Chiến lược cạnh tranh giá CocaCola ở Việt Nam

22 2.2K 11
Chiến lược cạnh tranh giá CocaCola ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến lược cạnh tranh giá cả với các công ty nước giải khát khác của công ty CocaCola Năm 2007,Việt Nam chính thức gia nhập WTO .Từ đó tới nay, Việt Nam đã có bước chuyển mình rõ ràng trong đó mức sống của người dân ngày càng được nâng cao và người dân càng quan tâm đến sức khỏe , điều này thể hiện qua thái độ cân nhắc trước khi quyết định mua một sản phẩm nào đó .Có thể nói hàng hóa được người dân mua nhiều nhất la thực phẩm và ăn uống , và nước uống thì nước giải khát có gas(nước ngọt) là thức uống được khá nhiều người lựa trọn vì tính năng giải khát nhanh chóng ,sảng khoái cơ thể .Khi nhắc đến nước giải khát có gas thì người tiêu dùng luôn nhớ đến CoCa Cola .

LỜI MỞ ĐẦU  Năm 2007,Việt Nam chính thức gia nhập WTO .Từ đó tới nay, Việt Nam đã có bước chuyển mình rõ ràng trong đó mức sống của người dân ngày càng được nâng cao và người dân càng quan tâm đến sức khỏe , điều này thể hiện qua thái độ cân nhắc trước khi quyết định mua một sản phẩm nào đó .Có thể nói hàng hóa được người dân mua nhiều nhất la thực phẩm và ăn uống , và nước uống thì nước giải khát có gas(nước ngọt) là thức uống được khá nhiều người lựa trọn vì tính năng giải khát nhanh chóng ,sảng khoái cơ thể .Khi nhắc đến nước giải khát có gas thì người tiêu dùng luôn nhớ đến CoCa- Cola . Vậy lý do gì mà một doanh nghiệp nước ngoài lại có được vị trí như vậy trong lòng khách hàng, lý do gì khi giữa hàng loạt cái tên như Tribeco, Sabeco,Trương Dương,…thì lại nổi lên cái tên CoCa- Cola , phải chăng có sự khác biệt về các hoạt động chiêu thị khi mà sản phẩm ,giá cả và hệ thống phân phối của công ty đều tương đồng với nhau.Nếu không muốn nói các công ty trong nước đã có thế mạnh về hệ thống phân phối. Vì những điều kiện khúc mắc như vậy nên nhóm em quyết định đề tài “chiến lược giá sản phẩm của tập đoàn CoCa - CoLa” để nghiên cứu và tìm hiểu vì sao CoCa - CoLa lại được vị trí như vậy trong lòng người tiêu dùng. 1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC GIÁ Ngày nay xu thế toàn cầu hóa kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ và xuất hiện nhiều khuynh hướng trái ngược nhau. Với sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa mạnh mẽ, những thị trường toàn cầu về nhân lực, công nghệ, tư bản, hàng hóa nguyên vật liệu, dịch vụ… ngày càng được mở rộng. Do đó các doanh nghiệp phải lấy thị trường toàn cầu làm trung tâm. Mặt khác với sự mở rộng giao lưu giữa các quốc gia làm thay đổi nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang làm thay đổi thế giới. Các doanh nghiệp ngày càng hướng tới sự phát triển bền vững trên cơ sở phát huy kỹ năng của nguồn nhân lực và sức mạnh của công nghệ mới và sự sáng tạo toàn diện của nhân viên. Tối đa hóa lợi nhuận ngày nay sẽ là hệ quả của sự thõa mãn nhu cầu khách hàng toàn diện. Do đó, để giữ vị trí của công ty mình trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, vai trò của nhà quản trị là hết sức quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược riêng biệt. Trong đó có thể nói chiến lược marketing là một trong những yéu tố chủ chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Và giá là một trong bốn biến số quan trọng của marketing mix. Giá đóng vai trog quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu dùng. Xây dựng và quản lý chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảo doanh nghiệp có thể xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường và hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Tuy nhiên giá cả chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Sự hình thành và vận động của nó rất phức tạp. Việc quản trị chiến lược giá hợp lý đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề tồng hợp và đồng bộ. 1.1 Khái niệm Giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing mix. Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận 2 1.2 Các chiến lược định giá sản phẩm 1.2.1 Định giá sản phẩm mới Chiến lược định giá chắt lọc thị trường Nhiều công ty có phát minh được sản phẩm mới đã định giá cao ban đầu để thu được tỷ suất lợi nhuận lớn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Vì giá cao nên số người mua không nhiều, công ty dần dần giảm giá xuống để có thêm khách hàng mới. Việc định giá chắt lọc thị trường chỉ có ý nghĩa trong những điều kiện như số lượng người mua đủ để có mức cầu hiện hành cao, phí tổn trên mỗi đơn sản phẩm khi sản xuất với khối lượng nhỏ, không quá cao đến độ làm triệt tiêu lợi thế của việc đề ra mức giá mà khách hàng sẽ chấp nhận. Giá ban đầu cao sẽ không thu hút thêm các đối thủ cạnh tranh hay giá cao hỗ trợ được hình ảnh về một sản phẩm hảo hạng. Chiến lược định giá thâm nhập thị trường Một số công ty khác định giá sản phẩm tương đối thấp, hi vọng rằng sẽ thu hút được một lượng khách mua lớn và đạt một thị phần lớn. Dần dần do cải tiến, tích lũy kinh nghiệm, chi phí sản xuất sẽ hạ thấp hơn nữa và lợi nhuận sẽ tăng lên. Những điều kiện sau đây thuận lợi cho lối định giá thấp: Thị trường rất nhảy cảm với giá cả và giá thâp sẽ kích thích sức tăng trưởng của thị trường nhiều hơn nữa, chi phí sản xuất và phân phối ngày càng giảm do cải tiến và tích lũy kinh nghiệm, do giá thấp, giảm bớt được cạnh tranh thực tế và tiềm tàng vì đối thủ không thấy hấp dẫn khi lợi nhuận ít 1.2.2 Định giá sản phẩm cải tiến Khi công ty có kế hoạch triển khai một sản phẩm cải tiến sẽ phải định vị sản phẩm của mình. Công ty phải quyết định vị trí chất lượng và giá cả của sản phẩm ấy. Hình dưới đây cho thấy các phương án chiến lược có thế kết hợp giữa các mức chất lượng và giá cả, được phân chia một cách tương đối theo 3 mức độ cao, trung bình và thấp. 3 Chiến lược phối hợp giá cả và chất lượng Chiến lược sản phẩm Giá Cao Trung bình Thấp Cao 1. Chiến lược siêu phẩm 2. Chiến lược thâm nhập 3. Chiến lược giá trị - tuyệt hảo Trung bình 4.Chiến lược bán mắc 5. Chiến lược trung bình 6. Chiến lược giá trị - Khá Thấp 7. Chiến lược bán giá cắt cổ 8. Chiến lược trung bình – thấp 9. Chiến lược giá trị - thấp Nếu công ty đứng đầu thị trường hiện thời đã chiếm lĩnh được ô 1 qua việc đưa ra sản phẩm hảo hạng và đề ra mức giá cao nhất, thì công ty mới gia nhập, có thể triển khai một trong số những chiến lược khác. Công ty mới ấy có thể thiết kế một sản phẩm có chất lượng cao và đề ra giá trung bình, thiết kế một sản phẩm chất lượng trung bình và đề ra giá trung bình… Công ty cũng phải xem xét qui mô và tốc độ tăng trưởng thị trường trong mỗi ô và các đối thủ cạnh tranh đặc biệt. 1.3 Các chiến lược điều chỉnh giá 1.3.1 Định giá chiết khấu và bớt giá Chiết khấu tiền mặt là sự giảm giá cho những người mua nào thanh toán sớm. Ví dụ: Nếu người bán ghi là “2/10 net 30” có nghĩa việc thanh toán được kéo dài trong vòng 30 ngày, nhưng người mua có thể được lợi 2% trên giá nếu thanh toán hóa đơn trong vòng 10 ngày. Những chiết khấu này khá phổ biến và phục vụ cho mục đích cải thiện thanh toán khoản của người bán và làm bớt chi phí tổn thu nợ cũng như lượng nợ khó đòi. Chiết khấu số lượng là sự giảm giá cho những người mua nhiều. Chiết khấu này phải được áp dụng cho mọi khách hàng nhằm khích lệ họ mua nhiều nhờ đó giảm được nhiều phí tổn và tăng được tổng lợi nhuận của công ty. 4 -Chiết khấu chức năng ( chiết khấu thương mại) được nhà sản xuất giành cho các thành viên trong kênh phân phối nhằm kích thích họ hoàn thành tốt các công việc của họ. Chiết khấu theo mùa là sự giảm giá cho khách hàng mua hàng hay dịch vụ vào mùa vắng khách. Ví dụ các khách sạn cùng biển giảm giá phòng vào mùa đông lạnh.  Bớt giá là 1 dạng khác của việc giảm giá so với biểu giá đã quy định. Chẳng hạn, bớt giá khi mua mới đổi cũ là giảm giá cho những trường hợp trả lại hàng cũ khi mua hàng mới, thường được áp dụng đối với sản phẩm dùng bền lâu. Bớt giá cổ động là những khoản chi trả hay bớt giá để thưởng cho những trung gian phân phối tham gia vào các chương trình cổ động và hỗ trợ cho việc bán sản phẩm. 1.3.2 Định giá phân biệt Định giá theo nhóm khách hàng: các khách hàng khác nhau sẽ phải trả những khoản tiền khác nhau cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ. Định giá theo dạng sản phẩm : các kiểu sản phẩm hay mặt hàng khác nhau được định giá khác nhau , nhưng không tỉ lệ với chi phí tương ứng của chúng. Định giá theo địa điểm : các địa điểm khác nhau được định giá khác nhau, mặc dù chi phí để tạo ra mỗi địa điểm đều giống nhau. Định giá theo thời gian: giá cả được thay đổi theo mùa, theo ngày, và thậm chí theo giờ Định giá theo hình ảnh: một số doanh nghiệp định giá cùng một loại sản phẩm ở hai hay nhiều mức giá khác nhau dựa trên cơ sở những hình ảnh khác nhau. 1.3.3 Định giá cổ động Định giá lỗ để thu hút khách hàng: trong một số trường hợp, các siêu thị và cửa hàng tạp hóa sẽ định ra một mức giá bán thấp hơn giá vốn cho một số sản phẩm để thu hút khách hàng mua nhiều hơn hay hi vọng rằng họ sẽ mua cả những sản phẩm khác có mức lãi bình thường. 5  Định giá cho những dịp đặc biệt: người bán cũng có thể áp dụng cách định giá khuyến mãi vào những thời kỳ nhất định để thu hút thêm khách hàng hay khuyển khích khách hàng mua nhiều hơn. Tài trợ mua hàng bằng lãi suất thấp: thay vì hạ giá bán sản phẩm, doanh nghiệp có thể tài trợ cho người mua với lãi suất thấp. Tuy nhiên, mặc dù việc tài trợ với lãi suất thấp có thu hút thêm khách hàng đến với cửa hàng, nhưng nhiều người vẫn không mua vì họ hiểu rằng phải thanh toán trong một thời gian ngắn khoản tiền khá lớn trong thời gian quy định.  Bảo hành và hợp đồng dịch vụ: doanh nghiệp có thể kích thích việc mua hàng bằng cách có kèm theo bào hành miễn phí hay hợp đồng dịch vụ. Chiết khấu về mặt tâm lý: đây là một lỹ thuật điều chỉnh giá, theo đó doanh nghiệp định giá cao giả tạo sản phẩm ngay ban đầu, rồi sau đó bán ra với mức giá thấp hơn nhiều. 1.4 Thay đổi giá cả sản phẩm 1.4.1 Chủ động giảm giá Nhiều hoàn cảnh có thể làm cho một công ty phải xem xét đến chuyện giảm giá sản phẩm của mình xuống mặc dù điều này có thể gay những trận chiến về giá cả. Một nguyên nhân là sự quá thừa năng lực, công ty thì cần thêm khách hàng nhưng không thể đạt được bằng các biện pháp khác. Từ cuối những năm 70 nhiều công ty đã từ bỏ lối định giá theo hãng dẫn đầu và chuyển sang lối định giá linh hoạt. Các công ty cũng sẽ chủ động giảm giá trong một chiến dịch nhằm chi phối thị trường thông qua phí tổn thất. Hoặc công ty khởi đầu với phí tổn thấp hơn đối thủ, hoặc chủ động giảm giá với hy vọng đạt được thị phần là điều sẽ dẫn tới tổn phí thấp khi khối lượng lớn. 1.4.2 Chủ động tăng giá Trong những năm gần đây, nhiều công ty đã phải tăng giá lên. Một sự tăng giá thành công có thể làm tăng lợi nhuận. Nguyên nhân chính của sự tăng giá là do sự lạm phát chi phí dai dẳng có tính toàn cầu. Mức tăng 6 năng suất không sánh kịp với vật giá gia tăng đã gậm dần biến tế lợi nhuận, khiến các công ty cứ phải tăng giá lên mãi. Nhiều công ty thường nâng giá cao hơn mức vật giá gia tăng trong sự tiên đoán rằng sự lạm phát còn cao hơn nữa. Một yếu tố khác dẫn đến chuyện tăng giá là mức cầu quá độ. Để tăng giá thành công, doanh nghiệp nên tránh tạo ấn tượng mình là kẻ đục nước béo cò. Phải hỗ trợ việc tăng giá bằng một chương trình truyền thống, nhằm nói cho khách hàng biết lý do tăng giá. Các lực lượng bán hàng của công ty nên giúp đỡ khách hàng tìm các phương cách tiết kiệm. 1.4.3 Phản ứng của người mua đối với việc thay đổi giá cả Khách hàng không luôn luôn hiểu đúng về sự thay đổi giá cả. Một sự giảm giá có thể làm cho khách hàng nghi ngờ: sắp có một model mới thay thế, món hàng có khuyết điểm gì đó và bán không chạy, chất lượng hàng bị giảm…. Một sự tăng giá thường làm giảm khối lượng bán ra, có thể có một số ý nghĩa tích cực đối với người mua: món hàng bán rất chạy, nếu không mua ngay có thể không mua được, món hàng có giá trị tốt khác thường… Khách hàng thường xuyên nhãy cảm về giá hơn với những sản phẩm đắt tiền và được người mua thường xuyên, trong khi họ lại ít nhận thấy giá tăng lên đối với những mặt hàng họ thường mua. 1.4.4 Phản ứng của đối thủ cạnh tranh đối với sự thay đổi giá cả Các nhà cạnh tranh rất dễ phản ứng với sự thay đổi giá. Làm thế nào công ty có thế lường trước được các phản ứng có thể có của các nhà cạnh tranh? Có thể phản ứng của đối thủ có thể lường trước được. Có thể đối thủ coi sự thay đổi giá như sự thách đố mới và phản ứng theo quyền lợi riêng của họ. Trong trường hợp công ty phải xác định xem quyền lợi riêng của họ là gì? Khi có nhiều nhà cạnh tranh công ty phải dự đoán được phản ứng của mỗi đối thủ. 7 CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA COCA – COLA TẠI VIỆT NAM 2.1 Lịch sử công ty Coca – Cola 2.1.1 Giới thiệu đôi nét về Coca – Cola toàn cầu Vào năm 1886, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng ở Atlanta, đã thật sự thu hút được sự chú ý của hầu hết những người thưởng thức bởi hương thơm tuyệt vời và màu sắc hấp dẫn. Thời gian qua đi, hương thơm ấy, màu sắc ấy đã được bảo quản và giữ gìn bởi những con người cần mẫn đang ngày đêm tham gia sản xuất, phân phối và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola trên khắp thế giới bằng chính tình cảm và nhiệt huyết họ giành cho Coca-Cola. Nhờ vậy, Coca- Cola đã trở thành nước giải khát nổi tiếng toàn cầu. Vào năm 1886, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng ở Atlanta, đã thật sự thu hút được sự chú ý của hầu hết những người thưởng thức bởi hương thơm tuyệt vời và màu sắc hấp dẫn. Thời gian qua đi, hương thơm ấy, màu sắc ấy đã được bảo quản và giữ gìn bởi những con người cần mẫn đang ngày đêm tham gia sản xuất, phân phối và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola trên khắp thế giới bằng chính tình cảm và nhiệt huyết họ giành cho Coca-Cola. Nhờ vậy, Coca- Cola đã trở thành nước giải khát nổi tiếng toàn cầu. 8 8.5.1886: Tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ, một dược sỹ tên là John S. Pemberton đã chế ra một loại sy-rô có hương thơm đặc biệt và có màu caramen, chứa trong một bình nhỏ bằng đồng. Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất ở Atlanta thời bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc. Ngay sau đó người trợ lý của John là Ông Frank M. Robinson đã đặt tên cho loại sy-rô này là Coca- Cola. 1891: Ông Asa G. Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca-Cola với giá 2,300 USD. 1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ phần tại Georgia và đặt tên là “Công ty Coca-Cola”. 1893: Thương hiệu Coca-Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. 31.1.1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitehead cùng với đồng nghiệp J.T. Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng chai và phân phối sản phẩm Coca-Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ. 1906: nhà máy đóng chai đầu tiên được thành lập ở Havana, Cuba. Đến thời điểm này sau hơn 100 năm thành lập và phát triển, Coca-Cola đã có mặt ở hơn 200 nước trên thế giới. 2.1.2 Lịch sử Coca-Cola Việt Nam Năm 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam. Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài. Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc. 9 Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam. Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng. Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam. Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự. Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới. Hiện nay, Coca-Cola Việt Nam có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây – Đà Nẵng – Tp.Hồ Chí Minh với tổng số vốn đầu tư trên 163 triệu USD. Số điểm bán hiện có trên thị trường: 130.000 điểm bán, số lượng tiêu thụ hàng năm (trung bình) trên 100 triệu lít nước giải khát. Doanh số bán trung bình hàng năm: 19 triệu thùng/két, doanh thu trung bình mỗi năm: 38.500 triệu USD. Số lượng nhân viên: 900 người Trụ sở chính: Quận Thủ Đức – Tp.Hồ Chí Minh với hơn 600.000 USD đầu tư cho các hoạt động Giáo Dục và hỗ trợ Cộng đồng. 2.2 Chiến lược giá Coca-Cola tại Việt Nam 10 [...]... PHÁP CHIẾN LƯỢC GIÁ CỦA COCA-COLA 3.1 Hoàn thiện chiến lược giá Xâm nhập vào thị trường Việt Nam cho đến nay đã được 15 năm, với định hình chiến lược kinh doanh lâu dài, với sự chuyên nghiệp cùng kinh nghiệm xâm nhập thị trường các nước trên thế giới đến giờ Coca Cola đã chiếm lĩnh vị trí đứng đầu trên thị trường nước giải khát có ga ở Việt Nam Các chiến lược giá hiện nay Coca Cola áp dụng ở Việt Nam. .. nhỏ cho trẻ uống khi đi chơi -> giá phải chăng Khách hàng là tổ chức: thường dùng trong các tiệc tùng là mua theo lô lớn, ưu đãi theo số lượng, là đối tượng dễ thay đổi chi tiêu theo giá cả Chiến lược định giá theo đối thủ cạnh tranh Các nhà cạnh tranh rất dễ phản ứng với sự thay đổi giá Có thể phản ứng của đối thủ cạnh tranh nằm trong chiều hướng chung của việc thay đổi giá - Như vậy phản ứng của đối... họ ở Việt Nam Ngày nay, môi trường kinh doanh diễn biến khá phức tạp, sự tác động của lạm phát ở Việt Nam cùng với suy thoái kinh tế thế giới đang khiến nhiều doanh nghiệp phải lao đao Mặc dù là một tập đoàn lớn, Coca Cola vẫn đứng vững, giá trị thương hiệu luôn ở top giá trị nhất thế giới” song Coca Cola nên có những chiến lược mới dựa trên sự đổi mới, sáng tạo nhằm phát huy hiệu quả của chiến lược. .. lược giá mang lại hiệu quả kinh doanh lớn nhất Bên cạnh chiến lược chung cho toàn thị trường Việt Nam, Coca Cola cần tập trung nghiên cứu thị trường, khoanh vùng, phân cấp phân phối từ đó làm cơ sở để xây dựng những chiến lược giá tối ưu hơn cho từng vùng thị trường, từng phân khúc thị trường… Ví dụ :thị trường miền Trung có mức tiêu thụ thấp hơn miền Bắc và miền Nam, Coca Cola có thể sử dụng chiến lược. .. theo đuổi chiến lược 3A và 3P nhằm giành chiến thắng ở những thị trường lớn Chiến lược 3P Price to value: từ giá cả đến giá trị người tiêu dùng không chỉ có khả năng mua được Coca-Cola mà còn có thể giành được những lợi ích từ sản phẩm của Cocacola Pervasiveness: phải chắc chắn rằng người tiêu dùng có thể mua sản phẩm Cocacola ở mọi lúc mọi nơi Phải đảm bảo Coca-Cola có thể được nhìn thấy ở mọi góc... Coca có thể thâm nhập vào tận các ngóc ngách, ngõ phố ngoằn ngoèo 2.2.2 Chiến lược điều chỉnh giá Chiến lược định giá chiết khấu Coca-cola Việt Nam có hệ thống phân phối mạnh, được xây dựng chặt chẽ từ Nam chí Bắc Các sản phẩm của Coca - Cola Việt Nam hiện có mặt trên mọi miền đất nước do sự hoạt động liên tục của các nhà máy ở 3 miền và có trên 270.000 các đại lý Hệ thống phân phối của Coca - Cola... Năm 2001, Chính Phủ Việt Nam đồng ý cho phép ba nhà máy đóng chai sáp nhập theo cơ cấu quản lý tập trung, trong đó, nhà máy đóng chai CocaCola Việt Nam (CCBV) ở Thành Phố Hồ Chí Minh giữ vai trò quản lý Hai nhà máy đóng chai ở Hà Nội và Đà Nẵng hiện đang hoạt động như hai chi nhánh của Công ty Coca-Cola Việt Nam ở khu phía Bắc và miền Trung Với 3 nhà máy sản xuất ở 3 miền Bắc, Trung, Nam tạo điều kiện... Acceptabitity: phải chắc rằng khách hàng ưa thích và chấp nhận sản phẩm Coca-Cola, khiến họ cảm thấy hạnh phúc khi mua và uống Coca-Cola Nằm trong chiến lược chung của công ty, Cocacola luôn có những chiến lược giá hiệu quả nhất Tại Việt Nam, Coca-Cola kết hợp những chiến lược hết sức sáng tạo trong marketing mix liên tiếp gặt hái được những thành công Cùng với thời gian, những nhà máy đóng chai, nhà phân phối,... giá giửa các phân khúc khác nhau làm cho sản phẩm của mình nắm trong khả năng thanh toán của khách hàng và ai củng có thể thưởng thức hương vị của Coca Cola 13 Việt Nam là một nước có GDP/ người thấp, chi tiêu trong gia đình đa phần đều do sự quyết định của những người nội trợ Vì thế, 13 nhãn hàng ở trên có mặt trên thị trường Việt Nam đều có những mức giá thích hợp với mức chi tiêu của người dân Việt. .. trong hạn mức, khuyến khích các đại lý trở thành đối tác kinh doanh chiến lược để được hưởng chính sách 5+1 (mua năm tặng một) Hiện nay Cocacola áp dụng chiết khấu tiền mặt/ tổng tiền thanh toán cho các đại lý với mức chiết khấu chung là 3000đ/két hoặc thùng ( tương đương 4,8%) Biểu giá (do nhà sản xuất ấn định): Loại(két 24 chai) Sản phẩm Giá bán lẻ Giá bán sỉ Giá đến người tiêu dùng chai thuỷ tinh . thấp. 3 Chiến lược phối hợp giá cả và chất lượng Chiến lược sản phẩm Giá Cao Trung bình Thấp Cao 1. Chiến lược siêu phẩm 2. Chiến lược thâm nhập 3. Chiến lược giá trị - tuyệt hảo Trung bình 4 .Chiến. hảo Trung bình 4 .Chiến lược bán mắc 5. Chiến lược trung bình 6. Chiến lược giá trị - Khá Thấp 7. Chiến lược bán giá cắt cổ 8. Chiến lược trung bình – thấp 9. Chiến lược giá trị - thấp Nếu. trường nước giải khát có ga ở Việt Nam. Các chiến lược giá hiện nay Coca Cola áp dụng ở Việt Nam khá đơn giản nhưng hiệu quả đóng góp rất lớn vào thành công của họ ở Việt Nam. Ngày nay, môi trường

Ngày đăng: 23/09/2014, 19:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan