tìm hiểu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh ninh bình

89 836 4
tìm hiểu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, TS. Đỗ Thuý Mùi. Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc đến TS. Đỗ Thúy Mùi đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khoá luận. Em xin được chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo bộ môn Địa lí của khoa Sử Địa, Ban giám hiệu và các phòng ban chức năng của trường Đại học Tây Bắc đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành khoá luận. Em xin được cảm ơn Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khoá luận. Xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Khoá luận sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong các thầy cô giáo và độc giả góp ý để em tiếp tục hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả thực hiện Sinh viên Bùi Thị Bưởi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 BQ Bình quân 3 CNH - HĐH Công nghiệp hoá- hiện đại hoá 4 CSHT Cơ sở hạ tầng 5 CSVCKT Cơ sở vật chất kĩ thuật 6 DL Du lịch 7 ĐH - CĐ Đại học - Cao đẳng 8 ĐHSP Đại học Sư phạm 9 GDP Tổng sản phẩm trong nước 10 GTVT Giao thông vận tải 11 KT - XH Kinh tế - xã hội 12 QL Quốc lộ 13 TCLT Tổ chức lãnh thổ 14 TN Tài nguyên 15 TP Thành phố 16 TX Thị xã 17 VQG Vườn quốc gia DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Tên bảng Trang 1 1.1 Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch 16 2 1.2 Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch 18 3 1.3 Bảng đánh giá tổng hợp tuyến du lịch 21 4 1.4 Bảng điểm đánh giá các điểm du lịch ở Ninh Bình 23 5 1.5 Bảng điểm đánh giá các cụm du lịch ở Ninh Bình 24 6 1.6 Bảng điểm đánh giá các tuyến du lịch ở Ninh Bình 25 7 2.1 Hiện trạng khách du lịch Ninh Bình giai đoạn 2011- 2013 35 8 2.2 Doanh thu ngành du lịch của Ninh Bình năm 2012 – 2013 36 9 2.3 Thực trạng lao động ngành du lịch Ninh Bình giai đoạn 2009 - 2013 37 10 2.4 Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và thâm niên công tác 38 11 2.5 Số cơ sở lưu trú của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 - 2013 39 12 2.6 Các điểm du lịch ở Ninh Bình 42 13 3.1 Các mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 47 14 3.2 Dự báo đóng góp của ngành du lịch vào GDP giai đoạn 2015 - 2020 52 15 3.3 Dự báo số lượng khách du lịch đến năm 2020 53 16 3.4 Dự báo doanh thu từ du lịch đến năm 2020 54 DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ STT Bản đồ Tên bản đồ Trang 1 2.1 Bản đồ Hành chính tỉnh Ninh Bình 28 2 2.2 Bản đồ Tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình 33 3 2.3 Bản đồ Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình 41 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 2.1. Mục tiêu 3 2.2. Nhiệm vụ 3 2.3. Phạm vi nghiên cứu 4 3. Lịch sử nghiên cứu 4 3.1. Ở nước ngoài 4 3.2. Ở Việt Nam 5 3.3. Ở Ninh Bình 6 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6 4.1. Các quan điểm 6 4.2. Các phương pháp nghiên cứu chính 7 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài 8 5.1. Ý nghĩa khoa học 8 5.2. Ý nghĩa thực tiễn 9 6. Những đóng góp của đề tài 9 7. Cấu trúc của đề tài 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 10 1.1. Những khái niệm tổng quan về du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch 10 1.1.1. Du lịch và những định nghĩa về du lịch 10 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch 11 1.1.3. Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch 13 1.1.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá 13 1.2. Vận dụng cơ sở lí luận vào tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình 21 1.2.1. Những căn cứ để vận dụng 21 1.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình 22 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 26 2.1. Đánh giá các nguồn lực chính 26 2.1.1. Vị trí địa lí 26 2.1.2. Tài nguyên du lịch 29 2.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 33 2.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình 35 2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình 35 2.2.2. Thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch 40 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 47 3.1. Cơ sở để định hướng 47 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 47 3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 47 3.1.3. Định hướng phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 48 3.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Ninh Bình 54 3.2.1. Các loại hình du lịch 54 3.2.2. Các điểm, cụm và tuyến du lịch 55 3.3. Các giải pháp chủ yếu 73 KẾT LUẬN 77 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, với sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật và công nghệ, xu hướng quốc tế hoá toàn cầu, du lịch thực sự là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội. Hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Hoạt động du lịch đã manh nha hình thành và phát triển từ khi xã hội loài người bước vào quá trình phân công lao động lớn lần thứ hai, khi nghề tiểu thủ công được tách khỏi sản xuất nông nghiệp, khi xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp. Tuy nhiên, hoạt động du lịch chỉ thực sự phát triển và xuất hiện trên vũ đài kinh tế thế giới thì phải sau chiến tranh thế giới thứ hai. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization), du lịch đã trở thành một hoạt động quan trọng nhất của đời sống hiện đại và hiện là ngành có mức tăng trưởng nhanh và có thu nhập cao trên thế giới. Năm 1960, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu mới khoảng 69 triệu người thì đến năm 1980 là 287 triệu người và năm 2000 lên tới 689 triệu người, gấp gần 10 lần trong vòng 40 năm. Thu nhập du lịch quốc tế năm 1960 mới là 18,2 tỷ USD thì đến năm 1980 là 92 tỷ USD và năm 2000 đạt tới 476 tỷ USD gấp 26 lần so với năm 1960. Trong những năm qua, tình hình du lịch thế giới và khu vực có sự tăng trưởng liên tục nhưng khác nhau ở từng giai đoạn. Số lượng khách du lịch quốc tế đạt 940 triệu lượt (năm 2010), 983 triệu lượt (năm 2011) và chạm mốc 1 tỷ lượt (năm 2012). Trong đó, tính đến năm 2011, châu Âu vẫn là thị trường thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất (504 triệu lượt), tiếp theo là châu Á và Thái Bình Dương (217 triệu lượt). Tổng thu du lịch quốc tế ước đạt 928 tỷ USD (năm 2010) và 1.030 tỷ USD (năm 2011). Cũng theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới, doanh thu từ du lịch trên thế giới tương ứng với 6,5% GNP toàn thế giới và du lịch cũng là ngành kinh tế mang lại nhiều công ăn việc làm cho người lao động, thu hút 10,4% tổng số lao động toàn cầu. 2 Trong suốt 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng khích lệ, trở thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước đã khẳng định "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước", và coi "Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực". Là một đất nước ở vùng nhiệt đới với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình, với dân tộc có 4000 năm dựng nước và giữ nước, với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em, du lịch Việt Nam đã khởi sắc, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổng Cục du lịch cho biết, trong năm 2013 Việt Nam đã đón 7,5 triệu lượt khách quốc tế đến thăm quan, nghỉ dưỡng, tìm kiếm cơ hội đầu tư và 37,5 triệu lượt khách nội địa với tổng doanh thu từ khách du lịch đạt hơn 230.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2012. Định hướng phát triển du lịch Việt Nam năm 2014 được xác định rõ là tập trung vào chiều sâu thay vì cách làm diện rộng tràn lan, tự phát như trước nhằm mục tiêu đón 8,3 triệu lượt khách quốc tế, 37,5 triệu lượt khách nội địa, doanh thu về du lịch tăng 250.000 tỷ đồng. Ninh Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Trong Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV xác định: “tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về di tích lịch sử, kiến trúc, về điều kiện giao thông thuận lợi, những cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng và những kinh nghiệm trong những năm qua, tạo bước phát triển về du lịch trong 5 năm nữa. Tập trung làm tốt việc xây dựng và thực hiện quy hoạch các điểm du lịch trước hết là Tam Cốc – Bích Động, Cố đô Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, từng bước quy hoạch, khai thác các nơi khác một cách vững chắc có hiệu quả, đồng thời đảm bảo tốt dịch vụ khách sạn, hàng lưu niệm, tạo điều kiện hết sức thuận lợi và hấp dẫn đối với khách du lịch tại các điểm và nơi ăn ở, để thu hút khách đến ngày một đông và ở lại dài ngày”. Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XX đã nhấn mạnh trong những năm tới phấn 3 đấu đưa Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Đặc biệt, quyết định số 2845/QĐ - UBND ngày 17/12/2007 về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 đã nêu rõ định hướng phát triển tổ chức không gian du lịch với việc quy hoạch thành 7 khu du lịch chính, 9 tuyến du lịch nội tỉnh và 10 tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế. Mặc dù có những hướng đi mới nhưng ngành du lịch Ninh Bình chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều tài nguyên vẫn ở dạng tiềm năng hoặc mới đưa vào sử dụng, chưa có quy hoạch cần thiết và cụ thể cũng như chưa có tổ chức lãnh thổ hợp lý. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn của thế giới và Việt Nam liên quan đến đề tài, khóa luận có mục tiêu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch của Ninh Bình theo ngành và theo lãnh thổ nhằm khai thác triệt để những thế mạnh về du lịch, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. 2.2. Nhiệm vụ - Kiểm kê, đánh giá tiềm năng (tự nhiên, nhân văn) cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình khai thác để phát triển du lịch Ninh Bình. - Nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch ở Ninh Bình, tìm ra những mặt đã đạt được cần phát huy, những mặt hạn chế cần khắc phục. - Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch của tỉnh nhằm khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. - Tổ chức lãnh thổ du lịch trên cơ sở xác định các điểm, tuyến, cụm du lịch của Ninh Bình trong mối quan hệ với các tỉnh phụ cận. 4 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích tự nhiên là 1405,04 km². Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên cơ sở bản đồ hành chính đã được điều chỉnh theo quyết định về việc ban hành danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ ngày 1/12/2006. - Về nội dung: Đề tài đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình thông qua việc tìm hiểu các điểm, cụm và tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh. - Giới hạn về nguồn tư liệu: Các số liệu về kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình được sử dụng chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2013. Nguồn cung cấp số liệu là Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình. 3. Lịch sử nghiên cứu 3.1. Ở nước ngoài Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi ban đầu thường đi kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng đất mới. Tuy nhiên, địa lý du lịch là ngành khoa học tương đối non trẻ. Quá trình hình thành địa lí du lịch như là một khoa học bắt đầu nửa sau những năm 1930 của thế kỉ XX. Đối tượng nghiên cứu mở rộng từ việc nghiên cứu địa lí các luồng du lịch cho đến việc nghiên cứu tài nguyên du lịch và phân vùng du lịch. Dưới góc độ địa lý du lịch, việc nghiên cứu trên thế giới tập trung chủ yếu vào 3 hướng: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ (không gian) du lịch. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu về đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí (Mukhina, 1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch (Kadaxkia, 1972; Sepfer, 1973). Các nhà địa lý Mỹ (Bôha, 1918, 1971), các nhà địa lý Canada (Vônfơ, 1966; Henaynơ, 1972) cũng đã tiến hành đánh giá sử dụng các tài nguyên thiên [...]... việc tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình Chương 2: Đánh giá các nguồn lực chính và thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình Chương 3: Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 1.1 Những khái niệm tổng quan về du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch 1.1.1 Du lịch và những định nghĩa về du lịch Du lịch. .. Viễn TP Ninh Bình – Nho Quan Hoa Lư – Kim Sơn TP Ninh Bình – Tam Điệp Ninh Bình – Hà Nội Chất Tổng điểm Ninh Bình- Nam Định- Thái BìnhHải Phòng- Quảng Ninh Ninh Bình – Hòa Bình Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An Ninh Bình- Lạng Sơn- Trung Quốc Ninh Bình- Quảng Ninh- Trung Quốc Ninh Bình – Điện Biên- Trung Quốc 25 CHƢƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH... Nhìn chung, Ninh Bình mới có một số công trình nghiên cứu là các đề tài như đề tài “Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở cố đô Hoa Lư Ninh Bình , “Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An Ninh Bình , “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình ….Các báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Ninh Bình năm 2000 – 2008 Hoạt động 10 năm du lịch Ninh Bình và phương... hoạch và tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh trong những năm tới Việc quy hoạch tổ chức lãnh thổ du lịch sẽ khai thác hiệu quả những tiềm năng sẵn có giúp cho Ninh Bình nắm được thời cơ, vượt qua thử thách để phát triển du lịch bền vững 6 Những đóng góp của đề tài - Tổng quan có chọn lọc các nghiên cứu ở trong và ngoài nước về tổ chức lãnh thổ du lịch và vận dụng chúng vào hoàn cảnh cụ thể của Ninh Bình. .. phục vụ mục đích giải trí du lịch I.I Pirôznhic (1985) đã phân tích: Hệ thống lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch là đối tượng quy hoạch và quản lý Nhiều nhà địa lý du lịch đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ du lịch hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch tức là xác định các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên... các tổ chức lãnh thổ du lịch như Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng (Trương Phước Minh, 2002), Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La (Đỗ Thị Mùi, 2010)… Về mặt khoa học cũng như thực tiễn thì điều quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu du lịch là đưa nội dung du lịch vào chương trình giảng dạy địa lí, trong hệ thống nhà trường phổ thông cũng như đại học và sau đại học Mã ngành địa lí du lịch. .. 1 1 1 1 lịch Tổng 2 4 4 3 Doanh thu Điểm 3 4 4 2 du lịch Hệ số 1 1 1 1 Tổng 3 4 4 3 48 58 53 27 Tổng 1.2.2.3 Tuyến du lịch Tuyến du lịch là sự kết nối các điểm du lịch với nhau tạo nên một tour du lịch theo lãnh thổ Cơ sở xác định tuyến du lịch chính là các điểm du lịch và mạng lưới giao thông vận tải Về mặt không gian, tuyến du lịch có thể là tuyến 24 nội vùng hoặc liên vùng Dựa vào bảng tổng hợp... chùa Non TP Ninh Nước Bình Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Hoa Lư Đế 1.2.2.2 Cụm du lịch Ninh Bình có nhiều điểm du lịch Các điểm du lịch tập trung quanh một khu vực tạo nên cụm du lịch Các khu vực có nhiều điểm du lịch bao gồm: TP Ninh Bình, các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan Các huyện khác có dưới 2 23 điểm du lịch Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá đã đưa ra ở trên, các cụm du lịch ở Ninh Bình được đánh... cứu tổ chức lãnh thổ du lịch Ninh Bình bằng những quan điểm khoa học, đề tài góp phần hoàn thiện về phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu địa bàn tỉnh Ninh Bình, chú ý tới những đặc trưng riêng của từng khu vực, từng điểm, cụm và tuyến du lịch Đề tài nghiên cứu góp phần xây dựng tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh để từ đó có hướng khai thác hợp lí có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch. .. thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình 1.2.2.1 Điểm du lịch Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị được coi là cơ sở trong phạm vi một tỉnh Có thể chia các điểm du lịch thành 3 nhóm chủ yếu: + Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia: đặc trưng cơ bản của nhóm này là sự độc đáo về tài nguyên du lịch và có khả năng thu hút khách cao Thang điểm đánh giá từ 33 đến 54 điểm + Nhóm điểm du lịch . VIỆC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 10 1.1. Những khái niệm tổng quan về du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch 10 1.1.1. Du lịch và những định nghĩa về du lịch 10 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ. chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình Chương 2: Đánh giá các nguồn lực chính và thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Ninh Bình Chương 3: Định hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh. tỉnh Ninh Bình. 10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH 1.1. Những khái niệm tổng quan về du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch 1.1.1. Du lịch

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan