skkn biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng

23 4.8K 14
skkn biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 24- 36 THÁNG Họ và tên: Nguyễn Kim Phượng Chức vụ: Giáo viên Năm học 2006 - 2007 I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.” Lênin Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, để phát triển tư duy, nhận thức của trẻ, là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi, những hoạt động chủ yếu của trường mầm non. Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục ở mọi lúc mọi nơi. Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm sự phát triển về đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ sẽ giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp, học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh. Trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong thơ ca, truyện kể những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ những ngày thơ ấu. Trường mầm non là trường học đầu tiên, ở đây có điều kiện, có cơ hội để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ. Vậy việc phát triển và làm giàu vốn từ, dạy trẻ nói năng lưu loát, phát âm đúng, có kỹ năng trả lời một số câu hỏi, hiểu được yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người lớn là điều quan trọng và cần thiết đối với trẻ lứa tuổi 24 -36 tháng. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi trẻ 24 - 36 tháng có số lượng từ tăng nhanh, trẻ không những chỉ hiểu nghĩa của các từ biểu thị các sự vật hành động cụ thể mà còn có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất, màu sắc, thời gian và các mối quan hệ. Tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa, sử dụng các từ còn chưa chính xác, số lượng từ còn ít, ngữ pháp và sử dụng nó cũng rất hạn chế. Với thực tế trẻ ở lớp tôi thì vốn từ của trẻ chưa phong phú, trẻ còn nói ngọng, phát âm chưa đúng, qua quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi có suy nghĩ và mạnh dạn đề ra một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn trong giai đoạn trẻ nhà trẻ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao việc chăm sóc và giáo dục trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ 24 -36 tháng cần quan tâm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công việc phát triển vốn từ cho trẻ. - Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị để giáo dục trẻ. - Một số phụ huynh quan tâm tới lớp, tới việc học tập của các con. 2. Khó khăn - Lớp có 33 cháu đều là các cháu mới đi học lần đầu chưa có ý thức, nề nếp trong việc sinh hoạt hàng ngày. - Một số phụ huynh có nhận định cho rằng trẻ còn bé không cần học chỉ cần cho trẻ ăn, ngủ điều độ và đảm bảo an toàn là được. - Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, nói nhỏ, nói còn ngọng, vốn từ còn ít, nghèo nàn. 3. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3.1 Biện pháp 1: Sử dụng đồ dùng trực quan. Vì đặc điểm tri giác của trẻ ở lứa tuổi này là tri giác trực tiếp nên tôi cho trẻ được quan sát vật thật, đồ chơi, tranh ảnh về môi trường xung quanh, về các chủ điểm cụ thể đầu tiên đi từ đơn giản tới phức tạp, các đối tượng riêng lẻ, các đồ dùng đồ chơi gần gũi với trẻ hàng ngày. Khi sử dụng đồ dùng trong các tiết học, môn học tôi sử dụng triệt để, có tính khoa học, gọn nhẹ, tránh rườm rà, rắc rối đối với trẻ để trẻ dễ quan sát, dễ hiểu và nắm được các đặc điểm chính nổi bật của đối tượng quan sát. Khi cho trẻ quan sát tôi gợi ý, hướng dẫn trẻ quan sát, kèm theo hệ thống câu hỏi tổng thể, chi tiết rồi lại quay về tổng thể để trẻ quan sát có hiệu quả. Ví dụ 1: Với chủ điểm “Các con vật” Khi cho trẻ quan sát các con vật nuôi trong gia đình, tôi cho trẻ quan sát mô hình, tranh, tôi hỏi trẻ: - Tên con vật? - Các đặc điểm của con vật? (màu sắc, mấy chân, tiếng kêu, môi trường sống, ) Tôi cố gắng gọi nhiều cá nhân trẻ nói sau đó đến tập thể trẻ trả lời. Qua đó trẻ phải tư duy, suy nghĩ trả lời các câu hỏi => rèn sự phát âm, cung cấp thêm các vốn từ cho trẻ. Ví dụ 2: Với chủ điểm “Hoa quả”. Ở tiết nhận biết tập nói tôi cho trẻ quan sát một số loại quả như: Quả cam, quả chuối, quả dứa, quả xòa => Tôi cho trẻ được tri giác trực tiếp quả thật => trẻ được sờ, nếm vị của quả => trẻ được phát triển các giác quan, xúc giác, cảm giác, vị giác => trẻ được nói lên nhận xét của mình về đặc điểm của các loại quả, màu sắc, hình dáng. Ngoài ra tôi còn cho trẻ kể tên những loại hoa quả mà trẻ biết => qua đó làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ. Ví dụ 3 : Với tiết nhận biết tập nói: “Hoa hồng, hoa cúc” tôi cho trẻ được tri giác trực tiếp hoa thật, trẻ được ngửi mùi hương thơm của hoa, màu sắc đặc trưng của từng loại hoa => qua đó trẻ có nhận xét của mình về đặc điểm của loại hoa đó => làm phong phú thêm vốn từ, hiểu biết thêm về thế giới xung quanh của trẻ. Ví dụ 4: Ở tiết nhận biết tập nói: “Con cá vàng” tôi đã cho trẻ được quan sát bể cá vàng, trẻ được quan sát cá vàng bơi, đớp mồi, các hoạt động trong môi trường nước trẻ rất thích thú hăng say quan sát => qua đó trẻ biết được con cá vàng gồm những gì, hoạt động như thế nào, sống ở đâu? => làm tăng thêm vốn từ, phong phú thêm về tầm hiểu biết của trẻ về các loài vật. Ví dụ 5: Ở tiết kể chuyện, tôi đã sử dụng hệ thống tranh minh họa, sa bàn minh họa nội dung câu chuyện, trẻ được quan sát, tri giác tranh theo lời kể của cô => làm cho trẻ thêm nhớ, khắc sâu nội dung của câu chuyện, nhớ các nhân vật trong câu chuyện => trẻ dễ thuộc chuyện hơn. 3.2 Biện pháp 2: Đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp: Ở mỗi tiết học, môn học tôi đã bám sát vào mục đích yêu cầu về kiến thức kĩ năng cần đạt của môn đó, tiết học đó để tôi đưa ra một hệ thống câu hỏi phù hợp với nhận thức của lứa tuổi trẻ. Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, là những câu hỏi mở để phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ. Ví dụ 1: Với tiết nhận biết phân biệt: “To - nhỏ” tôi đưa ra những câu hỏi khi cho trẻ phân biệt quả cam to - quả táo nhỏ. - Trong rổ có những quả gì? - Quả cam có màu gì? - Quả táo có màu gì? - Quả nào to - quả nào nhỏ? Sau đó tôi sẽ gọi nhiều trẻ trả lời để trẻ ôn lại màu sắc cũng như biết cách phân biệt to - nhỏ, khắc sâu các biểu tượng về độ lớn cho trẻ đồng thời phát triển ngôn ngữ, tăng thêm vốn từ cho trẻ. Sau mỗi lần trẻ trả lời tôi thường động viên khen trẻ kịp thời. Ví dụ 2: Với tiết kể chuyện: “Đôi bạn nhỏ” Tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi để đàm thoại với trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ tên chuyện. - Cô kể câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có những ai? - Ai đã đuổi bắt gà con? - Gà con kêu như thế nào? - Ai đã cứu gà con? Thông qua các câu hỏi trẻ hiểu nội dung, tình tiết của câu chuyện, nhớ tên chuyện, các nhân vật trong câu chuyện qua đó rèn thêm ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ phát âm chính xác hơn các từ. Ví dụ 3: Khi tôi cho trẻ “Xếp đường đi”, tôi đưa ra câu hỏi. - Con đang xếp gì đấy? - Con xếp các khối gỗ như thế nào? Cô hỏi trẻ để trẻ nhớ lại cách xếp các khối gỗ sát cạnh nhau, khít nhau để tạo thành đường đi thẳng không vấp ngã => tạo sự khéo léo cho trẻ => làm tăng thêm vốn từ cho trẻ. Ví dụ 4: Với tiết nhận biết tập nói: “Con cá vàng” Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với nhận thức của trẻ, ngắn gọn, rõ ràng, bám sát vào các đặc điểm của con cá vàng. - Đây là con gì? - Cá nhìn bằng gì? - Cá dùng mắt để làm gì? - Các con có biết cá ăn bằng gì không? - Đuôi cá vàng đâu? - Vây đâu? - Cá dùng vây và đuôi để làm gì? Trẻ tri giác, tư duy để trả lời câu hỏi của cô đưa ra, qua đó trẻ nắm được các đặc điểm đặc trưng của con cá vàng => phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3.3 Biện pháp 3: Lựa chọn, sưu tầm bài thơ, câu chuyện phù hợp. Ngoài các bài thơ câu chuyện trong chương trình dạy trẻ tôi luôn tìm tòi các sách báo, tài liệu, tranh ảnh, tạp chí, báo Nhi đồng - Họa mi để tìm ra những bài thơ câu chuyện, trò chơi có nội dung phù hợp với lứa tuổi trẻ, phù hợp với chủ điểm, trẻ dễ thuộc, dễ nhớ, chứa đựng nhiều hình ảnh về con người, cảnh vật môi trường xung quanh. Cụ thể: - 21 bài thơ - 15 câu chuyện - 13 cuốn tranh ảnh về các chủ điểm Tôi lựa chọn đưa vào một số tiết học chính còn ngoài ra tôi dạng trẻ thêm vào các buổi chiều, giữa các giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, sau giờ ăn, sau giờ ngủ dậy, giờ đón - trả trẻ. Trước khi dạy trẻ thuộc các bài thơ câu chuyện tôi đã giảng giải cho trẻ hiểu nội dung của bài thơ câu chuyện đó, sau đó cho trẻ đọc nhiều lần => trẻ rất thích thú khi đọc các bài thơ, nghe cô kể chuyện, kể cùng cô => qua đó mục đích rèn thêm ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc cho trẻ, làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ. 3.4 Biện pháp 4: phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời cũng rất quan trọng đối với trẻ, khi đi dạo, quan sát trẻ được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, không khí trong lành, cây cối cảnh vật xung quanh trẻ => qua đó tích lũy kiến thức về các biểu tượng cho trẻ: Ví dụ: Khi tôi cho trẻ quan sát cây “Ngũ gia bì” Trước tiên tôi hướng dẫn trẻ trực tiếp tri giác, tự nhận xét xem cây có những đặc điểm gì? => trẻ nói lên suy nghĩ, nhận xét của mình => phát triển ngôn ngữ, tư duy cho trẻ => sau đó tôi đàm thoại với trẻ. - Đây là cây gì? - Cây có những gì? - Lá cây màu gì? - Thân cây đâu? - Muốn cây tươi tốt thì phải làm gì? Khi trẻ phải trả lời các câu hỏi thì sẽ phát triển ở trẻ sự chú ý, tri giác có chủ định. Với những câu hỏi cô đặt ra cho trẻ khi hướng dẫn trẻ đi dạo quan sát đều khích lệ ở trẻ nhu cầu giao tiếp, truyền đạt bằng ngôn ngữ của mình => trẻ được nói lên suy nghĩ, nhận xét của mình về các sự vật hiện tượng trong cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ => làm tăng thêm số lượng từ cho trẻ. 3.5 Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc giao tiếp trong khi chơi: Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu được với trẻ trong các hoạt động hàng ngày, khi trẻ chơi ở các góc chơi trẻ chơi cùng nhau, chơi cạnh nhau, phát triển các mối quan hệ, hành động chơi, các đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi tôi chuẩn bị rất đầy đủ, khơi gợi tính ham hiểu biết của trẻ. Ví dụ: Trẻ chơi ở góc bế em. Cô trò chuyện với trẻ: - Nhi ơi! Con đang làm gì đấy ? - Cháu cho em uống nước! Ví dụ: - Vân ơi! Con đang xây gì thế? - Con đang xây ngôi nhà, cổng. Hoặc trẻ chơi chung với nhau ở các góc chơi, trò chuyện cùng nhau: - Bạn cho tớ mượn cái thìa? - Bạn cho em đi ngủ đi! - Em bé no chưa? Tôi bao quát các góc chơi, đi đến từng nhóm giả đóng vai như một người bạn chơi với trẻ, trò chuyện cùng trẻ => làm khắc sâu thêm hành động của các vai chơi => qua đó trẻ hiểu nghĩa các từ chỉ mối quan hệ, sử dụng các từ chính xác hơn, hạn chế nói ngọng. 3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt tôi đã có kế hoạch rõ ràng ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm về tình hình ngôn ngữ của các con và thông báo chương trình dạy của từng chủ điểm, các tiết học cụ thể, nội dung các bài thơ câu chuyện trong chương trình cũng như sưu tầm lựa chọn để phụ huynh kết hợp dạy con ở nhà. Phụ huynh đóng góp sách báo cũ, tranh ảnh để cô làm đồ dùng phục vụ thêm các tiết học cho trẻ thêm phong phú. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Với những biện pháp như vậy đến cuối học kỳ I lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt: - Trẻ hăng hái tham gia vào các hoạt động: 33/33 trẻ = 100% - Khả năng ghi nhớ chú ý của trẻ tốt hơn: 27/33 = 82% - Vốn từ của trẻ phong phú, trẻ nói được câu có nhiều từ hơn, diễn đạt rõ ràng hơn: 31/33 = 94% - Ngôn ngữ trẻ mạch lạc hơn, trẻ nói ngọng còn ít: 32/33 = 97% Cụ thể: tổng số 33 trẻ Thời gian Trẻ mạnh dạn Trẻ ngọng Trẻ nói đúng ngữ pháp Đầu năm 5 17 6 Cuối năm 33 1 33 IV. KẾT LUẬN Vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng rất quan trọng nó được thể hiện rõ ở các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường mầm non, giúp trẻ hoàn thiện về nhân cách. Trẻ em như một cây non, được chăm bón, vun tưới, giáo dục đầy đủ thì sẽ phát triển thật tốt đẹp ra nhiều quả ngọt cho đời. Qua thời gian tìm tòi và thực hiện các biện pháp trên, trẻ lớp tôi đã có một kết quả thật tốt. Có được kết quả như vậy đó là sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi kết hợp với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và đặc biệt là ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao dự giờ cũng như các hoạt động của lớp tôi để đưa ra những biện pháp phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Để có được kết quả như vậy tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau: - Giáo viên trong lớp luôn là tấm gương sáng mẫu mực từ lời nói, cử chỉ chuẩn xác, hành động đẹp không phân biệt giữa các trẻ. - Yêu nghề mến trẻ tận tụy với công việc luôn kiên trì tìm tòi nghiên cứu các hình thức, biện pháp dạy trẻ phù hợp đạt kết quả cao. - Rèn kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi đặc biệt quan tâm đến trẻ chậm, trẻ cá biệt. - Giáo viên luôn tạo cơ hội để cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Trên đây là một số kinh nghiệm triển khai thực hiện tại lớp tôi B1 (trẻ 24 - 36 tháng) rất mong sự góp ý của ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp. Họa mi, ngày 23 tháng 3 năm 2007 Người viết Nguyễn Thị Kim Phượng PHỤ LỤC Sau đây là một số bài thơ, câu chuyện trích trong các tập thơ chuyện sưu tầm: Bài thơ: Quả chuối Quả chuối chín vàng tươi Quả na mở mắt cười Tròn căng là trái bưởi Xinh xắn quả vải thiều Đu đủ, mít, nhãn lồng Cam, chanh, hồng, vú sữa Mỗi thứ một vị ngon Bốn mùa xung quanh bé Bài thơ: Bàn tay xinh Xoè tay em đếm Những ngón tay xinh Tay của chúng mình Phải giữ sạch thơm Tay phải xúc cơm [...]... âu yếm thơm Cò, rửa mặt cho Cò cơ Mẹ đi đâu mà sớm thế nhỉ? À, chắc mẹ đi mua quần áo cho Cò đấy Rồi buổi học cuối cùng của năm cũ cũng đã đến Cò chia tay các bạn, hẹn gặp nhau năm mới Cò hứa sẽ cho các bạn xem bộ quần áo mới rất đẹp của mình Về nhà Cò hỏi mẹ ngay: - Mẹ quần áo của con đâu? - Đây, hôm nay mẹ mệt, mẹ chưa mua cho con được Tiền đây, con sang nhờ bác Vạc đi mua cho nhé Ôi, sướng quá, Cò... Không được, mình phải nhịn ăn để phản đối chủ Tưởng lợn con đùa , nào ngờ nó làm thật Thấy vậy ông chủ như đoán ra ý định của nó liền mắng cho nó một chập: - Ốm gì nó, trông béo tốt, phốp pháp, hây hây ra Có lẽ ăn sướng quá nên chê cám đấy mà, - Bà cất ngay máng đi cho nó chừa tội Bà chủ xen vào: - Mai ông đi mua thêm một con nữa về, có hai con chúng nó tranh nhau mà ăn ấy chứ Xem chừng đã uổng công... chân cứng đơ như phỗng lên, mặt nhăn nhó kêu: - Mẹ ơi! Chân tay con tự nhiên tê cứng rồi mẹ ạ! Mẹ hốt hoảng chạy vào xoa chân, tay cho Minh rồi ân cần hỏi han: - Thế nào? Có đỡ không con? - Chả đỡ gì cả? - Minh lắc đầu đáp - Thôi mẹ mặc áo vào cho con đi! Mẹ vừa mặc xong áo ấm cho Minh, lập tức em lại cử động chân tay bình thường ngay Thấy vậy mẹ liền giục: - Thôi con đi đánh răng, rửa mặt đi Để mẹ đi... vừa chuyển chỗ đấy mà! - Thôi con cứ nằm yên đấy đợi mẹ đi lấy thuốc cho Mẹ vừa đi khỏi, Minh liền nhoài người ra vớ lấy bánh mì nhai ngấu nghiến Đang ăn thấy mẹ về, chú bé vội quẳng bánh lên bàn, trùm kín chăn lên đầu Mẹ đem thuốc và nước đến chỗ Minh dỗ dành: - Dậy uống thuốc đi con! - U uơ - Có tiếng nói lúng túng ở trong chăn phát ra Mẹ nhìn miếng bánh mì bị cắn dở như chuột gặm ở trên bàn vội... ngày mà đã đòi bỏ đi vì quá mệt Bà tiên cho cô về, nhưng khi đến nhà, cô chị thấy trên người không có vàng bạc mà chỉ trát đầy một thứ hồ dính đặc quánh không cách nào gột ra được Câu chuyện: Chú bé Giọt Nước Chú bé Giọt Nước được bà mẹ biển cả sinh ra, ngày nào cũng dạo chơi khắp vương quốc Đại Dương Một buổi, chú ước được như Mây đi khắp đó đây Ông Mặt Trời liền cho Tia Nắng xuống rủ Giọt Nước đi chơi... Tết này, các bạn con ai cũng có quần áo mới, con chẳng có bộ nào cả Mẹ mua cho con đi mẹ nhé! - Bộ quần áo con đang mặc vẫn còn lành lắm, cần gì phải mua hả con? - Ứ ừ, con không biết đâu, con thích bộ mới cơ Vừa nói, cò vừa lăn ra giẫy đành đạch, khóc toáng lên, rồi cứ khóc ti tỉ, đến bữa cơm cũng không ăn Mẹ cò đành hứa sẽ mua cho Cò một bộ quần áo mới Hôm sau đến lớp, Cò khoe ngay với các bạn: Cò cũng... đó có một bà tiên già Bà tiên bảo: - Con ở đây với ta Ta cần có người giúp việc Cô em ở lại phục vụ bà tiên rất chu đáo Một ngày kia cô xin bà cho về, vì cô rất nhớ nhà Bà tiên trả lời: - Con đã hầu hạ ta rất tốt Con mở cửa ra là sẽ về đến nhà, và ta sẽ thưởng cho con vì con ngoan Lập tức, cô em thấy mình đã đứng trên bờ giếng Khắp người cô đeo đầy những trang sức bằng vàng Khi thấy cô em trở về cô chị... Cùng với bé Bài thơ: Đồng lúa Đường về quê xa xa Lắc lư theo nhịp tàu Bé say sưa ngắm nghía Những dãy núi mờ sương Những đồng lúa vàng ươm Rì rào trong nắng sớm Các cô bác nông dân Đang bắt sâu tát nước Cho hạt thóc căng tròn Thành gạo để bé ăn Bài thơ: Chim chích Có con chim chích Luồn trong bụi gai Nó kêu chích chích Nghe thật vui tai Chuyện trò với ai Luôn mồm chích chích Chút xíu hình hài Rong chơi... tỉnh dậy chú ngơ ngác thấy mình đang treo lơ lửng trên một ngọn cỏ, bên cạnh có một tảng đá Đó là Đá Thần Đàn chim từ đâu bay tới ca hát Nhưng Giọt Nước vẫn buồn rầu Đá Thần liền bảo: - Này chú bé, ta sẽ cho chú 3 điều ước - Ước gì ta có đường về nhà!- Giọt nước vừa dứt lời đã thấy mình ở trong một dòng suối nhỏ - Ước gì ta lại được bay lên trời!- Vừa nói xong, chú lại thấy mình ở trên ngọn cỏ như trước... con cứ chạy lăng xăng từ góc Xây dựng sang góc Phân vai rồi đến góc Nghệ thuật và hét vào tai các bạn làm các bạn đều giật mình Cô giáo lại nhắc nhở Vịt, nhưng Vịt con vẫn chứng nào tật nấy Hôm cô giáo cho đi tham quan cửa hàng bán đồ chơi, Vịt con cứ luôn mồm khen cái này đẹp, chê cái kia xấu Cô giáo lại phải nhắc nhở Trên đường về, Vịt con lại chẳng đi theo hàng cùng các bạn và cô giáo Vịt con cứ chạy . thể: tổng số 33 trẻ Thời gian Trẻ mạnh dạn Trẻ ngọng Trẻ nói đúng ngữ pháp Đầu năm 5 17 6 Cuối năm 33 1 33 IV. KẾT LUẬN Vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24 - 36 tháng rất quan trọng nó. đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ 24 -36 tháng cần quan tâm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công việc phát triển vốn từ cho trẻ. - Nhà trường đầu. nàn. 3. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 3.1 Biện pháp 1: Sử dụng đồ dùng trực quan. Vì đặc điểm tri giác của trẻ ở lứa tuổi này là tri giác trực tiếp nên tôi cho trẻ được quan sát

Ngày đăng: 21/09/2014, 15:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan