kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương thpt

136 383 2
kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương thpt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THẾ CÔNG KẾT HỢP LỜI GIẢNG BÌNH CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM V¨n ch¬ng ë trêng thpt LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THẾ CÔNG KẾT HỢP LỜI GIẢNG BÌNH CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM V¨n ch¬ng ë trêng thpt Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học văn MÃ SỐ: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THẾ PHIỆT Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn PGS.TS TRẦN THẾ PHIỆT người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, làm luận văn. Xin cảm ơn quý lãnh đạo, quý thầy cô, các nhà khoa học của trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn theo đúng kế hoạch. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên cùng các em học sinh trường THPT Hồng Quang, trường THPT Hà Bắc và các trường khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cũng như sự ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp và gia đình trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Hy vọng được chia sẻ kinh nghiệm cùng với đồng nghiệp và những người quan tâm đến công việc dạy học văn trước xu thế hội nhập, phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Thái Nguyên, tháng 05 năm 2012 Tác giả Vũ Thế Công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Thế Công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP : Đại học sư phạm HS : Học sinh GV : Giáo viên THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên TS : Tiến sĩ GS : Giáo sư NXB : Nhà xuất bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục từ, cụm từ viết tắt Mục lục i PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 12 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢNG BÌNH TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 12 1.1. Cơ sở lí luận 12 1.1.1. Những cơ sở khẳng định sự cần thiết lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT. 12 1.1.2. Những ưu thế và hạn chế đối với lời giảng bình của giáo viên. 26 1.2. Thực trạng việc kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương. 27 1.2.1. Khảo sát tình hình vận dụng kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ dạy học tác phẩm văn chương 27 1.2.2. Đánh giá thực trạng việc vận dụng kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ dạy học tác phẩm văn chương 31 Tiểu kết chương 1 35 Chương 2. NHỮNG BIỆN PHÁP KẾT HỢP LỜI GIẢNG BÌNH CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG 36 2.1. Những nguyên tắc kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.1.1. Giảng bình phải được thực hiện dưới ánh sáng của lí thuyết dạy học văn hiện đại - Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương 36 2.1.2. Giảng bình phải được thực hiện từ hai phía: giáo viên và học sinh, được đặt dưới sự điều khiển, định hướng của giáo viên 38 2.1.3. Giảng bình chỉ được thực hiện khi cần thiết (đúng thời điểm, phù hợp với đối tượng văn bản và đối tượng tiếp nhận) 39 2.1.4. Giảng bình có thể thực hiện ở tất cả các khâu: trước, trong và sau giờ lên lớp. Ở các hình thức nói và viết với mục đích giúp học sinh bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình. 40 2.1.5. Giảng bình phải được đặt trong mối quan hệ với các phương pháp, biện pháp dạy học khác một cách hài hoà, tinh tế 41 2.2. Những biện pháp kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương 42 2.2.1. Chọn yếu tố then chốt để bình 42 2.2.2. Lời bình phải làm nổi bật cái hay của văn thơ 44 2.2.3. Giảng bình phải tính đến tầm đón nhận của học sinh 46 2.2.4. Lời bình phải hướng tới việc khơi gợi những liên tưởng tích cực, đưa học sinh nhập thân vào tác phẩm 48 2.2.5. Lời giảng bình có tác dụng nêu vấn đề, tạo những tình huống để học sinh suy nghĩ, tìm tòi, tranh luận, cắt nghĩa các vấn đề đặt ra trong tác phẩm 49 2.2.6. Tổ chức hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho giảng, bình trước giờ học tác phẩm văn chương. 50 2.2.7. Tổ chức hướng dẫn học sinh giảng bình trong giờ học tác phẩm văn chương 51 2.2.8. Tổ chức hướng dẫn học sinh giảng bình sau giờ học tác phẩm văn chương 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii 2.2.9. Giảng bình trong mối quan hệ với các phương pháp dạy học khác 60 Tiểu kết chương 2 62 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 63 3.1. Mục đích thực nghiệm 63 3.2. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm 63 3.3. Cách thức, phương pháp thực nghiệm 64 3.4. Quy trình tiến hành thực nghiệm. 64 3.5. Chọn giáo viên thực nghiệm 64 3.6. Tiến trình thực nghiệm 64 3.7. Kết quả thực nghiệm 92 3.8. Một số kết luận rút ra từ thực nghiệm 94 PHẦN KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương không chỉ là vấn đề thời sự - khoa học ở nước ta nhiều năm qua mà còn là mối bận tâm chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân sâu xa không chỉ xuất phát từ sứ mệnh lớn lao của môn Ngữ văn trong nhà trường hay từ sự cần thiết phải tăng cường “ chất nhân văn” cho con người trong thời đại công nghệ số mà còn bắt nguồn từ sự phong phú phức tạp của các khuynh hướng hiện đại hoá phương pháp dạy học văn. Bước vào đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng học sinh là bạn đọc sáng tạo, giảng bình lại trở trành vấn đề thời sự. Một số giáo viên đã phủ nhận giảng bình, hoặc hoài nghi, hoặc rụt rè trong việc sử dụng phương pháp này. Một số ý kiến có phần quyết liệt hơn, họ cho rằng: cần phải “khai tử” giảng bình, bởi lẽ sử dụng giảng bình là quay lại lối dạy học cũ: áp đặt, thuyết giảng, “mớm” kiến thức… và như thế là vi phạm nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học văn. Nhưng lại có ý kiến cho rằng: “giờ giảng văn dứt khoát phải có những đoạn diễn giảng làm rung động tâm hồn các em, làm các em say sưa thích thú”… Nhiều người cũng đặt lại vấn đề: nên quan niệm giảng bình là một phương pháp, hay chỉ nên gọi là một biện pháp, một hoạt động trong giờ học tác phẩm văn chương. Những ý kiến về vấn đề này cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Bấy nhiêu vấn đề đặt ra đã cho khó thấy khó khăn, lúng túng mà nhiều giáo viên đang gặp phải trong việc nhận thức, lựa chọn và vận dụng phương pháp giảng bình vào việc dạy học tác phẩm văn chương. Những câu hỏi đặt ra: Có nên dùng giảng bình trong dạy học văn hay không? Nếu dùng, thì ở mức độ nào? Làm thế nào để giờ học tác phẩm văn chương không trở nên khô khan, nặng nề, mất đi “bản chất nghệ thuật kì diệu” của nó? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Vì vậy, việc sử dụng giảng bình như thế nào cho có hiệu quả trong giờ học tác phẩm văn chương hiện nay là một vấn đề rất đáng quan tâm. Từ những lí do cơ bản trên đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn, nghiên cứu đề tài : “Kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông” để xác định lại cho đúng giảng bình cần thiết đến mức độ nào, có thể sử dụng như thế nào khi đi vào một tác phẩm cụ thể… với mong muốn góp phần giải quyết thực trạng nêu trên của dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Bình văn, thơ là một hoạt động tinh thần ra đời từ rất sớm trong đời sống xã hội và là một nhu cầu tất yếu làm phong phú đời sống văn học của dân tộc ta. Lịch sử giảng văn ở nước ta đã có trên 100 năm. Tuy nhiên, cho đến những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ XX khi đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới với công cuộc cải cách giáo dục thì giảng văn trong nhà trường và trong các quan điểm tiêu biểu chủ yếu vẫn chỉ là công việc của thầy. Cũng có ý kiến cho rằng đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức giờ giảng văn theo hướng phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh nhưng đó mới chỉ là một vài điểm sáng trong bức tranh chung in đậm vai trò người thầy. 2.1.1. Thời phong kiến, giảng văn là giảng Hán văn, lối giảng văn thời này là lối “bình văn”, “giảng sách” của các nhà Nho. “Bình văn” là phương pháp dạy cho trò thực hành các kiểu bài văn có tính mô phỏng, chế tác theo thể thức, quy cách của các thể loại văn bản Hán văn. Còn “giảng sách” là giảng dạy các bộ Tứ thư, Ngũ kinh- những sách kinh điển của Nho học, nhà trường Hán học. Theo giáo sư Đặng Thai Mai, nguyên tắc ngự trị trong cách dạy đạo lý văn chương thời kỳ này là nguyên tắc quyền uy. Lời nói, sách vở của thánh hiền, của nhà Nho ngày xưa được tôn trọng như là chân lý tuyệt đối. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... niệm giảng bình, khẳng định hiệu quả lâu bền của giảng bình trong đổi mới phương pháp dạy học văn ở nhà trường THPT hiện nay Trên cơ sở đề xuất kết hợp lời giảng bình của giáo viên và học sinh như thế nào trong giờ học tác phẩm văn chương để gia tăng hiệu quả giờ dạy học 4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4.1 Phạm vi Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kết hợp giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học. .. tiễn của giảng bình trong giờ dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông Chương 2: Những biện pháp thực hiện việc kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢNG BÌNH TRONG DẠY HỌC... tâm đến việc dạy văn, các giáo viên, sinh viên có thêm tư liệu làm cơ sở bổ sung cho những hiểu biết cần thiết về giảng bình trong dạy học tác phẩm văn chương và việc kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường THPT hiện nay 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận danh mục tham khảo, phụ lục; luận văn có kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở... thú của học sinh đối với giảng bình trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường THPT hiện nay để làm rõ những điểm sau: - Xem các em có hứng thú khi thực hiện phương pháp giảng bình trong giờ học tác phẩm văn chương? - Có biết cách giảng bình? - Khả năng vận dụng giảng bình trong giờ học tác phẩm văn chương của học sinh như thế nào? - Những khó khăn mà các em mà các em gặp phải? Nguyện vọng của. .. học tác phẩm văn chương 1.2.1 Khảo sát tình hình vận dụng kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ dạy học tác phẩm văn chương 1.2.1.1 Mục đích khảo sát: + Về phía giáo viên: Khảo sát để nắm được tình hình vận dụng phương pháp giảng bình trong giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường THPT hiện nay để làm rõ những điểm sau: - Xem giáo viên có hứng thú vận dụng phương pháp giảng, bình trong. .. TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Những cơ sở khẳng định sự cần thiết lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT Giảng, bình là hai thao tác có tính đặc thù của hoạt động dạy học văn Bởi lẽ không có một giờ văn nào thành công mà lại thiếu những lời giảng sát nghĩa và những lời bình hay Với giáo viên, để giảng được... pháp giảng bình không? Lý do? 2 Theo anh ( chị) phương pháp giảng bình có ảnh hưởng như thế nào đối với giờ dạy học tác phẩm văn chương? 3 Anh ( chị) thấy có cần thiết phải vận dụng kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ dạy học tác phẩm văn chương không? ( Nếu có) thì nên vận dụng như thế nào? 4 Trong quá trình vận dụng anh (chị), học sinh gặp phải những khó khăn gì? 5 Ý kiến của. .. phân tích theo mối quan hệ của chúng trong hệ thống bài văn Như vậy, hầu hết các quan điểm về dạy học văn đều tập trung vào giáo viên, phát huy vai trò, tiềm lực của giáo viên trong giờ dạy học TPVC Vấn đề phát huy vai trò cảm nhận của học sinh và lời bình của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương cũng đã bắt đầu đặt ra nhưng còn khá khiêm tốn Ngay từ năm 1950, trong Giảng văn Chinh phụ ngâm, GS... pháp giảng bình - Điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giờ học tác phẩm văn chương? Ngoài việc khảo sát thông qua những câu hỏi trên, chúng tôi còn tiến hành dự một số giờ dạy tác phẩm văn chương của giáo viên trên lớp, kết hợp với việc xem xét một số giáo án của giáo viên trực tiếp giảng dạy + Phần dành cho học sinh: Câu hỏi: 1 Quá trình học tập môn Ngữ Văn nói chung và giờ học tác phẩm văn. .. phương pháp này trong dạy học tác phẩm văn chương hiện nay 1.1.2 Những ưu thế và hạn chế đối với lời giảng bình của giáo viên 1.2.1.1 Ưu thế * Giúp nâng cao năng lực phát hiện, tiếp nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương * Góp phần bồi dưỡng, phát triển năng lực diễn đạt cho giáo viên và học sinh * Phát huy được bản sắc cá nhân của người bình * Tạo chất văn trong giờ học tác phẩm văn chương * Kích . giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương. 27 1.2.1. Khảo sát tình hình vận dụng kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ dạy học tác phẩm văn chương. dụng kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ dạy học tác phẩm văn chương 31 Tiểu kết chương 1 35 Chương 2. NHỮNG BIỆN PHÁP KẾT HỢP LỜI GIẢNG BÌNH CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH TRONG. tiễn của giảng bình trong giờ dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông. Chương 2: Những biện pháp thực hiện việc kết hợp lời giảng bình của giáo viên, học sinh trong giờ học tác phẩm

Ngày đăng: 05/10/2014, 02:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan