thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta

93 360 0
thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Trung Thành MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU HÌNH TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU HÌNH BẢNG Bảng.2.7 Khối lượng, giá trị xuất khẩu 6 năm gần đây: Error: Reference source not found Bảng.2.8. Cơ cấu chè xuất khẩu 52 Bảng 2.9 Một số thị trường xuất khẩu lớn của chè nước ta Error: Reference source not found Bảng 3.0 Bảng quy hoạch phát triển chè cả nước đến năm 2020 Error: Reference source not found HÌNH LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Chè là loại cây công nghiệp lâu năm, nếu chăm sóc tốt chè có thể sống hàng trăm năm, cây chè càng già càng sống ở núi cao lại cho năng suất cao và chất lượng tốt. Đối với nước ta, chè là sản phẩm dùng để uống cho mọi người, nó vừa cung cấp cho người các loại vitamin C, B, K, PD, E,… nó có tác dụng điều hòa sinh lý con người, uống chè có thể tăng hệ thống miễn dịch phòng chống ung thư, phòng chống bệnh áp huyết cao, tiểu đường, chống lão hóa do tác dụng chống oxy hóa và chống đột quỵ. Bởi vậy uống chè trở thành một “văn hóa - chè” ở nước ta. Đặc biệt cây chè sống chủ yếu trên các vùng núi cao và nó là cây đem lại thu nhập cho khoảng 6 triệu đồng bào các dân tộc miền núi và trung du ở cả ba miền của đất nước, nó là cây góp phần xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc vùng cao biên giới nước ta. Theo đánh giá của tổ chức Nông lương quốc tế và Ủy ban chè quốc tế: những năm gần đây kinh tế phát triển chất lượng cuộc sống càng cao thì nhu cầu về chè càng cao, đặc biệt là các nước phát triển và đang phát triển. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho ngành chè nước ta phát triển. Cho đến nay, ngành chè nước ta đã có được tất cả các loại chè mà thế giới có nhu cầu. Việt Nam hiện đã trở thành thành viên 113 của Ủy ban chè thế giới, đã xuất khẩu di hơn 70 thị trường và được xếp vào loại nước có diện tích và sản lượng chè thứ 5 trên thế giới. Tuy nhiên năng suất chè còn thấp so với các nước, đặc biệt chất lượng chè còn thấp làm cho giá bán chỉ bằng 50% đến 70% mức giá cùng một loại chè với các nước khác. Đây là tồn tại lớn nhất của chè Việt Nam. Sau một thời gian nghiên cứu ở Hiệp Hội chè Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.“Thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta”. 1 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất chế biến chè và thực trạng xuất khẩu chè và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam. Trong đó tập trung nghiên cứu thực trạng gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, chế biến, tổ chức sản xuất, phát hiện nguyên nhân làm giảm chất lượng chè không đáp ứng đòi hỏi của người mua, đề xuất các giải pháp mở rộng thị trường. 3. Mục tiêu nghiên cứu: - Phân tích thực trạng công tác gieo trồng thu hoạch chế biến phát hiện nguyên nhân dẫn đến chè chưa được đánh giá cao, chưa thỏa mãn khách hàng trong các khâu tạo sản phẩm xuất khẩu. - Hệ thống hóa lý luận mở rộng thị trường xuất khẩu, làm rõ quan niệm để có hàng xuất khẩu tốt phải chú ý từ các yếu tố đầu vào, tạo sản phẩm xuất khẩu, nói gọn hơn là phải quan niệm được chuỗi giá trị trong xuất khẩu chè. - Kiến nghị các giải pháp theo nguyên lý của chuỗi giá trị trong xuất khẩu chè để đạt mục tiêu nâng cao khả năng tạo giá trị chè cho người tiêu dùng. 4. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu một số chè chủ yếu được sản xuất và xuất khẩu của ngành chè Việt Nam ở 10 tỉnh trọng điểm chiếm 80% chè cả nước gồm: Lâm Đồng, Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai. Về thời gian: Nghiên cứu trong vòng 10 năm và phương hướng phát triển từ khi Quyết định số 43/1999-TTg được ban hành ngày 10/3/1999 về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất ngành chè và phương hướng phát triển đến 2010, từ 2 đó kiến nghị giải pháp trong 10 năm tiếp theo 2010 đến 2020. Sản phẩm chủ yếu sản xuất từ búp và lá chè trong các tỉnh trồng chè trọng điểm của Việt Nam. 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận; luận văn được kết thành 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về mở rộng thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm chè ở nước ta. Chương 3: Các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu chè giai đoạn 2010 - 2020. Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương, Hiệp hội Chè Việt Nam, Tổng Công ty Chè (VinaTea), Công ty Cổ phần chè Kim Anh, cùng các thành viên trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ, tư vấn khoa học của giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thanh Toàn (Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội), kết quả của luận văn này chính là lời cảm ơn chân thành những sự giúp đỡ quý báu đó. 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 1.1. SỰ CẨN THIẾT KHÁCH QUAN, ĐẶC ĐIỂM CỦA MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHÈ NƯỚC TA: 1.1.1. Lược sử về phát triển chè và nhu cầu chè của thế giới và Việt Nam: Theo các nhà khoa học đã khẳng định vùng nguyên sản của cây chè là từ phía Nam cao nguyên Tây Tạng, dọc theo các triền sông lớn như sông Dương Tử (Trung Quốc), sông Hồng (Việt Nam), sông Mê Công. Vùng nguyên sản cây chè chính là biên giới Việt - Trung thuộc vành đai á nhiệt đới có đặc điểm nhiệt độ ôn hoà, khí hậu ẩm ướt. Cây chè sinh trưởng quanh năm không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Trên các vùng núi càng cao so với mặt nước biển lượng gió lớn thoáng mát, độ thuần khiết của không khí càng cao chất lượng chè càng tốt. Từ trước Công nguyên cây chè được tìm thấy ở Trung Quốc, con người lúc đầu dùng chè làm thuốc dã độc sau đó chè lan truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Inddoonessia, Ấn Độ, Banglades, Srilanka, Cutumari, Argentina, Malaysia. Đến 1920 người Anh đầu tư trồng chè mạnh vào các nước châu Phi, Kenya, Manavoi, Uganda, Tanzania (theo khoa học văn hoá chè). Đến nay toàn thế giới có 2.550.000 ha với sản lượng 3.750.000 tấn, bình quân đầu người uống chè 0,55kg. Điều này chứng tỏ xã hội phát triển chất lượng cuộc sống càng cao nhu cầu tiêu dùng chè càng lớn. * Về tiêu thụ chè trên thế giới: Theo FAO cho đến năm 2008, toàn thế giới có 3/4 người dùng nước chè với tổng sản phẩm chè xuất và tiêu thụ 3.716 4 ngàn tấn/6,7 tỷ người, bình quân đầu người sử dụng 0,554 kg/đầu người/năm. Những nước có mức tiêu dùng trên đầu người cao là: Quata 3,2kg; Ailen 3,09kg; Anh 2,87kg; Thổ Nhĩ Kỳ 2,72kg; Iraq 2,59kg; Côét 2,23kg; Tuynidy 1,82kg; Braxin 1,4kg; Ai Cập 1,44kg … Mức tiêu thụ của Việt Nam tăng nhanh 1999, khoảng 0,360kg/người/năm. Năm 2009 khoảng 0,4kg/người/năm. Các nước tiêu dùng nhiều: Ấn Độ từ 650 – 700 ngàn tấn, Trung Quốc từ 700 – 750 ngàn tấn, Mỹ 140 ngàn tấn, Nga 156 ngàn tấn. Theo thống kê của Hiệp hội chè thế giới: toàn thế giới tiêu thụ hàng năm từ 3.500 ngàn tấn đến 3.700 ngàn tấn. Có 26 mức tiêu thụ nhiều đứng đầu là Châu Á: 11 nước, châu Âu: 5 nước, châu Phi: 6 nước, châu Mỹ: 3 nước, châu Úc: 1 nước. Thị hiếu tiêu dùng chè trên thế giới có khác nhau theo tập quán sinh hoạt, văn hoá ẩm thực và kinh tế của mỗi nước. Các nước Âu, Mỹ phát triển có tập quán uống chè lâu đời, dùng đường sữa. Họ thường coi trọng các loại chè đen có màu nước đỏ tươi sáng, vị đậm đà có hậu. Các nước châu Á thường dùng chè xanh nhiều hơn. Xu thế trên toàn thế giới đang có nhu cầu dùng chè xanh chất lượng cao nhiều hơn. Nước Mỹ trước đây toàn dùng chè đen đến nay đã dùng tới 15% chè xanh trong tổng số tiêu dùng từ 140 – 150 ngàn tấn do tác dụng chè xanh đang ngày càng được quảng bá. * Với chè của nước ta: Từ thời kỳ các vua Hùng dựng nước, các dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thế hệ phát triển nông nghiệp hình thành nên 2 vùng chè lớn: - Vùng chè rừng cổ thụ của đồng bào Dao, Mông, Tày, Nùng… ở các triền núi cao thuộc các tỉnh miền núi Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn… cung cấp các loại chè mạn, chè chi… - Vùng chè của các hộ người kinh theo các triền sông cung cấp chè tươi, 5 chè nụ, chè hạng, chè Huế. Người lao động thì uống các loại chè tươi, chè gay (Nghệ An), chè nụ, chè chi. Giới thượng lưu quý tộc uống chè mạn, chè hạng, chè tàu, chè Olong… - Người Pháp ngay sau khi đến Việt Nam rất chú trọng đến cây chè, tiến hành khảo sát nghiên cứu đầu tiên: Tiến sĩ JJ.B.Dear viện trưởng viện nghiên cứu chè Java, cố vấn công ty chè Đông Dương sau khi khảo sát các vùng chè từ Srilanka, Đài Loan, Nhật Bản… Việt Nam đã phát biểu “Về chất lượng các đồi chè Đông Dương (Việt Nam) có chất lượng cao và ngay lập tức đã có thể xếp vào loại chè tốt nhất, sản phẩm có hương vị đặc biệt, chất lượng chè còn tăng theo tuổi của đồi chè. Trước tiên là hương tuyệt diệu sau đó là vị của chè thuộc loại thượng hạng”. R.Du.pasguier người Pháp là quản đốc trại nghiên cứu chè Phú Hộ, viện trưởng viện nghiên cứu chè Đông Dương sau 20 năm nghiên cứu chè đã kết luận Đông Dương (Việt Nam) là một nước thuộc loại số 1 để trồng chè. Năm 1890 công ty thương mại ChaffanJon đã có đồn điền đầu tiên với 60 ha chè tại Tình Cương - Cẩm Khê - Phú Thọ. Từ đây chè trở thành sản phẩm quý từ Viễn đông, một mặt hàng xuất khẩu có giá trị sang Châu Âu. Cho đên 1945 chè Việt Nam có 13.505 ha, hàng năm sản xuất được từ trên 6.000 tấn chè khô. Chè đen xuất khẩu sang Luân Đôn, Amstecdam. Chè xanh được xuất khẩu sang thị trường Bắc Phi (Angieri, Tuynizi, Maroc) là các sản phẩm quý hiếm được đánh giá cao. Hòa bình lập lại chè được Nhà nước quan tâm phát triển có sự giúp đỡ của Liên Xô về cả chuyên gia, công nghệ và thiết bị đồng bộ. Lần lượt 25 nông trường và các nhà máy mọc lên từ năm 1958. Cho đến 10/3/1999 Chính phủ ban hành quyết định số 43 về “kế hoạch phát triển chè 1999-2000 và định hướng phát triển đến 2010” đã đẩy ngành chè phát triển theo chương trình có mục tiêu chiến lược. Chè Việt Nam đã từng bước đi vào ổn định theo 4 vùng 6 đó là: (1) Vùng chè Trung du miền núi phía Bắc (2) Vùng chè Bắc Trung bộ (3) Vùng duyên hải miền Trung (4) Vùng chè Tây Nguyên. Đặc biệt đến năm 2002, được sự quan tâm của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai dự án ADB (khoản vay số 1781- VIE CSF) với 56,7 triệu USD. Dự án được tiến hành trên cơ sở điều tra phân tích chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam xác định rõ mục tiêu: tập trung cao độ vào thâm canh là cơ bản theo quy trình sản xuất chè an toàn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành tiêu chuẩn ngành năm 2001, dự án đã được thực hiện đạt hiệu quả phù hợp với kế hoạch và chiến lược phát triển chè của Nhà nước. 1.1.2. Uống chè là nét văn hóa của người Việt: Nước chè là đồ uống phổ biến nhất gắn với đời sống con người, tính đến năm 2007 bình quân tiêu thụ chè trên thế giới ở mức 0,55kg/người, ở Việt Nam 0,40kg/người. Dùng chè đều có tác dụng bảo vệ sức khỏe con người, kích thích vỏ đại não giúp cho con người hưng phấn, tinh thần minh mẫn sảng khoái: dùng chè chữa được các bệnh đường ruột như kiết lị, ỉa chảy (do có Tanin), nhuận tràng, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, giảm colestoron và mỡ trong máu chống béo phì. Chống sâu răng do có Pluar diệt được đốm khuẩn làm thơm miệng. Trong chè có rất nhiều Vitamin C, B, K, PD, E… và các axit amin rất cần cho cơ thể con người. Gần đây các hội nghị quốc tế về chè và sức khỏe con người tại canlcuta - Ấn Độ (1993), Thượng Hải (1995), Bắc Kinh (1996), Shizuoha - Nhật Bản (1996), Pari (2000), Kenia (2001), Tokyo (2005), Triết Giang - Trung Quốc (2007), Hà Nội - Việt Nam (2009) đã thông báo tác dụng chè 7 [...]... phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của sản phẩm đó + Thị trường nước và lãnh thổ, đây là thị trường các quốc gia đơn lẻ như thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản, thị trường Đức… - Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ xuất khẩu: + Thị trường truyền thống + Thị trường hiện có + Thị trường mới + Thị trường tiềm năng - Căn cứ vào mức độ mở cửa của thị trường, mức độ bảo hộ, tính chặt 13 chẽ và khả năng... trường nước ngoài để bán và thu về ngoại tệ mạnh cho công ty Mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ là các hoạt động phát triển thêm các thị trường xuất khẩu mới mà còn là việc tăng thêm doanh thu, thêm thị phần ở những thị trường truyền thống” Thực chất của mở rộng thị trường là để tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất ra Tiêu thụ sản phẩm “là khái niệm chỉ các hoạt động có liên quan tới việc cung cấp sản. .. Các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp: 1.2.3.1 Xúc tiến xuất khẩu: Để mở rộng thị trường xuất khẩu thì trước hết doanh nghiệp phải tạo dựng một nền móng vững chắc cho hoạt động này Do vậy khi muốn mở rộng thị trường xuất khẩu doanh nghiệp cần tiến hành hoạt động xúc tiến xuất khẩu Có thể xúc tiến xuất khẩu là nội dung quan trọng hàng đầu của mở rộng thị trường xuất khẩu Theo cách... cứ vào cặp sản phẩm và thị trường để xác định mục tiêu kinh doanh hiện tại của mình tại thị trường mục tiêu là gì? Từ đó có những hoạt động nghiên cứu thị trường tập trung, hiệu quả nhằm đưa ra những chiến lược, giải pháp cụ thể cho từng thị trường Biểu hình 1.1: “Ma trận Ansoff” 1* Thị trường Sản phẩm mới Sản phẩm mới Sản phẩm hiện tại Thị trường mới Thị trường hiện tại Đa dạng hóa Mở rộng thị trường. .. thì: Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm các thị trường mới bên ngoài lãnh thổ quốc gia mà cần phải tăng thị phần của sản phẩm đó trong các thị trường quốc tế đã có sẵn” Dưới góc độ của nhà quản trị doanh nghiệp thì: Mở rộng thị trường xuất khẩu là tổng thể các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để có thể đưa ngày càng nhiều sản phẩm ra thị trường. .. khả năng xâm nhập thị trường: + Thị trường “khó tính” + Thị trường “dễ tính” - Căn cứ vào loại hình cạnh tranh trên thị trường: + Thị trường cạnh tranh hoàn hảo + Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo + Thị trường độc quyền 1.2.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu: 1.2.2.1 Sự thỏa mãn khách hàng của Peter Drucker và chuỗi giá trị của Michael Porter: Khái niệm về mở rộng thị trường xuất khẩu cũng được xem... vấn đề này là tránh tình trạng “bỏ tất cả chứng vào cùng một rỏ” do vậy doanh nghiệp nên tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm tăng số lượng thị trường, không nên tập trung vào một số ít thị trường vì như thế sẽ hạn chế được rủi ro khách quan do thị trường xuất khẩu gây ra + Các thị trường xuất khẩu truyền thống của doanh nghiệp đã trở nên bão hòa với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp... khách hàng đối với sản phẩm về đặc tính công dụng, hình thức… tương đối giống nhau trên các thị trường cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong công tác mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 1.3.2.2 Chất lượng và thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp: Chất lượng sản phẩm là yếu tố đóng vai trò quan trọng khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước phát triển... hiện nay Trên mỗi thị trường đều có các quy định các tiêu chuẩn được đặt ra cho sản phẩm nhập khẩu nên chất lượng sản phẩm sẽ quyết định sản phẩm đó có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hay không? Nếu sản phẩm đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt chất lượng thì mới tiến hành xuất khẩu và sau đó là mở rộng thị trường xuất khẩu Ngày nay có rất nhiều sự lựa chon cho người tiêu dùng đối với cùng một sản phẩm, điều này càng... luôn biến đổi đến một lúc nào đấy thị phần của doanh nghiệp đạt mức bão hòa nhưng những sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có “sức 18 sống” ở một thị trường mới Do vậy để giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm khi thị trường xuất khẩu đã bão hòa thì việc doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là một tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh quốc tế - Thứ hai: Mở rộng thị trường xuất khẩu . bản về mở rộng thị trường xuất khẩu của một doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm chè ở nước ta. Chương 3: Các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu chè. mình. Thực trạng về sản xuất chế biến và các giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chè nước ta . 1 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất. thức mở rộng thị trường xuất khẩu: Để mở rộng thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp có thể thực hiện theo hai phương thức sau: Mở rộng thị trường xuất khẩu theo chiều sâu và mở rộng thị trường xuất

Ngày đăng: 05/10/2014, 06:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan