kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa

130 469 0
kỹ thuật chăm sóc và trồng hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kiến thức cơ bản về cây hoa kiểng và những đặc tính, biện pháp chăm sóc, các loại giống hoa trên thị trường, kỹ thuật trồng, gieo hạt, nhiệt độ ... thời gian thu hoạch, cách thu hoạch các loại hoa thông dụng

LỜI NÓI ĐẦU Là một bộ phận của ngành sản xuất nông nghiệp, nhưng nghề hoa kiểng còn có những nét đặc trưng riêng biệt yêu cầu tính thẩm mỹ và kỹ thuật cao, bởi vì sản phẩm được làm ra là những tác phẩm nghệ thuật sống động. Người trồng hoa kiểng cần phải tìm hiểu nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: các yếu tố môi trường, vốn đầu tư, lao động, tư liệu sản xuất, lưu thông phân phối, vận chuyển, thị trường nội địa và xuất khẩu Ngoài ra, họ cần phải tìm hiểu thẩm mỹ và thị hiếu của người tiêu dùng, thường xuyên tìm tòi để sáng tạo ra những giống cây kiểng mới lạ, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Có thể nói danh hiệu nghệ nhân dành cho những bậc lão làng trong ngành hoa kiểng là hoàn toàn xứng đáng. Nước ta có các điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng có thể trồng được nhiều loại hoa từ các loại hoa nhiệt đới ở đồng bằng đến hoa xứ lạnh trên các cao nguyên như Lâm Đồng, Pleiku và vùng núi như Sapa, Hoàng Liên Sơn Ngoài ra, thảm thực vật nhiệt đới của nước ta rất đa dạng và là nguồn gen quý giá cho việc chọn tạo giống mới Các mặt kinh tế và xã hội của nước ta đang trên đà phát triển, các công trình xây dựng ngày càng nhiều, trình độ dân trí và đời sống tinh thần ngày càng được coi trọng hơn, thu nhập và nhu cầu thẩm mỹ của người dân ngày càng được nâng cao hơn đã tạo nên thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn cho nghề trồng hoa kiểng. Đáp ứng nhu cầu thị trường, ngành trồng hoa đã phát triển nhanh chóng và tạo nên các sản phẩm đa dạng có chất lượng cao hơn. Ngành trồng hoa Việt Nam cũng đã được định hướng phát triển để xuất khẩu qua đó chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, tạo việc làm thu nhập cao cho nông dân, góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa cả nước. Sản xuất hoa xuất khẩu có thể cho thu nhập cao hơn gấp trên 10 lần so với trồng lúa và các cây trồng khác. Để tạo nguồn nhân lực cho tương lai phát triển của ngành trồng hoa kiểng, những chương trình đào tạo theo chuyên ngành đã được thực hiện ở nhiều trường đại học. Chúng tôi hy vọng tập bài giảng này sẽ cung cấp những tư liệu có ích cho các bạn sinh viên và những người yêu thích trồng hoa thảo. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian gấp rút nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các độc giả quan tâm. Xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HOA, CÂY CẢNH 1.1.1. Khái niệm Cây hoa cây cảnh còn gọi là cây trang trí. Đó là những cây có hoa đẹp hoặc thân, lá cành, củ quả hấp dẫn hoặc có một dáng vẻ mang ý nghĩa tinh thần tình cảm, thẩm mỹ nào đó được trồng lấy hoa cắt hoặc trang trí cả cây để làm đẹp hoặc cải thiện mỹ quan không gian cảnh quan như sân vườn, nhà ở, nội thất, công viên, vườn cảnh… Ngành trồng hoa (floriculture or flower farming) là một bộ phận (discipline) của ngành làm vườn (horticulture) bao gồm trồng hoa và cây kiểng quy mô vườn gia đình và quy mô công nghiệp. Ngành trồng hoa có các bộ phận cấu thành như sau: - Trồng hoa cắt cành (cut flower). - Trồng hoa trong chậu (pot flower) - Trồng cây xanh trang trí và cây che phủ đất (foliage and bedding plants). Có hai phương pháp trồng hoa chính là theo phương pháp truyền thống-cây hoa thảo được trồng chủ yếu ở ngoài đồng hay trong chậu và trồng hoa theo công nghệ hiện đại-cây hoa thảo được trồng trong nhà kính nhà lưới. Số lượng giống hoa và cây kiểng được trồng thương mại hiện nay có thể lên đến vài ngàn, tuy nhiên việc nghiên cứu lai tạo và phát triển giống mới vẫn luôn rất quan trọng với ngành trồng hoa. Ngành trồng hoa kiểng cần có sự liên kết với các ngành nghề khác (công nghệ, thương mại, tiếp thị, giao thông vận tải,v.v…) để phát triển. Ví dụ, theo thống kê ở châu Âu những người có liên quan đến nghề trồng hoa là: - Người trồng hoa. - Các chuyên gia về nhà kính nhà lưới, công nhân cơ giới làm đất ngoài đồng, công nghiệp hóa nhựa (tiêu độc đất, màng phủ nông nghiệp…), năng lượng (điện, khí đốt ) - Thương nhân, các điểm bán sỉ hoa (chợ đầu mối, điểm đấu giá…), trung tâm thương mại, siêu thị bán lẻ. - Dịch vụ vận chuyển, bốc xếp. - Thầu xây dựng, các công viên giải trí, du lịch…. - Dịch vụ trang trí hoa, thợ kết hoa,. - Cửa hàng mua bán, dịch vụ nghề vườn (garden centres). - Những người bán lẻ (ven đường, trong tiệm,…) Ngành hoa cây kiểng là một bộ phận của sản xuất nông-lâm-thương nghiệp, việc phát triển hoa kiểng cho phép xóa dần thế độc canh tạo nên sự năng động cho từng địa bàn, từng nông hộ. Một số đặc điểm chính của ngành hoa thảo ở nước ta là: - Sản xuất hoa kiểng yêu cầu kỹ thuật cao và mang tính nghệ thuật. Phần lớn các loại hoa kiểng đều cần được chăm sóc đặc biệt vì bộ rễ yếu, thân lá non mềm, nhiều sâu bệnh phá hại làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây. Những đặc tính thẩm mỹ 2 của cây được thể hiện thông qua sự nuôi dưỡng chăm sóc cẩn thận tạo nên một tác phẩm nghệ thuật sống động. - Hoa kiểng rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh. Các yếu tố môi trường tác động rất rõ rệt đến đời sống của cây, nhất là các giống hoa ngắn ngày, gây ra những thay đổi trong quá trình sinh trưởng và phát triển, làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất. Cần phải nghiên cứu yêu cầu của từng loại hoa đối với điều kiện bên ngoài để bảo đảm sự phát triển phù hợp nhất. - Chu kỳ sản xuất của hoa kiểng dài ngắn khác nhau đối với từng loại cây nên thích hợp với nhiều đối tượng đầu tư: vốn ít thì đầu tư ngắn hạn; vốn nhiều thì đầu tư dài hạn…hay trồng xen canh trên cùng một diện tích cây kiểng xen với cây ăn trái, cây lâm nghiệp,v.v… - Sản xuất hoa kiểng là ngành có khả năng tận dụng mọi nguồn lao động, mọi tư liệu sản xuất, kể cả không gian (vườn, ao, sân…) để sản xuất. Có thể tận dụng các điều kiện sản xuất để phát triển mà ít làm thay đổi cơ cấu, diện tích sử dụng đất. - Sản xuất hoa kiểng cần có sự lưu thông phân phối kịp thời. Việc xuất khẩu cần phải đồng bộ, xử lý vận chuyển cần phải nhanh chóng kịp thời. 1.1.2. Giá trị thẩm mỹ tinh thần của ngành hoa, cây cảnh Hoa là biểu tượng của cái đẹp, hoa có màu sắc hài hòa và hương thơm, hình thái đa dạng hấp dẫn, làm đẹp cảm xúc của con người Hoa là một sản phẩm đặc biệt của cây trồng, nói đến hoa là nói đến vẻ đẹp của thiên nhiên được cây cỏ chắt lọc ban tặng cho con người. Hoa trong cuộc sống của con người chiếm một vị trí thẩm mỹ quan trọng, hoa là tượng trưng của cái đẹp, là nguồn cảm giác ngọt ngào của cuộc sống. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái thư giãn khi thưởng thức vẻ đẹp của chúng mà còn đem lại cho những người sản xuất hoa giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng khác. Nhiều nước trên thế giới như Hà Lan, Pháp, Bungari… đã có nền sản xuất hoa rất phát triển và là nguồn thu nhập quan trọng của đất nước. 1.1.3. Giá trị kinh tế của ngành hoa, cây cảnh Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nước ta rất đa dạng có thể trồng được nhiều loại hoa từ các loại hoa nhiệt đới ở đồng bằng đến hoa xứ lạnh trên các cao nguyên như Lâm Đồng, Pleiku và vùng núi như Sapa, Hoàng Liên Sơn Ngoài ra, nước ta có lãnh thổ chạy dài từ Bắc xuống Nam gần 1700 km nằm gọn trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, trải dài trên 15 vĩ tuyến từ cực Bắc 23 o 23’ (Hà Giang) đến cực nam 8 o 33’ (Cà Mau). Khí hậu Việt Nam vừa có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm, vừa phân thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, vì thế đất nước ta có đủ thảm thực vật của cả 3 miền khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Đây là nguồn gen quý để lai tạo ra những giống mới có giá trị. Vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ hoa của thế giới tăng cao trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 2 dương lịch, ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật…đang là mùa đông lạnh. Trong khi đó ở Việt Nam khí hậu se lạnh nhưng chan hòa ánh nắng và các loài hoa trổ bông hàng loạt. Điều đó rất thuận lợi cho ngành trồng hoa Việt Nam phát triển để xuất khẩu. Những năm gần đây, đời sống tinh thần được coi trọng hơn, thu nhập và nhu cầu thẩm mỹ của người dân ngày càng được nâng cao hơn đã tạo nên thị trường tiêu thụ nội 3 địa rộng lớn cho nghề trồng hoa kiểng. Đáp ứng nhu cầu thị trường, ngành trồng hoa đã phát triển nhanh chóng và tạo nên các sản phẩm đa dạng có chất lượng cao hơn. Phát triển sản xuất các loại hoa giá trị kinh tế cao thay thế cho những cây trồng hiệu quả kinh tế thấp, qua đó chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, tạo việc làm thu nhập cao cho nông dân, góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Đã xuất hiện một số mô hình phát triển sản xuất và xuất khẩu hoa đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất trên một ha là 400 - 500 triệu VND/năm, cũng đã có những doanh nghiệp xuất khẩu được hàng triệu USD/năm. Rõ ràng là sản xuất hoa xuất khẩu có thể cho thu nhập cao hơn gấp trên 10 lần so với trồng lúa và các loại cây trồng khác. 1.2. Thực trạng tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ hoa, cây cảnh trên thế giới. 1.2.1. Thị trường hoa, cây cảnh thế giới những năm gần đây Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ mang tính toàn cầu (thông tin, hàng không, du lịch, thương mại…) đã thúc đẩy ngành sản xuất và kinh doanh hoa kiểng phát triển. Theo thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế, những năm 1950 kim ngạch mậu dịch hoa kiểng trên thế giới chưa đến 3 tỷ USD. Đến năm 1985 đã lên đến 15 tỷ USD, sau đó vào năm 1990 là 30,5 tỷ USD và tiếp tục tăng khoảng 10% mỗi năm. Trước những năm 1990, sản xuất hoa kiểng xuất khẩu chủ yếu tập trung ở Châu Âu, Mỹ, Nhật Nhưng hiện nay các quốc gia đang phát triển đang phát huy lợi thế về khí hậu, đất đai, giá lao động thấp để phát triển ngành này một cách mạnh mẽ hơn. Nhìn chung thị trường hoa thế giới ngày càng mở rộng về quy mô, nhưng cục diện cũng đang biến động. Các nước xuất khẩu hoa đang đối mặt với những vấn đề chung là: - Cung đang tiếp cận với cầu nên giá hoa trên thị trường có xu hướng giảm. - Cạnh tranh ngày càng quyết liệt. - Khách hàng ngày càng kén chọn hơn. Trước những khó khăn đó, các nước phát triển đang tận dụng ưu thế về mặt khoa học công nghệ và kỹ thuật cao để giữ vững và mở rộng thị phần trên thị trường hoa thế giới. Những lợi thế đang nghiêng về các nước đang phát triển vì họ có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, giá lao động thấp nên giá thành hạ. Chỉ cần tiếp thu quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, tạo các giống mới đáp ứng yêu cầu của thị trường thì họ có thể đẩy các nước phát triển vào tư thế giữ nguyên thị phần hay suy giảm từng bước một. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, một số nước phát triển đã bắt đầu hợp tác đầu tư với các nước đang phát triển để ứng dụng công nghệ cao sản xuất những sản phẩm có giá thành thấp. Ví dụ một số công ty từ Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ… đã đầu tư sản xuất hoa kiểng tại các nước đang phát triển (Guatemala, Braxin, Ấn Độ, New Zealand, Malaysia, Việt Nam, Trung Đông…) với mục đích xuất khẩu sản phẩm có giá cạnh tranh. 1.2.2. Châu Âu Hà Lan được mệnh danh là nhà kính của Châu Âu vì có những vùng chuyên canh trồng hoa trong nhà kính xuất khẩu sang các nước trong khu vực này. Năm 1991 diện tích trồng hoa của Hà Lan là 33.000ha (trong đó hơn 50% diện tích được trang bị nhà kính) với giá trị hoa xuất khẩu là 4,6 tỷ USD. Ngoài ra tại đây còn có nhiều Sàn bán đấu giá (auction) hoa và cây cảnh phân phối đi khắp thế giới. Trị giá xuất khẩu hoa của Hà Lan 4 tăng 3% trong quý I/2003 so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,3 tỷ Euro. Tuy nhiên, tốc độ tăng này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 11% của quý I/2002, do đồng Euro tăng giá so với nhiều đồng tiền khác và do tình hình kinh tế cũng như chính trị ở nhiều nước bất ổn. Xuất khẩu hoa cành của Hà Lan quý I/2003 vẫn ổn định ở 6.875 triệu cành, chủ yếu sang 3 thị trường truyền thống là Đức, Anh và Pháp. Nhu cầu đã giảm mạnh ở Mỹ và Nhật Bản. Xuất khẩu hoa trong chậu và cây cảnh Hà Lan tăng 10% trong quý I/2003 đạt 397 triệu Euro (tăng 15% so với quý I /2002) nhờ nhu cầu nhập khẩu tăng lên ở Đức. Nước Anh cũng được xem như là nơi sản xuất và nhập khẩu hoa lớn của thế giới với doanh số mỗi năm 1,2 tỷ USD (1998). Châu Âu là thị trường nhập nhiều hoa nhất, trong đó riêng Đức mỗi năm nhập tới 1,8 tỷ USD (1998). Các nước Italia, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Bỉ là những nước trong EU trồng nhiều hoa đứng sau Hà Lan, … Israel coi hoa cảnh là ngành kinh tế có ưu thế: với diện tích canh tác là 2.800 ha và tỷ trọng là 8% tổng thu nhập của ngành nông nghiệp. Năm 1998, xuất khẩu hoa đạt 40 triệu USD và dự tính sẽ tăng lên 70 triệu USD vào những năm tới. 1.2.3. Các nước châu Á: Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ hoa cành lớn nhất thế giới. Diện tích trồng hoa ở Trung Quốc đã tăng từ 11.000ha (1994) lên 75.000ha (1998) và 122.400 ha (2004). Sản lượng sản xuất 2,7 triệu tấn mỗi năm, năm 2004 đạt trị giá 6,6 tỷ USD (so với năm 1998 chỉ mới đạt 1,27 tỷ USD) hay là 26,5% tiêu thụ hoa toàn cầu (tiêu thụ hoa toàn cầu khoảng 25 tỷ USD mỗi năm); trong đó xuất khẩu đạt 32 triệu USD. Nguồn: Tạp chí Ngoại thương (27/1 - 10/02/2004) Yếu tố chính hỗ trợ cho ngành kinh doanh hoa ở Trung Quốc phát triển nhanh là do tăng trưởng kinh tế cao, làm tăng nhu cầu tiêu thụ hoa trong nước. Trong giai đoạn tái thiết ngành nông nghiệp, chính phủ đã hỗ trợ cho ngành trồng hoa tham gia hợp tác quốc tế để phát triển và học hỏi công nghệ hiện đại. Trong kế hoạch phát triển quốc gia lần thứ 10, lĩnh vực nghiên cứu công nghệ mới được tập trung mạnh cho kinh doanh hoa cành. Đây sẽ là cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, vì 70% hạt và củ giống hoa, và 80% máy móc dùng trong kinh doanh hoa cành, được nhập từ nước ngoài. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích sử dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa như trồng trong nhà kính. Dự đoán kinh doanh hoa cành ở Trung Quốc sẽ rất khả quan trong 5 năm tới. Đây cũng sẽ là thị trường cho hoa nhập khẩu, nhất là từ các nước trong khu vực như Thái Lan. Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn với các nước sản xuất hoa trong khu vực, vì giá sản phẩm của Trung Quốc luôn rẻ. Bắt đầu hoạt động từ 10/12/2002, Sàn đấu giá hoa tươi quốc tế Côn Minh - tỉnh Vân Nam đã trở thành trung tâm giao dịch lớn với khối lượng giao dịch hàng ngày từ 600.000-800.000 bông. Hiện có khoảng 100 doanh nghiệp kinh doanh, 300 người trồng hoa vừa và lớn cung cấp hoa và hơn 70 thương gia mua hoa mỗi ngày. Tỉnh Vân Nam cung cấp hơn 50% tổng sản lượng hoa Trung Quốc. Trên 80% sản lượng hoa của tỉnh được bán cho hơn 70 thành phố trên toàn quốc, xuất khẩu 15% ra nước ngoài. Vân Nam có 7.864,7 ha đất trồng hoa, cho sản lượng hoa trị giá 0,4 tỷ USD, trong 5 đó xuất khẩu hoa khoảng 18 triệu USD, chủ yếu sang Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipin và Hàn Quốc. Thành phố Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, đã đề ra kế hoạch phát triển ngành trồng hoa từ nay tới năm 2010, theo đó sẽ xuất khẩu khoảng 26,9 triệu USD. Hiện Chương Châu trồng 1.400 loại hoa, trong đã cã 800 giống nhập từ nước ngoài. Chương Châu là trung tâm sản xuất và xuất khẩu hoa lớn nhất của tỉnh Phúc Kiến, đồng thời cũng là trung tâm thông tin và hợp tác giữa Trung Quốc lục địa và Đài Loan. Ngành trồng hoa của Đài Loan cũng đang tăng trưởng nhanh 15-20%/năm. Năm 1998 diện tích trồng hoa là 10.172 ha đạt doanh thu tới 9,3 tỷ Đài tệ. Từ giữa thập niên 1990 ngành công nghiệp trồng hoa Hàn Quốc bắt đầu phát triển mạnh, 10 năm qua Bộ Nông Lâm đã hỗ trợ khoảng 100 triệu USD để dành cho các hoạt động phát triển những loài hoa xuất khẩu, thu thập thông tin quốc tế và phát triển thị trường mới về hoa. Năm 1999 Hàn Quốc đã xuất khẩu hoa trị giá 16 triệu USD. Các nước Đông Nam Á cũng có ngành hoa kiểng phát triển với tốc độ nhanh - Singapore năm 1991 xuất khẩu 13 triệu USD (chủ yếu là hoa Lan) đến 1998 đã đạt trên 20 triệu USD. - Thái Lan năm 1991 xuất khẩu mặt hàng này đến 200 triệu USD/năm, bảo đảm tăng trưởng hàng năm là 8% -10%. - Malaysia, chính phủ đã quy hoạch 300 ha ở bang Zohor và giao cho Hiệp hội Hoa Lan tổ chức ở đây thành khu “Trung tâm sản xuất Hoa kiểng xuất khẩu”. Ngành trồng hoa trị giá 140 triệu USD của Ấn Độ đã phát triển từ những năm 1992-2002, song năm 2003 gặp rất nhiều khó khăn do phải cạnh tranh mạnh với các nước châu Phi, đặc biệt là Kênia. Ngành trồng hoa Ấn Độ đang tăng trưởng ấn tượng, song mới chỉ chiếm 0,75% thị trường hoa thế giới, kém rất nhiều so với các nước đi trước như Kênia và Israe l. Hoa hồng là loại hoa xuất khẩu chính của Ấn Độ. Năm 2001, xuất khẩu hoa hồng đạt 1.500 tấn. Do chủ yếu vận chuyển bằng đường thủy nên xuất khẩu hoa Ấn Độ khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Năm 2003, hoa cành của Ấn Độ được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản và Trung Đông. Năm 2003, châu Âu chỉ nhập 25% hoa xuất khẩu của Ấn Độ, do sản lượng trong nước của những thị trường nhập khẩu truyền thống đã cao hơn mọi năm. Và do nhu cầu hoa cành trên thị trường nội địa tăng mạnh, nhờ đời sống người dân tăng lên và tăng nhu cầu hoa dùng trong tế lễ và thờ cúng. Hoạt động vào đầu năm 2004, Sàn đấu giá hoa Dubai hứa hẹn sẽ góp phần làm giảm mạnh chi phí xuất khẩu của Ấn Độ. Trước đó hoa tươi Ấn Độ phải chuyên chở đến các Sàn bán đấu giá ở Amsterdam (Hà Lan) trước khi xuất khẩu đến các quốc gia khác nên phải mất thêm một khoản “chi phí giao dịch” khoảng 30%, làm giảm tính cạnh tranh. Với Sàn đấu giá giao dịch trong nước, “chi phí” có thể giảm còn dưới 10%. Nhật Bản là một trong số những quốc gia nhập khẩu nhiều hoa trên thị trường thế giới. Trước đây Nhật Bản chỉ nhập khẩu những giống hoa mà trong nước không trồng được, nhưng xu hướng nhập khẩu hoa ngày nay theo thị hiếu người tiêu dùng với giá cạnh tranh hơn. Theo dự đoán của Hiệp hội nhập khẩu hoa tươi Nhật Bản những năm tới đây mỗi năm Nhật Bản sẽ phải nhập khẩu trên 1 tỷ USD hoa kiểng. Hiện nay thị trường Nhật tiêu thụ trên 70% hoa tươi của New Zealand. 6 1.2.4. Các quốc gia khác Ngành kinh doanh hoa châu Phi đang phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của khu vực này. Cho đến nay, Kênia vẫn là nước xuất khẩu hoa lớn nhất châu Phi, với lượng xuất khẩu nhiều gấp 9 lần Nam Phi, Kênia cã mối quan hệ vững chắc hơn với các kênh bán lẻ của Anh như Tesco và Sainsbury. Ngành hoa Nam Phi dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh và đang dần nổi lên thành nước xuất khẩu hoa. Bốn yếu tố thuận lợi hỗ trợ ngành hoa Nam Phi phát triển nhanh là: tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, gần với nhiều thị trường tiêu thụ lớn và cơ sở vật chất tốt. Hiện Nam Phi mới chỉ chiếm 0,5% tổng xuất khẩu hoa toàn cầu và đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh khác như Kênia, Zimbabuê và Zambia trên thị trường châu Âu. Nam Phi sản xuất chủ yếu là hoa hồng và một số hoa khác và đang hy vọng sẽ trồng được hoa cúc để xuất khẩu. Hiện một nửa sản lượng hoa Nam Phi được tiêu thụ trong nước, nửa còn lại được xuất khẩu. Zimbabuê xuất khẩu tổng cộng 17.000 tấn hoa cành trong năm 2003, giảm so với 23.000 tấn của năm trước do diện tích trồng hoa giảm. Giá hoa trên các thị trường xuất khẩu giảm dần cũng tác động xấu tới nghề trồng hoa Zimbabuê. Ngoài ra, nguồn cung hoa tăng mạnh trên các thị trường cũng ảnh hưởng đến xu hướng giảm giá. Zimbabuê xuất khẩu khoảng 150 loại hoa hồng và nhiều loại hoa khác. Sau hàng chục năm điêu đứng, ngành trồng hoa Uganda đã hồi phục từ năm 2000 với chất lượng được cải thiện rõ rệt. Uganda thu nhập 26 triệu USD từ 6.000 tấn hoa năm 2003, tăng 3 triệu USD so với năm trước. Nghề trồng hoa hồng đang trở nên ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Uganda. Trước đây, Israel là thị trường tiêu thụ hoa lớn nhất của Uganda, song nay Kênia đã giành được vị trí này. Uganda đang hướng vào thị trường Hà Lan với những kế hoạch cạnh tranh mạnh mẽ với Kênia và Zimbabuê. Đến cuối năm 2004, Uganđa có thể sẽ vượt Zimbabuê để trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 sang thị trường Hà Lan. Ở Colombia ngành sản xuất hoa kiểng đã trở thành ngành kinh tế quan trọng đứng hàng thứ tư sau dầu mỏ, than, cà phê…, năm 1996 đã xuất khẩu hoa sang Mỹ đạt trị giá 510 triệu USD. 1.3. Thực trạng tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ hoa, cây cảnh ở nước ta. 1.3.1 Thành tựu phát triển sản xuất và xuất khẩu Những năm qua, việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hoa cảnh đã đựợc Đảng và Nhà nước quan tâm tìm nhiều biện pháp để tháo gỡ khó khăn, đầu tư, hỗ trợ tích cực. Tháng 9/1999, Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển rau, hoa, quả, cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT làm định hướng chiến lược cho việc phát triển sản xuất rau, hoa, quả. Đồng thời ngày 15/6/2000, Chính phủ có Nghị quyết 09/2000/NQ qui định chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ đầu tư, tạo điều kiện cho các hộ nông dân, các chủ trang trại, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã vay vốn phát triển sản xuất và kinh doanh trong điều kiện khó đảm bảo về thế chấp, giao quyền sử dụng đất lâu dài 20-30 năm để nông dân an tâm đầu tư sản xuất, cho ưu đãi về thuế để khuyến khích việc đầu tư sản xuất ở các vùng miền khó khăn, áp dụng giống cây trồng mới, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.v.v… 7 Về công tác quy hoạch, mặc dù trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa phải dành đất xây dựng các khu công nghiệp tập trung nhưng các địa phương (Lâm đồng, Long An, Tiền Giang, Bắc Giang, Nam Định, Hải Dương ) và một số thành phố lớn đã rất quan tâm đến quy hoạch vùng trồng hoa cây cảnh cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất hoa cây cảnh đã được chú ý với các chương trình giống và khuyến nông. Về thị trường nội địa, những năm gần đây tốc độ xây dựng cơ bản tăng mạnh, kéo theo nhu cầu tăng nhanh về số lượng các loại cây kiểng để trang trí công trình. Tại TP. Hồ Chí Minh trước những năm 1980 chỉ có hơn một chục vựa kiểng, đến nay đã có trên 200 vựa kiểng nằm rải rác khắp các quận huyện. Mặt khác, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu thưởng thức hoa kiểng ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Trên thị trường thành phố đã xuất hiện nhiều giống hoa cao cấp như: Lyly, Hồng Môn, Lay ơn giống mới, Đồng tiền giống mới, Thiên điểu, Tulíp, … được trồng tại Việt Nam. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng đang đặt ra cấp bách đối với ngành Nông nghiệp của nước ta. Diện tích, sản lượng: Diện tích trồng hoa kiểng ở nước ta hiện nay (năm 2005) là khoảng 15.000ha, tăng 7% so với năm 2004. Sản xuất hoa đang cho thu nhập cao (bình quân đạt khoảng 70-130 triệu đồng/ha) nên rất nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích trồng hoa trên những vùng đất có tiềm năng. Một số tỉnh duyên hải miền Trung cũng bắt đầu phát triển sản xuất hoa cắt cành theo hướng hàng hóa, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Các tỉnh phía Nam, điển hình là TP. Hồ Chí Minh cùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Đồng Tháp…) là nguồn cung cấp hoa và cây cảnh đáng kể. Tuy nhiên, các địa bàn này chủ yếu chỉ sản xuất một số loại hoa nhiệt đới (cúc móng rồng, cúc vàng, huệ, mai…) còn các loại hoa cắt cành truyền thống (hồng, cúc, cẩm chướng, lay ơn, đồng tiền…) thì còn rất hạn chế và chất lượng chưa thật cao. Diện tích trồng hoa cảnh tập trung nhiều ở ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh khoảng 700ha, tập trung ở các quận huyện như quận 12 (110ha), Thủ Đức (87ha)…và nhiều nhất là Củ Chi (131ha). Số cơ sở trồng hoa ở Tp. Hồ Chí Minh vào khoảng 1400 nông hộ. Các giống hoa cao cấp như Lyly, hồng môn, lay ơn giống mới, đồng tiền giống mới, thiên điểu, tulip đang được ưa chuộng. Trong phát triển sản xuất hoa, đã có một số mô hình thí điểm và triển khai sản xuất hoa trong nhà lưới, nhà plastic, nhà kính ở cả 3 miền (trong đó tập trung chủ yếu ở Đà Lạt) cho hiệu quả gấp trên 10 lần so với trồng lúa (bình quân 400 - 500 triệu đồng/ha/năm). Với điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để phát triển các loại hoa có thu nhập cao nên ngành trồng hoa là ngành kinh tế có tiềm năng rất lớn của Tp. Đà Lạt. Tỉnh Lâm Đồng được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước với khả năng sản xuất hầu nhu quanh năm. Diện tích trồng hoa của Lâm Đồng năm 2005 đạt 2.027ha chủ yếu tập trung tại Tp. Đà Lạt, các xã Hiệp Thành, Hiệp An… Sản lượng hoa khoảng 640 triệu cành, nghề trồng hoa Đà Lạt đang có xu hướng phát triển mạnh nhờ áp dụng những công nghệ mới. 8 Tp. Đà Lạt đã lập ra Hiệp hội hoa lan cây cảnh nhưng hầu như vẫn chưa giúp tháo gỡ được các khó khăn về giống, ngăn chặn dịch bệnh, và vẫn chưa liên kết nhà vườn để xây dựng một thương hiệu tương xứng với tiềm năng. Ví dụ, chỉ riêng với cây địa lan, từ 2 năm nay, Đà Lạt đã bị mất hàng ngàn chậu do căn bệnh thối rễ hiện chưa có thuốc trị. Chủng loại hoa hiện được trồng tại Đà Lạt rất phong phú như: Hoa Cúc (Chrysanthemum sp.) có trên 40 loại, gồm các nhóm: cúc đại đóa màu vàng anh, trắng, tím; các giống hoa nhỏ và nhóm cúc tía có muỗng; Hoa hồng (Rosa sp): có trên 15 loại có nguồn gốc từ Italia, Hà Lan…Hoa hồng Đà Lạt to, cánh thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng bệnh từ trung bình đến cao; Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus): gồm 14 loại, có nhiều màu. Ngoài ra Đà Lạt còn sản xuất nhiều chủng loại hoa khác như Lay ơn (Gladious communis), huệ tây (Lilium longiflorum), đồng tiền, ngàn sao, cúc chổi, salem, huệ trắng,,, Tiềm năng về hoa ở Đà Lạt đang được chú ý phát triển nhưng nhìn chung vẫn mang tính tự phát. Việc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đang trở nên thịnh hành nhưng không ai kiểm soát đánh giá chất lượng nên có thể nhân cả giống đang có mầm bệnh. Các tỉnh phía Bắc: Hà Nội được đánh giá là vùng hoa tập trung lớn nhất vùng phía Bắc, ví dụ xã Tây Tựu huyện Từ Liêm có 330ha trồng hoa (chiếm 66% trong tổng số 500ha trồng hoa của huyện) và chiếm 84,6% diện tích đất canh tác toàn xã. Các chủng loại hoa chủ yếu là hoa cúc, hoa hồng, đồng tiền, hoa ly, hoa loa kèn… Ngoài ra còn một số vùng trồng hoa tập trung tại các quận huyện khác ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình… Vùng hoa Trung du và Miền núi Bắc Bộ: theo kết quả điều tra năm 2005 diện tích trồng hoa toàn vùng là 135,7ha, sản lượng đạt 44,08 triệu bông. Trong đó Lào Cai là tỉnh có diện tích lớn nhất 95,7ha, chiếm 70,5% tổng diện tích cả vùng. Về mặt chủng loại thì hoa hồng chiếm diện tích lớn nhất 75ha (chiếm 55,27%) với sản lượng là 26,53 triệu bông. 1.3.2. Thực trạng phân phối tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh Hiện nay, sản xuất hoa ở nước ta đang được thực hiện ở 2 quy mô chính là: - Quy mô nhỏ do nông dân sản xuất tự phát theo nhu cầu thị trường nội địa. - Quy mô lớn do các doanh nghiệp tư nhân trong nước, liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài chủ yếu cho xuất khẩu. Hoa tiêu thụ trong nước có chủng loại đa dạng, cung cấp ra thị trường theo mùa vụ, chất lượng từ thấp đến cao,giá cả vừa phải, hiệu quả kinh tế không cao, sản xuất nhỏ lẻ và thiếu ổn định. Các doanh nghiệp sản xuất hoa xuất khẩu mang tính hàng hoá, lượng hoa nhiều hơn, chất lương hoa cao hơn nhờ được sản xuất trong điều kiện kỹ thuật cao, sản phẩm tiêu thụ theo hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chọn tỉnh Lâm Đồng - vùng đất có tiềm năng lớn nhất về sản xuất hoa của cả nước để đầu tư trồng hoa phục vụ thị trường nội địa và xuất khấu, đó là các công ty Nhật Thái ở Bảo Lộc, Lâm Thăng (Đài Loan) ở Di Linh, Chánh Đài Lâm (Đài Loan) ở Đức Trọng và Hasfarm (Hà Lan) ở thành phố Đà Lạt. 9 Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm đang áp dụng công nghệ sản xuất hoa tiên tiến với quy mô diện tích nhà kính 15ha và diện tích nhà thép 2ha có hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, hệ thống tưới nhỏ giọt đồng bộ với bón phân và thuốc bảo vệ thực vật. Các chủng loại hoa chính đang được sản xuất tại công ty Đà Lạt Hasfarm là hoa hồng, cúc, cẩm chướng, lyly, đồng tiền và lá trang trí. Sản lượng hoa xuất khẩu (Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore…) chiếm 55%, phần còn lại dành cho tiêu thụ nội địa. Quy trình sản xuất được thực hiện khép kín từ gieo trồng đến thu hoạch. Công nghệ sau thu hoạch (xử lý dung dịch giữ hoa tươi lâu, đóng gói, bảo quản và vận chuyển trong ngày để chuyển đến nơi tiêu thụ) đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tóm lại, tình hình xuất khẩu hoa Việt Nam có một số điểm chính như sau: - Kim ngạch xuất khẩu hoa tươi chính ngạch đã tăng từ 5,3 triệu USD năm 2004 lên gần 10 triệu USD vào năm 2005, trên 14 triệu USD năm 2009. - Về thị trường, ngoài một số tỉnh phía Nam Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ yếu (dưới dạng tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc), hoa chủ yếu được xuất khẩu sang các nước châu Á (Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, ) và bước đầu xuất khẩu được sang các thị trường xa (Australia, Nga, Đức, Pháp, Hoa Kỳ ) nhưng không đáng kể. - Về chủng loại, Việt Nam đã xuất khẩu được các sản phẩm hoa cắt cành như hồng, phong lan, cúc, đồng tiền, cẩm chướng, ly ly, sao tím sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Australia, Ả rập Xêut; vạn niên thanh, mai chiếu thủy, mai cảnh sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản. - Về phương thức tổ chức kinh doanh xuất khẩu, chủ yếu do các thương lái thu gom ở các địa phương trong cả nước và xuất khẩu tiểu ngạch, theo thời vụ, sang các tỉnh nam Trung Quốc. Xuất hiện một số mô hình liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân hoặc Hợp tác xã với nông dân. Doanh nghiệp/ HTX là trung tâm tổ chức xuất khẩu. Các hộ nông dân là vệ tinh, quan hệ với doanh nghiệp theo nguyên tắc ký hợp đồng để sản xuất theo quy trình do doanh nghiệp/hợp tác xã quy định. Sản phẩm sản xuất ra được doanh nghiệp mua lại theo hợp đồng đã ký và đưa vào phân loại, đóng gói và xuất khẩu. Tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng nhìn chung sản xuất và xuất khẩu hoa của nước ta còn nhiều khó khăn và bất cập về các mặt như áp dụng các biện pháp KHKT còn chậm, việc nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức. Sản xuất và kinh doanh hoa tươi luôn tiềm ẩn các rủi ro cao nên các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh còn chưa yên tâm tập trung đầu tư phát triển. 1.4. Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam. Mục tiêu là hướng tới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. 1.4.1. Mục tiêu: Theo “Đề án phát triển xuất khẩu giai đọan 2006-2010” của Bộ Thương mại đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 156/2006 QĐ-TTg, mục tiêu phát triển xuất khẩu rau-hoa-quả là “Phấn đấu tăng kim ngạch xuấtt khẩu rau, hoa, quả lên 600 - 700 triệu vào năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đọan 2006 - 2010 là 23 - 25%/năm và đạt kim ngạch khoảng 1000 triệu USD vào năm 2015”. Trước mắt tập trung xuất khầu vào các thị trường gần có yêu cầu không cao về tiêu chuẩn chất lượng, mà trọng tâm là các tỉnh nam Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, bước 10 [...]... trồng trọt Cách phân loại này phản ánh phần nào đặc điểm riêng biệt của loài hoa thào, người trồng có cơ sở định hướng ban đầu về cách trồng và chăm sóc cho từng loài hoa để đạt được hiệu quả cao (bảng 2.1) Bảng 2.1 Phân loại hoa thảo theo đặc tính thực vật và kỹ thuật trồng trọt STT Đặc điểm thực vật, Các loài hoa trồng trọt 1 Trồng bằng củ Lay ơn, Thược dược, Huệ, Lan huệ, Lyly, Tulip, Thuỷ tiên, Lys,... sắc của lá, màu sắc và hình dạng của hoa Thiếu N, cây hoa dễ bị cằn cỗi, lá úa vàng, hoa không nở được hoặc xấu Ví dụ: hoa Lay ơn, thiếu đạm thì bị đui (không ra hoa) hoặc hoa nở ra được thì cong queo, gầy Phần lớn cây hoa ngắn ngày rất mẫn cảm đối với N, vì vậy các nhà trồng hoa thường sử dụng N để thúc hoa nở sớm, hay để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh Bón đủ N, cây xanh tốt, hoa nhiều, màu sắc... đất Đối với cây hoa, vấn đề kỹ thuật đó lại càng quan trọng hơn Cây hoa 24 thường có bộ rễ yếu, để giúp cho bộ rễ hô hấp được dễ dàng, đảm bảo cho sự phát triển bình thường thì phải tạo điều kiện cho đất thông thoáng Cây hoa trồng chậu, nếu tưới nước nhiều làm cho đất ngày càng bị nén không thoáng khí, vì vậy bộ lá có thể bị vàng úa và rụng Các chủng loại hoa trồng bằng củ nên chọn trồng ở các khu... perlite… Tuỳ theo loại cây trồng và biện pháp canh tác người trồng hoa phối trộn hỗn hợp các vật liệu này với nhau hay là trộn thêm phân chuồng hoai mục và đất sạch (đã được ủ để diệt cỏ dại và mầm mống gây bệnh) Hỗn hợp các chất bao gồm tro trấu, đất vườn hay đất đen, phân rác mục và phân chuồng thật hoai có tính chất tơi xốp và nhẹ nên thường được sử dụng làm giá thể trong gieo ươm, trồng cây trong túi... ngắn 10 – 12h thì mầm hoa phát triển nhanh, ra hoa sớm Dưới điều kiện ngày dài, cành nhánh nhiều, hoa nhiều nhưng phát triển chậm Cây báo xuân (Primula prinata): Dưới nhiệt độ thấp thì bất kể ngày dài hay ngắn cũng ra hoa Dưới nhiệt độ cao thì chỉ ngày ngắn mới ra hoa 2.3 Đất, giá thể và chất dinh dưỡng 2.3.1 Đất trồng hoa 2.3.1.1 Phân loại đất trồng hoa: Đất là nơi sinh sống của cây trồng Mặc dù cây lấy... Clo (Cl) Héo đỉnh lá non, úa vàng lá và cuối cùng chuyển màu đồng thau và chết khô Thông thường, người trồng hoa phải luôn nhớ nguyên tắc nhìn cây, nhìn đất, nhìn trời mà bón phân: - Nhìn cây để bón vì nhu cầu của mỗi loại cây hoa không giống nhau Nhũng loại hoa trồng bằng củ như Lay ơn, Thược dược, Huệ…đòi hỏi tỷ lệ phân kali cao hơn so với các loại hoa khác Những loại hoa trồng bằng gieo hạt như đậu... thành mầm hoa Hoa Vạn thọ: khi nhiệt độ cao thì ngày ngắn mới ra hoa, ngược lại khi nhiệt độ thấp 12 – 13oC thì ngày dài mới ra hoa Đối với cây Duyên cúc hay cúc Di nha (Zinnia elegans) khi ngày ngắn thì hình thành mầm hoa nhanh, nhưng hoa nhỏ cây phân cành nhiều Khi ngày dài thì cây ra hoa muộn, hoa nhiều và to, cây mọc dày rậm Cây đỗ quyên: Dưới điều kiện ngày ngắn, xúc tiến hình thành mầm hoa Giữa... nắng Chồi và hoa rụng sớm Cấu trúc thân bị yếu Ma giê Lá già bị đốm vàng lan rộng, cây hoa thường nhỏ, giòn, dễ gãy (Mg) Úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục Khi thiếu trầm trọng có thể bị khô và chết Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cọng lên Ở một số loại hoa có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các... muối kim loại và các độc tố có thể gây hại cho rễ cây Giá thể hay chất trồng cây nhân tạo đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều nước phát triển trên thế giới và được sản xuất quy mô công nghiệp phục vụ cho ngành trồng hoa trong nhà kính nhà lưới rất hiệu quả Đặc biệt nhiều loại hoa được trồng theo công nghệ thủy canh (trồng trên giá thể không có đất) đạt được hiệu quả kinh tế cao Việc trồng cây trên... khác nhau của các loại hoa, cây cảnh được phản ánh qua các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh khác nhau Trên cơ sở đó, kỹ thuật trồng trọt cũng lưu ý để thoả mãn yêu cầu riêng biệt của từng loài cây trồng hay hoa, cây cảnh cụ thể Nguồn gốc các loài hoa thảo được phân tích dựa trên các học thuyết cơ bản đó là: - Học thuyết về các trung tâm khởi nguyên các giống cây trồng trên thế giới và qui luật về dãy biến . gọi là cây trang trí. Đó là những cây có hoa đẹp hoặc thân, lá cành, củ quả hấp dẫn hoặc có một dáng vẻ mang ý nghĩa tinh thần tình cảm, thẩm mỹ nào đó được trồng lấy hoa cắt hoặc trang trí. Quốc cũng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn với các nước sản xuất hoa trong khu vực, vì giá sản phẩm của Trung Quốc luôn rẻ. Bắt đầu hoạt động từ 10/12 /2002, Sàn đấu giá hoa tươi quốc tế Côn. hoa trị giá 140 triệu USD của Ấn Độ đã phát triển từ những năm 1992 -2002, song năm 2003 gặp rất nhiều khó khăn do phải cạnh tranh mạnh với các nước châu Phi, đặc biệt là Kênia. Ngành trồng hoa

Ngày đăng: 05/10/2014, 19:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.3. Đất, giá thể và chất dinh dưỡng

  • 4.5. Kỹ thuật trồng hoa Vạn thọ

  • 4.9. Kỹ Thuật trồng hoa dạ yến thảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan