tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ

88 1.4K 4
tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở tỉnh phú thọ”, em đã nhận được sự hướng dẫn,giúp đỡ tận tình của cô giáo, Thạc sĩ Đặng Thị Nhuần, người đã trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc, các phòng ban chức năng cùng ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong Khoa Sử - Địa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu khóa luận này. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới các cô, chú trong Sở Tài nguyên môi trường , Sở Nông nghiệp, Sở Khuyến nông tỉnh Phú Thọ đã tạo diều kiện giúp đỡ cung cấp cho em về các số liệu để em có thể hoàn thành khóa luận này. Đề tài của em trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu Sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận thêm đầy đủ và hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 15 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Linh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GTSX : Giá trị sản xuất GS.TS : Giáo sư, tiến sĩ KH : Kế hoạch NXB : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sĩ QĐ : Quyết định Sở NN và PTNN : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010 39 2 Bảng 3.2: Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm giai đoạn 2003 - 2010 41 3 Bảng 3.3: Diện tích cây công nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003- 2010 44 4 Bảng 3.4: Diện tích chè của tỉnh Phú Thọ phân theo huyện/thị giai đoạn 2003 - 2010 48 5 Bảng 3.5: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 – 2010 57 6 Bảng 3.6: Diện tích,năng suất và sản lượng mía của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010 59 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu Trang 1 Hình 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Phú Thọ theo giá trị thực tế giai đoạn 2003 - 2010 40 2 Hình 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất cây công nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010 42 3 Hình 3.3: Diện tích, sản lượng chè của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010 46 4 Hình 3.4: Diện tích, sản lượng cây sơn của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010 50 5 Hình 3.5: Cơ cấu diện tích một số cây công nghiệp hàng năm của tỉnh Phú Thọ năm 2010 52 6 Hình 3.6: Diện tích, sản lượng lạc tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010 54 7 Hình 3.7: Diện tích, sản lượng mía của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010 60 8 Hình 3.8: Diện tích, sản lượng vừng của tỉnh Phú Thọ giai đoạn năm 2003 - 2010 62 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Nhiệm vụ 2 1.3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2 .Giới hạn nghiên cứu 3 1.4. Lịch sử nghiên cứu 3 1.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5 1.5.1. Quan điểm nghiên cứu 5 1.5.1.1. Quan điểm lãnh thổ 5 1.5.1.2. Quan điểm hệ thống 5 1.5.1.3. Quan điểm tổng hợp 5 1.5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 6 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu 6 1.5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu và xử lí số liệu 6 1.5.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp - so sánh 6 1.5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa 6 1.5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ 7 1.5.2.5. Phương pháp toán học 7 1.5. Đóng góp của đề tài 7 1.6. Cấu trúc của đề tài 7 NỘI DUNG 10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP 10 1.1. Cơ sở lí luận 10 1.1.1. Khái niệm cây công nghiệp 10 1.1.2. Vai trò của cây công nghiệp 10 1.1.2.1. Cây công nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống của con người 10 1.1.2.2. Cây công nghiệp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia 10 1.1.2.3. Phát triển cây công nghiệp có vai trò quan trọng đối với xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng 12 1.1.3. Phân loại cây công nghiệp 13 1.1.4. Đặc điểm của ngành trồng cây công nghiệp 13 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố cây công nghiệp 15 1.1.5.1. Vị trí địa lí 15 1.1.5.2. Nhóm nhân tố tự nhiên 15 1.1.5.3. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 17 1.2. Cơ sở thực tiễn 19 1.2.1. Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 19 1.2.2. Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ 23 CHƢƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 25 2.1. Vị trí địa lí 25 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 26 2.2.1. Địa hình 26 2.2.2. Đất đai 27 2.2.3. Khí hậu 29 2.2.4. Thủy văn 31 2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 32 2.3.1. Dân cư và nguồn lao động 32 2.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển ngành trồng cây công nghiệp 33 2.3.2.1. Giao thông vận tải 33 2.3.2.2. Thông tin liên lạc 34 2.3.2.3. Các cơ sở hạ tầng khác 35 2.3.3. Thị trường tiêu thụ 35 2.3.4. Đường lối chính sách 36 2.4. Thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với sự phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Phú Thọ 37 CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 39 3.1. Khái quát sự phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 39 3.1.1. Vị trí của cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Phú Thọ 39 3.1.2. Cơ cấu cây công nghiệp 41 3.2. Tình hình phát triển và phân bố một số cây công nghiệp chủ lực và quan trọng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 44 3.2.1. Cây công nghiệp lâu năm 44 3.2.1.1. Khái quát chung 44 3.2.1.2. Hiện trạng phát triển và phân bố 45 3.2.2. Cây công nghiệp hàng năm 51 3.2.2.1. Khái quát chung 51 3.2.2.2. Tình hình phát triển và phân bố 53 3.2.3. Nhận xét về sự phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh 64 3.2.3.1. Sự phát triển 64 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP Ở TỈN PHÚ THỌ 68 4.1. Giải pháp về giống cây trồng 68 4.2. Giải pháp về kĩ thuật trồng và chăm sóc 69 4.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 69 4.4. Giải pháp về chế biến 70 4.5. Xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường 70 4.6. Giải pháp về đất đai 70 4.7. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng 71 4.8. Giải pháp về đường lối chính sách 72 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, công nghiệp và dịch vụ đã và đang tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ cho xã hội loài người. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, được khẳng định bởi khả năng cung cấp những sản phẩm về lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác mà không ngành kinh tế nào thay thế được. Trong nông nghiệp, bên cạnh cây lương thực, việc phát triển cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng. Đặc biệt, với nguồn đất đai, khí hậu của nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao. Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng lao động nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu. Nước ta đã hình thành nên một số vùng chuyên canh cây công nghiệp góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng núi, trung du và cao nguyên, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Nhiều mặt hàng được sản xuất từ cây công nghiệp đã có thương hiệu trên thế giới và được đông đảo khách hàng ưa chuộng như sản phẩm được chế biến từ cây cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, hạt điều. Phú Thọ là tỉnh nằm ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh, đất đai chủ yếu là đất feralit đỏ vàng (chiếm tới 66,79%) đất thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất dày, mùn khá. Trong nhiều năm qua, việc phát triển cây công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp của tỉnh. Khai thác hiệu quả các tiềm năng về tự nhiên và kinh tế - xã hội tạo điều kiện cho người dân Phú Thọ làm giàu. Tuy nhiên, việc phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay còn 2 gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, kĩ thuật trồng và chế biến, sự biến động của thị trường cũng như hạn chế trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Nghiên cứu những điều kiện phát triển, sự phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là vấn đề có tính thực tiễn cao nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế và phát triển hợp lí cây công nghiệp của tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm khóa luận tốt nghiệp nhằm đóng góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển ngành trồng cây công nghiệp của tỉnh nhà. 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về tình hình phát triển, phân bố cây công nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng, hiện trạng phát triển, phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài nhằm tìm ra những khó khăn hạn chế trong việc phát triển cây công nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển hợp lí của các cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 1.2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ phải giải quyết sau: - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về cây công nghiệp. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tìm ra những thuận lợi và khó khăn của nguồn lực đó. - Phân tích tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Đề xuất một số giải pháp cho sự phát triển và phân bố cây công nghiệp trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 1.3. Đối tƣợng và giới hạn nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 Đề tài lấy cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm đối tượng nghiên cứu. Từ đây đề tài nghiên cứu theo hai khía cạnh chủ yếu là sự phát triển và sự phân bố theo không gian của cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 1.3.2 .Giới hạn nghiên cứu Đề tài được giới hạn trong phạm vi như sau: Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, bao gồm Việt Trì, Phú Thọ, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Lâm Thao, Thanh Sơn,Thanh Thủy, Tân Sơn. Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn lực chủ yếu, hiện trạng phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2003 - 2010. 1.4. Lịch sử nghiên cứu Trong nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng, nhất là những nước ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Bởi vậy, sự phát triển và phân bố cây công nghiệp cũng được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu. Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến cây công nghiệp, có thể kể đến là “Sản xuất chè Đông Dương” của tác giả Dupas quier; “Sản xuất đậu tương ở vùng nhiệt đới” (1990) của Hinson.K, Hartwig E.E. Từ rất sớm cây chè ở Việt Nam đã được tác giả người nước ngoài nghiên cứu trong tác phẩm “Cây chè miền Bắc Việt Nam” (1976) của tác giả Djemukhatze. K.M. Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn cho sự phát triển cây công nghiệp. Việc phát triển cây công nghiệp được chú trọng ngay từ buổi đầu phát triển. Có nhiều lĩnh vực khoa học tham gia nghiên cứu về cây công nghiệp như khoa học Địa lí, khoa học Nông nghiệp… Trong lĩnh vực về cây công nghiệp, có nhiều giáo trình đề cập đến giống cây và thời vụ gieo trồng, đến phân bón cho cây trồng, kĩ thuật chăm sóc… của các tác giả Nguyễn Như Hà, Trần Đình Long, Andrew Jame, Quách Ngọc Tuyền… Dưới góc độ nông nghiệp, cây công nghiệp được nghiên cứu nhiều và được viết thành giáo trình dùng để dạy trong các trường cao đẳng, đại học. [...]... nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 8 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Khái niệm cây công nghiệp Hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về cây công nghiệp Xuất phát từ chỗ cây công nghiệp cho sản phẩm dùng để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến... và phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ 1.6 Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo đề tài được cấu trúc gồm 4 chương như sau: 7 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về cây công nghiệp Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chương 3: Tình hình phát triển, phân bố cây công nghiệp trên địa. .. nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Ngoài ra đề tài sẽ giúp cho người đọc hiểu một cách sâu sắc về thực trạng và định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là việc chú trọng phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài còn giúp cho bản thân Tác giả hiểu được nguồn lợi kinh tế do cây công nghiệp mang lại từ đó đề xuất định hướng phát triển cây công nghiệp. .. trực tiếp và quan trọng nhưng quyết định đến sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lại là nhân tố kinh tế xã hội 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam  Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp trên thế giới Ngành trồng cây công nghiệp của thế giới trong những năm qua đã có sự phát triển nhanh chóng do nhu cầu của thị trường về... tích, sản lượng và giá trị sản xuất  Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở Việt Nam Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều cây công nghiệp, nguồn lao động dồi dào có thể phát triển thành các vùng cây công nghiệp tập trung Cây công nghiệp hàng năm của nước ta phát triển mạnh trong những năm 70, 80,... cứu một cách cụ thể, chi tiết về hiện trạng phát triển, phân bố cây công nghiệp của tỉnh 4 Đề tài được chọn mang tính khái quát hơn, tổng hợp hơn về sự phát triển của các loại cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh và là tài liệu quan trọng cho các công trình nghiên cứu cây công nghiệp của tỉnh sau này Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã dựa trên những quan điểm và phương pháp nghiên... tìm hiểu về cây công nghiệp của tỉnh nhìn chung chỉ dừng lại ở các báo cáo, tổng kết, bài báo hoặc tiểu luận Trong “Báo cáo rà soát quy hoạch nông - lâm nghiệp của tỉnh Phú Thọ năm 2010, định hướng đến năm 2020” (2005) của Sở NN và PTNT đã nói đến tình hình phát triển cây công nghiệp của tỉnh Liên quan đến cây công nghiệp còn nhiều báo cáo khác như “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch phát triển chè... đoạn 2001 - 2005 Kế hoạch phát triển chè tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010”; “Chương trình phát triển chè giai đoạn 2011 - 2015” của UBND tỉnh Phú Thọ Ngoài ra, có một số những đề tài nghiên cứu về một số loại cây công nghiệp như: cây chè, cây sơn, cây lạc… nhưng những đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu sự thích nghi cũng như triển vọng phát triển một số cây mà chưa có công trình nào nghiên cứu một... nước Ngoài ra vùng còn chuyên canh các cây công nghiệp khác như thuốc lá, lạc, hồi, sơn, trẩu 1.2.2 Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba của cả nước Các sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu là chè,cà phê, đậu tương,…Ngoài... mía, vừng, thuốc lá… 24 CHƢƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Vị trí địa lí Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước Với vị trí nằm trong khu vực giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng Sông Hồng và Tây Bắc, tỉnh Phú Thọ được giới hạn như sau: Cực Bắc 21043’04’’B (huyện Đoan Hùng); . phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Phú Thọ 37 CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 39 3.1. Khái quát sự phát triển cây. về cây công nghiệp. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Tình hình phát triển, phân bố cây công nghiệp trên địa. cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 39 3.1.1. Vị trí của cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Phú Thọ 39 3.1.2. Cơ cấu cây công nghiệp 41 3.2. Tình hình phát triển

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan