Thiết kế, hệ thống cung cấp nhiên liệu khí gas hoá lỏng (LPG) cho ôtô con

71 1K 16
Thiết kế, hệ thống cung cấp nhiên liệu khí gas hoá lỏng (LPG) cho ôtô con

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế, lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu khí gas hoá lỏng (LPG) cho ôtô con”. Đồ án của em gồm 4 chương chính: Chương I: Tổng quan về việc sử dụng nhiên liệu khí gas hoá lỏng trên các phương tiện vận tải. Chương II: Thiết kế, lắp đặt HTCCNL khí gas hoá lỏng trên ôtô con. Chương III: Tính toán động lực học kéo. Chương IV: Đề xuất các biện pháp hỗ trợ.Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong Bộ môn Cơ khí Ôtô, đặc biêt là thầy giáo PGS. TS Cao Trọng Hiền và KS. Nguyễn Hùng Mạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện, để đồ án của em có thể hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo các yêu cầu về nội dung. Em cũng xin cảm ơn Công ty Cơ khí Ôtô Ngô Gia Tự đã tận tình giúp đỡ em tham khảo thực tế việc ứng dụng công nghệ Autogas trên ôtô con. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn cũng như hiểu biết thực tế có hạn, hơn nữa đề tài là vấn đề mới của chuyên ngành, nên mặc dù đã rất cố gắng, song Đồ án của em chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy giáo trong bộ môn Cơ khí Ôtô để em có thể nắm bắt sâu hơn vấn đề nghiên cứu.Em xin chân thành cảm ơn

THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CƠ KHÍ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ , LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU KHÍ GAS HÓA LỎNG (LPG ) CHO Ô TÔ CON Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS.Cao Trọng Hiền Sinh viên Thực Hiện: Phạm Minh Tâm Lớp : Cơ Khí Ô Tô Khóa 46 Hà Nội – 2010 SVTH: Phạm Minh Tâm 3 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON Mục lục Tran g Lời nói đầu 5 Chương I: Tổng quan về việc sử dụng nhiên liệu khí gas hoá lỏng trên các phương tiện vận tải 7 I.1. Tính ưu việt của nhiên liệu khí gas hoá lỏng 7 I.2. Tình hình khai thác, chế biến và cung cấp khí gas hoá lỏng trong nước và trên thế giới 14 I.3. Tình hình sử dụng, lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu khí gas hoá lỏng trong nước và trên thế giới 16 I.4. Sự cần thiết của đề tài 19 Chương II: Thiết kế, lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu khí gas hoá lỏng trong nước và trên thế giới 21 II.1. Lựa chọn ôtô cơ sở 21 II.2. Lựa chọn phương án thiết kế 23 II.3. Lựa chọn các cụm thiết bị chính 27 II.4. Tính toán thiết kế bộ trộn 33 SVTH: Phạm Minh Tâm 4 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON II.5. Lắp đặt hệ thống CCNL khí gas hoá lỏng 41 Chương III: Tính toán động lực học kéo 44 III.1. Xác định công suất cực đại và mômen cực đại của động cơ sử dụng nhiên liệu khí gas hoá lỏng 44 III.2. Xây dựng đường đặc tính tốc độ ngoài của động cơ 46 III.3. Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng kéo của ôtô 49 Chương IV: Đề xuất các biện pháp hỗ trợ 60 IV.1. Xây dựng các trạm cấp nhiên liệu LPG 60 IV.2. Các biện pháp về kinh tế và quản lý 62 IV.3. Xiết chặt các tiêu chuẩn về khí xả 63 Kết luận 66 Tài liệu tham khảo 68 Nội dung file đính kèm : Bản vẽ thiết kế SVTH: Phạm Minh Tâm 5 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON SVTH: Phạm Minh Tâm 6 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON Lời nói đầu Như chúng ta đã biết, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, hiện nay không còn là vấn đề của riêng một quốc gia nào, mà đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, mà còn là nguyên nhân của hàng loạt các vấn đề nan giải khác, đặc biệt là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” làm Trái Đất ấm dần lên. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm bầu khí quyển là do các chất độc hại của các ngành công nghiệp phát thải vào không khí gây ra, trong đó tác nhân chủ yếu là khí thải của các phương tiện giao thông. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, vấn đề hạn chế sự ô nhiễm của khí thải các phương tiện giao thông là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu khí quyển. Rất nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm cải tiến động cơ, hạn chế mức độc hại của khí thải. Một trong những biện pháp đang được xem trọng hiện nay là thay thế nhiên liệu sử dụng cho động cơ, từ nhiên liệu truyền thống (xăng, dầu diesel) sang các nhiên liệu sạch (nhiên liệu khí, nhiên liệu sinh học, điện năng), trong đó phương án sử dụng nhiên liệu khí, đặc biệt là khí dầu mỏ hoá lỏng LPG, được ứng dụng rộng rãi hơn cả. Đối với Việt Nam, mặc dù công nghiệp mới phát triển, song tình trạng ô nhiễm bầu khí quyển cũng đã ở mức báo động. Để cải thiện tình trạng này, trong những năm gần đây, việc sử dụng nhiên liệu khí dầu mỏ hoá lỏng làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông đã được đẩy mạnh. Việc sử dụng nhiên liệu LPG cho ôtô, xe máy ở Việt Nam không chỉ làm giảm đáng kể các chất ô nhiễm trong khí thải, mà nó còn giúp chúng ta chủ động nguồn năng lượng, tiết kiệm ngân sách nhập khẩu xăng dầu. Hiện nay, công nghệ và thiết bị SVTH: Phạm Minh Tâm 7 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON chuyển đổi hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG cho ôtô của các nước tiên tiến như Ý, Nhật, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, đã tương đối hoàn thiện. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ này đối với điều kiện cụ thể của nước ta là một nhu cầu hết sức cấp thiết. Với mong muốn tìm hiểu và tiếp cận các vấn đề mới về khoa học – công nghệ của chuyên ngành, em đã chọn đề tài cho Đồ án Tốt nghiệp của mình là “Thiết kế, lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu khí gas hoá lỏng (LPG) cho ôtô con”. Đồ án của em gồm 4 chương chính: - Chương I: Tổng quan về việc sử dụng nhiên liệu khí gas hoá lỏng trên các phương tiện vận tải. - Chương II: Thiết kế, lắp đặt HTCCNL khí gas hoá lỏng trên ôtô con. - Chương III: Tính toán động lực học kéo. - Chương IV: Đề xuất các biện pháp hỗ trợ. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong Bộ môn Cơ khí Ôtô, đặc biêt là thầy giáo PGS. TS Cao Trọng Hiền và KS. Nguyễn Hùng Mạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện, để đồ án của em có thể hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo các yêu cầu về nội dung. Em cũng xin cảm ơn Công ty Cơ khí Ôtô Ngô Gia Tự đã tận tình giúp đỡ em tham khảo thực tế việc ứng dụng công nghệ Autogas trên ôtô con. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn cũng như hiểu biết thực tế có hạn, hơn nữa đề tài là vấn đề mới của chuyên ngành, nên mặc dù đã rất cố gắng, song Đồ án của em chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy giáo trong bộ môn Cơ khí Ôtô để em có thể nắm bắt sâu hơn vấn đề nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30/4/2005 SVTH: Phạm Minh Tâm 8 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON Sinh viên Nguyễn Quốc Dũng CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VIỆC SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU KHÍ GAS HOÁ LỎNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI I.1. Tính ưu việt của nhiên liệu khí gas hoá lỏng: Vào thời điểm chiếc ôtô đầu tiên lăn bánh trên đường năm 1908, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành công nghiệp động cơ, ngành khai thác và chế biến dầu mỏ đã đi qua 50 năm đầu tiên trong sự phát triển của mình. Giếng dầu đầu tiên được khai thác vào tháng 8 năm 1859 tại Pensylvania (Mỹ) và tại thời điểm đó, sản phẩm có giá trị nhất mà người ta chế biến được mới chỉ là dầu hoả. Mười năm đầu thế kỷ 20 đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp ôtô và cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của loại nhiên liệu lỏng quan trọng bậc nhất hiện nay: đó là xăng dầu. Có thể nói, sự phát triển không ngừng của hai ngành công nghiệp chủ chốt: công nghiệp ôtô và công nghiệp dầu mỏ, đã đóng góp rất lớn cho nền công nghiệp thế giới nói riêng và nền văn minh nhân loại nói chung. Tuy nhiên, thế kỷ 20 cũng ghi nhận mặt trái của sự phát triển này: đó là tình trạng ô nhiễm môi trường. Vấn đề môi trường giờ đây đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng mang tính toàn cầu. Theo đánh giá của các nhà khoa học, hiện nay, khí xả từ động cơ của các phương tiện giao thông, đặc biệt là động cơ ôtô, đã trở thành tác nhân gây ô nhiễm chính đối với bầu khí quyển, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, gây ra hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” làm SVTH: Phạm Minh Tâm 9 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON biến đổi khí hậu Trái Đất. Một bản báo cáo về môi trường gần đây đã cho thấy: có khoảng 80% khí CO, 60% khí Hiđrô Cacbon và 40% Ôxit Nitơ (NO x ) có trong bầu khí quyển hiện nay là do khí thải của động cơ đốt trong gây ra. Nhận thức rõ tính nghiêm trọng của vấn đề, ngay từ những năm 1950, các nước có nền công nghiệp phát triển trên thế giới đã bước đầu đặt ra các điều luật về môi trường cũng như các tiêu chuẩn về khí thải áp dụng cho động cơ đốt trong với mức độ nghiêm ngặt ngày một tăng. Thực tế này đã buộc các nhà chế tạo ôtô phải tìm cách nghiên cứu, cải tiến sản phẩm của mình nhằm hạn chế nồng độ các chất ô nhiễm trong khí xả động cơ. Rất nhiều phát minh, cải tiến kỹ thuật đã ra đời, trong đó một số đã được áp dụng và bước đầu cho hiệu quả tốt. Những xu thế chính của các phát minh này có thể tóm tắt như sau: - Thứ nhất, đó là sử dụng năng lượng điện để chạy ôtô. Xu hướng này tỏ ra không mấy khả quan vì nếu sử dụng nguồn năng lượng hoá thạch để sản xuất điện nạp cho ắcqui, từ đó cung cấp cho ôtô thì mức độ ô nhiễm chưa chắc đã giảm, hơn nữa khả năng tích trữ điện của ắcqui không cao sẽ làm giảm phạm vi hoạt động của phương tiện. Còn nếu ta sử dụng năng lượng mặt trời để chuyển hoá thành điện năng thì sẽ đảm bảo sạch tuyệt đối, song hiệu suất thu năng lượng của pin mặt trời lại rất thấp. Ngày nay người ta thường sử dụng điện năng như là một nguồn năng lượng kết hợp trên các ôtô hybrid. Đó là những chiếc ôtô được trang bị hệ thống động lực kết hợp gồm một động cơ đốt trong (động cơ xăng hoặc diesel) và một động cơ điện. Sự kết hợp này cho phép tận dụng tối đa lợi ích của hai nguồn lực khác nhau, do đó tiết kiệm được nhiên liệu và giảm lượng khí thải. Các hãng ôtô lớn trên thế giới đã và đang cho ra đời những chiếc xe loại này. Đi đầu trong phát triển công nghệ hybrid là Honda và Toyota. Hai hãng này đã bắt đầu bán xe hybrid tại thị trường Nhật từ cuối thập kỷ 90. Tại Mỹ, Ford Motors là hãng xe đi tiên phong trong công nghệ này. Họ đã chế tạo thử thành công chiếc xe mẫu Mecury Meta One sử dụng một động cơ diesel V6 turbo kép và một động cơ điện, sẽ tung ra thị trường SVTH: Phạm Minh Tâm 10 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON trong thời gian trước mắt. Hai hãng ôtô lớn khác là General Motors và Daimler Chrysler cũng đã quyết định cùng hợp tác để nghiên cứu sản xuất xe hybrid, dự kiến chiếc xe đầu tiên sẽ ra đời vào năm 2007. - Thứ hai, hiện đại hoá động cơ đốt trong truyền thống. Đây là xu hướng đang được chú trọng hiện nay. Các hãng chế tạo ôtô lớn trên thế giới liên tục áp dụng những thành tựu mới trong công nghệ vật liệu, cơ khí chính xác, điện tử tin học để điều khiển các quá trình làm việc của động cơ đốt trong, nhờ đó quá trình công tác của động cơ ngày càng được tối ưu hoá, và mức độ phát sinh ô nhiễm cũng giảm. Trước hết phải kể tới những bước tiến mới trong công nghệ xử lý khí xả của động cơ (đặc biệt là động cơ diesel). Tiêu biểu cho xu thế này là công nghệ sử dụng phin lọc khí thải. Cụ thể: hãng Volvo Trucks đã lắp cho các động cơ xe tải của mình hệ thống CRT (Continuously Regenerating Trap), cho phép giảm tới ( 9080 ÷ )% nồng độ CO, HC, NO và muội than trong khí xả. Hãng PSA Peugeot Citron cũng đã chế tạo thàng công phin lọc khí thải lắp trên xe Peugeot 607 với động cơ diesel HDI. Bên cạnh đó, hoàn thiện quá trình cháy của nhiên liệu trong xilanh cũng là một biện pháp giảm khí thải hiệu quả. Đây là xu thế được các hãng ôtô Nhật và Đức đặc biệt chú trọng, vì nó đồng thời còn cho phép tiết kiệm nhiên liệu. Nhìn chung, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, song đây là xu hướng đòi hỏi đầu tư rất lớn và thời gian dài, vì động cơ đốt trong ngày nay đã khá hoàn hảo. - Xu hướng thứ ba, đó là sử dụng các loại nhiên liệu thân thiện với môi trường. Đây được đánh giá là giải pháp mang lại nhiều lợi ích, vì ngoài tác dụng bảo vệ môi trường, nó còn giúp đa dạng hoá nguồn nhiên liệu. Trong tương lai, các loại nhiên liệu sạch sẽ dần thay thế cho nguồn nhiên liệu truyền thống lâu nay là dầu mỏ, đã sắp cạn kiệt sau gần 1,5 thế kỷ khai thác. Trong các loại nhiên liệu sạch đã được nghiên cứu sử dụng, các loại dầu thực vật, nhiên liệu sinh học, là những loại nhiên liệu tái sinh có nhiều ưu thế về giảm chất khí gây hiệu ứng nhà kính, song trở ngại lớn là giá thành cao so SVTH: Phạm Minh Tâm 11 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON với các nhiên liệu truyền thống. Chính vì vậy, các loại nhiên kiệu khí (khí hiđrô, khí thiên nhiên nén CNG, khí dầu mỏ hoá lỏng LPG) là sự lựa chọn được các nhà khoa học quan tâm nhất hiện nay. So sánh ưu, nhược điểm của ba loại nhiên liệu trên, khí dầu mỏ hoá lỏng LPG được coi là có ưu thế hơn cả. Sử dụng khí hiđrô làm nhiên liệu cho động cơ có lợi thế vượt trội về mặt môi trường, song vấp phải trở ngại lớn về mặt kỹ thuật và an toàn. Khí hiđrô rất “sạch” vì khi cháy chỉ tạo ra nước (dù khí Nitơ Ôxit, sản sinh ra trong mọi quá trình cháy, cũng gây ra những quan ngại nhất định cho môi trường), nguồn tài nguyên hiđrô lại gần như vô tận và có thể tái tạo được. Tuy nhiên, việc tồn trữ, vận chuyển và sử dụng hiđrô gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém, độ an toàn lại thấp vì hiđrô rất dễ bay hơi, dễ nổ, khó nhận biết khi bị rò rỉ (hiđrô không có mùi). Hơn nữa, phương pháp tốt nhất để tạo ra hiđrô là điện phân nước, nghĩa là ta lại phải sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch để tạo ra điện. Như vậy, xét rộng ra thì lợi thế về mặt môi trường của hiđrô lại không còn đáng kể. Khí thiên nhiên CNG có ưu điểm hơn khí dầu mỏ hoá lỏng LPG là quá trình cháy lý tưởng hơn (do thành phần chính là mêtan CH 4 ), ngoài ra sự phân bố trữ lượng về mặt địa lý cũng đồng đều hơn chứ không mất cân đối như dầu mỏ. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của CNG là phải tồn chứa trong bình áp suất cao (khoảng 250 atm), trong khi khí dầu mỏ hoá lỏng LPG có thể tồn tại dưới dạng lỏng ở áp suất chỉ có 7 atm (nghĩa là thấp hơn gần 36 lần). Như vậy, CNG không thể so sánh được với LPG về tính linh hoạt trong tồn trữ, vận chuyển và phân phối. Thực tế cho thấy ở đâu cần sự linh hoạt trong phân phối thì ở đó LPG luôn chiếm ưu thế. Tóm lại, xét trên mọi khía cạnh thì phương án sử dụng khí dầu mỏ hoá lỏng LPG cho động cơ đốt trong nhằm giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường là phù hợp nhất. LPG là tên viết tắt ba chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas, có nghĩa là “khí dầu mỏ hoá lỏng” (hoặc “khí gas hoá lỏng”). SVTH: Phạm Minh Tâm 12 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền [...]... trọng và thiết thực hơn cả, đặc biệt đối với trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế của nước ta hiện nay SVTH: Phạm Minh Tâm 22 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON CHƯƠNG II THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU KHÍ GAS HOÁ LỎNG II.1 Lựa chọn ôtô cơ sở: Đề tài chọn thiết kế lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG trên ôtô con cơ sở là ôtô Fiat... – hoá hơi - Đặc điểm của hệ thống cung cấp nhiên liệu gas lỏng là luôn luôn ở áp suất cao, dù hệ thống có làm việc hay không Do vậy, không khí bên ngoài không thể lọt được vào trong hệ thống như đối với hệ thống nhiên liệu xăng, nghĩa là hệ thống chuyển đổi nhiên liệu gas lỏng là kín khít tuyệt đối Điều này SVTH: Phạm Minh Tâm 28 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG). .. liệu: xăng và LPG Hệ thống thiết kế sẽ theo nguyên lý của hệ thống thế hệ 1, vì công nghệ đơn giản, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện nước ta Sau khi lắp đặt, hệ thống mới này cùng với hệ thống nhiên liệu cũ sẽ tạo thành hệ thống cung cấp nhiên liệu “xăng - LPG song song” Hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG gồm các cụm thiết bị cơ bản sau: - Thùng chứa nhiên liệu LPG - Bộ giảm áp hoá hơi - Bộ trộn SVTH:... Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON thể hiện mức nhiên liệu trong thùng bằng tín hiệu đèn trên bảng điều khiển của hệ thống đặt ở khoang lái II.3.2 Bộ giảm áp – hoá hơi: Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu gas lỏng, bộ giảm áp hoá hơi là thiết bị quan trọng, có nhiệm vụ biến gas lỏng áp suất cao thành hơi gas áp suất thấp để đưa tới bộ trộn hoà trộn với không khí Kết... PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON II.2 Lựa chọn phương án thiết kế: Việc lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG cho ôtô có thể tiến hành theo một trong hai phương án sau: Thứ nhất, sau khi lắp đặt, ôtô chỉ có thể sử dụng duy nhất một loại nhiên liệu là LPG Phương án này có ưu điểm là kết cấu hệ thống nhiên liệu đơn giản, việc bố trí hệ thống LPG (đặc biệt... song đề tài Thiết kế, lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu khí gas hoá lỏng (LPG) trên ôtô con còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Với mục tiêu “Khoa học phục vụ cuộc sống”, đề tài không đi sâu vào nghiên cứu tính toán quá trình công tác của động cơ khi sử dụng nhiên liệu LPG, mà chú trọng vào vấn đề thực tế hóa việc sử dụng nguồn nhiên liệu này cho các phương tiện vận tải, cụ thể là ôtô con Đây mới... giảm áp hoá hơi - Bộ trộn SVTH: Phạm Minh Tâm 26 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON - Hệ thống ống áp lực dẫn gas lỏng và ống cao su dẫn khí gas - Các van điện từ (van xăng và van LPG) - Công tắc điện đóng ngắt để chuyển đổi nhiên liệu Sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp nhiên liệu “xăng – LPG song song” được thể hiện trên hình 2.2: Hình 2-2: Sơ đồ nguyên... 7- Bộ chế hoà khí 8- Van xăng điện từ 9- Bộ giảm áp – hoá hơi 10- Bơm xăng 11- Bộ trộn II.3 Lựa chọn các cụm thiết bị chính của hệ thống: Trong hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG, các thiết bị chính của bộ chuyển đổi như thùng chứa, bộ giảm áp hoá hơi, , có kết cấu phức tạp, việc SVTH: Phạm Minh Tâm 29 GVHD: PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON chế tạo và... PGS.TS.Cao Trọng Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON Nguyên lý hoạt động của bộ giảm áp – hoá hơi như sau: Gas lỏng áp suất cao từ thùng chứa theo đường ống qua van giảm áp vào khoang áp suất cao (khoang A) của bộ giảm áp – hoá hơi Tại đây, gas lỏng sẽ giãn nở và hoá hơi hoàn toàn áp suất nhiên liệu lúc này xấp xỉ bằng áp suất khí trời Trong quá trình hoá hơi, gas lỏng thu nhiệt... nghệ này được áp dụng ở các nước không đòi hỏi ngặt nghèo về tiêu chuẩn khí xả động cơ Hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG thuộc thế hệ này gồm hai van điện từ điều khiển việc sử dụng nhiên liệu tuỳ theo người lái, bộ giảm áp – hoá hơi cấp khí gas tới bộ trộn hoà trộn với không khí tại carbuarator rồi đưa vào động cơ Bộ giảm áp – hoá hơi được gia nhiệt bởi nước nóng từ hệ thống làm mát động cơ - Thế hệ . mình là Thiết kế, lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu khí gas hoá lỏng (LPG) cho ôtô con . Đồ án của em gồm 4 chương chính: - Chương I: Tổng quan về việc sử dụng nhiên liệu khí gas hoá lỏng trên các. của nhiên liệu khí gas hoá lỏng 7 I.2. Tình hình khai thác, chế biến và cung cấp khí gas hoá lỏng trong nước và trên thế giới 14 I.3. Tình hình sử dụng, lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu khí. Hiền THIẾT KẾ LẮP ĐẶT HTCCNL KHÍ GAS HOÁ LỎNG (LPG) TRÊN ÔTÔ CON với các nhiên liệu truyền thống. Chính vì vậy, các loại nhiên kiệu khí (khí hiđrô, khí thiên nhiên nén CNG, khí dầu mỏ hoá lỏng

Ngày đăng: 01/10/2014, 08:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan