Nghiên cứu nhân giống vô tính in vitro giống lan Dendrobium Sena Red

60 809 2
Nghiên cứu nhân giống vô tính in vitro giống lan Dendrobium Sena Red

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦUHoa lan là một trong những giống hoa rất được yêu thích không chỉ về màu sắc, kiểu dáng mà còn mang một nét đẹp rất sang trọng và trang nhã. Chính vì vậy hiện nay rất nhiều hộ gia đình đang có thú chơi hoa lan. Nguyên nhân của trào lưu trên là do cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu tạo góc vườn nhỏ, mang màu xanh cây lá thiên nhiên vào trong nhà của những người dân ngày càng cao. Với ưu điểm ít chiếm diện tích, không quá khó trồng, cho hoa đẹp lại lâu tàn nên việc chọn, trồng và tạo một vườn lan nhỏ trong khuôn viên nhà là sự lựa chọn của nhiều người.Bên cạnh đó, hoa lan là sản phẩm cây trồng có giá trị kinh tế cao, ngày càng có nhiều cơ sở kinh doanh hoa lan mọc lên, kinh doanh nhiều chủng loại. Nhưng làm sao để có số lượng lớn cây giống, đồng đều, chất lượng cao là một vấn đề khó 16. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học, ngành vi nhân giống cây đặc biệt trên đối tượng cây hoa lan từng bước phát triển, nhiều đơn vị nhà nước cũng như tư nhân đã mạnh dạn đầu tư để sản xuất cây giống phục vụ cho nông dân. Tuy nhiên qui mô cũng như những hạn chế về đội ngũ kỹ thuật cũng như kiến thức về lĩnh vực này có hạn về trang bị kỹ thuật hiện đại, vì thế cây giống có chất lượng thấp không đồng đều, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hầu hết các giống hoa lan phải nhập giống từ Thái Lan.Hiện nay, việc nghiên cứu và nhân giống hoa lan đã được tiến hành ở nhiều nơi, nhưng hầu hết đều chưa có thành tựu nào đột biến để ngành nhân giống hoa lan phát triển đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Những thành công hiện nay thường là nhân giống với quy mô sản xuất nhỏ. Trong đó kỹ thuật nhân giống hoa lan phổ biến hiện nay là nhân giống trên môi trường thạch. Ngoài ra, hiện nay trên thế giới nhiều nước có ngành công nghệ sinh học phát triển đã ứng dụng các công nghệ cao để nhân nhanh giống cây trồng như: hệ thống fermenter, bioreactor, quang tự dưỡng,… Ở nước ta các công nghệ này mới chỉ thực hiện ở phòng thí nghiệm của một số trường Đại Học, Viện Nghiên cứu hoặc trung tâm công nghệ sinh học trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên việc nghiên cứu xác định môi trường thích hợp cho từng cây trồng nhân bằng các hệ thống này còn rất hiếm. Để từng bước áp dụng công nghệ mới trong sản xuất cây lan giống ở nước ta, đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây giống theo quy mô công nghiệp, góp phần khắc phục sự thiếu hụt cây giống trong sản xuất hiện nay. Chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu nhân giống vô tính in vitro giống lan Dendrobium Sena Red’’ nhằm tìm ra môi trường thích hợp nhân giống lan Dendrobium Sena Red.

Đồ Án Tốt Nghiệp - 1 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu MỞ ĐẦU Hoa lan là một trong những giống hoa rất được yêu thích không chỉ về màu sắc, kiểu dáng mà còn mang một nét đẹp rất sang trọng và trang nhã. Chính vì vậy hiện nay rất nhiều hộ gia đình đang có thú chơi hoa lan. Nguyên nhân của trào lưu trên là do cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu tạo góc vườn nhỏ, mang màu xanh cây lá thiên nhiên vào trong nhà của những người dân ngày càng cao. Với ưu điểm ít chiếm diện tích, không quá khó trồng, cho hoa đẹp lại lâu tàn nên việc chọn, trồng và tạo một vườn lan nhỏ trong khuôn viên nhà là sự lựa chọn của nhiều người. Bên cạnh đó, hoa lan là sản phẩm cây trồng có giá trị kinh tế cao, ngày càng có nhiều cơ sở kinh doanh hoa lan mọc lên, kinh doanh nhiều chủng loại. Nhưng làm sao để có số lượng lớn cây giống, đồng đều, chất lượng cao là một vấn đề khó [16]. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học, ngành vi nhân giống cây đặc biệt trên đối tượng cây hoa lan từng bước phát triển, nhiều đơn vị nhà nước cũng như tư nhân đã mạnh dạn đầu tư để sản xuất cây giống phục vụ cho nông dân. Tuy nhiên qui mô cũng như những hạn chế về đội ngũ kỹ thuật cũng như kiến thức về lĩnh vực này có hạn về trang bị kỹ thuật hiện đại, vì thế cây giống có chất lượng thấp không đồng đều, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hầu hết các giống hoa lan phải nhập giống từ Thái Lan. Hiện nay, việc nghiên cứu và nhân giống hoa lan đã được tiến hành ở nhiều nơi, nhưng hầu hết đều chưa có thành tựu nào đột biến để ngành nhân giống hoa lan phát triển đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Những thành công hiện nay thường là nhân giống với quy mô sản xuất nhỏ. Trong đó kỹ thuật nhân giống hoa lan phổ biến hiện nay là nhân giống trên môi trường thạch. Ngoài ra, hiện nay trên thế giới nhiều nước có ngành công nghệ sinh học phát triển đã ứng dụng các công nghệ cao để nhân nhanh giống cây trồng như: hệ thống fermenter, bioreactor, quang tự dưỡng,… Ở nước ta các công nghệ này mới Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT Đồ Án Tốt Nghiệp - 2 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu chỉ thực hiện ở phòng thí nghiệm của một số trường Đại Học, Viện Nghiên cứu hoặc trung tâm công nghệ sinh học trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên việc nghiên cứu xác định môi trường thích hợp cho từng cây trồng nhân bằng các hệ thống này còn rất hiếm. Để từng bước áp dụng công nghệ mới trong sản xuất cây lan giống ở nước ta, đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây giống theo quy mô công nghiệp, góp phần khắc phục sự thiếu hụt cây giống trong sản xuất hiện nay. Chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu nhân giống vô tính in vitro giống lan Dendrobium Sena Red’’ nhằm tìm ra môi trường thích hợp nhân giống lan Dendrobium Sena Red. Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT Đồ Án Tốt Nghiệp - 3 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về lan Dendrobium Hoa lan là những loài thực vật rất đặc biệt, chúng đại diện cho họ thực vật tiến hoá nhất trong các họ thực vật một lá mầm, ước tính họ lan Orchidaceae có khoảng 750 chi và 15.000 – 25.000 loài [17]. Trong đó giống lan này được đặt tên vào năm 1799 chữ Dendrobium có nguồn gốc của chữ Hy Lạp. Dendro có nghĩa là cây gỗ, cây lớn; bio là sự sống, vì tất cả các loại Dendrobium đều là phụ sinh sống bám trên cây gỗ [5]. Dendrobium rất phong phú về chủng loại lớn nhất nhì chủng lan với khoảng 1.600 loài phân bố trên các vùng thuộc Châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều ở Đông Nam Á và Châu Úc [5]. Điều kiện sinh thái của Dendrobium cũng rất đa dạng có nhiều loại chỉ mọc và ra hoa ở vùng lạnh, có loài ở vùng nóng, có loài ở vùng trung gian có loài thích nghi bất kỳ loại nào [5]. 1.2. Phân loại lan Dendrobium * Cây lan Dendrobium có thể chia thành hai nhóm sau - Nhóm đơn thân: đây là nhóm chỉ tăng trưởng về chiều cao làm cho cây dài ra mãi, được chia làm hai nhóm phụ [5]. + Nhóm phụ lá mộc đối (Sarcanthinae) nhóm này lá được xếp thành hai hành mọc đối nhau, lá trên xen kẻ với lá của hàng kia. Gồm các giống như: Vanda, Aerides, Phalaenopsis [5]. + Nhóm phụ lá mộc thẳng dẹp hay tròn (Campylocentrinae): Papilionanthe, Luisia [3]. - Nhóm đa thân: đây là những cây tăng trưởng liên tục và căn cứ vào cách ra hoa nhóm này chia thành hai nhóm phụ: Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT Đồ Án Tốt Nghiệp - 4 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu + Nhóm ra hoa phía trên như: Cymbidium, Dendrobium. Oncidium [5]. + Nhóm ra hoa ở đỉnh: Catteya, Laelia, Epidendrum [5]. - Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như: Centropetatum, Phachyphllum, Dichaea [5]. 1.3. Đặc điểm hình thái 1.3.1. Hình dạng Dendrobium là loại đa thân và nhiều giả hành, các giả hành thường mang một thân và nhiều lá mọc xen kẽ, trên thân có nhiều mắt ngủ. Căn hành với khoảng cách giữa các mắt ngắn hơn Cattleya. Hoa có thể mọc từ thân thành từng chùm hay từng hoa cô độc, hoa có màu trắng và từ vàng đến tím. Thường lá đài sau nằm một mình, hai lá đài bên dài ra dính lại với nhau ở mép và dính vào đáy trụ tạo thành một phần dưới chân của trụ phía dưới gọi là cằm. Môi gắn vào cằm, đôi khi kéo dài về phía tạo thành cựa, móc hay túi. Một nguyên hay có thuỳ, gai, sóc có long hay không, hai cánh hoa bên giống như hai đài [5]. Dendrobium được chia làm hai nhóm theo dạng thân của chúng: - Dạng thòng hay Nobile là dạng thân mền thường ở vùng hơi lạnh như Đà Lạt. - Dạng đứng hay Phalaenopsis là dạng thân cứng thường sống ở vùng khí hậu nống hơn. Dendrobium Nobile và Dendrobium Phalaenopsis đều có chung đặc điểm trong việc tạo lập các giả hành mới và trong sự biệt hoá chồi sơ khởi ở nách lá dọc theo giả hành, nhưng chúng khác biệt trong việc tạo chôi và hoa [5]. - Ở Dendrobium Nobile ra hoa từ chồi sơ khởi của giả hành đã trưởng thành, như Long Tu giả hành ra hoa khi đã rụng hết lá [5]. - Ở Dendrobium Phalaenopsis thì hoa mọc ở giả hành cũ lẫn giả hành mới. Ở giá hành mới, chồi non nhất ở ngọn là chồi đầu tiên phát triển thành vòi hoa Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT Đồ Án Tốt Nghiệp - 5 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu [5]. Hình dạng Dendrobium rất biến thiên: - Nhóm có giả hành rất dài và mang lá dọc theo chiều dài giả hành ấy, thường rụng hết lá khi ra hoa như Long Tu (Dendrobium primulinum), Ý thảo (Dendrobium gratia sisimum) [5]. - Nhóm giả hành to ngắn, tận cùng thường có 2-3 lá dài, bền và không rụng. Phát hoa tập trung ở phần này tạo thành chùm đứng hay thòng như Thuỷ Tiên Trắng (Dendrobium farmeri), Thuỷ Tiên vàng ( Dendrobium thyrisflorum), Vảy cá (Dendrobium lindleyi) [5]. - Nhóm giả hành mảnh mai, dài hay ngắn có lá dọc theo chiều dài của chúng, dai bền không rụng, hoa thường cô độc ở nách như Hương Duyên (Dendrobium revolitum) Ngoài ra, còn một số Dendrobium được trồng phổ biến như sau: - Kim điệp (Dendrobium chysotosum var delacuorii): Hoa vàng tươi môi vàng đậm dưới trung tâm đậm. - Nhất điểm hồng (Dendrobium dracoins): Hoa trắng bóng như sáp với môi sọc đỏ ở đáy. - Thạch hộc (Dendrobium crumenatum): Hoa trắng môi có bớt vàng thơm nhưng mau tàn, ít hoa nhưng nở rộ cùng lúc. - Giả hạc (Dendrobium anosmum, Dendrobium superbum): Hoa màu hường có hai bớt đậm hay tuyền và rất thơm. - Dendrobium draconis (Hoàng thảo nhất điểm hồng). - Dendrobium hercoglossum (Hoàng thảo tím huế). - Dendrobium heterocrrpun (Hoàng thảo nhất điểm hoàng). - Dendrobium (Hoàng thảo dẹt). Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT Đồ Án Tốt Nghiệp - 6 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu - Dendrobium parciflorum (Hoàng thảo xương cá). - Dendrobium parisshii (Hoàng thảo tím hồng). - Dendrobium parishii (Hoàng thảo hạc vĩ). - Dendrobium primulim (Hoàng thảo long tu). 1.3.2. Cơ quan dinh dưỡng * Giả hành (thân giả) : Giả hành là những đoạn phình to, bên trong có các mô mềm chứa dịch nhày làm giảm sự mất nước và dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi cây sống bám trên cao. Ngoài ra, giả hành còn chứa diệp lục tố nên có thể quang hợp được. Hình dạng và kích thước của giả hành rất đa dạng: hình cầu, thuôn dài hay hình trụ xếp chồng lên nhau tạo thành thân giả có lá mọc xen kẽ. Một số loài ở xứ lạnh chỉ có nhiện vụ dự trữ chất dinh dưỡng nên giả hành không có màu xanh nhưng phía trên có mang lá [3]. * Thân: Dendrobium thuộc nhóm đa thân (còn gọi là nhóm hợp trục) có hệ thống nhánh nằm ngang bò dài trên giá thể hoặc nằm sâu trong đất gọi là thân rễ. Một số Dendrobium lá chỉ có ở các mầm non, là loài chống tàn chúng vàng úa và rụng vào mùa thu, thân phì to giống như củ không có lá là nơi dự trữ năng lượng [3]. * Lá: Các lá mọc xen kẽ nhau và ôm lấy thân giả do lá có tận cùng bằng một cuốn hay thuôn dài xuống thành bẹ ôm thân, hình dạng và cấu trúc lá rất đa dạng [3]. Lá có hình kim, trụ có rãnh hay phiến mỏng. Dạng lá mềm mại mọng nước nạc, dai, có màu xanh bóng, đậm hay nhạt tuỳ thuộc vào vị trí sống của cây. Phiến lá trãi rộng hay gấp lại theo gân vòng cung như cái quạt hay chỉ gấp lại theo gân giữa như hình chữ V. Những lá sát dưới gốc đôi khi giảm đi chỉ còn những bẹ không phát triển hay giảm hẳn thành vảy. Các loài thuộc giống Dendrobium vùng nhiệt đới nói riêng và họ Orchidaceae nói chung đôi khi trút lá vào mùa khô hạn. Sau đó, cây ra hoa hay sống ẩn để khi gặp mưa thì cho chồi Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT Đồ Án Tốt Nghiệp - 7 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu mới [3]. * Căn hành (thân – rễ): chỉ gặp ở lan đa thân, căn hành là nơi cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng mới và tên căn hành có nhiều mắt sống, chết hoặc hưu niên. Mặt lá nơi hình thành cũng mang rất nhiều rễ để nuôi sống cây lan [5]. * Rễ: ở lan đa thân rễ thường hình thành từ cặn hành còn các loại đơn thân thì rễ mộc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá. Rễ trên không của các loại lan phụ sinh có một trục chính bao quanh bởi mô không chặt, giống bọt biển bao quanh goi là mạch. Mạch có thể hấp thụ hơi nước của không khí, cũng như tích trữ nước mưa và sương động [5]. 1.3.3. Cơ quan sinh sản * Hoa: Dendrobium thuộc nhóm phụ ra hoa ở nách lá. Chồi hoa mọc từ các mắt ngủ giữa các đọt lá trên thân gần ngọn và cả trên ngọn cây. Sự biểu hiện trước khi ra hoa khác biệt như có nhiều loài rụng hết lá trước khi ra hoa. Thời gian ra hoa đầu mùa mưa hay đầu tết. Giống Dendrobium khi đủ dinh dưỡng thì cho hoa thành chùm, phát hoa dài và thời gian ra hoa trung bình 1- 2 tháng [7]. * Quả: Họ Orchidaceae đều có quả thuộc quả nang nở ra theo 3-6 đường nứt dọc, khi hạt chín các mảnh vỏ dính lại cùng nhau ở chóp hay ở định quả, các nang bung ra chỉ còn dính lại với nhau ở đỉnh và gốc. Ở một số loài, khi chín quả không nứt ra nên hạt chỉ ra khỏi quả khi quả bị mục nát [7]. * Hạt: Hạt được cấu tạo một phôi chưa phân hoá, trên các mạng lưới nhỏ xốp chứa đầy không khí. Hạt rất nhỏ và bé trọng lượng của một hạt trong mỗi quả chỉ bằng một phần mười đến một phần ngàn miligam. Những hạt giống không chứa các chất dinh dưỡng do gió gieo vãi, để được nẩy mầm cần có các điều kiện nấm cộng sinh cần thiết, đặc biệt ở đầu các giai đoạn phát triển thì quả chứa 10.000 – 100.000 hạt đôi khi đến 3 triệu hạt có kích thước rất nhỏ nên phôi hạt chưa phân hoá. Sau 3 – 5 tháng hạt chín và phát tán nhờ gió [8]. Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT Đồ Án Tốt Nghiệp - 8 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu 1.4. Các điều kiện cơ bản để nuôi trồng lan Dendobium 1.4.1. Nhiệt độ Giống Dendrobium gồm nhiều loài thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau. Có thể tạm chia Dendrobium làm 2 nhóm chính: nhóm ưa lạnh và nhóm ưa nóng [2]. Nhóm Dendrobium ưa lạnh sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ lý tưởng là 15 0 C gồm các giống được lấy từ các vùng cao nguyên của Việt Nam và Miến Điện trên độ cao 1000m ví dụ các loại Vảy Cá (Dendrobium Linlleyi), Thuỷ Tiên Tím (Dendrobium amabile), Long nhãn kim điệp (Dendrobium fimbriatum). Các loài này nếu được trồng ở nhiệt độ cao hơn hoặc bằng 25 0 C, thì cây vẫn sống, nhưng phát triển yếu hơn và hiếm khi ra hoa [10]. Nhóm Dendrobium ưa nóng, gồm đa số các giống Dendrobium rừng các Châu Úc, Indonexia, Malaixia và các loại của giống Dendrobium lại hiếm được trồng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, nhiệt độ thích hợp cho các loại của nhóm này là 25 0 C. Tuy nhiên các giống Dendrobium lại chịu được một nhiệt độ cao hơn nhiều [12]. Ngoài ra còn có một nhóm Dendrobium trung gian có thể sống ở vùng lạnh và vùng nống, nhưng ở vùng lạnh cây sinh trưởng và ra hoa nhiều hơn ví dụ cac loại Dendrobium Primulinum, Dendrobium fanmeri, Dendrobium chrysotoxum nhiệt độ lý tưởng các loại này là 20 0 C [20]. 1.4.2. Độ ẩm Các cây lan, nhất là phong lan sống bám trên các cây cao chúng lấy nước từ các trận mưa, từ hơi nước trong không khí. Chính độ ẩm quyết định sự hiện diện của các loài phong lan [3]. Lan Dendrobium thường mọc nơi ẩm ướt, cần tưới 1–2 lần/ngày bằng vòi phun sương và nên có một khoảng thời gian khô nhẹ giữa 2 lần tưới và pH của nước từ 6,2–6,6. Không nên để nước đọng ở đọt cây, chồi hoa, nhất là vào mùa Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT Đồ Án Tốt Nghiệp - 9 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu nắng, sẽ làm thối đọt và hư hoa và mùa mưa cần giữ cây tránh ngập úng và thối đọt [14]. Dendrobium cũng như đa số các giống lan khác chỉ phát triển tốt trong điều kiện không khí ẩm và thoáng, ẩm độ tương đối cần thiết là 70%. Cấu tạo giá thể quá ẩm và úng là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của giống Dendrobium vì có thể toàn bộ rễ bị thối và biểu hiện là các cây con mọc từ phần ngọn của thân [10]. 1.4.3. Ánh sáng Dendrobium là giống ưa sáng, có thể trồng trong điều kiện ánh sáng trực tiếp hay khuếch tán ánh sáng hữu hiệu cho giống Dendrobium có 70%, vì thế giàn che với độ che ánh sáng 30% dưới đất và 40% ở trên cao với cường độ ánh sáng từ 15.000- 30.000 lux rất thích hợp cho sự phạt triển của Dendrobium. Các chậu Dendrobium được treo trong giàn không nên quá gần nhau, mà phải có khoảng cách 25cm cho các loại có dạng lớn và 15cm cho các loại có dạng nhỏ, nhằm mục đích tạo cây có đủ ánh sáng và độ thoáng. Nếu có đầy đủ giống ta nên nhân một loại Dendrobium đồng nhất trong dàn hoặc nếu một giàn trồng nhiều giống khác nhau nên chọn những cây cùng kích thước để sự phân bố ánh sáng cho điều hoà và những cây cùng tuổi sử dụng phân bón dễ dàng hơn [10]. Dendrobium có thể trồng dưới ánh sáng trực tiếp cây vẫn phát triển tốt, tuy nhiên để ngăn ngừa trường hợp cây bị bỏng lá, ta tập cho cây thích nghi từ từ các chậu khi trồng phải treo hơi khích vào nhau. Đối với các loại giống Dendrobium, thì thà cây bị bỏng lá bị thừa ánh sáng lớn hơn là thiếu. Thiếu hơn ánh sángđối với các loại thuộc giống này sẽ gây ra sự thoái hoá rõ rệt, số lượng hoa ít và éo ọt. Trái lại, thừa ánh sáng đối với các giống Dendrobium, chỉ cho cây xấu đi vì lá quá vàng hoặc các giả hành trơ trụi, nhưng cây sẽ thích nghi dần dần và đảm bảo ra nhiều hoa và đẹp nhưng dù kết quả ánh sáng lý tưởng là tốt nhất [13]. Ngoài ra, thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày là điều kiện quyết định sự ra hoa của một số loài chịu ảnh hưởng bởi quang kỳ, ví dụ: lan Giá hạc, Long tu, Kim điệp chỉ ra hoa với điều kiện ánh sáng có thời gian chiếu ít hơn 10 giờ trong Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT Đồ Án Tốt Nghiệp - 10 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu ngày. Tuy nhiên, một giả thiết khác cần được nghiên cứu cũng có thể các loai hoa này ra hoa do sự thọ hàn vào tháng 12. Loài lan Thạch Hộc chỉ cần bị lạnh trong vài giờ, cây sẽ trổ hoa sau 1 tuần lễ [13]. 1.4.4. Giá thể trồng Đa số lan Dendrobium là bán địa lan nên chậu và giá thể trồng phải được giữ ẩm tốt và không được úng, vì vậy chậu trồng nên có nhiều lỗ và giá thể trồng không nên có đất. Hỗn hợp trồng tốt là xơ dừa hoặc dớn sợi, than gỗ vụn, lá khô vụn, phân gia súc khô; đối với các loài sống trên đá vôi thì cần thêm vài viên đá vôi nhỏ, có thể thay bằng vỏ trứng hoặc vỏ sò đập vụn. 1.4.5. Nhu cầu phân bón Dendrobium thân đứng là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao, vì thế chúng cần rắt nhiều phân bón và có thể dùng rất nhiều dạng phân bón khác nhau. Còn các loại Dendrobium thân thòng ăn phân yếu phải dùng nồng độ thật loãng [13]. Phân heo có thể dùng rất tốt bằng dạng tưới pha thật loãng hay phân khô vò chặt thành từng viên dài đặt phía trên bề mặt giá thể. Phân bánh dầu khô cung được dùng hữu hiệu bằng cách ngâm nước rồi pha thật loãng để tưới hay dùng thẳng từ viên bánh dầu khô: dùng đầu ngón tay đặt cách xa giả hành khoảng 5cm. Rễ lan sẽ hấp thụ dần dần các dưỡng chất được phóng thích qua quá trình tưới nước. Một số các loại phân hữu cơ khác cũng được dùng như phân tôm cá, phân trâu bò khô [13]. Các loại phân vô cơ được dùng, thường có công thức 30-10-10 dùng 3 lần/1 tuần với nồng dộ 1 muỗng cà phê/4lít. Trong suốt mùa tăng trưởng (từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 1) một tháng trước khi bước vào mùa nghỉ (trong suốt tháng 2) ta bón phân 10-20-30 chia làm 2 lần/1 tuần để tạo một sức chịu đựng cho cây trước khi bước vào mùa nghỉ. Trong mùa tăng trưởng nếu cây có nụ hoa, ta thay phân 30-10-10 bằng phân 10-20-20 với chu kỳ bón như trên cho đến khô hoa tàn [8]. Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT [...]... tạo protocorm lan rừng thủy tiên tím (Dendrobium ambile (Lour.) O’brien)” Vũ ngọc Phương, Thái Xuân Du, Trịnh Mạnh Dũng “ Nghiên cứu nhân giống vô tính phong lan Dendrobium in vitro dưới điều kiện ánh sáng tự nhiên” Phòng công nghệ tệ bào thực vật, viện sinh học nhiệt đới Vũ Ngọc Phương, Thái Xuân Du, Trịnh Minh Dũng Nghiên cứu nhân giống vô tính in vitro lan Dendrobium điều kiện ánh sáng tự nhiên”... dinh dưỡng nhân tạo ở điều kiện môi trường [8] Nhân giống in vitro hay còn gọi vi nhân giống được sử dụng đặc biệt cho việc ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, bắt đầu bằng nhiều bộ phận khác nhau của thực vật có kích thước nhỏ, sinh trưởng ở điều kiện vô trùng trong các ống nghiệm hoặc trong các loại bình nuôi cấy khác Thực tế, các nhà vi nhân giống dùng thuật ngữ nhân giống in. .. số dạng hoa đẹp của lan Dendrobium họ Orchidacea Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT D Burana Jade x Blue Sapphire D Burana Lucky No 1 D Burana Lucky No 3 D Burana Mini Pink No 2 Đồ Án Tốt Nghiệp - 14 - GVHD: Nguyễn Hoàng Trung Hiếu 1.5 Các nghiên cứu Dendrobium trong nước và thế giới 1.5.1 Nghiên cứu trong nước Năm 2005 Nguyễn Thị Hoàng Uyên “ Nghiên cứu gieo hạt Dendrobium Superbum in vitro Đại Học Nông... nuôi cấy mô tế bào là kinetin và benzyl adenin (BA) [8] - Cơ quan tổng hợp cytokinin là hệ thống rễ và từ rễ, cytokinin được vận chuyển lên các bô phận trên mặt đất theo hướng ngược chiều với auxin nhưng không có tính phân cực rõ rệt như auxin Ngoài rễ, một số cơ quan non đang sinh trưởng cũng có khả năng tổng hợp một lượng nhỏ bổ sung thêm cho nguồn cytokinin của rễ [8] * Giberelin (Gb): Gb là nhóm hormon... Trung Thành Nghiên cứu kỹ thuật nhân nhanh chồi in vitro loại lan kim tuyến Anoectochilus roxburghii (Wall) Lindl” Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia việt Nam [13] Phan Ngọc Toàn, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tháng 08/2011 Nghiên cứu Khảo sát môi trường tái sinh chồi và tạo protocorm lan rừng... Minh Năm 2006 Trịnh Cẩm Tú & Bùi Trang Việt nghiên cứu sự phát triển của phát hoa Dendrobium Sonia” của trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia –Hồ Chí Minh [9] Dương Hoa Xô và Nguyễn Đăng Nghĩa (2008) Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật mới để phát triển mô hình sản xuất nhóm hoa lan Mokara và Dendrobium Trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng quy trình bón phân cho lan Dendrobium. .. việc nhân lan bằng in vitro - Gia tăng lượng hoa lan trên thị trường - Nhân giống các loại lan hiếm nhằm nhân giống số lượng cả trong tự nhiên và trong các chương trình bảo tồn - Cung cấp cây con để bán, hạn chế sự khai thác cây hoang dại, kích thích sự quan tâm của quần chúng và tạo nguồn thu ngân sách - Kết hợp với lai giống tạo ra các cây con khoẻ mạnh và sạch bệnh có màu sắc đặc biệt - Do cây in vitro. .. của hoa lan tự nhiên - Làm cho bộ mặt thành phố như bộ mặt đất nước ngày càng đẹp hơn và văn minh hơn Ngô Thị Trà Giang Lớp 10SHLT Đồ Án Tốt Nghiệp CHƯƠNG II CỨU - 23 - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 2.1 Đối tượng nghiên cứu Lan Dendrobium thuộc: - Ngành : Angiospermatophyta - Lớp : Liliopsida (Monocotyledones) - Lớp phụ : Liliidae - Bộ : Orchidales - Họ : Orchidaceae - Giống : Dendrobium Sena Red Ngô... Nguyên nhân là do nhu cầu về đạm trong giai đoạn này giảm [4] - Vitamin: Thực vật cần vitamin để xúc tác quá trình biến dưởng khác nhau các vitamin thường được sử dụng trong nuôi cấy mô như: Thiamine HCl (vitamin B1), Pyridoxine HCl (vitamin B6), acide nicotinic [4] Vitamin được pha chế với nồng độ gấp 500 hoặc 1000 lần so với dung dịch chuẩn và trữ trong tủ đông cho đến khi sử dụng Dung dịch Vitamin dễ... auxin là sự điều chỉnh hàm lượng auxin trong cây, bảo đảm cho cây sinh trưởng [8] * Cytokinin: Cytokinin là nhóm hormon thực vật thứ ba được phát hiện vào năm 1963 Khi nuôi cấy mô tế bào thực vật, người ta phát hiện ra một nhóm chất hoạt hóa sự phân chia tế bào mà nếu thiếu chúng, sự nuôi cấy mô không thành công Cytokinin trong cây chủ yếu là chất zeatin và các cytokinin tổng hợp được sử dụng khá rộng . lan nhỏ trong khuôn viên nhà là sự lựa chọn của nhiều người. Bên cạnh đó, hoa lan là sản phẩm cây trồng có giá trị kinh tế cao, ngày càng có nhiều cơ sở kinh doanh hoa lan mọc lên, kinh doanh. quan rễ, lá, hoa, quả, củ…nhưng chủ yếu là cơ quan sinh sản. Sau khi hình thành hoa, hàm lượng của ABA tăng lên rất nhanh. ABA được tích lũy nhiều trong các cơ quan đang ngủ nghỉ, cơ quan. Violetta D. Burana Delight D. Burana Angel Hình 1.1. Một số dạng hoa đẹp của lan Dendrobium họ Orchidacea D. Red Flame D. Sakda Blue D. Salaya Gold D. Salaya White D. Sena Red D. Burana Platinum

Ngày đăng: 04/10/2014, 07:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • CHƯƠNG II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • Hình 1.2. Hoa lan Dendrobium Sena Red

    • * Quy trình nhân nhanh chồi và tạo rễ cho hoa lan Dendrobium

    • CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    • 3.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA đến sự nhân nhanh protocorm

      • Bảng 3.1. Kết quả nhân protocorm ở môi trường BA

      • Hình 3.1. Kết quả nhân protocorm ở môi trường BA

      • Hình 3.2. Kết quả nhân protocorm ở môi trường NAA

      • Bảng 3.3. Kết quả nhân protocorm ở môi trường nồng độ NAA kết hợp với BA nồng độ 2mg/l đến sự nhân nhanh protocorm

      • Hình 3.3. Kết quả nhân protocorm ở môi trường nồng độ BA 2mg/l kết hợp với NAA

      • Bảng 3.4. Kết quả nhân protocorm ở môi trường nồng độ 0,1mg/l NAA và kết hợp BA

      • Hình 3.4. Kết quả nhân protocorm ở môi trường nồng độ NAA 0.1mg/l kết hợp với BA

      • Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng nồng độ chất điều hoà sinh trưởng BA đến quá trình nhân nhanh chồi

      • Hình 3.5. Kết quả nhân nhanh chồi ở môi trường nồng độ BA

      • Bảng 3.6. Kết nhân nhanh chồi trên môi trường MS bổ sung BA kết hợp với NAA

      • Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng nồng độ chất điều hoà sinh trưởng0,5mg/l BA kết hợp NAA đến quá trình nhân nhanh chồi

      • Hình 3.6. Kết quả nhân nhanh chồi ở môi trường nồng độ 0,5 mg/l BA kết hợp NAA

      • Bảng 3.7. Kết quả tạo rễ trên môi trường MS bổ sung NAA

      • Hình 3.7. Cây lan in vitro được thu hoạch sau 1 tháng nuôi cấy trong môi trường bổ sung chất điều hoà sinh trưởng NAA

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan