khi uống sẽ có mùi của đất. Ngoài ra, do sự không đồng đều về độ ẩm của khối hạt khi phơi nắng nên sẽ tạo điều kiện cho việc bị nhiễm các vi sinh vật, kết quả là làm giảm mùi vị của cà phê khi uống. Sau khi hoàn tất công đoạn phơi/sấy (vỏ cà phê hột có màu nâu đậm và giòn), cà phê hột được thu gom lại và chuyển sang giai đoạn bóc vỏ để thu được cà phê nhân và đem đi bảo quản. [18] 1.1.2.2. Phương pháp chế biến ướt Phương pháp chế biến ướt tốn kém và phức tạp hơn so với phương pháp chế biến khô. Tuy nhiên, phương pháp này sản xuất ra cà phê nhân sạch và phẩm chất tốt hơn. Phương pháp này tiêu thụ một lượng nước đáng kể, và được ứng dụng rộng rãi nhiều nơi trong sản xuất Arabica, đặc biệt ở Kenya và Colombia. Phương pháp chế biến ướt nhằm biến đổi trái cà phê tươi ban đầu thành dạng cà phê thóc, bao gồm các công đoạn sau: [14],[15],[16],[18] + Thu nhận và phân loại + Xát vỏ + Tách lớp nhầy (lên men) + Rửa và phân loại theo tỷ trọng dòng nước + Phơi/sấy + Tách vỏ trấu, phân loại  Thu nhận và phân loại SVTH: Dương Văn Tuân Lớp : 10SHLT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -7- GVHD: PGS.TS. Trần Thị Xô - Cà phê sau khi thu hái về được phân loại trước khi vào máy xát tươi để loại bỏ các tạp chất như đất, đá sắt, cành lá…đồng thời phân loại riêng các quả cà phê không đạt yêu cầu như: quả xanh, khô, lép, sâu bệnh. - Phân loại bằng cơ giới trên các bàn rung, các trụ quay,… không hiệu quả bằng phân loại theo tỷ trọng bằng bể xiphong vì làm theo cách này không những phân loại được cà phê mà còn rửa sạch quả cà phê trước khi qua máy xát. Cà phê thu hái về đổ vào bể xiphong dưới tác dụng của tỷ trọng thì trái nào nặng sẽ chìm xuống dưới, trái nào chín khô nhẹ hơn và cành lá sẽ nổi lên trên. - Bể được bơm nước tới 4/5 và được cấp nước liên tục theo ống đứng và ống ngang phía trên chảy ra ngoài, kéo theo các quả cà phê theo nguyên lý bình xiphong. Nước dư thừa chảy qua 1 miệng xả đặt gần thành bể, kéo theo các tạp chất nhẹ như rác, cành, lá, quả lép, sâu bệnh,… Các tạp chất nặng như gạch, đất, đá, cát, sạn,… lắng xuống đáy bể và được xả ra ngoài sau mỗi lần ngừng.  Xát vỏ tươi: Mục đích: loại bỏ lớp vỏ thịt bên ngoài. Quá trình này phải tiến hành ngay sau khi thu hoạch 24 giờ. Quá trình xát vỏ được thực hiện trên máy xát đĩa như hình 1.5. Hạt cà phê sau khi ra khỏi máy xát tuy đã tróc hết lớp vỏ thịt nhưng vẫn còn lớp nhớt bao quanh lớp vỏ trấu. Lớp nhớt này dù phơi khô nhưng sau này vẫn hút ẩm rất nhanh, gây khó khăn cho việc SVTH: Dương Văn Tuân Lớp : 10SHLT Hình 1.4. Phân loại cà phê trong bể xiphong Hình 1.5. Máy xát vỏ cà phê ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -8- GVHD: PGS.TS. Trần Thị Xô phơi sấy nên cần phải loại bỏ ngay lớp nhớt này sau khi xát tươi (giai đoạn tiếp theo đi lên men làm sạch lớp nhớt).  Tách lớp nhầy Các phương pháp loại lớp nhầy (nhớt): - Phương pháp sinh học: sử dụng các enzyme: pectinase, protopectinase, cellulose…. - Phương pháp lên men: sử dụng các vi sinh vật có khả năng phân hủy lớp nhớt. - Phương pháp hóa học: sử dụng NaOH, Na 2 CO 3 ,vôi - Phương pháp dùng nước ấm - Phương pháp cơ giới: sử dụng máy trà xát tươi. Ở đây chúng ta sử dụng phương pháp lên men: + Cà phê (thóc) sau khi qua máy xát tươi được dẫn đến bể ngâm bằng xi măng, thể tích bể 1÷10m 3 , thành bể cao 1÷1,5m. Hiện nay có 2 phương pháp lên men: lên men khô và lên men ướt. • Lên men khô: nước được tháo hết khỏi bể chứa, cà phê được giữ ở đó cho tới khi lớp nhầy hoàn toàn tan ra và cũng được xả ra ngoài liên tục. Để tránh cho lớp hạt bên trên khỏi bị khô, người ta dùng lá chuối, bao bị ướt…phủ lên trên. • Lên men ướt: quá trình tiến hành trong khối nước và dịch lên men chỉ được xả ra 1 lần khi hoàn tất quá trình lên men. Mục đích của quá trình lên men là làm sạch hết lớp chất nhầy có trên vỏ cà phê. Việc ủ cà phê được thực hiện trong bể xi măng hay trong các thùng nhựa…đổ hạt cà phê vừa bóc vỏ vào bể, chế phẩm vi sinh (các vi sinh vật) và 1 lượng nước nhất định, dàn đều rồi dung bao tải phủ lên trên. Thời gian lên men kéo dài từ 12÷24 giờ tùy theo thời tiết, nếu nhiệt độ môi trường cao thì thời gian lên men sẽ nhanh hơn. Sau 5÷6 giờ lên men tiến hành đảo trộn để cung cấp đủ oxi cho khối ủ và nhiệt độ đều khắp khối ủ. SVTH: Dương Văn Tuân Lớp : 10SHLT Hình 1.6. Lên men cà phê trong các bể xi măng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -9- GVHD: PGS.TS. Trần Thị Xô Sau khi lên men ta kiểm tra thấy các hạt xát vào nhau không còn trơn mà có cảm giác nhám, thì quá trình lên men đã đạt, có thể rửa lại khối hạt và đưa đi phơi sấy.  Rửa: - Mục đích: loại bỏ lớp chất nhờn đã lên men, tạp chất…. Quá trình rửa có ảnh hưởng rất quan trọng đến phẩm chất cà phê nhân vì nó tẩy sạch những chất gây ảnh hưởng đến màu sắc hạt và mùi vị hạt lúc rang. - Cách tiến hành: cà phê được rửa trong bể ngâm ủ, khuấy trộn, thay nước liên tục cho đến khi nước hoàn toàn trong vắt.  Phơi sấy: Cà phê thóc sau khi rửa và để ráo nước, còn chứa 50÷60% nước. Để giảm độ ẩm xuống còn 12%, ta tiến hành phơi sấy.  Tách vỏ trấu và phân loại: Sau khi phơi, sấy khô ta bóc lớp vỏ trấu của hạt cà phê trên máy chà vỏ, sau đó đem phân loại các hạt theo kích thước và màu sắc rồi đem chế biến hoặc bán trên thị trường.[14],[15],[16],[18] SVTH: Dương Văn Tuân Lớp : 10SHLT Hình 1.7 Quá trình rửa cà phê sau khi lên men Hình 1.8. Quá trình phân loại hạt cà phê: theo cơ học (a), theo màu sắc (b) a b ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -10- GVHD: PGS.TS. Trần Thị Xô 1.2. Chế phẩm vi sinh sử dụng trong quá trình lên men cà phê theo phương pháp ướt 1.2.1. Tìm hiểu về pectin, cellulose, enzyme pectinase, cellulase và acid lactic 1.2.1.1. Pectinase - Định nghĩa: Pectin là một phân tử tương tự như tinh bột, khác ở chỗ đơn vị tuần hoàn của pectin là acid galacturonic thay vì glucose ở tinh bột. Pectin là hợp chất cao phân tử mạch thẳng có cấu tạo từ sự kết hợp của các acid galacturonic qua các liên kết -1,4-glucoside. Trong thực vật, pectin có chức năng tự nhiên như một chất keo để giữ thành tế bào cũng như các tế bào lại với nhau. Tùy thuộc vào nguồn pectin mà pectin có khối lượng phân tử từ 80.000 – 200.000 Da. Pectin không hòa tan trong rượu và các dung môi hữu cơ khác. Pectin tan trong nước, NH 3 , dung dịch kiềm, Na 2 CO 3 và trong glycerin nóng. - Phân loại Trong thực vật, pectin tồn tại dưới 3 dạng: + Pectin hòa tan: là ester methylic của acid polygalacturonic. SVTH: Dương Văn Tuân Lớp : 10SHLT Hình 1.10. Cấu trúc hóa học của phân tử pectin Hình 1.9. Cấu trúc thành tế bào thực vật [...]... nuôi cấy vi khuẩn Lactobacillus plantarum - Để hoạt hóa vi khuẩn L plantarum sử dụng môi trường MRS có thành phần theo bảng 1.3 (phụ lục 1.2) SVTH: Dương Văn Tuân 10SHLT Lớp : ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -27- GVHD: PGS.TS Trần Thị Xô - Để khảo sát khả năng sinh acid của vi khuẩn L plantarum sử dụng môi trường theo nghiên cứu chế phẩm vi sinh, probiotic sử dụng trong thức ăn gia súc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển... hạt cà phê thóc ướt nhẵn bóng thì cà phê thóc được coi là sạch Đếm số hạt sạch nhớt trong 100 hạt được lấy ra ngẫu nhiên, khả năng phân giải lớp nhớt trên hạt cà phê được tính theo công thức: Q= S × 100% B Trong đó: Q: khả năng phân giải lớp nhớt trên hạt cà phê của vi khuẩn S: số hạt sạch nhớt B: số hạt lấy ra (B=100 hạt) 2.2.7 Sản xuất chế phẩm enzyme Canh trường vi khuẩn thu nhận sau khi nuôi ở thời... cellulase của vi khuẩn B subtilis chúng tôi sử dụng môi trường có thành phần như mục 2.1.2 với chất cảm ứng là CMC Với mục đích sử dụng vi khuẩn B subtilis vào xử lý lớp nhớt hạt cà phê, nên chúng tôi bổ sung thêm vỏ cà phê vào môi trường với lượng thay đổi khác nhau: 2g/l (MTC1) ; 4g/l (MTC2) ; 6 g/l (MTC3), sau đó khảo sát khả năng sinh enzyme cellulase của B subtilis trên các môi trường đó Vi khuẩn. .. Bacillus subticlic có khả năng phân hủy lớp nhớt bên ngoài hạt cà phê nhờ chúng có hệ enzyme pectinase và hệ enzyme cellulose Vi khuẩn Lactobacillus plantarum có khả năng lên men lactic giúp tăng hương vị cà phê sau lên men Cà phê nhân sau khi thu hái về và bóc vỏ tiến hành đem xử lý bằng chế phẩm, khối hạt cà phê được cho vào bể xi măng, bổ sung chế phẩm vào trộn đều rồi tiến hành lên men trong khoảng thời... nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi là 28ºC và 103ºC - Ứng dụng của acid lactic: Ngày nay acid lactic được sử dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực như trong thực phẩm, y học, nông nghiệp… Như: sản xuất các sản phẩm sữa chua và các sản phẩm rau quả muối chua, các sản phẩm men tiêu hóa… Lượng acid lactic do các vi khuẩn tổng hợp có thể giúp các phản ướng thủy phân lớp nhớt của hạt cà phê diễn ra nhanh... ba loại cà phê phổ biến ở Vi t Nam (cà phê Bi, Sẻ và Mokka) Cà phê sau lên men có độ hòa tan và khối lượng chất tan thu được tăng rõ rệt so với cà phê không được lên men + Ngâm hạt cà phê trước khi lên men trong 1 giờ là thời gian ngâm thích hợp giúp thu được nhiều chất hòa tan nhất + Thời gian lên men hạt cà phê tối ưu là 16 giờ + Tỉ lệ chế phẩm sử dụng là 0,16% thì hiệu suất trích ly của hạt sau... cùng: dưới tác dụng của enzyme cellobiose (β Glucozidase), đường cellobiose bị thủy phân thành glucose - Hệ vi sinh vật có khả năng tổng hợp enzyme cellulase Hệ vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp cellulase khá phong phú, thuộc 3 nhóm: nấm sợi, xạ khuẩn và vi khuẩn Trong công nghiệp sản xuất cellulase hiện nay, người ta chủ yếu nuôi cấy nấm sợi và xạ khuẩn, còn vi khuẩn ít được sử dụng + Nấm sợi:... Bacterium lactic (hiện nay gọi là Streptococcus lactic) Từ đó đến nay nhiều loài vi khuẩn lactic khác nhau đã được phân lập và nghiên cứu trong đó phải kể đến vi khuẩn Lactobacillus plantarum Theo phân loại khoa học thì vi khuẩn Lactobacillus plantarum thuộc: Ngành : Firmicutes Nhóm : Trực khuẩn Bộ : Lactobacillales Họ : Lactobacillaceae Chi : Lactobacillus Loài : L .plantarum Hầu hết các chủng vi khuẩn lactic. .. lượng vỏ cà phê cao, chúng tôi chọn môi trường MTC2 làm môi trường nuôi thu enzyme và sản xuất chế phẩm sau này * Khảo sát hoạt độ enzyme cellulase bằng phương pháp Bernfeld Sau khi đánh giá hoạt tính enzyme cellulase của vi khuẩn B subtilis bằng phương pháp đo đường kính vòng thủy phân chúng tôi chọn được môi trường MTC2 để thu enzyme cellulase Để đánh giá hoạt độ enzyme cellulase của vi khuẩn tổng... sinh trưởng của chúng phụ thuộc rất nhiều vào giá trị pH • Nguồn vitamin: vi khuẩn lactic nói chung và với Lactobacillus plantarum nói riêng rất cần vitamin làm nguồn chất sinh trưởng Tuy nhiên, đa số các loài vi khuẩn lactic lại không có khả năng sinh tổng hợp vitamin Vì vậy cần bổ sung vào môi trường các loại vitamin Các chất chứa vitamin thường sử dụng như nước chiết từ khoai tây, ngô, cà rốt hay

Ngày đăng: 05/10/2014, 20:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1.1 Thành phần hóa học và cấu tạo của hạt cà phê

  • 1.1.1.2 Lớp nhầy (nhớt)

  • 1.1.2.1. Phương pháp chế biến khô

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan