khóa luận tốt nghiệp ứng dụng phương pháp chia tỷ lệ để giải các bài toán có lời văn điển hình ở tiểu học

68 1.2K 5
khóa luận tốt nghiệp ứng dụng phương pháp chia tỷ lệ để giải các bài toán có lời văn điển hình ở tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay trên thế giới mục tiêu của giáo dục đƣợc UNESCO nêu: “ Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để chung sống”. Trong những năm qua bậc Tiểu học Việt Nam đã thực hiện những thay đổi trong toàn bộ quá trình dạy học. Mục tiêu giáo dục tiểu học đã đƣợc hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nƣớc và sự hội nhập vào sự tiến bộ chung của khu vực và thế giới. Toán học với tƣ cách là một môn học độc lập, nó cùng với các bộ môn khác góp phần đào tạo con ngƣời phát triển toàn diện. Môn Toán ở tiểu học góp phần rất quan trọng trong việc rèn phƣơng pháp nghĩ, phƣơng pháp suy luận, phƣơng pháp giải quyết vấn đề, nó góp phần rèn luyện trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của ngƣời lao động trong thời đại mới. Cùng với Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Toán là một trong ba môn cơ bản nhất của chƣơng trình tiểu học với số lƣợng tiết dạy tƣơng đối nhiều từ lớp 1 đến lớp 5. Chính vì vậy môn Toán giành đƣợc một sự đầu tƣ đáng kể so với một số môn học khác và là môn học đƣợc nhiều học sinh ƣa thích. Dạy học giải toán có một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ nội dung chƣơng trình bậc tiểu học. Thông qua việc giải toán học sinh bộc lộ đƣợc năng lực tƣ duy, khả năng suy luận, óc sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt Thông qua giải toán còn rèn cho học sinh có những kỹ năng tổng hợp ở nhà trƣờng nhƣ: Giáo dục môi trƣờng thông qua giải toán, giáo dục vị trí địa lí thông qua giải toán Thông qua giải toán còn rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giải toán cho HS Tiểu học. Vì khi giải toán các em cần có khả năng nhận diện bài toán xác định đƣợc yêu cầu của bài toán từ đó mà các em lựa chọn đƣợc phƣơng pháp giải sao cho chính xác với từng dạng toán cụ thể mà cũng từ đó HS rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt đặt câu nhƣ thế nào sao cho ngắn gọn chính xác. Thông qua hoạt động giải toán rèn cho HS kĩ năng tƣ duy và diễn đạt một vấn đề chủ động sáng tạo trong học tập. Nhƣ vậy hoạt động giải toán có một vị trí và tầm quan trọng rất sâu sắc trong việc dạy và 2 học các môn học trong nhà trƣờng nói chung và trong việc dạy và học toán nói riêng. Qua hoạt động giải toán rèn cho HS kĩ năng tổng hợp, kĩ năng diễn đạt một vấn đề ngắn gọn, chính xác, logic Có nhiều phƣơng pháp giải toán ở tiểu học nhƣ: phƣơng pháp sơ đồ đoạn thẳng, phƣơng pháp rút về đơn vị - phƣơng pháp tỷ số, phƣơng pháp chia tỷ lệ, phƣơng pháp thử chọn, phƣơng pháp khử, phƣơng pháp giả thiết tạm, phƣơng pháp thay thế,… Trong đó, phƣơng pháp chia tỷ lệ là một phƣơng pháp giải toán khá phổ biến giúp học sinh giải đƣợc nhiều dạng toán một cách chính xác, khám phá kiến thức một cách tích cực, có hiệu quả, tìm ra kết quả bài toán một cách dễ dàng Vấn đề là vận dụng phƣơng pháp chia tỷ lệ với những dạng toán nhƣ thế nào và vận dụng phƣơng pháp này ra sao? Phƣơng pháp chia tỷ lệ đã đƣợc đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học và nhiều bài viết: Trong cuốn “Thực hành giải toán Tiểu học” (Tập I,Tập II, NXB Đại học Sƣ phạm năm 2002), cuốn “Các phƣơng pháp giải toán ở tiểu học” hay cuốn “Một số phƣơng pháp giải toán ở tiểu học” Phƣơng pháp chia tỉ lệ đều đƣợc các tác giả quan tâm và ƣu tiên trình bày. Điều này chứng tỏ rằng phƣơng pháp chia tỷ lệ là một phƣơng pháp thông dụng trong giải toán ở tiểu học. Xuất phát từ lí do nêu trên và nhận thấy ở các trƣờng tiểu học hiện nay việc vận dụng phƣơng pháp này trong dạy học giải toán còn nhiều hạn chế, chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao,…Vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp chia tỷ lệ để giải các bài toán có lời văn điển hình ở tiểu học”, mong muốn khẳng định tính ƣu việt của phƣơng pháp này, giúp học sinh hạn chế đƣợc phần nào những khó khăn của các em khi lựa chọn một phƣơng pháp giải toán phù hợp trƣớc một bài toán điển hình, đồng thời cũng muốn đề xuất một số ý tƣởng vận dụng phƣơng pháp chia tỷ lệ trong việc dạy học giải toán ở tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu việc vận dụng phƣơng pháp chia tỉ lệ trong dạy học giải toán ở trƣờng tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học giải toán. 3 - Đề xuất một số ý tƣởng vận dụng phƣơng pháp chia tỉ lệ để giải các bài toán có lời văn điển hình ở tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lí luận về vị trí, vai trò của giải toán và các phƣơng pháp giải toán ở tiểu học. - Tìm hiểu nội dung các bƣớc giải toán và ứng dụng của phƣơng pháp chia tỷ lệ để giải toán có lời văn điển hình ở tiểu học. - Tìm hiểu và phân tích thực trạng dạy học giải toán bằng phƣơng pháp chia tỷ lệ ở tiểu học. - Đề xuất một số giải pháp ứng dụng góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học giải toán có văn điển hình ở tiểu học bằng phƣơng pháp chia tỷ lệ. - Thực nghiệm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài khảo sát, nghiên cứu các phƣơng pháp giải toán ở tiểu học. - Nghiên cứu việc vận dụng phƣơng pháp chia tỉ lệ trong dạy – học giải toán ở trƣờng tiểu học - Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 68 học sinh của hai lớp 5 Trƣờng Tiểu học Hƣng Thịnh – Trấn Yên – Yên Bái. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp lí luận: phƣơng pháp đọc, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp hóa, phƣơng pháp khái quát hóa. - Phƣơng pháp điều tra, quan sát: quan sát, tổng kết, xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê. - Phƣơng pháp thực nghiệm. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài đƣợc lƣu giữ tại thƣ viện Trƣờng Đại học Tây Bắc sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên cứu khoa học về biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học giải toán cho sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non và những độc giả quan tâm đến vấn đề này. Đồng thời là nguồn tài liệu có giá trị cho giáo viên tiểu học trong quá trình dạy học của mình. 4 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN Chƣơng 2. ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP CHIA TỈ LỆ ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN ĐIỂN HÌNH Ở TIỂU HỌC Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Vai trò, vị trí của giải toán trong dạy và học toán Dạy học toán không phải chỉ là bồi dƣỡng kỹ thuật tính toán, mà còn là bồi dƣỡng khả năng giải quyết các tình huống đa dạng (trong học tập hay trong đời sống). Do vậy, việc giải các bài toán là “hòn đá thử vàng”, là vấn đề trung tâm của việc dạy và học toán. * Vị trí của giải toán Trong dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng, giải toán có một vị trí quan trọng. Khi giải toán học sinh phải tƣ duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các tình huống khác nhau, trong các trƣờng hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện chƣa đƣợc nêu ra một cách tƣờng minh và trong một chừng mực nào đó phải biết suy nghĩ năng động sáng tạo. Có thể coi giải toán là một trong những điển hình năng động nhất của hoạt động trí tuệ học sinh. * Vai trò của giải toán - Dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán đựoc rèn luyện khả năng thực hành với những yêu cầu đƣợc thể hiện một cách đa dạng, phong phú. - Giải toán giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán, tập dƣợt vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn (học tập và đời sống). - Qua việc học giải toán, giáo viên giúp học sinh từng bƣớc phát triển năng lực tƣ duy, rèn luyện phƣơng pháp và kỹ năng suy luận, tập dƣợt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi. - Qua giải toán, học sinh rèn luyện những đức tính và phong cách làm việc của ngƣời lao động mới nhƣ ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đoán có căn cứ, tính cẩn thận, cụ thể, chu đáo, làm việc có kế hoạch, và khả năng suy 6 nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc phục cách suy nghĩ máy móc, dập khuôn, xây dựng lòng ham thích tìm tòi, sáng tạo ở mức độ khác nhau. 1.2. Một số phƣơng pháp giải toán thƣờng dùng ở tiểu học Phƣơng pháp giải toán ở tiểu học rất phong phú và đa dạng nhƣ: phƣơng pháp sơ đồ đoạn thẳng, phƣơng pháp rút về đơn vị - phƣơng pháp tỷ số, phƣơng pháp chia tỷ lệ, phƣơng pháp thử chọn, phƣơng pháp khử, phƣơng pháp giả thiết tạm, phƣơng pháp thay thế… 1.2.1. Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng Phƣơng pháp sơ đồ đoạn thẳng là phƣơng pháp giải toán mà ngƣời ta dùng các đoạn thẳng để biểu diễn mối liên hệ giữa các đại lƣợng đã cho và các đại lƣợng phải tìm. Phƣơng pháp sơ đồ đoạn thẳng đƣợc ứng dụng để giải các bài toán đơn (có ở các khối lớp), toán hợp và toán có văn điển hình. Ví dụ: Một cửa hàng có số mét vải hoa nhiều hơn số mét vải xanh là 540m. Hỏi mỗi loại vải có bao nhiêu mét, biết rằng số mét vải xanh bằng 1 4 số mét vải hoa? Phân tích Vì số vải xanh bằng 1 4 số mét vải hoa và số mét vải xanh ít hơn số mét vải hoa là 540m nên nếu ta biểu diễn số mét vải hoa là 1 đoạn thẳng gồm 4 phần bằng nhau thì số mét vải hoa sẽ đƣợc biểu diễn bằng 1 đoạn thẳng gồm 1 phần nhƣ vậy. Ta vẽ sơ đồ đoạn thẳng nhƣ sau: Vải hoa : Vải xanh: Lời giải Số mét vải xanh là: 540 : 3 = 180 (m) Số mét vải hoa là: 180 +540 = 720 (m) 540 m 7 hoặc 180 x 4 = 720 (m) Cũng có thể giải bài tập này theo cách sau đây: Số mét vải hoa là: 540 : 3 x 4 = 720 (m) Số mét vải xanh là: 720 - 540 = 180 (m) Đáp số: Vải xanh: 180 m Vải hoa: 720 m 1.2.2. Phương pháp chia tỉ lệ Phƣơng pháp chia tỉ lệ là phƣơng pháp giải toán dùng để giải các bài toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của chúng. Giải các bài toán về đại lƣợng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, giải các bài toán về cấu tạo số thập phân, cấu tạo phân số, toán chuyển động có thể giải bằng phƣơng pháp này. Ví dụ 1: Một lớp học có 48 học sinh, trong đó số học sinh nữ bằng 3 5 số học sinh nam. Hãy tìm số học sinh nam và số học sinh nữ. Tóm tắt Học sinh nữ: Học sinh nam: Lời giải Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 (phần) Số học sinh nữ của lớp là: 48 : 8 x 3 = 18 (học sinh) Số học sinh nam là: 48 – 18 = 30 (học sinh) Đáp số: 18 học sinh nữ 30 học sinh nam ? hs 48 học sinh ? hs 8 Ví dụ 2: Cho hai số có hiệu bằng 952 và biết số này bằng 1 18 số kia. Tìm hai số đó. Phân tích Nếu coi số thứ hai là một phần thì số thứ nhất có 18 phần nhƣ thế. Do đó số thứ nhất nhiều hơn số thứ hai 17 phần và 17 phần đó chính là 952 đơn vị. Tóm tắt Số thứ nhất: Số thứ hai: Lời giải Hiệu số phần bằng nhau là: 18 – 1 = 17 (phần) Số thứ hai là: 952 : 17 = 56 Số thứ nhất là: 56 x 18 = 1008 Hoặc 952 + 56 = 1008 Đáp số: Số thứ nhất là 1008 Số thứ hai là 56 Phƣơng pháp chia tỉ lệ đƣợc ứng dụng rất nhiều dùng để giải các dạng bài toán khác nhau, ta sẽ nghiên cứu cụ thể ở phần sau. 1.2.3. Phương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số Phƣơng pháp rút về đơn vị và phƣơng pháp tỉ số là hai phƣơng pháp giải toán khác nhau dùng để giải các bài toán về đại lƣợng tỉ lệ thuận và đại lƣợng tỉ lệ nghịch. Trong các bài toán dạng này thƣờng xuất hiện 3 đại lƣợng khác nhau, trong đó một đại lƣợng không đổi và hai đại lƣợng còn lại biến thiên theo tƣơng quan tỉ lệ thuận hoặc tỉ lệ nghịch. 17 phần 952 9 * Giải các bài toán bằng phƣơng pháp rút về đơn vị thƣờng đƣợc tiến hành theo hai bƣớc. - Bƣớc 1: Tìm xem một đơn vị của đại lƣợng thứ nhất tƣơng ứng với một giá trị nào của đại lƣợng thứ hai. Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính chia. - Bƣớc 2: Có bao nhiêu đơn vị của đại lƣợng thứ nhất thì có bấy nhiêu lần giá trị đại lƣợng tƣơng ứng (vừa tìm) của đại lƣợng thứ hai. Giá trị này của đại lƣợng thứ hai chính là số phải tìm trong bài toán. Để làm việc này ta có thể thực hiện phép tính nhân. Ví dụ 1: Có 45 m vải may đƣợc 9 bộ quần áo nhƣ nhau. Hỏi phải dùng bao nhiêu m vải loại đó để may 7 bộ quần áo nhƣ thế? Phân tích Trong bài toán này ngƣời ta đã cho biết hai giá trị của đại lƣợng thứ nhất (9 bộ và 7 bộ) và một giá trị ở đại lƣợng thứ hai (45 m). Ta phải tìm một giá trị chƣa biết của đại lƣợng thứ hai (Đó là số mét vải để may 7 bộ quần áo). Tóm tắt 9 bộ: 45 m 7 bộ: … m ? Bài toán nay sẽ đƣợc giải theo hai bƣớc sau đây - Bƣớc 1: Tìm xem một bộ quần áo hết mấy m vải? - Bƣớc 2: Tìm xem 7 bộ quần áo may hết mấy m vải? Lời giải Số m vải để may một bộ quần áo là: 45 : 9 = 5 (m) Số m vải để may 7 bộ quần áo là: 5 x 7 = 35 (m) Đáp số: 35 m * Khi giải các bài toán bằng phƣơng pháp tỉ số thƣờng đƣợc tiến hành theo hai bƣớc: 10 Bƣớc 1: So sánh hai giá trị của các đại lƣợng xem số này gấp mấy lần số kia. Bƣớc 2: Giá trị đã biết của đại lƣợng thứ hai đƣợc tăng hoặc giảm đúng một số lần vừa tìm ở bƣớc 1. Ví dụ 2: Một xe máy đi 3 giờ đƣợc 90 km. Hỏi xe đó đi trong 6 giờ đƣợc bao nhiêu kilômét? (Coi nhƣ vận tốc không đổi) Tóm tắt 3 giờ: 90 km 6 giờ: … km ? Phân tích - Bài toán này có thể giải theo hai bƣớc sau đây: + 6 giờ gấp bao nhiêu lần 3 giờ? + Suy ra: Quãng đƣờng phải tìm gấp bấy nhiêu lần 90 km. Lời giải 6 giờ gấp 3 giờ số lần là: 6 : 3 = 2 (lần) 6 giờ xe máy đi đƣợc là: 90 x 2 = 180 (km) Đáp số: 180 km. 1.2.4. Phương pháp thử chọn Phƣơng pháp thử chọn là phƣơng pháp giải toán đƣợc sử dụng để giải các bài toán về tìm một số thoả mãn một số điều kiện cho trƣớc. Khi giải bài toán này ta cần liệt kê tất cả các số thoả mãn một trong các điều kiện đã cho đó thử vào các điều kiện còn lại để xác định số cần tìm. Ví dụ: Tìm số tự nhiên lẻ có hai chữ số, biết rằng tổng các chữ số của nó bằng 9 và tích các chữ số của nó là số tròn chục có hai chữ số. Phân tích Số cần phải tìm thỏa mãn ba điều kiện: - Là số lẻ có hai chữ số. - Có tổng các chữ số bằng 9. [...]... bài toán có lời văn điển hình ở chƣơng 2 20 CHƢƠNG 2 ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP CHIA TỈ LỆ ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN ĐIỂN HÌNH Ở TIỂU HỌC 2.1 Khái niệm về phƣơng pháp chia tỉ lệ Phƣơng pháp chia tỉ lệ là một phƣơng pháp giải toán, dùng để giải các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó Phƣơng pháp chia tỉ lệ còn dùng để giải các bài toán về cấu tạo số tự nhiên,... tạo số thập phân, các bài toán có nội dung hình học, các bài toán chuyển động đều,… Đối với các bài toán tìm ba số khi biết tổng và tỉ số hoặc hiệu và tỉ số của chúng ta cũng dùng phƣơng pháp chia tỉ lệ 2.2 Các dạng toán có lời văn điển hình ở tiểu học giải bằng phƣơng pháp chia tỉ lệ Chƣơng trình SGK Toán 4 trình bày hai dạng toán có lời văn điển hình giải bằng phƣơng pháp chia tỉ lệ, đó là: - Tìm... học toán Khóa luận cũng trình bày thực trạng dạy học giải toán bằng phƣơng pháp chia tỉ lệ ở trƣờng tiểu học Bên cạnh những ƣu điểm, tích cực cần pháp huy vẫn còn một số hạn chế cần tìm cách khắc phục nhằm nâng cao hiệu của của việc dạy học giải toán ở trƣờng tiểu học Đó là những cơ sở lí luận và thực tiễn để tôi đề xuất một số ý tƣởng vận dụng phƣơng pháp chia tỉ lệ để giải các bài toán có lời văn điển. .. của hai số đó Hai dạng toán trên đƣợc lồng ghép vào các dạng toán khác nhau nhƣ: tìm cấu tạo số tự nhiên, toán tính tuổi, toán có nội dung hình học, toán chuyển động đều,… trong suốt chƣơng trình toán lớp 4, 5 học sinh phải biết vận dụng phƣơng pháp này để giải các bài toán ứng dụng 2.3 Các bƣớc khi giải toán bằng phƣơng pháp chia tỉ lệ Khi giải bài toán bằng phƣơng pháp chia tỉ lệ ta thƣờng tiến hành... pháp đại số là phƣơng pháp giải toán mà khi giải các bài toán ta có thể dùng các chữ cái a, b, c x, y, z hoặc A, B, C để biểu diễn số có một hoặc nhiều chữ số Phƣơng pháp đại số có thể dùng để giải các bài toán khác nhau nhƣng cũng đƣợc ứng dụng về cấu tạo số thập phân, tính chất chia hết của các số Ví dụ: Tìm số có hai chữ số, biết rằng số đó gấp 9 lần chữ số hàng đơn vị Lời giải Gọi số phải tìm là... chất cách giải bài toán + Giáo viên mới chỉ yêu cầu học sinh tới mức giải từng bài toán cụ thể, chƣa liên hệ bài toán đang giải với bài toán đã giải, chƣa phát triển các đề toán tƣơng tự với các bài toán đó qua việc học sinh tự đặt đề toán tƣơng tự và giải theo đề toán mới + Khi dạy giáo viên ít chú ý cung cấp ngôn ngữ toán học cho học sinh dẫn đến các em thƣờng gặp khó khăn khi xác định dữ kiện của bài. .. gặp bài toán có dữ kiện ở dạng gián tiếp + Sau khi giải xong một bài toán, học sinh chƣa kiểm tra lại kết quả của bài toán 19 Kết luận chƣơng 1 Trong chƣơng 1, khóa luận đã trình bày đƣợc vai trò, vị trí của giải toán trong việc dạy và học toán ở tiểu học Đồng thời cũng đã hệ thống hóa đƣợc các phƣơng pháp giải toán thƣờng dùng ở tiểu học và nêu đƣợc tầm quan trọng của việc lựa chọn phƣơng pháp giải toán. .. cuối là phƣơng pháp giải toán mà ta có thể tìm số chƣa biết bằng cách thực hiện liên tiếp các phép tính ngƣợc với các phép tính đã cho trong bài toán Khi giải bài toán theo phƣơng pháp này thì kết quả của một phép tính sẽ trở thành một phần đã biết trong phép tính liền sau đó, cứ tiếp 12 tục nhƣ thế cho đến khi tìm đƣợc số phải tìm Phƣơng pháp tính ngƣợc từ cuối đƣợc áp dụng để giải các bài toán về số... hợp nhiều phƣơng pháp dạy học nhƣ: giảng giải, trực quan, vấn đáp để dẫn dắt học sinh tới kiến thức cần đạt 1.2.2 Hạn chế - Việc dạy học giải toán bằng phƣơng pháp chia tỉ lệ chƣa thực sự đƣợc chú trọng bởi mỗi đồng chí giáo viên chƣa thấy hết đƣợc tầm quan trọng của việc dạy học loại toán này, chƣa thấy đƣợc ứng dụng rộng rãi của phƣơng pháp trong việc giải các bài toán điển hình ở tiểu học Trong quá... tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng Dùng các đoạn thẳng để biểu thị các số cần tìm Số phần bằng nhau của các đoạn thẳng đó tƣơng ứng với tỉ số của các số cần tìm - Bƣớc 2 Tìm tổng (hoặc hiệu) số phần bằng nhau - Bƣớc 3 Tìm giá trị một phần - Bƣớc 4 Xác định mỗi số cần tìm Đôi khi ta có thể kết hợp các bƣớc 2, 3 và 4 21 2.4 Các ứng dụng của phƣơng pháp chia tỉ lệ trong giải toán ở tiểu học 2.4.1 Ứng dụng . vai trò của giải toán và các phƣơng pháp giải toán ở tiểu học. - Tìm hiểu nội dung các bƣớc giải toán và ứng dụng của phƣơng pháp chia tỷ lệ để giải toán có lời văn điển hình ở tiểu học. -. học giải toán bằng phƣơng pháp chia tỷ lệ ở tiểu học. - Đề xuất một số giải pháp ứng dụng góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học giải toán có văn điển hình ở tiểu học bằng phƣơng pháp chia tỷ. trong dạy học giải toán còn nhiều hạn chế, chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao,…Vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài Ứng dụng phương pháp chia tỷ lệ để giải các bài toán có lời văn điển hình ở tiểu học”, mong

Ngày đăng: 03/10/2014, 12:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan