Phân Tích Mô Thức Stow về quản trị chất lượng công ty Dược Hậu Giang

14 1K 12
Phân Tích Mô Thức Stow về quản trị chất lượng công ty Dược Hậu Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10 Lớp : TMK5-HQ4 Nhóm : NHÓM 10 Họ và tên sinh viên : PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP 1. Thông tin doanh nghiệp • Tên đầy đủ DN : Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang • Tên viết tắt DN : DHG PHARMA • Trụ sở : 288 BIS Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ • Ngày tháng năm thành lập : 02/09/1974 • Loại hình doanh nghiệp : Cổ phần hóa • Tel : 0710-3891433 • Website: www.dhgpharma.com.vn 2. Ngành nghề kinh doanh của DN (Theo giấy chứng nhận đăng kí số …) : • Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chế biến; xuất khẩu dược liệu, dược phẩm; • Nhập khẩu trang thiết bị sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, dược liệu, dược phẩm. 3. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) : • Nhóm dược phẩm • Nhóm thực phẩm chức năng • Nhóm dược mỹ phẩm 4. Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN : • Tầm nhìn chiến lược : Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn Trang 1/14 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10 • Sứ mạng kinh doanh : Dược Hậu Giang Luôn luôn Cung cấp Sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn. 5. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (năm 2009): • Tổng doanh thu : 1,518,436,877,452 • Lợi nhuận trước thuế : 145,025,395,264 • Lợi nhuận sau thuế : 129,994,593,623 • Tổng tài sản : 1,521,972,759,576 • Tổng nguồn vốn : 1,521,972,759,576 • Tỷ suất sinh lời : 20%/năm PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 6. Ngành kinh doanh của doanh nghiệp : Ngành Dược • Tốc độ tăng trưởng năm 2005-2006 : 57% • Tốc độ tăng trưởng năm 2006-2007 : 47% • Tốc độ tăng trưởng năm 2007-2008 : 19% 7. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành : • Ngành dược đang trong giai đoạn tăng trưởng o Ngành dược Việt Nam chủ yếu sản xuất thuốc generic (thuốc đã hết hạn quyền sở hữu trí tuệ). Trong khi đó, các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới vẫn phải nhập khẩu. Do vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (80%), biến động giá nguyên liệu thế giới và rủi ro tỷ giá ảnh hưởng khá lớn đến các công ty trong ngành. Hiện nay, ngành dược mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu thuốc trong nước. Trang 2/14 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10 o Năm 2009, tốc độ tăng giá thuốc bị kiềm chế khá chặt do chính sách quản lý giá của Chính phủ. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng ngành dược Việt Nam vẫn rất tiềm năng. a. Ngành dược năm 2009 o Tổng giá trị sử dụng thuốc của Việt Nam năm 2008 đạt 1.4 tỷ USD, bình quân 16.45 USD/người/năm - tăng 22.8% so với năm 2007. Năm 2009, doanh số ngành dược dự kiến đạt 1.6 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2008. Tiêu thụ bình quân đầu người ở mức 18.6 USD/người/năm, tăng 13% so với năm 2008. o Mặc dù giá thuốc tăng mạnh trong các tháng đầu năm 2009, nhưng trong thời gian qua, chính sách quản lý giá đã khiến cho tốc độ tăng giá dược phẩm có chiều hướng bị kìm hãm. Các sản phẩm thuốc đặc trị với nguồn gốc ngoại nhập có mức tăng giá cao hơn toàn thị trường. o Ngày 01/6/2009, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 03/2009/TT- BYT về tổ chức, quản lý và hoạt động của Chuỗi nhà thuốc GPP. Tuy nhiên, theo số liệu công bố của Bộ Y tế vào giữa tháng 6/2009, mới chỉ có 444 nhà thuốc trên tổng số 9,000 nhà thuốc được kiểm tra đạt chuẩn GPP, tức chỉ chiếm 5%. Do đó, sẽ rất khó để các doanh nghiệp ngành dược có thể đáp ứng quy định này vào năm 2011. H1- Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người và tổng giá trị tiền sử dụng thuốc H2- Tăng giá dược phẩm, y tê so với tháng trước Nguồn: Cục Quản lý Dược phẩm Nguồn: Tổng cục Thống kê Trang 3/14 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10 b. Triển vọng ngành dược năm 2010 o Ngành dược tăng trưởng cao và ổn định ở mức 25%/năm. Theo dự báo của BMI (Anh), ngành dược Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng bình quân 25%/năm trong các năm tới và đạt giá trị gần 2 tỷ USD vào năm 2013. Thu nhập và đời sống của hơn 80 triệu dân số Việt Nam đang được cải thiện và nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh khiến cầu về thuốc ngày càng lớn. Với gần 200 doanh nghiệp, ngành dược trong nước chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu nội địa. Trong năm 2010, Việt Nam hướng tới mục tiêu sản xuất trong nước sẽ phục vụ được 60% nhu cầu của thị trường. o Phân phối vẫn là lợi thế quan trọng của các công ty dược trong nước. Mặc dù đã được phép nhập khẩu trực tiếp dược phẩm từ ngày 01/01/2009, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chưa được quyền phân phối trực tiếp. Do đó, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn phải bán thuốc thông qua các doanh nghiệp trong nước. Theo lộ trình cam kết WTO, quy định này vẫn chưa được tháo dỡ trong năm 2010. 8. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô : Nhận dạng các nhân tố môi trường có tác động mạnh nhất (Hiện nay và trong dài hạn) đến DN ? o Hiện nay và trong dài hạn Nhân tố Chính trị - pháp luật là nhân tố tác động mạnh nhất đến ngành dược nói chung và Công ty Dược Hậu Giang nói riêng. Bởi vì : Trang 4/14 Doanh nghiệp Nhân tố kinh tế Nhân tố văn hóa – xã hội Nhân tố công nghệ Nhân tố Chính trị -pháp luật Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10  Ngành dược phải đối mặt với một số khó khăn. Năm 2010, ngành dược sẽ chuẩn bị cho quy định tất cả các nhà thuốc phải áp dụng tiêu chuẩn GPP vào ngày 01/01/2011. Đây là một trở ngại không nhỏ khi mà số lượng nhà thuốc đạt chuẩn GPP đến nay là không lớn.  Một điều kiện khác là tiêu chuẩn về GMP-WHO. Ước tính hiện chỉ có khoảng 1/3 trong số gần 200 cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Theo cam kết gia nhập WTO, đến cuối năm 2010, các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn GMP-WHO mới được tiếp tục sản xuất. 9. Đánh giá cường độ cạnh tranh (Giải thích ngắn gọn các câu trả lời) :  Tồn tại các rào cản gia nhập ngành : Ví dụ : Theo cam kết gia nhập WTO, kể từ 1/1/2009 : Doanh nghiệp có vốn đầu tư ở nước ngoài Chi nhánh của DN nước ngoài tại Việt Nam  Được trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp dược phẩm trong nước.  Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng : Mua Nguyên liệu, bao bì sản phẩm với số lượng lớn Do phụ thuộc tới 90% vào nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài, ngành dược Việt Nam cũng có thể chịu rủi ro khá lớn về mặt tỷ giá trong những năm tới.  Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành : Công ty dược Viễn Đông, Công ty Dược Domesco, imexpharm  Đe dọa từ các sản phẩm thay thế : Ví dụ : Klamentin, Eugica  Đánh giá : Ngành dược Việt Nam có cường độ cạnh tranh mạnh và là một ngành hấp dẫn 10. Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS) :  Công nghệ : Trang 5/14 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10 o Việt Nam chưa có các công nghệ sản xuất vắc xin hiện đại, chưa sản xuất được vaccine đa giá, công tác kiểm định chất lượng của vắc xin sinh phẩm còn yếu do cơ sở, trang thiết bị còn hạn chế. Ngành công nghiệp hóa chất, đặc biệt là công nghiệp hóa dược ở VN còn yếu và chậm phát triển nên hầu hết phải nhập ngoại. Mặc dù với gần 300 cơ sở sản xuất nhưng các cơ sở này đa số là các hộ cá thể, điều kiện trang thiết bị còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả điều trị của thuốc.  Nguyên liệu sản xuất o Do phụ thuộc tới 90% vào nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài, ngành dược Việt Nam cũng có thể chịu rủi ro khá lớn về mặt tỷ giá trong những năm tới.  Vì vậy việc đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và đổi mới quản lý, để ngành công nghiệp dược từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc.  Nghiên cứu khoa học o Hiện tại năng lực của ngành dược của Việt Nam đang ở cấp độ 2,5-3 theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tức là có khả năng sản xuất một số thuốc gốc (Generic) và xuất khẩu một số dược phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuốc chỉ tập trung vào công nghiệp bào chế, trùng lắp trong các dòng sản phẩm mà chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu, ít chú ý, đầu tư vào các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt dẫn đến việc mặc dù thuốc nội chiếm tới 48,3% giá trị thị trường thuốc (đạt gần 8.000 tỷ đồng) nhưng mới đảm bảo 652/1.563 hoạt chất. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 1. Sản phẩm chủ yếu : Hapacol, Klamentin 2. Thị trường : Trong nước Trang 6/14 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10 3. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN :  Hoạt động bổ trợ : 4. Xác định các năng lực cạnh tranh của Dược Hậu Giang a) Thương hiệu :  Ngành Dược hấp dẫn và thương hiệu Dược Hậu Giang, đơn vị 10 năm liên tiếp dẫn đầu về sản lượng, chưa thể xem là đã tính đủ. Cả nước hiện chỉ có 04 doanh nghiệp dược có doanh thu hàng sản xuất trên 300 tỷ đồng và Dược Hậu Giang là đơn vị dẫn đầu với doanh thu hàng sản xuất năm 2005 đạt 493 tỷ đồng, tương đương 10% thị phần doanh thu thuốc sản xuất trong nước (4.572 tỷ đồng). b) Hệ thống phân phối:  Dược Hậu Giang là công ty điển hình với mạng lưới phân phối hiệu quả nhất trong ngành, áp dụng thành công mô hình phân phối của tập đoàn lớn. Sản phẩm có mặt ở hầu hết các cơ sở khám và chữa bệnh, thị phần chiếm khoảng 13%. Bên cạnh đó Công ty có thế mạnh về cơ cấu nguồn vốn với tỷ lệ nợ rất thấp, không chịu áp lực từ lãi vay, hoạt động đầu tư mang tính dài hạn chủ yếu vào các công ty cùng ngành. 5. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp : Mạnh  Vị thế của Dược Hậu Giang trên thị trường dược phẩm Việt Nam (Theo IMS, số liệu 2009) - Đứng thứ 4 trong thị trường Dược Phẩm Việt Nam Trang 7/14 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10 - Dược Hậu Giang đứng đầu trong thị trường Generics 6. Thiết lập mô thức TOWS (Định hướng chiến lược) : Phân tích các cơ hội  Dân số VN tăng: Dân số Việt Nam ngày càng tăng, mức sống người dân ngày càng nâng cao, sứa khoẻ con người được quan tâm nhiều hơn tạo điều kiện phát triển cho ngành Dược  Nhu cầu cao: Thị phần thuốc sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng 50% nhu cầu điều trị của người dân Việt Nam  Chính sách của chính phủ : Chính phủ đang khuyến khích gia tăng sản xuất nguyên phụ liệu.  Việt Nam gia nhập WTO: Trang 8/14 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10 Rào cản gia nhập ngành hiện nay còn cao đối với doanh nghiệp mới muốn tham gia sản xuất thuốc hoặc phân phối, do các tiêu chuẩn của ngành Dược Việt Nam và Tổ chức y tế thế giới. Phân tích các thách thức  Cường độ cạnh tranh mạnh : Khi Việt Nam gia nhập WTO Cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính, công nghệ tốt  Bị mất thị phần, thị trường. Cạnh tranh với thuốc ngoại nhập về giá, chất lương, dịch vụ hậu mãi so với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Hiện tượng ‘cá lớn nuốt cá bé’ : bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính, mua lại, chèn ép, lấy mất nhân viên.  Hệ thống luật : Giá bán của sản phẩm chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước Một số chính sách trong quản lý ngành chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh nên doanh nghiệp thường gặp lúng túng khi thực hiện  Chưa kiểm soát được nguyên vật liệu sản xuất : Hiện ngành dược phải nhập khẩu 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong khi giá nhập khẩu tăng chóng mặt, hai năm 2006, 2007 tăng khoảng 100%, giá nguyên liệu trong nước cũng tăng 50% trong 2 năm qua. Giá nguyên liệu tăng mạnh cùng với tỷ giá VND/USD cũng đang trong xu hướng tăng sẽ làm cho giá thành sản xuất thuốc trong nước sẽ tăng rất cao trong khi giá bán đang bị kiểm soát bởi Chính phủ nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của các công ty dược.  Hệ thống phân phối còn yếu: Hệ thống phân phối của ngành dược cũng đang tồn tại quá nhiều yếu kém. Với 897 doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu, phân phối thuốc cùng hơn 57.000 quầy bán lẻ thuốc nhưng có thể nói thị trường dược vẫn chưa có các Trang 9/14 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10 doanh nghiệp phân phối thuốc thực thụ với tính chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại, dịch vụ hậu mãi hoàn hảo. Các thế mạnh bên trong DN  Là doanh nghiệp đầu ngành : Hơn 35 năm kinh nghiệm, DHG được mọi người biết đến là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp Dược và là thương hiệu mạnh của Việt Nam với thị phần, năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh lớn nhất ngành Dược trong nhiều năm liền  Nguồn cung ứng tốt: Nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào ổn định và chất lượng.  Hệ thống phân phối sâu rộng và hiệu quả: Sản phẩm của DHG có mặt khắp 64/64 tỉnh thành cả nước và hầu hết các bệnh viện trên toàn quốc  Trình độ công nghệ hiện đại : DHG có hệ thống nhà xưởng, dây chuyền máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến đạt chuẩn GMP-WHO, GLP, GSP… Các điểm yếu bên trong DN  Công suất hoạt động: Công suất hiện tại gần như khai thác tối đa, nhà máy mới chưa kịp hoàn thành đưa vào hoạt động ảnh hưởng đến chiến lược chung của công ty  Sản phẩm chưa đa dạng: Danh mục sản phẩm của công ty chủ yếu thuộc nhóm hàng generic, giá thấp  Xuất khẩu kém: Mặc dù chú trong đến mảng xuất khẩu tuy nhiên doanh thu đem lại cho công ty quá thấp  Nhân lực còn hạn chế: Trang 10/14 [...]... xét về văn hóa doanh nghiêp :  Dược Hậu Giang xây dựng được bản sắc văn hóa riêng (Bản sắc Dược Hậu Giang) có giá trị nhân văn rất lớn  Đó là một trong nhiều hoạt động thể hiện nét văn hoá, nề nếp của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Với mục tiêu duy trì phát triển công ty vững mạnh, Dược Hậu Giang chú trọng xây dựng một tập thể gắn bó, thương yêu nhau, một đội ngũ cán bộ, công nhân viên giỏi về chuyên... những sản phẩm mới mang hàm lượng khoa học công nghệ cao thuộc nhóm thần kinh, tim mạch, tiểu đường Trang 12/14 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10 ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP 9 Loại hình cấu trúc tổ chức : Cấu trúc chức năng Sơ đồ tổ chức của Công Ty Dược Hậu Giang Đại hội đồng cổ đông Hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Tổng Giám đốc Phó Giám đốc Giám đốc chất lượng Phó Giám đốc Giám... Hậu Giang chú trọng xây dựng một tập thể gắn bó, thương yêu nhau, một đội ngũ cán bộ, công nhân viên giỏi về chuyên môn, hoàn thiện về nhân cách Tiến sĩ Phạm Thị Việt Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, khẳng định: “Bản sắc văn hoá Dược Hậu Giang luôn là lợi thế cạnh tranh của chúng tôi trên thương trường” Trang 14/14 ...Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10 Vẫn chưa đào tạo kịp thời đội ngũ nhân lực có tay nghề phục vụ cho quá trình phát triển của công ty, đặc biệt là dược sĩ đại học và sau đại học có trình độ anh ngữ chưa tốt Điều này hạn chế phần nào việc tiếp cận công nghệ từ các nước phát triển trên thế giới Cấu trúc mô thức TOWS Các điểm mạnh Các điểm yếu -Là DN đầu ngành -Công suất... mang lại gần 40% doanh thu cho Công ty 8 Chiến lược tăng trưởng : Chiến lược đa dạng hóa Kế hoạch phát triển sắp tới của Dược Hậu Giang  Nhà máy mới Non Betalactam với công suất 4 tỷ đơn vị sản phẩm đã động thổ trong năm 2009, vốn đầu tư dự kiến trên 250 tỷ đồng Nhà máy hoàn thành sẽ tăng công suất hiện tại lên gấp đôi, tức khoảng 6 tỷ đơn vị sản phẩm Ngoài ra, Công ty sẽ thành lập Trung tâm Nghiên... viên cảm thấy tự hào về nơi mình công tác  Là nơi nhân viên có thể nâng cao khả năng phát triển cá nhân và nghề nghiệp  Là nơi nhân viên cảm thấy họ là người điều hành công ty  Là nơi nhân viên được khen thưởng xứng đáng cho những gì họ đóng góp Trang 13/14 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM  Nhóm thực hiện : nhóm 10 Là nơi để cảm nhận những thành tựu đạt được và là nơi để cân bằng công việc và cuộc... ứng nhu cầu thị trường Trang 11/14 Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM Nhóm thực hiện : nhóm 10  Hoạch định chiến lược ST (Điểm mạnh & thách thức) Tăng cường kiểm soát nguyên liệu sản xuất, ổn định giá thành và tận dụng hệ thống phân phối sâu rộng để cạnh tranh  Hoạch định chiến lược WT (Điểm yếu & thách thức) Bổ sung trình độ ngoại ngữ cho nhân viên để tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới CHIẾN... chức năng chịu trách nhiệm điều hành và triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý, hổ trợ cho Tổng giám đốc về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao 10 Phong cách lãnh đạo chiến lược : Định hướng con người  Con người là nguồn tài nguyên quí giá nhất của Dược Hậu Giang và chúng tôi quyết tâm xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, nơi người nhân viên có được cơ hội để... dụng hệ thống phân phối được nguyên liệu sx sâu rộng để cạnh tranh 4- Hệ thống phân phối còn yếu Bổ sung trình độ ngoại ngữ cho nhân viên để tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới  Hoạch định chiến lược SO (Điểm mạnh & cơ hội) Mở rộng sản xuất, đa dang hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường  Hoạch định chiến lược WO (Điểm yếu & cơ hội) Đẩy mạnh tiến độ xây dựng nhà máy mới, đầu tư công nghệ mở... -Công suất hoạt động -Nguồn cung ứng tốt -Sản phẩm chưa đa dạng -Hệ thống phân phối sâu -Xuất khẩu kém rộng và hiệu quả -Trình độ công nghệ -Nhân lực còn hạn chế hiện đại Các cơ hội Chiến lược SO Chiến lược WO Chiến lược ST Chiến lược WT 1- Dân số VN tăng 2- Nhu cầu cao 3- Chính Chính phủ sách của 4- Việt Nam gia nhập WTO Các thách thức 1- Cường độ cạnh tranh mạnh Tăng cường kiểm soát nguyên liệu sản xuất, . giỏi về chuyên môn, hoàn thiện về nhân cách. Tiến sĩ Phạm Thị Việt Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, khẳng định: “Bản sắc văn hoá Dược Hậu Giang. nếp của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Với mục tiêu duy trì phát triển công ty vững mạnh, Dược Hậu Giang chú trọng xây dựng một tập thể gắn bó, thương yêu nhau, một đội ngũ cán bộ, công nhân. ngành dược nói chung và Công ty Dược Hậu Giang nói riêng. Bởi vì : Trang 4/14 Doanh nghiệp Nhân tố kinh tế Nhân tố văn hóa – xã hội Nhân tố công nghệ Nhân tố Chính trị -pháp luật Bộ môn Quản Trị

Ngày đăng: 24/09/2014, 10:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan