Chế độ phát hành tiền tệ Việt Nam

21 529 4
Chế độ phát hành tiền tệ Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ rất sớm trong lịch sử loài người đã xuất hiện nhu cầu phải có một hình thức tiền tệ làm trung gian trao đổi. Thổ dân ở các bờ biển châu Á, châu Phi, trước đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền tệ. Lúa mì và đại mạch được sử dụng ở vùng Lưỡng Hà, gạo được dùng ở quần đảo Philippines, trước Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa được sử dụng làm tiền tệ… Dùng tiền tệ bằng hàng hoá như trên có những bất tiện nhất định trong quá trình phục vụ trao đổi, như dễ hư hỏng, không đồng nhất,… nên không được mọi người mọi nơi chấp nhận, do đó dẫn đến việc sử dụng tiền tệ bằng kim loại. Nhưng số lượng các kim lọai quý như vàng bạc không có nhiều so với nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng tăng của mọi người, từ đó đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của tiền giấy. Tiền giấy được coi là loại tiền tệ tiên tiến nhất. Vậy tại sao tiền giấy lại ra đời và nó được phát hành dựa trên nguyên tắc nào? Tiểu luận này chính là nghiên cứu về cơ sở hình thành và nguyên tắc phát hành tiền giấy. Mục đích nghiên cứu chỉ ra lịch sử hình thành và chức năng của tiền tệ, từ đó, đưa ra quá trình hình thành tiền giấy, cùng với các nguyên tắc phát hành tiền giấy từ đó giải thích hiện tượng lạm phát.   I .Bản chất của phát hành tiền tệ . 1.Khái niệm của tiền tệ.  Theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin thì tiền tệ là hàng hoá đặc biệt, dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị và thể hiện lao động xã hội ; đồng thời tiền tệ biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá, do quá trình phát triển lâu dài của trao đổi hàng hoá tạo ra. Tiền với cách hiểu chung nhất là bất cứ cái gì được chấp nhận trong thanh toán để lấy hàng hoá hoặc trong việc hoàn trả các khoản nợ. Hiện nay có hai loại tiền tệ chính, đó là tiền tệ có giá trị thực và tiền tệ quy ước. Tiền quy ước gồm có: Tín tệ, tiền pháp định và tiền của hệ thống ngân hàng. Trong tất cả các loại tiền đó thì tiền mặt pháp định là một trong các loại tiền mạnh, đó là loại tiền giấy do ngân hàng trung ương(NHTW) phát hành. Loại tiền này có giá trị thực rất thấp, có thể xem như không đáng kể, đây là loại tiền được hình thành dựa trên yếu tố chủ quan của chính phủ. Chính phủ căn cứ vào các quy luật kinh tế, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước cũng như của thế giới để từ đó phát hành tiền một cách hợp lý. Do đồng tiền pháp định có giá trị không đáng kể nên nó có thể bị lạm phát hoặc giảm phát.Tuy nhiên, tiền mặt pháp định là loại tiền được tín nhiệm nhất bởi vì đây là đồng tiền của chính phủ và nó có hiệu lực trao đổi trên toàn lãnh thổ. Hiện nay, tiền có giá trị thực chủ yếu là tiền vàng, vì tiền vàng có gía trị thực nên nó có nhiều ưu điểm hơn so với tiền giấy như mức ổn định của đồng tiền, giá trị trao đổi, phạm vi trao đổi. Bây giờ, tiền vàng ít được sử dụng hơn. Vàng hiện nay được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW hoặc sử dụng như những hàng hoá trang sức, nó ít sử dụng làm vật trao đổi. Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ... Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiền giấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc là dùng để trả nợ. Khi là một phương tiện thanh toán tiền là phương tiện trao đổi chuyển tiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được. Người ta cũng có thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc. 2. Vai trò của tiền tệ. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở ba mặt: Thứ nhất: tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hàng sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó.Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy. Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanhTiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị. Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa. Thứ hai: tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, tiền tệ phát huy vai trò của mình để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia trên thế giới hình thành và phát triển làm cho xu thế hội nhập trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tài chính, tiền tệ ngân hàng, hợp tác khoa học kỹ thuật giữa các nước. Thứ ba: tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của người sử dụng chúng.Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển cao thì hầu hết các mối quan hệ kinh tếxã hội đều được tiền tệ hóa, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan…đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Trong điều kiênh tiền tệ trở thành công cụ có quyền lực vạn năng xử l‎ và giải tỏa mối ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội không những trong phạm vi quốc gia mà còn phạm vi quốc tế. Chính vì vậy mà tiền tệ có thể thỏa mãn mọi mục đích và quyền lợi cho những ai đang nắm giữ tiền tệ. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ thì thế lực của đồng tiền vẫn còn phát huy sức mạnh của nó. 3. Chức năng của tiền tệ.  Tiền tệ theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin thì gồm có 5 chức năng sau:  Chức năng thước đo giá trị: Giá trị của mỗi hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định. Tiền tệ có thể làm thước đo giá trị vì bản thân nó cũng là một hàng hoá, cũng có giá trị như những hàng hoá khác.  Chức năng phương tiện lưu thông là một chức năngkhác của tiền tệ. Lúc này, tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá và phải là tiền mặt.  Chức năng phương tiện cất trữ: Làm chức năng này tiền rút khỏi lưu thông và nhất thiết phải có đủ giá trị. Chỉ tiền vàng, tiền bạc, tiền thỏi, bạc nén và các của cải bằng vàng, bạc mới làm được chức năng này.  Chức năng phương tiện thanh toán: Khi tiền được dùng để trả nợ, dùng để trao đổi hàng hoá... là khi tiền thực hiện chức năng này.  Chức năng tiền tệ quốc tế: Tiền được dùng không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn có thể sử dụng ra ngoài phạm vi quốc gia, khi này tiền thực hiện chức năng tiền tệ thế giới.  Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, tiền tệ có ba chức năng tiêu biểu là:  Chức năng phương tiện trao đổi: Tiền là vật ngang giá chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.  Chức năng phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người...Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.  Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất.

[...]... cứu quá trình hình thành tiền giấy, chúng ta đã hiểu hơn về sự ra đời của tiền giấy Có thể thấy, tiền giấy ra đời với tư cách là dấu hiệu của kim loại tiền tệ (tiền vàng), được phát hành ra để thay thế cho tiền kim loại trong việc thực hiện chức năng tiền tệ nhằm khắc phục những nhược điểm của tiền tệ kim loại Chính vì 20 vậy, tiền giấy vẫn được sử dụng với giá trị như giá trị tiền tệ kim loại mà nó... thu hồi, thay thế, thiêu hủy tiền, chi phí cho các hoạt động phát hành tiền (2) Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ in, đúc và tiêu hủy tiền  Các hành vi bị cấm 12 (1) Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả (2) Hủy hoại đồng tiền trái pháp luật (3) Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân Hàng Nhà nước phát hành (4) Các hành vi bị cấm khác theo quy... Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình Do đó, số lượng công việc cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn Nguyên nhân lạm phát bùng nổ tại Việt Nam Lạm phát ở Việt Nam là do sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo và lạm phát. .. nhiều Việc phát hành tiền giấy cũng cần phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, mà nguyên tắc được sử dụng ngày nay là nguyên tắc phát hành dựa trên sự đảm bảo bằng hàng hóa, sự phát hành dựa trên nguyên tắc này, giúp cho tiền tệ được lưu thông ổn định Tuy phát hành tiền giấy là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lạm phát, nhưng tiền giấy cũng có rất nhiều những lợi ích: Việc sử dụng tiền giấy đã... thuật phát hành theo đòi hỏi của tình hình thực tiễn, trên cơ sở đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của Chính phủ Nguyên tắc 4 : Phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán Tiền giấy và kim loại do ngân hàng Nhà nước phát hành là đồng tiền hợp pháp lưu hành và làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam một cách không hạn chế Hiện nay tiền giấy ở Việt Nam ( giấy bạc ngân hàng) thường lưu hành. .. thời cũng có tiền kim loại trị giá 200đ, 500đ, 1.000đ, 2.000đ và 5.000đ Ngoài tiền giấy và tiền kim loại ở Việt Nam còn được phép sử dụng các phương tiện thanh toán khác thay tiền, đó là : Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, Séc, thương phiếu 3.1.2Quy định phát hành tiền giấy, tiền kim loại Luật Ngân hàng Nhà nước đã được sửa đổi bổ sung (số 46/2010/QH12 năm 2010) quy định:  Phát hành tiền giấy, tiền kim loại:... (1) Ngân Hàng nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước CHXHCNVN (2) Tiền giấy, tiền kim loại do ngân hàng nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước CHXHCNVN (3) Ngân hàng nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, 11 tiền kim loại cho nền kinh tế (4) Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với... các loại tiền thuộc diện thu hồi không còn giá trị lưu hành  Tiền mẫu, tiền lưu niệm Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, bán ở trong nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ  Ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền (1) Chính phủ ban hành quy định về nghiệp vụ phát hành tiền, ... phát là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hầu hết các nhà kinh tế học đều đưa ra một đặc điểm chung về lạm phát đó là “hiện tượng giá cả tăng nhanh, liên tục và kéo dài làm cho tiền tệ mất giá so với hàng hóa và dịch vụ” Lạm phát là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, còn sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ thì còn lạm phát Vấn đề chỉ là kiềm chế lạm phát ở mức độ. .. trong lưu thông Khi giá cả biến động mạnh, giá trị tiền tệ giảm qua các thời kỳ, tiền giấy bắt đầu bị từ chối trong thanh toán Dân chúng không dám giữ tiền dưới mọi hình thức vầ bắt đầu hoạt động đầu cơ tích trữ hàng hoá Trong thời kỳ lạm phát phi mã, sản xuất không phát triển, hệ thống tín dụng bị tàn lụi 17  Siêu lạm phát : xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã, có thể lên tới hàng

Ngày đăng: 30/09/2014, 16:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan