tóm tắt luận án hoạt động của mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh bắc ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay

29 1.2K 1
tóm tắt luận án  hoạt động của mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh bắc ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 30 ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Bộ Chính trị BCHTU khoá VIII về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực đổi mới tổ chức và hoạt động, góp phần tích cực vào xây dựng hệ thống chính trị, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, so với yêu cầu của xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở vẫn còn hình thức và nặng về hành chính, chưa sát dân. Vì vậy, đề tài luận án “Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay” góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn; đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. Luận án gồm phần mở đầu, phần tổng quan, ba chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là động lực to lớn, có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạng, dân chủ, công bằng, văn minh. Là người đã có gần 20 năm học tập, công tác tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu sinh có điều kiện nhìn nhận rõ hơn những ưu điểm, hạn chế, những vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra về thực hiện dân chủ và hoạt động của MTTQ trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đề tài luận án: Hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được thực hiện trên cơ sở kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tế hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là mảnh đất địa linh nhân kiệt. Trong những năm qua, MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh đã phát huy tốt vai trò của 1 mình trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nhờ đó đã góp phần xây dựng được không khí dân chủ, cởi mở trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở cơ sở. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ mới giữa các giai tầng trong xã hội ở xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm được đưa vào cuộc sống, khối đại đoàn kết toàn dân và mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân ở địa phương chưa thật bền chặt và đang đứng trước những khó khăn mới. Việc thực hiện nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên của MTTQ có lúc mang tính hình thức. Sự phối hợp hoạt động giữa MTTQ xã, phường, thị trấn với chính quyền còn mang tính “hành chính hoá”. Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng với MTTQ xã, phường thị trấn vẫn còn những biểu hiện lệch lạc. Nhiều nơi cấp uỷ, tổ chức đảng cơ sở còn có biểu hiện áp đặt một chiều, chưa thật sự tôn trọng tính tự chủ, hoạt động tích cực, sáng tạo của MTTQ. Ngược lại có nơi còn có biểu hiện coi nhẹ sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về các giá trị dân chủ XHCN còn có những biểu hiện lệch chuẩn. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ MTTQ xã, phường, thị trấn chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực của cán bộ Mặt trận chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chính vì vậy nghiên cứu “ Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận về dân chủ ở cơ sở và thực tiễn hoạt động của MTTQ trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh vững mạnh, tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 2 * Đối tượng nghiên cứu của luận án: Hoạt động của MTTQ xã phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở . * Phạm vi nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu hoạt động của MTTQ trong thực hiện dân chủ ở 126 xã, phường, thị trấn, 105 khu dân cư trong tỉnh Bắc Ninh từ ngày tái lập tỉnh đến nay. Các số liệu, tư liệu phục vụ cho nghiên cứu từ 1998 đến nay. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án * Đóng góp mới của luận án: Luận giải khoa học và nêu ra quan niệm về hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Khái quát những kinh nghiệm bước đầu hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đề xuất những nội dung, biện pháp cơ bản tiếp tục tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. * Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án: Góp phần làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm của Đảng ta về nền dân chủ XHCN, về thực hiện dân chủ ở cơ sở và hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; cung cấp luận cứ khoa học giúp cấp uỷ xã, phường, thị trấn lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của MTTQ trong thực hiện dân chủ ở cơ sở xã phường hiện nay. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến luận án Ở Trung Quốc có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và quản lý, được dịch ra tiếng Việt, xung quanh vấn đề xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN và thực hiện dân chủ ở nông thôn Trung Quốc. Các công trình của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và 3 của Phòng Thông tin khoa học - Công nghệ - Môi trường, Học viện Chính trị đã nghiên cứu, khái quát những vấn đề lý luận về CNXH của Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (10-2007)…. Có thể thấy, những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xây dựng nền dân chủ XHCN, về dân chủ trong Đảng và dân chủ cơ sở ở Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với quan điểm của Đảng ta về dân chủ và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. Đó là các vấn đề về xây dựng Nhà nước pháp quyền, Đảng Cộng sản cầm quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng nền dân chủ XHCN. Riêng đối với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc vào xây dựng và thực hiện dân chủ, ở Trung Quốc là tổ chức Chính Hiệp, ở Việt Nam là MTTQ. Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ở Trung Quốc là mô hình tự quản, ở Việt Nam là Quy chế dân chủ. Đó là những tài liệu tham khảo có giá trị, để tác giả luận án nghiên cứu vấn đề về dân chủ ở cơ sở. Cuốn sách Dân chủ của đồng chí Gióc-giơ Mác-se Tổng bí thư Đảng Cộng sản Pháp, do Nhà xuất bản Sự thật dịch và xuất bản năm 1992. Tác giả cho rằng CNTB, dân chủ tư sản không phải là một giải pháp. Về đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Pháp tác giả chỉ rõ: Một từ nói lên đặc điểm của tất cả các chính sách của Đảng Cộng sản là dân chủ. Đó là mục đích mà Đảng theo đuổi và là phương tiện hoạt động của Đảng. Đó cũng là bí quyết hoạt động của Đảng Cộng sản. Theo tác giả, dân chủ là sức mạnh của nhân dân. Nghiên cứu về mô hình thực hiện dân chủ ở một số nước phương Tây, có bài của Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Đường: Tổ chức quyền lực Nhà nước, mối quan hệ giữa các đảng phái chính trị và cơ quan nhà nước ở các nước tư bản, trong sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay. Từ nghiên cứu, tổ chức quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các đảng phái chính trị và cơ quan nhà nước ở các nước tư bản và sự vận hành của thể chế dân chủ ở một số nước phương Tây, tác giả cho rằng có một số nội dung có thể vận dụng và thực hiện ở những mức độ khác nhau như: Hiến pháp và các đạo luật là phương tiện cơ bản để tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và các đảng phái chính trị. Nhưng theo tác giả, đấy mới chỉ là bề nổi, chưa có điều kiện nghiên cứu các mặt trái, những bất cập, những mâu thuẫn, chưa làm được trong tổ chức quyền lực ở các nước tư bản phương Tây. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến luận án 4 1.2.1. Một số công trình khoa học nghiên cứu về dân chủ, thực hiện dân chủ ở cơ sở ở nước ta từ 1998 đến nay Bàn về dân chủ XHCN, về phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của hệ thống chính trị trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân ở nước ta hiện nay, có thể kể đến các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả: Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Trọng Chuẩn, Huỳnh Đảm, Dương Xuân Ngọc, Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Tiến Phồn, Nguyễn Thế Phấn, Phạm Ngọc Quang, Đặng Hữu Toàn; Giáo sư, tiến sĩ Phạm Ngọc Quang. Luận án Tiến sĩ của Phạm Văn Bính: Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, do Phó giáo sư, Tiến sĩ Dương Xuân Ngọc chủ biên. Trong mục bàn về dân chủ hoá đời sống chính trị, các tác giả đã đề cập sâu đến vấn đề xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng hệ thống luật pháp; cơ chế quản lý xã hội; tăng cường thực hiện rộng rãi và có hiệu quả các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện; bảo đảm cho các tổ chức, đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp được củng cố, phát triển phù hợp với pháp luật, được chủ động và phát huy sáng kiến, sáng tạo trong thực tiễn, trong các sinh hoạt chính trị. Tuy đã đặt vấn đề phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong thực hiện dân chủ, nhưng các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu, chỉ ra nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam trong quá trình dân chủ hoá. Năm 2004, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản giáo trình Xây dựng Đảng. Trong giáo trình này có chủ đề công tác mặt trận. Chủ đề đã phân tích quá trình ra đời và phát triển của MTTQ qua các thời kỳ cách mạng. Khái quát và phân tích tương đối sâu sắc quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác mặt trận của Đảng; khái quát tình hình thực hiện công tác mặt trận của Đảng những năm đất nước đổi mới; phân tích làm rõ tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên chuyên đề chỉ đề cập những vấn đề mang tính chung nhất mà chưa làm rõ tính đặc thù về tổ chức và hoạt động của MTTQ ở cơ sở, cũng như hoạt động của nó trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. 5 Năm 2009, Uỷ Ban Trung ương MTTQ có cuốn sách: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác Mặt trận” do Vũ Trọng Kim chủ biên. Cuốn sách đã phân tích và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề đại đoàn kết dân tộc; phân tích làm rõ vai trò to lớn của MTTQ Việt Nam trong xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam, cuốn sách chỉ rõ, là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí nguyện vọng của, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là nhiệm vụ cơ bản xuyên suốt của MTTQ Việt Nam. Nguyễn Văn Pha: “Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch vững mạnh”. Nguyễn Lam, trong bài, “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc”. Các tác giả khẳng định, giám sát và phản biện xã hội là một chức năng quan trọng của Mặt trận. Hoạt động của MTTQ gắn liền với nhiệm vụ chính trị từng giai đoạn cách mạng, gắn với quá trình đổi mới đất nước. Nguyễn Văn Vĩnh: “Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách và lực lượng cộng tác viên của hệ thống tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới”. Trên cơ sở xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, Uỷ ban MTTQ các cấp phải kết hợp xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách với xây dựng đội ngũ cộng tác viên không chuyên trách là những chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực liên quan đến công tác Mặt trận. Xây dựng bộ máy cơ quan chuyên trách hợp lý khoa học, biên chế gọn nhẹ, coi trọng chất lượng. Tiến sĩ Phan Xuân Sơn, “Các Đoàn thể nhân dân với việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở hiện nay”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền Oanh với cuốn “Vai trò của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay” đã thống nhất khẳng định: MTTQ và các đoàn thể quần chúng - phương thức quan trọng nhất để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Những năm gần đây cũng có một số công trình nghiên cứu, đề tài luận văn trong quân đội nghiên cứu về hệ thống chính trị với việc thực hiện dân chủ. Tổng cục Chính trị (2008): Xây dựng nền tảng chính trị - xã hội của lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới. Công trình đã chỉ rõ, trong hệ thống chính trị Việt 6 Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức xã hội rộng lớn nhất, vừa có tính liên hiệp rộng rãi, vừa có tình quần chúng sâu sắc. Từ thực tiễn lịch sử tổ chức và hoạt động của MTTQ trong chiến tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và trong sự nghiệp đổi mới đất nước công trình khẳng định: MTTQ Việt Nam thực sự là một tổ chức tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, nơi thể hiện ý chí và nguyên vọng của nhân dân. Công trình cũng chỉ ra một số mặt bất cập trong tổ chức và hoạt động của MTTQ ở cơ sở. Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, công trình cho rằng, vấn đề thường xuyên, trọng yếu hàng đầu của MTTQ Việt Nam hiện nay là thực hiện tốt liên minh công - nông - trí và các tầng lớp nhân dân lao động, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ, những người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm mục tiêu chung là thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Từ tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả luận án trân trọng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan để từ đó làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. Tuy nhiên, do mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của các công trình khác nhau mà vấn đề hoạt động của MTTQ trong thực hiện dân chủ của các công trình cũng chỉ đề cập ở các phương diện khác nhau. Đây là vấn đề đặt ra để tác giả nghiên cứu giải quyết trong đề tài luận án, thể hiện ở những vấn đề sau: Một là, luận án nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. Hai là, luận án nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. Ba là, luận án đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 7 Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; đề xuất những giải pháp tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. 4. Nội dung nghiên cứu của luận án - Dân chủ ở cơ sở và hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. - Thực trạng và kinh nghiệm hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở . - Yêu cầu và những giải pháp tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng: phương pháp lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, hệ thống cấu trúc, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; khảo sát thực tế, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia để luận giải nội dung của luận án. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ , PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH BẮC NINH TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 1.1. Tỉnh Bắc Ninh và Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh 1.1.1. Một số nét về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh là tỉnh đước tái thành lập năm 1997, dân số khoảng hơn 1 triệu người, gồm có 6 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố, với 126 xã, phường, thị trấn. Bắc Ninh có vị trí hết sức thuận lợi nằm cạnh các trung tâm kinh tế, chính trị lớn như Hà Nội, Hải phòng, và cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Bắc Ninh là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, là tỉnh có bề dày truyền thống về lịch sử văn hóa. Từ khi được tái thành lập (01/01/1997) đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã có sự phát triển toàn diện, có tốc độ phát triển mạnh về đô thị hoá nông thôn với các khu công nghiệp lớn và các ngành, nghề cũng phát triển hết sức đa dạng, đồng thời là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ. Cùng với những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của vùng Kinh Bắc, Bắc Ninh cũng là nơi còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu từ cách nghĩ, cách làm đến các thói quen trong sinh hoạt văn hoá chưa theo kịp sự phát triển của xã hội. Nếp nghĩ, thói quen “lệ làng mạnh hơn phép nước”, cách suy nghĩ gia trưởng độc đoán còn nặng nề làm ảnh hưởng tới việc thực hiện dân chủ. Lao động qua đào tạo nghề còn thấp, lao động thiếu việc làm còn cao, nhất là ở những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hệ thống thiết chế văn hoá ở cơ sở còn thiếu và sử dụng kém hiệu quả. Trình độ dân trí và phẩm chất, phong cách công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, MTTQ xã, phường, thị trấn còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu nhiệm vụ. 1.1.2. Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh * Quan niệm, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh. Căn cứ vào các quan điểm của Đảng, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, luận án đưa ra quan niệm: Mặt 9 trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh là một bộ phận của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn, cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân địa phương do tổ chức đảng ở cơ sở lãnh đạo; tổ chức đại diện cho quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên ở cơ sở, nhằm xây dựng địa phương phát triển về kinh tế - xã hội, vững mạnh về quốc phòng - an ninh. Chức năng của MTTQ xã, phường, thị trấn: 1) Tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, chăm lo bảo vệ lợi ích thiết thực và chính đáng của nhân dân. 2) Giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho nhân dân. 3) Tổ chức động viên nhân dân tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật, tham gia quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền và giám sát hoạt động của chính quyền. Những chức năng của MTTQ xã, phường, thị trấn đã phản ánh đầy đủ tính chất, mục đích, tôn chỉ của MTTQ Việt Nam. Nhiệm vụ của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh: 1) Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong nhân dân. 2) Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật. 3) Giám sát hoạt động của chính quyền, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp. 4) Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Cùng chính quyền cơ sở chăm lo, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Ngoài ra UBMTTQ xã, phường, thị trấn còn có nhiệm vụ, quyền hạn: Ra quyết định thành lập Ban công tác Mặt trận, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban MTTQ do Ban Thường trực trình. Bộ máy tổ chức của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh: Mỗi xã, phường, thị trấn có Uỷ ban MTTQ bao gồm người đại diện cấp uỷ đảng và người đứng đầu các tổ chức thành viên cùng cấp. Các trưởng Ban công tác mặt trận khu dân cư. Một số cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, 10 [...]... Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH BẮC NINH TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 2.1 Thực trạng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở 2.1.1 Ưu điểm Một là, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn đã nỗ lực đổi mới về tổ chức và hoạt động, vai trò, vị trí của MTTQ trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được... DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HIỆN NAY 3.1 Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay 3.1.1 Những yếu tố tác động tới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Một là, tác động của tình hình thế giới, khu vực đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường,. .. phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Hai là, tình hình kinh tế, xã hội đất nước tác động đến hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Ba là, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh tác động đến hoạt động của MTTQ xã phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ ở cơ sở 3.1.2 Yêu cầu tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị. .. dân chủ ở sở và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Hai là, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn từng tổ chức, lực lượng và tăng cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở 3.2.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận đáp ứng yêu cầu tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh. .. vào thực 25 hiện dân chủ ở cơ sở Thứ năm, đổi mới phong cách và lề lối làm việc của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở 3.2.4 Hoàn thiện cơ chế hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Một là, tăng cường hiệu lực của cơ chế lãnh đạo, quản lý đối với hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân. .. hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Kết luận chương 2 Trong những năm qua, hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở đã từng bước đi vào đời sống xã hội ở địa phương đạt được kết quả quan trọng Hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở đã có tác động tích cực đến mở rộng dân chủ. .. thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay Thứ nhất, tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở phải quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt các quan điểm, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật, chính sách của Nhà nước về xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở Thứ hai, tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường,. .. xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay 3.2.1 Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng về dân chủ ở cơ sở, thực hiện dân chủ ở cơ sở và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Giải pháp gồm các biện pháp sau đây: Một là, thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận thức của các chủ. .. hội, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh Chủ thể thực hiện dân chủ ở cơ sở: Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình với tư cách mọi 13 quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Chủ thể lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở là đảng uỷ xã, phường, thị trấn. Chính quyền xã, phường, thị trấn trực tiếp tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn. .. chủ ở cấp xã 1.2.2 Những vấn đề cơ bản về hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Từ quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án quan niệm: Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở là tổng thể nội dung, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia vào xây dựng và thực hiện dân . công dân của mình. 1.2. Dân chủ ở cơ sở và hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện 11 dân chủ ở cơ sở 1.2.1. Dân chủ ở cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở * Dân chủ. TRẬN TỔ QUỐC XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN TỈNH BẮC NINH TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 2.1. Thực trạng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. các hoạt động thực hiện dân chủ ở cơ sở * Đặc điểm hoạt động của Mặt Trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Một là, nội dung hoạt động của MTTQ xã, phường,

Ngày đăng: 04/10/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan