nghiên cứu tài chính trong đầu tư xây dựng tại công ty điện lực thanh xuân

104 306 1
nghiên cứu tài chính trong đầu tư xây dựng tại công ty điện lực thanh xuân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân MỤC LỤC 3.1. Quy hoạch phát triển điện lực Quận Thanh Xuân đến năm 2015 có xét đến năm 2020 86 3.1. Quy hoạch phát triển điện lực Quận Thanh Xuân đến năm 2015 có xét đến năm 2020 86 3.1.1. Cơ sở pháp lý để tính nhu cầu điện Quận Thanh Xuân 86 3.1.2. Dự báo nhu cầu điện năng Quận Thanh Xuân – TP,Hà Nội đến năm 2015 có xét đến năm 2020 87 3.2. Về khối lượng xây dựng và vốn đầu tư 2010-2015 89 3.2. Về khối lượng xây dựng và vốn đầu tư 2010-2015 89 III.2.1Nhóm giải pháp xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư có hiệu quả 97 III.2.1Nhóm giải pháp xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư có hiệu quả 97 a). Căn cứ của giải pháp: 97 a). Căn cứ của giải pháp: 97 Nhìn chung việc bố trí kế hoạch hàng năm của Công ty còn bộc lộ một số nhược điểm như: Thiếu kế hoạch đầu tư XDCB tổng quát; hàng năm việc phân phối vốn thường mang tính phân bổ dẫn đến bố trí kế hoạch phân tán, không theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt vì vậy cần phải xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn và ngắn hạn 97 Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn (kế hoạch 5 năm). Trên cơ sở đó bố trí thích đáng vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo công tác này đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm 97 III.2.2 Nhóm giải pháp xây dựng lập thủ tục đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư có hiệu quả 98 7 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân III.2.2 Nhóm giải pháp xây dựng lập thủ tục đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư có hiệu quả 98 Đảm bảo thực hiện công trình đúng tiến độ thời gian và chi phí, đảm bảo và nâng cao tính hiệu quả của dự án 98 Đảm bảo thực hiện công trình đúng tiến độ thời gian và chi phí, đảm bảo và nâng cao tính hiệu quả của dự án 98 d). Hiệu quả dự kiến của giải pháp 100 8 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT EVN : Tập đoàn điện lực Việt Nam; TBA : Trạm biến áp; MBA : Máy biến áp; ĐD : Đường dây; TSCĐ : Tài sản cố định; VHLĐ : Vận hành lưới điện; QLLĐ : Quản lý lưới điện; QLDA : Quản lý dự án; CBCNV : Cán bộ công nhân viên; TP.HN : Thành phố Hà nội; KĐTM : Khu đô thị mới; ĐTXD : Đầu tư xây dựng; SCL : Sửa chữa lớn; QLVH : Quản lý vận hành; PP : Phân phối; XDCB : Xây dựng cơ bản; CNTT : Công nghệ thông tin; BCKTKT : Báo cáo kinh tế kỹ thuật; TH : Tổng hợp; TCKT : Tài chính kế toán; KT : Kỹ thuật; KHVT : Kế hoạch vật tư; QL ĐTXD : Quản lý đầu tư xây dựng; TCKT : Tài chính kế toán; ĐVQL : Đơn vị quản lý; B04 : Ban kỹ thuật Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội; B02 : Ban kế hoạch Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội; 9 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân B05 : Ban vật tư Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội; PAKT : Phương án kỹ thuật; ĐVTV : Đơn vị tư vấn; VTTB : Vật tư thiết bị; TSCĐ : Tài sản cố định; SXKD : Sản xuất kinh doanh; CBĐT : Chuẩn bị đầu tư; HSMT : Hồ sơ mời thầu; UBND : Ủy ban nhân dân; BCNCKT : Báo cáo nghiên cứu khả thi; TKKT : Thiết kế kỹ thuật; TKKTTC : Thiết kế kỹ thuật thi công; HSMT : Hồ sơ mời thầu; DT : Dự toán; PAKT : Phương án kỹ thuật; DNNN : Doanh nghiệp nhà nước; Lv. Ths. : Luận văn thạc sĩ. 10 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân MỞ ĐẦU A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, ngành điện đã luôn cố gắng hoàn thành một cách có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao phó, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng đất nước trước đây cũng như công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay. Ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Thanh Xuân nói riêng đã phải cố gắng rất nhiều để thích nghi và tồn tại trong điều kiện mới. Cùng với qúa trình xây dựng và trưởng thành, Công ty Điện lực Thanh Xuân đã luôn phát triển và không ngừng lớn mạnh đi lên theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng cao của các ngành kinh tế và xã hội trên phạm vi địa bàn Quận Thanh Xuân. Riêng đối với lĩnh vực đầu tư XDCB của Công ty Điện lực tuy đã có bước phát triển nhưng máy móc thiết bị hầu như đã khai thác hết năng lực sản xuất, hệ thống đường dây truyền tải và phân phối đang đòi hỏi được nâng cấp và cải tạo để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu điện tăng cao của khách hàng trên địa bàn. Vì vậy công tác XDCB các công trình điện luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty Điện lực Thanh Xuân nhằm tăng cường công suất bổ sung, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hết sức quan trọng trong việc tạo ra giá trị khổng lồ cho các nhà đầu tư, cung cấp các phân tích và đề xuất lời khuyên cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Phân tích tài chính làm giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc chắn cho các hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính cung cấp những cơ sở mang tính hệ thống và hiệu quả trong phân tích các hoạt động kinh doanh. Trong ngành điện nói chung và tại Công ty Điện lực Thanh Xuân nói phân tích tài chính chưa được quan tâm đúng mức; xây dựng được số liệu trung bình 11 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân chung của ngành. Do đó, thông tin tài chính cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các đối tượng bên ngoài còn nhiều hạn chế. Xem xét những kết quả đã thực hiện được, những điều còn vướng mắc, tồn tại và hạn chế, tìm ra nguyên nhân, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp điều chỉnh là nội dung cơ bản của đề tài "Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân" B. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng cơ bản và phân tích tài chính về phương diện lý luận và trên cơ sở đó phân tích thực trạng tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty Điện lực Thanh Xuân và đề xuất một giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Điện lực Thanh Xuân. C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện Lực Thanh Xuân Phạm vi nghiên cứu là thực trạng công tác tài chính trong đầu tư xây dựng bản từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 8 năm 2011. D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Luận văn được hoàn thành dựa trên việc kết hợp hợp sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, sử dụng các phương pháp của khoa học thống kê: khảo sát thực tế để nghiên cứu. E. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đầu tư xây dựng cơ bản và tài chính trong đầu tư xây dựng. Trình bày các khái niệm về lưới điện, hoạt động đầu tư ở ngành điện và vai trò của việc phân tích tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản ở ngành điện. Phân tích thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản và vấn đề tài chính trong đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Điện lực Thanh Xuân. 12 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân F. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Tên đề tài : “Nghiên cứu tài chính trong Công tác Đầu tư xây dựng tai Công ty Điện lực Thanh Xuân”. Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương : Chương I: Tổng quan về đầu tư xây dựng và vấn đề phân tích tài chính trong đầu tư xây dựng. Chương II: Phân tích thực trạng đầu tư xây dựng và tài chính trong đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân. Chương III: Đề xuất một số biện pháp phương hướng cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Điện lực Thanh Xuân. 13 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản 1.1.1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản Xây dựng cơ bản (XDCB) là một hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tính chất sản xuất và không có tính chất sản xuất cho các ngành kinh tế thông qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hoá hay khôi phục các tài sản cố định. Xây dựng mới là tạo ra những tài sản cố định chưa có trong bảng cân đối tài sản cố định của nền kinh tế, thông qua quá trình này nền kinh tế có thêm tài sản cố định hay trong danh mục tài sản cố định của nền kinh tế có thêm một tài sản mới. Xây dựng mở rộng là hoạt động đối với những cơ sở đã tồn tại người ta mua thêm máy móc, xây dựng thêm các nhà xưởng, làm tăng giá trị TSCĐ đã có. Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung. Đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB (từ việc khảo sát qui hoạch đầu tư, thiết kế và xây dựng cho đến khi lắp đặt máy móc thiết bị để hoàn thiện cơ sở vật chất) nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế. 1.1.2. Đặc điểm đầu tư XDCB Xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung nên đầu tư XDCB có đầy đủ các đặc điểm và các tính chất của hoạt động đầu tư. Trong đó nổi lên các đặc điểm cơ bản là đặc thù của hoạt động đầu tư XDCB đó là: Thứ nhất, sản phẩm của đầu tư XDCB có tính cố định, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm. Từ đặc điểm đó chúng ta thấy sự phát huy tác dụng sau này của tài sản cố định sẽ chịu tác động rất lớn môi trường kinh tế xã hội nơi tạo ra nó. Như vậy sản xuất di động, tư liệu sản xuất di động, sức lao động di động (vì sản phẩm cố định tại chỗ nên các yếu tố khác đều phải di động). Từ đó đặt ra đối với 14 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân hoạt động XDCB phương pháp quản lý phức tạp hơn. Và cũng do tính chất này nên trong hoạt động tìm địa điểm xây dựng công trình chuẩn bị đầu tư là một khâu rất quan trọng, có những công trình xây dựng tại địa điểm không hợp lý, toàn bộ chi phí do chuyển địa điểm rất lớn. Tìm địa điểm cho sản phẩm có tính cố định là điều kiện tiên quyết trước khi tiến hành khởi công xây dựng công trình. Thứ hai, sản phẩm XDCB có khối lượng lớn nên phải thi công ngoài trời, hoạt động XDCB chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết. Sản phẩm có khối lượng lớn nên nguyên vật liệu cũng để ngoài trời, nếu điều kiện khí hậu không tốt gây ra hư hỏng, tổn thất lớn. Từ đó liên quan đến vấn đề giá thành công trình và thực hiện quản lý ra sao để chất lượng XDCB được tốt nhất, giảm hư hỏng, mất mát. Thứ ba, thời gian XDCB và thời gian tồn tại của sản phẩm XDCB lâu. Từ đặc điểm thời gian xây dựng dài nên ứ đọng vốn đối với hoạt động đầu tư XDCB lớn, càng ứ đọng vốn càng thiệt hại lớn vì khối lượng vốn lớn, khối lượng sản phẩm lớn. Hơn nữa do thời gian xây dựng lâu nên chịu ảnh hưởng của các yếu tố như giá trị đồng tiền, điều kiện thời tiết, tình hình chính trị Thời gian càng dài các yếu tố khác đó càng thay đổi. Nếu tác động từ các yếu tố đó theo chiều hướng xấu sẽ dẫn đến tổn thất lớn. Và sản phẩm XDCB tồn tại lâu, nếu tác động từ các yếu tố trên tốt, chất lượng công trình tốt thì thành quả hoạt động đầu tư XDCB càng phát huy tác dụng tốt trong thời gian dài, đóng góp lớn cho nền kinh tế, văn hoá xã hội, có những công trình tồn tại vĩnh viễn và ngược lại. Thứ tư, vốn cho hoạt động đầu tư XDCB lớn. Do sản phẩm có khối lượng lớn, thời gian xây dựng và tồn tại của sản phẩm XDCB dài nên chi phí cho đầu tư XDCB chiếm từ 20 - 25% GDP (chi cho TSCĐ), một phần nếu sử dụng không hợp lý gây ra thiệt hại lớn Thứ năm, tính đơn chiếc và chu kỳ sản xuất không lặp lại là đặc điểm rất rõ của đầu tư XDCB. Tính đơn chiếc có nghĩa không có sản phẩm XDCB nào giống sản phẩm nào. Dù thiết kế giống nhau, sản phẩm cố định nhưng địa điểm khác nhau, thời tiết khí hậu các vùng khác nhau sản phẩm không giống nhau hoàn toàn, chi phí sản xuất cũng không giống nhau. Tính cố định của sản phẩm XDCB cũng 15 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân ảnh hưởng lớn đến tính đơn chiếc. Tính đơn chiếc nó không chỉ chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế mà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật. 1.1.3. Vai trò đầu tư XDCB Để đảm bảo cho nền kinh tế và xã hội không ngừng phát triển, sản xuất kinh doanh được mở rộng, điều trước hết và căn bản là phải đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư XDCB. Trong một nền kinh tế xã hội, đối với bất kỳ một phương thức sản xuất nào cũng đều phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật tương ứng. Việc đảm bảo tính tương ứng đó là nhiệm vụ của hoạt động đầu tư XDCB. Đầu tư XDCB là điều kiện cần thiết để phát triển tất cả các ngành kinh tế quốc dân và thay đổi tỷ lệ cân đối giữa chúng. Những năm qua nước ta do tăng cường đầu tư XDCB, cơ cấu kinh tế đã có những biến đổi quan trọng. Cùng với việc phát triển các ngành kinh tế vốn có như cơ khí chế tạo, luyện kim, hoá chất, vận tải, nhiều ngành kinh tế mới đã bắt đầu xuất hiện như: Bưu điện, hàng không… nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng kinh tế mới đã và đang được hình thành. Đầu tư XDCB là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực sản xuất cho từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện phát triển và nâng cao sức sản xuất xã hội, tăng nhanh giá trị sản xuất và giá trị tổng sản phẩm trong nước, đồng thời nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người nhân dân lao động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản về chính trị, xã hội… Đầu tư XDCB tạo nên một nền tảng cho việc ứng dụng những công nghệ mới, góp phần thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chính sách kinh tế Nhà nước phù hợp với tình hình hiện nay. 1.1.4. Vốn đầu tư XDCB a). Khái niệm vốn đầu tư XDCB Nguồn vốn đầu tư nếu phân chia theo theo bản chất bao gồm hai bộ phận chính đó là vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư vận hành. Vốn đầu tư XDCB là nguồn vốn đầu tư dùng để tạo mới hoặc thay thế, đổi mới tài sản cố định của các lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực phi sản xuất vật chất cho 16 [...]... Tài chính và phân tích tài chính trong XDCB Tài chính trong đầu tư XDCB là tất cả những quan hệ về tiền tệ trong quá trình triển khai thực hiện một công trình XDCB, bao gồm từ khâu quan hệ về vốn, thu chi và phân phối 26 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân a) Phân tích tài chính trong đầu tư XDCB Phân tích tài chính dự án XDCB là một nội dung kinh tế quan trọng trong. .. dụng Trong quá trình thực hiện Kế 25 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân hoạch đầu tư xây dựng, khâu quyết toán cũng rất quan trọng của công tác đầu tư, nó là khâu cuối cùng của công tác đầu tư xây dựng Sau khi công trình được bàn giao sử dụng phải được quyết toán vốn đầu tư và phê duyệt quyết toán dứt điểm, không được kéo dài Vì vậy, các ban quản lý dự án, các công. .. cấu chính của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án i : Số thứ tự công tác xây dựng chủ yếu thứ i/ bộ phận kết cấu chính thứ i của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án QXDi : Khối lượng công tác xây dựng chủ yếu thứ i/ bộ phận kết cấu chính thứ i của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án 30 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân Zi : Đơn giá xây dựng. .. Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân Ht : Hệ số quy đổi về thời điểm lập dự án HKV : Hệ số quy đổi về địa điểm xây dựng dự án GCT-CTTTi : Những chi phí chưa tính hoặc đã tính trong chi phí đầu tư xây dựng công trình, hạng mục công trình tư ng tự đã thực hiện thứ i + Truờng hợp với nguồn số liệu về chi phí đầu tư xây dựng của các công trình, hạng mục công trình xây dựng. .. GCT-STB 32 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân Trong đó: SXD : Suất chi phí xây dựng tính cho một đơn vị năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ/ hoặc đơn giá xây dựng tổng hợp tính cho một đơn vị diện tích của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án GCT-SXD : Các chi phí chưa được tính trong suất chi phí xây dựng hoặc chưa tính trong đơn giá xây dựng tổng... TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân Thực 18 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân hiện vốn đầu tư XDCB sẽ làm tăng qui mô tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, là yếu tố quyết định cho việc tăng năng lực sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội 1.2 Đầu tư xây dựng cơ bản ngành điện 1.2.1 Một số khái niệm a) Hệ thống điện và đầu tư phát triển ngành Điện Hệ thống điện. . .Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân nền kinh tế quốc dân Do đó vốn đầu tư XDCB là thành phần tích cực trong vốn đầu tư toàn xã hội Hay nói cách khác vốn đầu tư XDCB là tổng chi phí nhằm đạt được mục đích đầu tư bao gồm: chi phí cho công tác thăm dò khảo sát và thiết kế; chi phí cho công tác xây dựng; chi phí mua sắm, lắp đặt máy... cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư - Dựa vào nhu cầu vốn để xác định hiệu quả đầu tư của dự án 28 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân Yêu cầu - Nhu cầu vốn đầu tư của dự án được dự tính dựa trên nội dung phân tích khía cạnh kỹ thuật của dự án - Nếu vốn đầu tư dự tính quá thấp, dự án sẽ không thực hiện được, ngược lại nếu vốn đầu tư dự tính quá... toán (DT) của công trình, nhằm chuẩn bị điều kiện để đưa được các công trình vào Kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm, làm cơ sở cho việc lập Kế hoạch đấu thầu hàng năm 24 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân Kế hoạch này được thể hiện những công trình đủ điều kiện đưa vào cân đối và bố trí vốn đầu tư theo yêu cầu mục tiêu, tiến độ đã được Tổng công ty duyệt sau khi... điện 1.2.4 Vai trò, nhiệm vụ đầu tư XDCB các công trình điện Đầu tư XDCB các công trình điện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư phát triển của ngành điện nói chung cũng như xây dựng phát triển hệ thống lưới điện nói riêng a) Vai trò đầu tư XDCB các công trình điện Hoạt động đầu tư XDCB các công trình điện là công cụ để thực hiện các nhiệm vụ về sản xuất, kinh doanh, truyền tải điện . hình tài chính tại Công ty Điện lực Thanh Xuân. 13 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. ty Điện lực Thanh Xuân Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Điện lực Thanh Xuân. 12 Nghiên cứu tài chính trong Đầu tư Xây dựng tại Công ty Điện lực Thanh Xuân F ĐỀ TÀI Đối tư ng nghiên cứu là hoạt động tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty Điện Lực Thanh Xuân Phạm vi nghiên cứu là thực trạng công tác tài chính trong đầu tư xây dựng bản từ

Ngày đăng: 22/09/2014, 15:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.1. Quy hoạch phát triển điện lực Quận Thanh Xuân đến năm 2015 có xét đến năm 2020

    • 3.1.1. Cơ sở pháp lý để tính nhu cầu điện Quận Thanh Xuân

    • 3.1.2. Dự báo nhu cầu điện năng Quận Thanh Xuân – TP,Hà Nội đến năm 2015 có xét đến năm 2020.

    • 3.2. Về khối lượng xây dựng và vốn đầu tư 2010-2015

    • III.2.1Nhóm giải pháp xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư có hiệu quả

    • a). Căn cứ của giải pháp:

      • Nhìn chung việc bố trí kế hoạch hàng năm của Công ty còn bộc lộ một số nhược điểm như: Thiếu kế hoạch đầu tư XDCB tổng quát; hàng năm việc phân phối vốn thường mang tính phân bổ dẫn đến bố trí kế hoạch phân tán, không theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt vì vậy cần phải xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn và ngắn hạn.

      • Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn (kế hoạch 5 năm). Trên cơ sở đó bố trí thích đáng vốn đầu tư cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo công tác này đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm.

        • d). Lợi ích dự kiến của giải pháp

        • III.2.2 Nhóm giải pháp xây dựng lập thủ tục đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư có hiệu quả

        • Đảm bảo thực hiện công trình đúng tiến độ thời gian và chi phí, đảm bảo và nâng cao tính hiệu quả của dự án.

          • d). Hiệu quả dự kiến của giải pháp

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan