đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh sơn la giai đoạn 2010 - 2013

96 2.5K 7
đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh sơn la giai đoạn 2010 - 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HOÀNG THỊ THANH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HOÀNG THỊ THANH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Anh Tuân SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo - Thạc sĩ Phạm Anh Tuân, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Khoa Sử - Địa, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời em chân thành cảm ơn các cơ quan có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến những người thân trong gia đình, các bạn sinh viên lớp K51 Đại học sư phạm Địa lí đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ em. Trong quá trình làm đề tài, do những hạn chế về mặt thời gian, tài liệu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô cùng các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Thanh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Dịch là BCH Ban chấp hành BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH - HDH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ĐBKK Đặc biệt khó khăn ĐK KT - XH Điều kiện kinh tế - xã hội ĐKTN Điều kiện tư nhiên GTVT Giao thông vận tải HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kĩ thuật KT - XH Kinh tế - xã hội MTQG Mục tiêu Quốc gia NTM Nông thôn mới QL6 Quốc lộ 6 THCS Trung học Cơ sở THPT Trung học Phổ thông TT Thể thao UBND Uỷ ban nhân dân VH Văn hóa MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Giới hạn nghiên cứu 3 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3 5. Những đóng góp của đề tài 5 6. Bố cục của đề tài 5 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 6 1.1. Cơ sở lý luận 6 1.1.1. Khái niệm về nông thôn 6 1.1.2. Khái niệm về mô hình nông thôn mới 6 1.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta 7 1.1.4. Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 10 1.1.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới 11 1.1.6. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới 14 1.2. Cơ sở thực tiễn 19 1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới 19 1.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc 20 1.2.3. Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc 21 1.2.4. Phát triển nông thôn ở Đài Loan 23 1.2.5. Mô hình xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam 23 1.2.5.1. Lịch sử phát triển các mô hình tổ chức sản xuất ở Việt Nam 23 1.2.5.2. Các nghiên cứu có liên quan 26 1.2.6. Bài học từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới 27 CHƢƠNG 2. HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SƠN LA 29 2.1. Vị trí địa lí 29 2.2. Điều kiện tự nhiên 29 2.2.1. Địa hình 29 2.1.2. Tài nguyên khí hậu 30 2.1.3. Tài nguyên nước 30 2.1.4. Tài nguyên đất 31 2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 31 2.3.1. Dân số, nguồn lao động và văn hóa - xã hội 31 2.3.2. Tình hình phát triển kinh tế 33 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế của tỉnh 34 2.4.1. Thuận lợi 34 2.4.2. Khó khăn 35 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 36 3.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La 36 3.1.1. Về quy hoạch (01 tiêu chí gồm 3 chỉ tiêu) 36 3.1.1.1. Quy hoạch sử dụng đất 36 3.1.2. Về hạ tầng kinh tế - xã hội (Gồm 8 tiêu chí) 36 3.1.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất (Gồm 4 tiêu chí) 39 3.1.4. Văn hóa - xã hội - môi trường (Gồm 4 tiêu chí) 40 3.1.5. Hệ thống chính trị (Gồm 2 tiêu chí) 41 3.2. Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Sơn La 2010 - 2013 41 3.2.1. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng nông thôn năm 2011 41 3.2.2. Tồn tại, hạn chế 42 3.2.3. Nguyên nhân 43 3.3. Kết quả đạt được từ mô hình xây dựng nông thôn mới 43 3.4. Cơ hội và thách thức trong công tác xây dựng nông thôn mới 44 3.4.1. Cơ hội trong công tác xây dưng nông thôn mới 44 3.4.2. Thách thức trong công tác xây dựng nông thôn mới 44 3.5. Định hướng nâng cao mô hình nông thôn mới tại tỉnh Sơn La 46 3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình xây dựng nông thôn mới. 47 3.6.1. Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới 48 3.6.2. Hình thức thực hiện 49 3.6.3. Cơ chế huy động và sử dụng vốn đầu tư 50 3.6.4. Nguyên tắc hỗ trợ 51 3.6.5. Đào tạo cán bộ chuyên trách để triển khai chương trình MTQG 52 3.6.6. Hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới 52 3.6.7. Điều hành, quản lý chương trình 52 3.7. Vốn, nguồn vốn và quy định mức hỗ trợ 53 3.7.1. Vốn và nguồn vốn 53 3.7.2. Quy định mức hỗ trợ 54 PHẦN KẾT LUẬN 55 1. Kết quả đạt được của đề tài 55 2. Kiến nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Năm 1975, sau khi giải phóng thống nhất được hai miền Bắc - Nam, Đất nước ta tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng về mặt kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Cả nước ta bắt tay vào xây dựng Tổ quốc, khắc phục hậu quả chiến tranh, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Nước ta là một nước nông nghiệp, dân số hoạt động nông nghiệp lớn, vì vậy để khắc phục tình trạng khủng hoảng chúng ta cũng tiến hành đầu tiên trên lĩnh vực nông nghiệp. Ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành chỉ thị 100 CT/CP, chính thức quy định chủ trương khoán sản phẩm cuối cùng tới nhóm và người lao động (còn gọi là chính sách “Khoán 100”). Hình thức Khoán 100 đã khắc phục được những hạn chế của các hình thức khoán trong Hợp tác xã Nông nghiệp trước đây, gắn lợi ích của người lao động với sản phẩm cuối cùng. Người nông dân quan tâm đến sản xuất, chất lượng sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, nền kinh tế dần được phục hồi nhưng không ổn định. Đại hội VI tháng 12/1986 của Đảng quyết định đường lối đổi mới toàn diện đánh một dấu mốc mới cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Hòa chung không khí đổi mới của cả nước, nông nghiệp nông thôn nước ta cũng đạt được những thành tựu quan trọng, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, chính sách của Đảng chưa thực sự phát huy hiệu quả với nông thôn, chưa dáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, còn tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ. Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn. Năm 2009, nước ta có tới trên 60 triệu người dân sống trong khu vực nông thôn (chiếm 70,37%). Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, thì sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn (về mức sống và thu nhập, tốc độ phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi…). Nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông thôn là: Tỉ lệ đói nghèo, thất nghiệp cao, ô nhiễm môi trường, diện tích đất nông nghiệp giảm do công nghiệp hóa, dịch vụ nông thôn kém phát 2 triển, phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ… là rào cản cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trước yêu cầu của hội nhập với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đất nước, đòi hỏi phải có nhiều chính sách giải quyết đồng bộ các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của nông thôn, trong đó có chính sách xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Sơn La là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ Quốc, là địa bàn tập trung nhiều dân tộc thiểu số, tồn tại nhiều phong tục lạc hậu, hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở đây còn manh mún, nhỏ lẻ, không đồng bộ và lạc hậu, kết cấu hạ tầng chắt vá, thu nhập của người dân thấp, mức sống chưa cao, tỉ lệ hộ nghèo lớn… Do đó, việc xây dựng mô hình nông thôn mới với nền sản xuất hàng hóa định hướng thị trường, giao lưu và hội nhập, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của người dân, chống ô nhiễm môi trường là việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên em đã chọn đề tài “Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2013” làm khóa luận nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại tỉnh Sơn La. Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại địa phương, cụ thể: - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới. - Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại tỉnh Sơn La. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới của địa phương. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết các 3 nhiệm vụ cơ bản sau: - Phân tích được cơ sở khoa học (cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn), để xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La. - Đánh giá được tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2013. 3. Giới hạn nghiên cứu - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Sơn La. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2010 đến năm 2013. - Về nội dung: Tập trung xem xét, đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 đến 2013. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp Mọi sự vật hiện tượng tuy có sự khác biệt về cả ngoại diện và nội hàm nhưng lại có mối quan hệ gắn bó với nhau theo một chừng mực nhất định. Nghiên cứu các sự vật hiện tượng đó theo quan điểm tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của vấn đề và vạch rõ mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa chúng. Ở đề tài này, quan điểm tổng hợp được sử dụng khi xem xét tác động giữa những điều kiện thuận lợi, khó khăn và kết quả, quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Sơn La. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Sơn La là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam nên việc xây dựng nông thôn mới vừa mang những đặc điểm chung của Việt Nam, vừa mang nét đặc thù riêng của vùng núi cao Tây Bắc. Vận dụng quan điểm hệ thống vào quá trình nghiên cứu để đi sâu tìm hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa các điều kiện, những thuận lợi và khó khăn của việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Sơn La với các vùng lân cận và tác động của việc xây dựng nông thôn mới tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương. [...]... tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế tỉnh Sơn La - Đánh giá được thực trạng xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La và tình hình xây dựng nông thôn mới của tỉnh giai đoạn 2010 - 2013 - Đánh giá được cơ hội và thách thức trong công tác xây dựng nông thôn mới - Đưa ra định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình xây dựng nông thôn mới 6 Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh... nông thôn mới Nông thôn mới là nông thôn chứ không phải là Thị tứ, cũng không phải nông thôn truyền thống So với nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới Xây dựng nông thôn mới phải gắn với đô thị hóa và phi nông hóa nông dân Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác nhau Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được... quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng mới so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt” [8] 1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương,... tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới 1.1.5 Nội dung xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới không phải chỉ nhằm vào mục đích xây dựng con đường, kênh mương, trường học, hội trường mà cái chính là qua cách làm này sẽ tạo cho người nông dân hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa và thúc đẩy họ tự tin, tự quyết, đưa ra sáng kiến, tham gia tích cực để tạo ra một nông thôn. .. cảnh tự nhiên và KTXH tỉnh Sơn La Chương 3: Nội dung xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2013 5 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm về nông thôn Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Hiện nay... một mô hình nông thôn mới 1.1.6 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới 1.1.6.1 Tiêu chí chung Căn cứ Quyết định số: 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT - BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới  Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm - Nhóm... Hai là: Huyện nông thôn mới Có 75% số xã trong huyện đạt xã nông thôn mới 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới phát triển như vũ bão, để 19 nông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển mạnh mẽ sánh bước cùng các nước trên thế giới thì việc tham khảo học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của các... sở hạ tầng nông thôn và được cụ thể hoá bằng 10 nội dụng cụ thể: - Cải cách ruộng đất - Quy hoạch và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tăng cường nghiên cứu nông nghiệp và đổi mới kỹ thuật - Chuyển giao công nghệ mới - Tập huấn các nông dân hạt nhân - Cung cấp các đầu vào hiện đại - Tín dụng nông nghiệp - Mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp tương ứng với sự thay đổi lao động và đầu tư - Dịch chuyển... các chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn Hình ảnh của người nông dân lúc này là hình ảnh của người xã viên HTX - Từ năm 1981 - 1987, phát triển mô hình khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động Chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 198 1-1 984: Chỉ thị 100 CT - TW (13/1/1981) về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” Tập thể điều... tế mà trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn Nhằm thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng 27 đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh Ðể xây dựng thành công mô hình nông thôn mới phải là một phong trào quần chúng . tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới. - Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại tỉnh Sơn La. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới. chọn đề tài Đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2013 làm khóa luận nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Đánh giá tình hình thực hiện. 34 2.4.2. Khó khăn 35 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 36 3.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La 36 3.1.1. Về quy hoạch (01 tiêu chí gồm

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan