Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Nhật Tâm

77 676 1
Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Nhật Tâm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp. Các nhà quản lý ngày càng quan tâm hơn đến việc phân tích các tỷ số tài chính, thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như quan tâm đến việc xây dựng và duy trì tình hình tài chính lành mạnh ổn định cho doanh nghiệp. Bởi lẽ khi họ tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế có sẵn thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc phân tích tình hình tài chính, sẽ giúp doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đó có lẽ là một trong những lý do, khiến cho phân tích tình hình tài chính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào, và đó là con đường ngắn nhất để tiếp cận bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Thấy được cả ưu điểm, nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm đó để có thể định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương lai. Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Nhật Tâm là một công ty chuyên cung cấp sữa Vinamilk, nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính là hết sức cần thiết trong quá trình duy trì và phát triển. Tuy rằng công ty còn khá non trẻ, và đã phần nào khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Cũng như công ty TNHH thương mại khác, công tác phân tích tình hình tài chính ở công ty còn đang ở chặng đầu của quá trình phát triển và còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với quá trình tìm hiểu về môi trường của công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Nhật Tâm tôi xin nghiên cứu chuyên đề với đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Nhật Tâm . 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đánh giá tình hình tài chính cùng với việc phân tích tài chính tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhật Tâm. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhật Tâm.

Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp. Các nhà quản lý ngày càng quan tâm hơn đến việc phân tích các tỷ số tài chính, thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như quan tâm đến việc xây dựng và duy trì tình hình tài chính lành mạnh ổn định cho doanh nghiệp. Bởi lẽ khi họ tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế có sẵn thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc phân tích tình hình tài chính, sẽ giúp doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đó có lẽ là một trong những lý do, khiến cho phân tích tình hình tài chính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào, và đó là con đường ngắn nhất để tiếp cận bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Thấy được cả ưu điểm, nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm đó để có thể định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương lai. Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Nhật Tâm là một công ty chuyên cung cấp sữa Vinamilk, nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính là hết sức cần thiết trong quá trình duy trì và phát triển. Tuy rằng công ty còn khá non trẻ, và đã phần nào khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Cũng như công ty TNHH thương mại khác, công tác phân tích tình hình tài chính ở công ty còn đang ở chặng đầu của quá trình phát triển và còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với quá trình tìm hiểu về môi trường của công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Nhật Tâm tôi xin nghiên cứu chuyên đề với đề tài "Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại – Dịch vụ Nhật Tâm ". 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đánh giá tình hình tài chính cùng với việc phân tích tài chính tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhật Tâm. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhật Tâm. Trang 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.  Đối tƣợng nghiên cứu: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhật Tâm.  Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là 10 tuần. Nội dung nghiên cứu gồm:  Phân tích khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn.  Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn.  Phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận.  Phân tích tỷ số tài chính về khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời  Phân tích thông qua chỉ số DuPont. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. Sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, đối chiếu, dự báo tài chính ,thu thập số liệu từ công ty, tài liệu sách báo để phân tích tình hình tài chính. Từ đó nhận ra điểm yếu tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cải thiện. Cấu trúc báo cáo thực tập gồm 4 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp Chƣơng 2: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Nhật Tâm Chƣơng 3:Thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Nhật Tâm Chƣơng 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Nhật Tâm. Trang 3 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI – DỊCH VỤ NHẬT TÂM 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Giới thiệu chung Tên công ty : Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại - dịch vụ Nhật Tâm. Địa chỉ trụ sở chính : Số 110 khu phố 2 , Bạch Đằng, phường Phước Trung, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu . Ngày thành lập: 07/05/2008 Điện thoại : 0643717171 Số fax : 0643717171 Email: ctynhattam@gmail.com.vn Mã số thuế: 3501189915 Tên chủ sở hữu : Võ Quỳnh Khuê Tú Ngành nghề kinh doanh :  Mua bán sữa và các sản phẩm từ sữa. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại – dịch vụ Nhật Tâm ra đời trong điều kiện đất nước đang chủ trương công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước . Nhiều doanh nghiệp ra đời hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần vào sự phát triền chung của nền kinh tế nước nhà. Hàng năm doanh nghiệp đều phải nộp thuế như : thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế trên vốn… Với phương châm lấy thị trường nội địa làm chổ đứng, doanh nghiệp định hướng kinh doanh chủ yếu là phân phối sản phẩm đến các đại lý trong địa bàn tỉnh Bà Rịa và những vùng huyện lân cận . Công ty được chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân Quỳnh , giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 3500869160 do phòng Đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 07/05/2008. Sau gần 5 năm hoạt động công ty phát triển và mở rộng ngày một quy mô, hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả. Giám đốc công ty đã thực hiện tốt công tác quản Trang 4 lý, đội ngũ công nhân viên luôn làm việc với tinh thần tự giác , trách nhiệm cao và giữ vững đoàn kết nội bộ. Đồng thời, sự phối hợp tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự nỗ lực phấn đấu cùng nhau giải quyết những khó khăn của giám đốc và đội ngũ công nhân viên công ty đã tạo nên một tiền đề tốt cho sự phát triển ngày một vững mạnh của công ty. Hơn nữa, công ty còn tạo một hướng đi riêng biệt cho mình để thực sự đứng vững và tồn tại trên thị trường. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1.2.1. Đặc điểm  Mặt hàng kinh doanh: - Mặt hàng phân phối chủ yếu là sữa Vinamilk  Nguồn hàng: - Sữa Vinamilk do Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cung cấp được sản xuất theo dây chuyền và công nghệ chất lượng sản phẩm tốt và được phân phối trong và ngoài nước. - Hệ thống phân phối chuyên nghiệp và rộng khắp. - Công ty TNHH Nhật Tâm là nhà phân phối chính thức sản phẩm này trên thị trường Bà Rịa và 4 huyện lận cận đến khách hàng. - Khách hàng chủ yếu là các đại lý sỉ, từ các đại lý này sản phẩm mới phân phối những khách hàng nhỏ lẻ. 1.2.2. Mục tiêu và chiến lƣợc phát triển kinh doanh: Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn tốt nhất . Phần lớn sản phẩm cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk” được bình chọn là một “Thương Hiệu Nổi Tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006 . Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007 . Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chính nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 Trang 5 tấn sữa mỗi năm. Đặc biệt, Vinamilk sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước . Đó là cơ hội và điều kiện thuận lợi để công ty Nhật Tâm trở thành nhà phân phối chính thức của tập đoàn Vinamilk gần 3 năm nay . Mang sứ mệnh là nhà phân phối của một tập đoàn lớn như Vinamilk, công ty Nhật Tâm đặt ra cho mình những mục tiêu sau : - Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống phân phối đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng . Mở rộng qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người . - Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao , đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ. - Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất 35% thị phần của thị trường sữa bột. - Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn. - Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống cung cấp. Mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động , vững mạnh và hiệu quả. 1.2.3. Quy mô của công ty 1.2.3.1. Quy mô văn phòng, nhà xƣởng: - Trụ sở chính tại số 110, Bạch Đằng, phường Phước Trung, tỉnh Bà Rịa với diện tích 434m 2 . - Nhà xưởng phân phối và nhà kho tại 455, đường 27/4, tỉnh Bà Rịa với diện tích 1.731 m 2 . Trang 6 1.2.3.2. Quy mô vốn: Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng 1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty của công ty 1.3.1. Hình thức tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý : Hiện nay tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng . Điều này có nghĩa là tất cả bộ phận trong công ty nhận lệnh từ phòng tổ chức lãnh đạo , các phòng ban chức năng đó là bộ phận tham mưu đóng vai trò cố vấn cho ban giám đốc . Đặc biệt, bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo nguyên tắc thống kê một cấp , bảo đảm sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất, tập trung công tác kế toán thống kê và hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật của kế toán trưởng và các vấn đề có liên quan đến kế toán. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban : * Giám đốc – trợ lý giám đốc: Giám đốc Trợ lý giám đốc P Kế toán P Tổ chức hành chính Kho T.quỹ &T.lươn g Kho 2 Kho 1 KT thuế&NH KT công nợ KT Trưởng Trang 7 Giám đốc làm nhiệm vụ là người quản lý, điều hành xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển thực hiện các mối liên hệ với đối tác, giao nhiệm vụ cho các bộ phận theo chức năng, kiểm tra phối hợp thống nhất sự hoạt động của các bộ phận trong công ty. - Phó giám đốc tham gia cùng giám đốc trong việc quản lý điều hành, giải quyết các vấn đề mà giám đốc giao phó, đồng thời cũng có quyền chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các phòng ban, theo chức năng và nhiệm vụ mà giám đốc giao. - Các phòng ban tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mình giải quyết các công việc một cách có hiệu quả nhất theo sự chỉ đạo của giám đốc và phó giám đốc. Để đảm bảo nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, các phòng ban cần phải tiến hành phối hợp một cách chặt chẽ, tương trợ nhau trong quá trình làm việc. * Phòng tổ chức hành chính : Phòng hành chính – tổ chức có chức năng tiếp nhận thông tin, truyền tin, truyền mệnh lệnh giúp giám đốc công ty trong việc quản lý điều hành đơn vị và trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dưới, khách hàng, bố trí phân công lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị. - Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ gồm: tuyển dụng lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng, kỷ luật - Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động như : chế độ tiền lương, nâng lương, nâng bậc, chế độ bảo hiểm - Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. - Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh trật tự trong cơ quan. - Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành công tác, công văn, giấy tờ, in ấn tài liệu, quản lý phương tiện trang thiết bị, văn phòng, xe ô tô, trụ sở làm việc và công tác lễ tân của công ty theo đúng quy định của công ty và nhà nước. - Thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài liệu trước khi lưu trữ. Trang 8 * Phòng kế toán : - Tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước. - Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh, có đề xuất và kiến nghị kịp thời nhằm tạo nên tình hình tài chính tốt nhất cho công ty. - Phản ánh trung thực về tình hình tài chính của công ty và kết hợp các hoạt động khác của công ty. - Định kỳ lập báo cáo theo quy định, lập kế hoạch thu chi ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty tổ chức kế hoạch tài chính và quyết định niên độ kế toán hằng năm. - Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ với khách hàng, tình hình nộp ngân sách của Nhà nước. * Kho : - Làm nhiệm vụ nhập kho khi hàng về, xuất kho mỗi ngày, theo dõi và phát hiện số hàng thừa, thiếu chưa rõ nguyên nhân. Theo dõi hàng tồn kho. Sản phẩm phải được thủ kho sắp xếp gọn gàng, khoa học, đúng yêu cầu, không ảnh hưởng đến sản phẩm. Sơ đồ1.2: Bộ máy kế toán KT Trưởng Thủ quỹ và tiền lương KT công nợ KT thuế và ngân hàng Trang 9 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2.1. Các khái niệm và chức năng của tài chính doanh nghiệp: 2.1.1. Các khái niệm: Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho Nhà Nước trong đó những quan hệ kinh tế bao gồm: - Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: thể hiện thông qua nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước, ngược lại Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp, hoặc góp vốn hoặc cho vay. - Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường: thể hiện qua quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác; quan hệ giữa doanh nghiệp giữa các nhà đầu tư, khách hàng,… thông qua việc thanh toán tiền mua hàng hóa, tiền lãi… - Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng thông qua hoạt động vay, trả nợ vay, lãi… - Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: thể hiện qua quan hệ giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng,…; giữa doanh nghiệp với CB-CNV qua việc trả lương, tiền thưởng, phạt… 2.1.2. Chức năng tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp gồm ba chức năng: - Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh. - Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối như sau: thu thập đạt được do bán hàng trước tiên phải bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: hao mòn máy móc thiết bị, trả lương, mua hàng hóa, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phần còn lại hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần ( nếu có ). Trang 10 - Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó giúp nhà quản lý phát hiện những khâu mất cân đối, sơ hở trong công tác điều hành để ngăn chặn các tổn thất có thể nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng này là toàn diện và thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh, vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Tóm lại: Ba chức năng trên quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra tiến hành tốt là cơ sở quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn tạo điều kiện cho sản xuất liên tục. Ngược lại, việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai thông các luồng tài chính, thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau tạo ra nguồn tài chính dồi dào đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng kiểm tra. 2.2. Mục đích và ý nghĩa của phân tích tài chính 2.2.1. Mục đích Mục đích của việc phân tích tài chính doanh nghiệp tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể, sẽ đề cập đến mục đích đối với nhà quản lý vì đây là người có nhu cầu cao nhất về phân tích tài chính. Lý do quan trọng để nhà quản trị quan tâm đến phân tích tài chính là nhằm tổng quát, toàn diện về hiện trạng tài chính và hiệu quả hoạt động, cụ thể là nhằm kiểm soát chi phí và khả năng sinh lời. Phân tích tài chính còn giúp cho nhà quản trị ra quyết định tài chính liên quan đến cấu trúc vốn, một tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu phù hợp và hạn chế rủi ro tài chính, tỷ lệ nào còn cho phép doanh nghiệp tiếp tục mở rộng kinh doanh (hay thu hẹp) mà không căng thẳng quá mức về tình hình tài chính. 2.2.2. Ý nghĩa Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tất cả các hoạt động kinh doanh đều có ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy hoặc kiềm hảm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy phải thường xuyên theo dõi kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp trong đó công tác phân tích tài chính giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau: [...]... sát yc: là lượng nhu cầu dự báo Trang 24 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ NHẬT TÂM 3.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3.1.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang Trang 25 Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo chiều ngang Chỉ tiêu 2011/2010 (+;-) % 59,314,183,227... doanh Phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu để phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính ngân hàng như đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn… 2.3 Phân tích khái quát hệ thống báo cáo tài chính 2.3.1 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình. .. tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích tài chính Trang 14 Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện được tình hình tài chính Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì một số dấu hiệu có thể được... nhận tình hình tài chính và để hiểu rõ hơn ta sẽ phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp, so sánh với những năm trước đó, đồng thời so sánh với tỷ lệ tham chiếu để cho thấy xu hướng biến động cũng như khả năng hoạt động của doanh nghiệp so với mức trung bình ngành ra sao 2.5 Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính 2.5.1 Nhóm chỉ số thanh toán Tình hình tài chính. .. nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được 2.4.2 Phƣơng pháp phân tích tỷ số Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ tỷ lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản Phương pháp phân tích tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các... việc phân tích, so sánh được dễ dàng Tăng, giảm = Số năm phân tích – Số năm chuẩn Số năm phân tích – số năm chuẩn % Tăng, giảm = x 100 Số năm chuẩn *Phân tích theo chiều dọc: - Phân tích theo chiều dọc là so sánh từng khoản mục ( hay nhóm khoản mục ) với một khoản mục cụ thể trong một năm tài chính + Với báo cáo KQKD, thường là Doanh thu + Với BCĐKT, đó là Tài sản và Nguồn vốn Trang 13 - Phân tích. .. những năm trước hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính và quan hệ khách hàng ít nên lợi nhuận thấp hơn so với năm 2011 Năm 2012, lợi nhuận của công ty giảm mạnh hơn so với năm 2011 vì vậy công ty cần chú ý quan tâm đến sự quản lý để tránh gia tăng các chi phí gây ảnh hưởng đến công ty 3.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán của công ty: 3.2.1 Bảng cân đối kế toán theo chiều ngang... có thể sẽ gặp phải Nhà phân tích nếu biết kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp Trang 15 Trong quá trình phân tích tổng thể thì việc áp dụng linh hoạt, xen kẽ các phương pháp sẽ đem lại kết quả cao hơn khi phân tích đơn thuần, vì trong phân tích tài chính kết quả mà mỗi chỉ tiêu đem lại chỉ thực sự có ý nghĩa...Qua phân tích tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Phân tích tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết... về tài chính doanh nghiệp Dựa vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp 2.3.3 Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài . tỉnh Bà Rịa với diện tích 1.731 m 2 . Trang 6 1.2.3.2. Quy mô vốn: Vốn điều lệ: 10 .000 .000 .000 đồng 1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty của công ty 1.3.1. Hình thức tổ chức cơ cấu. một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006 . Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 199 5 đến năm 2007 . Đa phần. phản ánh mối quan hệ tài chính các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với khoản phải thanh toán trong kỳ. Sự thi u hụt về khả năng thanh khoản có thể đưa doanh nghiệp tới tình trạng không

Ngày đăng: 22/09/2014, 07:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan