khôi phục và phát triển cây mận tam hoa ở huyện nghèo bắc hà tỉnh lào cai

28 1.2K 3
khôi phục và phát triển cây mận tam hoa ở huyện nghèo bắc hà tỉnh lào cai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường: ĐHKTQD Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Khoa: BĐS & Kinh tế Tài nguyên MỤC LỤC SVTH: Đặng Ngọc Châm Lớp: KTNN & PTNT 49 Trường: ĐHKTQD Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Khoa: BĐS & Kinh tế Tài nguyên LỜI MỞ ĐẦU Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, điều đó tạo điều kiện phát triển đa dạng các loại cây ăn quả. Mỗi một vùng, một địa phương có lợi thế phát triển một loại cây ăn quả đặc trưng của vùng đó như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà… Trong số đó không thể không kể tới cây mận Tam hoa huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Cây ăn quả nói chung và cây mận Tam hoa nói riêng là định hướng và mục tiêu quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá ở Bắc Hà. Giống mận Tam hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc, điều đặc biệt hơn là cây mận Tam hoa sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu của Bắc Hà. Trên cơ sở đó, năm 1978 trại rau quả Bắc Hà khảo nghiệm mở rộng diện tích 0,7 ha tại trại của huyện và một số hộ nông dân trên địa bàn, đồng thời từng bước xây dựng vườn giống diện tích 2,2 ha. Năm 1985 mận Tam hoa được đưa vào trồng, sản xuất đại trà ở vùng cao nguyên Bắc Hà và phát triển mạnh trên địa bàn huyện. Những năm 1993 - 1998 đã trở thành vùng mận lớn với diện tích từ 2.500 - 2.700 ha, sản lượng trung bình hàng năm đạt khoảng trên 10.000 tấn quả cung cấp cho thị trường. Mận Tam hoa đã trở nên nổi tiếng bởi năng suất và chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng, biết đến “ Mận Tam hoa Bắc Hà”. Cây mận Tam hoa đã thực sự trở thành cây đặc sản, cây chủ lực trong xoá đói giảm nghèo cho nhân dân các dân tộc trong huyện. Mận Tam hoa được trồng chủ yếu trong vườn các hộ gia đình, trang trại nhỏ là chính, thu nhập của người dân phụ truộc phần lớn vào cây mận và có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi cho cây mận Tam hoa phát triển, nhưng chất lượng của quả mận hiện nay đang dần mất đi do đa số cây mận đã trồng hơn 30 năm và người dân chỉ biết khai thác khai thác mà không chăm sóc, cải tạo, khôi phục nên cây mận dần bị mất đi ưư điểm vốn có của nó. Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây đối với cây mận Tam hoa việc đầu tư, chăm sóc không được chú trọng và thiếu kỹ thuật trong chăm sóc quản lý dẫn đến năng suất, chất lượng giảm đáng kể, quả nhỏ chất lượng kém làm mất đi sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Đồng thời cơ sơ vật chất dịch vụ kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất, công nghệ bảo quản chế biến sau khi thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm còn yếu, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí của người dân thấp và điều kiện kinh tế nghèo, khả năng tự đầu tư phát triển sản xuất của người dân là rất hạn chế. Do vậy để có sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp đứng được thị hiếu người tiêu dùng cần phải có sự tác động của con người bằng các biện pháp kỹ thuật như: đốn SVTH: Đặng Ngọc Châm Lớp: KTNN & PTNT 49 1 Trường: ĐHKTQD Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Khoa: BĐS & Kinh tế Tài nguyên tỉa, cải tạo thay thế, chăm sóc đúng kỹ thuật để bồi dưỡng cây, kéo dài thời gian cho thu hoạch sản phẩm. Nhận thức được thực trạng trên, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bắc Hà đến năm 2020 đã định hướng: “mận Tam hoa trong thời gian tới, không phát triển theo mở rộng diện tích mà tập trung tăng cường đầu tư chăm sóc cải tạo để phục hồi và nâng cao giá trị kinh tế của cây mận trên một đơn vị diện tích canh tác”. Trong bối cảnh trên, để thực hiện định hướng quy hoạch và để phục hồi cây mận vốn là biểu tượng của vùng cao nguyên trắng hiện đang bị lãng quên và rơi vào tình trạng thói hoá có nguy cơ bị mất giống lớn, tôi đề xuất dự án sau: “Khôi phục và phát triển cây mận Tam hoa ở huyện nghèo Bắc Hà tỉnh Lào Cai” là cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có giá trị to lớn góp phần bào tồn gen di truyền quý hiếm của cây mận Tam Hoa và một phần xoá đói giảm nghèo cho bà con vùng miền núi huyện Bắc Hà. SVTH: Đặng Ngọc Châm Lớp: KTNN & PTNT 49 2 Trường: ĐHKTQD Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Khoa: BĐS & Kinh tế Tài nguyên PHẦN II: NỘI DUNG DỰ ÁN I. MÔ TẢ DỰ ÁN 1. Mục tiêu dự án - Dự án nhằm xây dựng mô hình Khuyến nông về áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trồng, thâm canh và cải tạo cây ăn quả (mận Tam Hoa), giúp cho người dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào thực tế sản xuất phát triển cây ăn quả tại hộ gia đình. - Dự án thực hiện góp phần nâng cao năng suất, chất lượng vườn mận đang ngày một suy thoái xuống cấp do quá trình khai thác quả mà không được bồi dưỡng chăm sóc, đốn tỉa theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo cây cho thu nhập và mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài. - Đưa ra các giải pháp xây dựng thương hiệu, kết nối thị trường, giải quyết đầu ra ổn định cho nông dân nghèo. - Thông qua dự án để khẳng định hiệu quả của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, từ đó giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương. - Đến năm 2012, thực hiện mô hình khuyến nông cải tạo bằng trồng mới thay thế và đốn tỉa 452 ha. 2. Vai trò của dự án Triển khai dự án sẽ khôi phục diện tích mận khoảng 452 ha với chất lượng cao, kết nối sản xuất với thị trường tạo thị trường tiêu thụ ổn định, tăng thu nhập cho hộ nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể: - Khôi phục và tiếp tục phát triển cây mận Tam Hoa, cây mũi nhọn cây chủ lực trong việc xóa đói giảm nghèo của huyện. - Tạo thêm cho các hộ trồng mận Tam Hoa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất mận Tam Hoa hàng hóa và tiếp cận thị trường; Giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động. - Tăng giá trị trên một ha canh tác, góp phần đưa thu nhập chung toàn huyện ngày càng cao. Đưa tổng thu nhập từ cây mận đạt từ: 16 - 24 tỷ đồng đến năm 2012, bình quân 53 triệu/ha, góp phần giảm nghèo cho các hộ nông dân trong huyện. - Kết quả đạt được của dự án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, góp phần nâng cao độ phì đất, hạn chế thói hoá đất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường sinh thái. SVTH: Đặng Ngọc Châm Lớp: KTNN & PTNT 49 3 Trường: ĐHKTQD Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Khoa: BĐS & Kinh tế Tài nguyên 3. Mô tả sản phẩm * Mận tươi Mận là một trong những cây ăn quả hết sức thông dụng trong đời sống người Việt và được trồng ở triền núi thung sâu, nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ. Cây mận có hoa nở trắng như tuyết mang mùi hương thơm ngát, quả mận đủ mầu xanh, tím, đỏ có vị ngọt, chua Mận là cây có đủ vị đủ màu, vốn là một trong những loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ theo phong tục truyền thống của người Việt. Đặc biệt, theo y học dân gian, cây mận nói chung và quả mận nói riêng còn là những vị thuốc độc đáo. Mận có tên khoa học là Prunus salicina Lindl., dân gian còn gọi là lí tử, lí thực, gia khánh tử Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì quả mận nói chung và mận Tam hoa nói riêng là loại quả ngoài giá trị ăn uống còn là một vị thuốc tốt, rất giàu vitamin C và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như B1, B2, PP và C, canxi, sắt Ngoài giá trị ăn uống, quả mận còn là một vị thuốc tốt. Trong các sách thuốc cổ, quả mận có tên là "Lý tử", vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, giảm ho, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng được dựng để chữa nhiều bệnh, mứt mận có thể dựng chữa ho hoặc trong đĩa bánh kẹo ngày tết. Rượu mận có hương vị thơm ngon đặc biệt. Vì thế quả mận là một trong những loại hoa quả được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. * Mứt mận - Mứt mận làm từ mận tươi, đun với đường có vị ngọt dịu, hơi chua, - Mứt là một thứ không thể thiếu trong ngày tết của người Việt. Và làm rất đơn giản, bà con nơi đây có thể làm để bán cho khách du lịch và bán cho các thị trường trong nước 4. Đối tượng được hưởng lợi - Cộng đồng địa phương, trước hết là các hộ tham gia dự án sẽ là người hưởng lợi từ các hoạt động dự án, họ được nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật thông qua sự hỗ trợ đào tạo huấn luyện, nâng cao năng lực chăm sóc đốn tỉa cải tạo vườn trồng cây mận Tam Hoa, thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo. - Các ban ngành có liên quan của tỉnh Lào Cai, chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan của huyện, xã nơi dự án triển khai, có điều kiện thử nghiệm xây dựng mô hình trình diễn với các tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống, thâm canh, bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nhằm canh tác cây mận Tam Hoa SVTH: Đặng Ngọc Châm Lớp: KTNN & PTNT 49 4 Trường: ĐHKTQD Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Khoa: BĐS & Kinh tế Tài nguyên bền vững, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, góp phần phát triển kinh tế địa phương vàc cải thiện đời sống cộng đồng dân tộc. 5. Thời gian tiến hành dự án Từ năm 2010-2011 thực hiện dự án cải tạo mận Tam Hoa trên cơ sở diện tích mận Tam Hoa hiện có và không phát triển diện tích nữa. (Dự kiến duy trì diện tích mận Tam Hoa 452 ha trên địa bàn toàn huyện). Năm 2010 - 2011, xây dựng mô hình khuyến nông tập trung cải tạo bằng trồng mới thay thế và đốn tỉa chăm sóc là 15 ha. II. QUY MÔ VÀ ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI DỰ ÁN 1. Quy mô dự án Tôi cho rằng cần thiết phải triển khai dự án mở rộng mô hình khôi phục và phát triển mận Tam hoa. Bởi vì, trên thực tế, nhận thức được tiềm năng lợi thế trong phát triển cây ăn quả, trước hết là cây mận Tam hoa, huyện Bắc Hà đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, trong đó cây mận được coi là một trong các cây chủ lực và khôi phục và phát triển cây ăn quả nói chung, mận Tam hoa nói riêng là một trong các khâu đột phá trong phát triển kinh tế của Huyện. Hiện tại, Bắc Hà đã và đang triển khai dự án “Cải tạo mận Tam hoa Bắc Hà” hứa hẹn đạt kết quả tốt. Nhưng do nguồn lực hạn chế, dự án mới triển khai trong phạm vi hẹp 7 ha trồng mới thay thế và cải tạo, chăm sóc đốn tỉa 4,3 ha. Diện tích còn lại cần khôi phục rất lớn, cần đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện, nguồn kinh phí tài trợ của dự án là rất cần thiết và quan trọng. Đến năm 2012, thực hiện mô hình khuyến nông cải tạo bằng trồng mới thay thế và đốn tỉa 452 ha. Địa điểm triển khai dự án cụ thể như sau: Bảng1: Diện tích mận cần thay thế và cải tạo tại một số địa phương huyện Bắc Hà Đơn vị: Ha Nội dung Địa phương Tổng diên tích Diện tích trồng mới Diện tích đốn tỉa Thị trấn Bắc Hà 73,00 69,70 3,30 Xã Na Hối 120,47 51,60 16,70 Xã Tà Chải 103,25 170,5 51,20 Các xã khác 155,28 1,70 153,58 Nguồn: Phòng thống kê huyện Bắc Hà. SVTH: Đặng Ngọc Châm Lớp: KTNN & PTNT 49 5 Trường: ĐHKTQD Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Khoa: BĐS & Kinh tế Tài nguyên Đối với các diện tích ở vùng trồng tập trung. Tổng diên tích mận toàn vùng là 249,3 ha, trong đó cải tạo 238 ha, trồng lại 11,3 ha. Diện tích đó phân bố cụ thể ở các địa phương sau: - Diện tích mận Tam Hoa được khôi phục và trồng lại tại Thị trấn Bắc Hà: + Diện tích mận Tam Hoa hiện còn: 73 ha mận Tam hoa và mận hậu + Cải tạo: 69,7 ha + Diện tích cải tạo bằng trồng mới thay thế là 3,3 ha. - Diện tích mận Tam Hoa được khôi phục và trồng mới tại Xã Na Hối: + Diện tích mận Tam Hoa hiện còn: 120,47 ha mận địa phương và mận Tam hoa. + Nhu cầu cần cải tạo: 68,3 ha + Diện tích cải tạo bằng trồng mới là 4 ha. - Diện tích mận Tam Hoa được khôi phục và trồng mới tại Xã Tà Chải: + Diện tích mận Tam Hoa hiện còn: 103,25 ha mận Tam hoa. + Nhu cầu cần cải tạo: 100 ha + Diện tích cải tạo bằng trồng mới là 4 ha. Các diện tích phân tán ở các xã: Diện tích mận Tam Hoa khôi phục của các xã còn lại trong huyện là 155,28 ha, trong đó cải tạo trồng mới lại 1,7 ha. Tổng diện tích sẽ cải tạo, khôi phục và trồng mới thay thế là 452 ha. 2. Các hoạt động triển khai mở rộng dự án khôi phục và phát triển cây mận Tam hoa Để triển khai các hoạt động mở rộng dự án thí điểm ra toàn huyện Bắc Hà theo quy mô ở từng xã và thị trấn theo đề xuất trên, chúng tôi dự kiến cần triển khai các hoạt động cụ thể sau: Hoạt động 1: điều tra, khảo sát, nghiên cứu để có luận cứ cụ thể hơn cho các hoạt động khôi phục và phát triển cây mận về mặt kỹ thuật, về nâng cao nhận thức và các vấn đề kinh tế, xã hội đối với cây mận. Các hoạt động điều tra, nghiên cứu được đề xuất như sau: - Điều tra, khảo sát phục vụ xây dựng các chuyên đề với các nội dung cụ thể như sau: + Xây dựng đề cương điều tra, phiếu điều tra. + Điều tra rà soát diện tích mận Tam hoa hiện có ở các xã vùng trọng điểm mận. Tiến hành điều tra thống kê và điều tra theo phiếu có sự tham gia của nông hộ SVTH: Đặng Ngọc Châm Lớp: KTNN & PTNT 49 6 Trường: ĐHKTQD Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Khoa: BĐS & Kinh tế Tài nguyên + Điều tra có sự tham gia của cộng đồng và các bên có liên quan (chính quyền, ban ngành có liên cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, nhà máy, ngân hàng, cộng đồng) đều tham gia vào các điều tra của dự án. + Điều tra thực trạng sản xuất mận, nhà máy và chế biến tinh rượu mứt từ sản phẩm quả mận ) + Tổng hợp kết quả điều tra - Đánh giá thực trạng các vấn đề nghiên cứu theo các chuyên đề + Đánh giá mức độ thoái hóa của các gốc mận tại địa bàn điều tra. + Xác định lợi thế so sánh của mận Tam hoa so với các cây trồng cạn khác như: ngơ, lạc, lúa gieo khô của địa phương. + Đánh giá một số chỉ tiêu lý, hoá tính đất (độ phì đất) trước và sau trồng tại vùng dự án. + Rà soát các chính sách, quy hoạch có liên quan với canh tác mận Tam Hoa của địa phương, bao gồm các cơ quan: UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, UBND xã của một số huyện có diện tích cây mận Tam Hoa lớn, Nhà máy chế biến rượu từ mận. Kết quả sau hoạt động 1, các vấn đề về quy mô, các biện pháp kỹ thuật cần can thiệp, các chính sách về kinh tế, về thị trường có các cơ sở để xác định cụ thể và chi tiết. Hoạt động 2: Tổ chức các hội thảo, tham vấn các nhà khoa học, các nhà quản lý và các điển hình trồng mận trên địa bàn Huyện. + Tổ chức tham vấn cộng đồng và các bên có liên quan về kết quả điều tra thông qua các hội thảo + Tổ chức các hội thảo khoa học về các vấn đề có liên quan: (1) Kỹ thuật và giải pháp canh tác cây mận Tam hoa bền vững; (2) Các vấn đề có liên quan về kỹ thuật khôi phục cây mận Tam hoa, về quy hoạch diện tích trông mận nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Kết quả sau hoạt động 2, xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng mới và cải tạo, các chính sách tổ chức quản lý, các điều kiện triển khai dự án sẽ được xác định cụ thể. Hoạt động 3: Triển khai các vấn đề có tính kỹ thuật. Cụ thể: - Tập huấn, trình diễn kỹ thuật: SVTH: Đặng Ngọc Châm Lớp: KTNN & PTNT 49 7 Trường: ĐHKTQD Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Khoa: BĐS & Kinh tế Tài nguyên + Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật đốn tỉa chăm sóc (tập huấn kỹ thuật và xây dựng mô hình trình diễn tại cộng đồng) + Xác định địa điểm cụ thể và chọn hộ tham gia mô hình trình diễn. + Hỗ trợ kỹ thuật thông qua tổ chức các lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật tại hiện trường của chuyên gia kỹ thuật. + Chọn cơ cấu giống cây mận Tam hoa tốt nhất. + Bón phân cân đối và hợp lý bao gồm phân hoá học và phân sinh học, phân hữu cơ + Theo dõi định kỳ, hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng. Thu thập thông tin và số liệu trong quá trình triển khai các mô hình trình diễn ra của dự án. + Tổ chức hội nghị đầu bờ, tham quan rút kinh nghiệm tại cộng đồng + Hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ Hoạt động 3: Những hỗ trợ về tài chính. Cụ thể: - Hỗ trợ đốn tỉa, cải tạo vườn mận - Hỗ trợ trồng mới - Hỗ trợ vật tư, thiết bị: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị đốn tỉa… - Hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn Hoạt động 4: Xây dựng và quảng bá thương hiệu. Cụ thể: - Xây dựng các thông tin sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, đăng ký thương hiệu - Quảng bá giới thiệu sản phẩm mận Tam hoa qua các phương tiện truyền thông, tờ rơi… Hoạt động 5: Kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể: - Xây dựng chiến lược thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư việc sản xuất các loại mận khô, rượu mận từ quả mận Tam hoa. - Xây dựng chiến lược cho khâu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; kết hợp tiêu thụ với hoạt động du lịch. III. CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ÁP DỤNG Áp dụng các quy trình kỹ thuật mới tiên tiến nhất cho các biện pháp kỹ thuật và chăm sóc, đốn tỉa cải tạo, tạo cành, tỉa quả, phương thức chăm sóc mới đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, có như vậy mới cho năng suất cao SVTH: Đặng Ngọc Châm Lớp: KTNN & PTNT 49 8 Trường: ĐHKTQD Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Khoa: BĐS & Kinh tế Tài nguyên nhất đảm bảo cho người trồng mận có thu nhập ổn định. Dự án cải tạo mận Tam hoa bằng 2 phương thức: Đốn tỉa chăm sóc và trồng mới thay thế. + Thực hiện cải tạo bằng đốn tỉa chăm sóc ở những diện tích mận có độ tuổi từ 8 – 15 năm. + Thực hiện cải tạo bằng trồng mới thay thế ỏ những diện tích mận có độ tuổi trên 15 năm. Trong 3 năm thực hiện dự án cải tạo mận theo 2 phương thức trên chỉ áp dụng đối với diện tích mận vườn, có điều kiện thuận lợi trong quá trình chăm sóc và thu hoạch sản phẩm, giá trị thu nhập cao hơn. Còn diện tích mận đồi nên phá bỏ chuyển sang trồng các loại cây khác thay thế như trồng cây lâm nghiệp, cây lương thực… Để thực hiện dự án cải tạo mận Tam hoa Bắc Hà từ năm 2008 – 2020 đạt kết quả tốt, các hộ nông dân tham gia dự án và cơ sở xã cần tuân thủ và thực hiện đầy đủ, theo đúng quy mô kỹ thuật sau: 1. Kỹ thuật đốn tỉa chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh (áp dụng cho cây từ 8 – 15 tuổi): Đốn tỉa tạo tán nhằm điều chỉnh sinh trưởng của cây, tạo độ thông thoáng đủ ánh sáng, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, điều khiển số lượng hoa quả theo mong muốn nhằm nâng cao chất lượng quả mận và nâng cao giá trị kinh tế. * Đốn duy trì (Đối với cây đã cho thu hoạch): + Đốn duy trì đối với cây thông thống, giữ thân tán ổn định, duy trì vùng tán cây có năng suất cao. + Phương pháp đốn: Chủ yếu đốn tỉa các cành sâu bệnh, cành vượt mọc thẳng, cành khô, cành gẫy, cành vượt từ gốc, cành tăm, cành cho quả chất lượng thấp. Đốn hàng năm để duy trì chất lượng, mẫu mã, màu sắc quả. + Thời gian đốn tỉa: Gồm 2 thời điểm: - Đốn sau thu hoạch (tháng 7 – 8): Cắt bỏ hết cành sâu bệnh, cành gẫy, cành tăm, cành vượt mọc thẳng… - Đốn duy trì ( tháng 11 – 12): Đốn để duy trì độ khung tán, đốn khi cây ngừng sinh trưởng, khi cây mận rụng hết lá (cuối mùa thu và đầu mùa đông). SVTH: Đặng Ngọc Châm Lớp: KTNN & PTNT 49 9 [...]... giảm nghèo và nâng cao mức sống Thứ 1: Cây mận Tam Hoa là cây xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 19752005: Trong hơn 30 năm qua cây mận Tam Hoa đã là cây mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân Bắc Hà, và được coi là cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho người dân nơi đây Thập niên 80, 90 của thế kỷ trước nhiều ngôi nhà tầng của bà con dân tộc Tày, Năng, Mông… mọc lên đều nhờ cây mận Tam Hoa Năm 1985 cây. .. Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lào Cai đã đứng ra mời các cơ quan hữu quan: Các Cục, Vụ, Viện, nhà trường thuộc Bộ NNPTNT; Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch, trường đại học Nông nghiệp I, Tổng Công ty rau quả và một số Sở, Ban ngành liên quan của tỉnh, đại diện huyện Bắc Hà họp bàn những giải pháp nhằm phát triển và tìm đầu ra cho cây mận Tam Hoa Vì vậy có thể khẳng định mận Tam Hoa – Bắc. .. tiểu, tiêu thũng được dựng để chữa nhiều bệnh Rượu mận có hương vị thơm ngon đặc biệt.Vì thế quả mận là một trong những loại hoa quả được nhiều nước trên thế giới ưu chuộng Thứ 5: Cây mận Tam Hoa được sự quan tâm của UBND huyện Bắc Hà Huyện Bắc Hà trong những năm qua đó có một số cơ chế nhằm thúc đẩy phát triển cây mận Tam Hoa, nhưng diện tích mận Tam Hoa vẫn giảm mạnh từ năm 2004 đến năm 2009 đây là... Cần phải có giải pháp để khôi phục mận Tam Hoa để mận Tam Hoa trở thành cây trồng chủ đạo để phát triển hộ gia đình 2 Quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án Rủi ro Chính quyền và các ban ngành có liên quan của địa phương không chấp thuận cải tạo khôi phục Khả năng xảy ra Thấp Tác động Quản trị rủi ro Trung Bình Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của cây mận Tam Hoa trong thời gian qua... các hộ nông dân không tập trung vào đốn tỉa tạo tán, tỉa quả, để cành lá mọc quá nhiều tạo ra sản phẩm có chất lượng quả thấp, quả nhỏ, mẫu mã xấu không cạnh tranh được trên thị trường gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, việc cải tạo cây mận là vấn đề cấp thiết, tơi xin được đề xuất dự án Khôi phục và phát triển cây mận Tam hoa ở huyện nghèo Bắc Hà tỉnh Lào Cai Đây là một dự án mang cả... cây mận Tam Hoa Năm 1985 cây mận Tam Hoa phát triển mạnh mẽ, có năm giá bán tại vườn từ 5.000 -7.000đ/kg, còn ở các thị xã, thành phố giá mận lên tới 15.000-20.000đ/kg Mận Tam Hoa được trồng trên các sườn núi, thung sâu, nhiều diện tích ruộng cũng được trồng mận Không một gia đình nào ở Bắc Hà là không trồng mận, nhiều thì vài trăm gốc, ít cũng vài ba gốc Màu xanh của mận lan nhanh khắp các triền núi... khách du lịch khi đến Lào Cai Ở miền Nam, như một món ngon vật lạ của địa đầu Tổ quốc, mận Tam Hoa chỉ xuất hiện ở những tỉnh, thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với cái tên rất xa nguồn gốc: Mận Hà Nội Trên thị trường thế giới mận Tam Hoa hoàn toàn chưa được quảng bá cũng như được xuất khẩu quả tươi và quả khô cũng như các loại mứt, rượu vang Vì vậy có thể nói mận Tam Hoa chưa thực sự đến... ĐHKTQD Khoa: BĐS & Kinh tế Tài nguyên Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn NPV= -C0+∑Ci/(1+r)i Tính được NPV= 25.032 > 0 Do vậy dự án đảm bảo khả năng sinh lời, nên đầu tư vào dự án.(Mặc dù chưa tính thu hoạch mận năm 2008,2009,2010 ) PHẦN III: HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN I HIỆU QUẢ CỦA VIỆC KHÔI PHỤC 1 Đánh giá hiệu quả Khôi phục và tiếp tục phát triển cây mận Tam hoa – cây mũi nhọn, cây chủ... Tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng để bón - Đối với vườn mận từ 8 – 15 tuổi: (Mỗi năm bón 3 lần) Lần 1: Bón vào tháng 11: Lượng bón + Phân chuồng: Từ 20 – 30 kg /cây + Phân lân: 1,5kg /cây + Đạm urê: 0,7kg /cây + Vôi bột: 1,5kg /cây (vừa bón vừa quét thân cây) + Ka li: 0,5kg /cây Lần 2: Bón vào tháng 2 – 3: Lượng phân bón: + Đạm urê: 0,6kg /cây + Ka li: Từ 1kg /cây + Vôi bột: 0,5kg /cây Lần 3: Bón vào tháng... trường các tỉnh là 4.000 – 5.000 đồng/kg Cây mận Tam Hoa tạo cho người dân Bắc Hà nguồn thu nhập khá cao, mỗi hécta đạt bình quân 40 đến 50 triệu đồng/năm Những hộ trung bình cũng thu 20 đến 30 triệu đồng/năm Nhiều hộ xây được nhà cao tầng, mua ôtô, máy xay xát, xe máy, ti vi màu - Năm 2005, thu nhập từ nậm Tam Hoa là 12 tỷ đồng, năm 2007 thu nhập từ nậm Tam Hoa là 10 tỷ đồng Thứ 2: Cây mận Tam Hoa tiếp . Thanh Hà Trong số đó không thể không kể tới cây mận Tam hoa huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Cây ăn quả nói chung và cây mận Tam hoa nói riêng là định hướng và mục tiêu quan trọng để phát triển. trường. Mận Tam hoa đã trở nên nổi tiếng bởi năng suất và chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng, biết đến “ Mận Tam hoa Bắc Hà . Cây mận Tam hoa đã thực sự trở thành cây đặc sản, cây chủ. đang bị lãng quên và rơi vào tình trạng thói hoá có nguy cơ bị mất giống lớn, tôi đề xuất dự án sau: Khôi phục và phát triển cây mận Tam hoa ở huyện nghèo Bắc Hà tỉnh Lào Cai là cấp thiết,

Ngày đăng: 05/10/2014, 00:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan