Dạy giáo dục pháp luật trong nhà trường THCS thông qua môn giáo dục công dân

28 11.2K 70
Dạy giáo dục pháp luật trong nhà trường THCS thông qua môn giáo dục công dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng là một vấn đề quan trọng của mọi quốc gia vì được coi là một phương thức để xây dựng, phát triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển . Nghiên cứu nền giáo dục của một số nước như: Anh, Mĩ, Hunggari, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo ... tôi thấy rằng nền giáo dục được họ đặc biệt quan tâm. Có thể nói rằng sự quan tâm đó là khá toàn diện: Giáo viên, hệ thống nhà trường, phương tiện giảng dạy .... Nội dung chương trình thường xuyên được cập nhật, bổ sung, đổi mới theo tiến độ phát triển của xã hội. Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy cũng thường xuyên được đổi mới ngay từ các tiết học ở các cấp học theo đặc thù riêng của từng bộ môn và nội dung chương trình. Tính tích cực, chủ động của người học không ngừng được phát huy. Nhờ có sự đổi mới và tiến độ nêu trên mà học sinh các quốc gia đó có mặt bằng kiến thức rất cao, sát với thực tiễn, họ tự tin, làm chủ và phát huy tốt chính chất xám của họ, nhờ vậy mà đất nước của họ rất phát triển.

Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I- Lý do chọn đề tài 1 1- Cơ sở lý luận 1 2- Cơ sở thực tiễn 2 II- Đối tượng nghiên cứu, phạm vi đề tài, phương pháp nghiên cứu 3 1- Đối tượng nghiên cứu 3 2- Phạm vi đề tài 3 3- Phương pháp nghiên cứu 3 III- Phương pháp tiến hành 4 1- Sưu tầm tư liệu 4 2- Đồ dùng dạy học 4 PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 I- Căn cứ xây dựng nội dung giảng dạy 5 II- Nội dung kiến thức, phương pháp tổ chức hoạt động 5 III- Kết quả thực hiện 15 1- Kết quả giảng dạy 15 2- Kết quả khác 15 PHẦN III- KẾT LUẬN 16 1- Bài học kinh nghiệm 16 2- Lời kết 16 Lê Thuỳ Dương 1 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1- Cơ sở lý luận: Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã làm cho diện mạo đất nước thay đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới, hệ thống giáo dục các cấp đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Một trong những mục tiêu giáo dục ở nhà trường là giáo dục toàn diện. Ở trường THCS học sinh được học rất nhiều bộ môn khác nhau. Tất cả các môn học đó đều góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó còn có sự tác động của hoạt động Đoàn, Đội. Nhưng môn Giáo dục công dân là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong đó có việc giáo dục ý thức pháp luật. Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng là một vấn đề quan trọng của mọi quốc gia vì được coi là một phương thức để xây dựng, phát triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển . Nghiên cứu nền giáo dục của một số nước như: Anh, Mĩ, Hung-ga-ri, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po tôi thấy rằng nền giáo dục được họ đặc biệt quan tâm. Có thể nói rằng sự quan tâm đó là khá toàn diện: Giáo viên, hệ thống nhà trường, phương tiện giảng dạy Nội dung chương trình thường xuyên được cập nhật, bổ sung, đổi mới theo tiến độ phát triển của xã hội. Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy cũng thường xuyên được đổi mới ngay từ các tiết học ở các cấp học theo đặc thù riêng của từng bộ môn và nội dung chương trình. Tính tích cực, chủ động của người học không ngừng được phát huy. Nhờ có sự đổi mới và tiến độ nêu trên mà học sinh các quốc gia đó có mặt Lê Thuỳ Dương 2 Sáng kiến kinh nghiệm bằng kiến thức rất cao, sát với thực tiễn, họ tự tin, làm chủ và phát huy tốt chính chất xám của họ, nhờ vậy mà đất nước của họ rất phát triển. Ở nước ta, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề trật tự pháp luật trong xã hội càng trở nên bức xúc. Theo thống kê tội phạm học vừa qua cho thấy cả nước có 2.617 học sinh, sinh viên nghiện ma tuý. Địa bàn Hà Nội có tới 30% trẻ em nghiện ngập, theo bạn bè hút thuốc lá, uống bia rược từ khi mới lên 10- 11 tuổi. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hiện được 1002 trường hợp sử dụng ma tuý trong đó có 695 học sinh phổ thông và 307 sinh viên. 70-80% số học sinh phạm pháp là những học sinh chậm tiến, học lực kém, do lười học hoặc do hoàn cảnh gia đình. Nguyên nhân của những con số trên là do ý thức của các em về vấn đề pháp luật rất thấp. Có nhiều giải pháp đưa ra để làm giảm các tệ nạn xã hội nhưng những giải pháp đó chỉ được coi là giải pháp tình thế. Do đó cần phải hình thành cho mọi người có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh "pháp luật" đặc biệt là đối tượng học sinh, ngay từ khi các em chưa phải là người tham gia pháp luật thường xuyên. Vì thế, xây dựng chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường là giải pháp mang tính lâu dài. 2. Cơ sở thực tiễn. Ở trường THCS môn Giáo dục công dân của mỗi lớp 6, 7, 8, 9 đều gồm 2 phần là Đạo đức và Pháp luật, với thời lượng tương đương nhau. Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy, đa số giáo viên đều có thể dạy tốt các bài học đạo đức, nhưng lại gặp khó khăn trong việc giảng dạy các bài học thuộc chủ đề pháp luật. Qua thực tế trong những năm giảng dạy môn Giáo dục công dân tại trường THCS Xuân Nộn vừa qua tôi nhận thấy rằng nhu cầu mở rộng kiến thức pháp luật của học sinh ( đặc biệt là học sinh giỏi ) ngày càng tăng. Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức pháp luật một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán trong từng chủ đề pháp luật. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn Giáo dục công dân phải Lê Thuỳ Dương 3 Sáng kiến kinh nghiệm biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh. II- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU- PHẠM VI ĐỀ TÀI - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: Để xây dựng nội dung tiết học và giảng dạy có hiệu quả, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các em học sinh ngoại thành từ lớp 6 đến lớp 9. Là học sinh ngoại thành, các em sống trong môi trường những người xung quanh lao động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, họ không quan tâm nhiều tới vấn đề pháp luật. Họ có rất nhiều hành vi tuỳ tiện vi phạm pháp luật như: gia đình bất hoà, bố mẹ nghiện ngập, cờ bạc Các em cũng bị ảnh hưởng bởi ý thức đó. Việc giáo dục ý thứ pháp luật cho học sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải được tiến hành một cách bền bỉ thường xuyên và lâu dài, đồng thời phải đảm bảo nội dung thiết thức, sinh động. 2- Phạm vi đề tài: Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh chính là giúp các em có thêm những hiểu biết về những "chuẩn mực pháp luật" biết xử lý các tình huống bắt gặp trong cuộc sống. Trong khuôn khổ của đề tài, tôi không thể nêu cụ thể nội dung kiến thức và phương pháp dạy học ở từng tiết, từng chủ đề, ở từng khối lớp mà tôi chỉ đưa ra bằng một bài học cụ thể với nhiều phương pháp dạy học khác nhau tạo lên sự tương tác hoạt động giữa thầy và trò. Đó chỉ là một số kinh nghiệm của tôi đã rút ra được trong suốt những năm giảng dạy giáo dục công nhân ở trường THCS. 3- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở các chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm Sách giáo khoa giáo dục công dân để đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học giáo dục pháp luật ở trường THCS theo chương trình đổi mới. Lê Thuỳ Dương 4 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy một tiết học pháp luật có thể sử dụng rất nhiều đồ dùng + kết hợp với đa dạng các phương pháp dạy học như: Máy chiếu, tranh ảnh, bảng biểu, phiếu học tập tình huống, câu hỏi và phương pháp đàm thoại, đóng vai, thảo luận nhóm, trò chơi Tuỳ nội dung từng bài mà sử dụng cho phù hợp. Như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Đề tài được viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. III- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1- Sưu tầm tư liệu: Trong quá trình giảng dạy Giáo dục công dân các khối lớp, tôi luôn sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, sách báo, bài tập, câu hỏi liên quan đến nội dung tiết học. Tìm hiểu thông tin về tính pháp luật ở địa phương, nguyên nhân và hậu quả của nó. Nắm bắt củng cố kịp thời cho những học sinh chưa có ý thức pháp luật. Trao đổi với học sinh các khối lớp để biết thêm thông tin và các biện pháp bồi dưỡng. Tham gia các lớp bồi dưỡng về vấn đề pháp luật ở trường THCS, dự các chuyên đề trường bạn. Thường xuyên theo dõi các chương trình về pháp luật "Chương trình bổ trợ kiến thức Giáo dục công dân trên VTV2", các chuyên mục pháp luật trên một số báo, tạp chí như: "Tìm hiểu pháp luật" "Tuổi trẻ và pháp luật". Bạn đọc, dân chủ và pháp luật "Luật gia trả lời" 2- Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh, băng hình: - Những câu hỏi - đáp học và làm theo pháp luật. - Một số tình huống pháp luật. Lê Thuỳ Dương 5 Sáng kiến kinh nghiệm - Máy chiếu. - Giấy khổ lớn, bút dạ. Lê Thuỳ Dương 6 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- CĂN CỨ XÂY DỰNG NỘI DUNG GIẢNG DẠY: Chương trình mới được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Câu trúc chương trình theo nguyên tắc tích hợp đồng tâm và phát triển. Vì vậy chủ đề pháp luật được bố trí học tất cả ở các khối lớp (từ lớp 6 đến lớp 9). Gồm 5 chủ đề: * Quyền trẻ em và quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình. * Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự an toàn xã hội. * Quyền và nghĩa vụ công dân và văn hoá giáo dục và kinh tế. * Các quyền tự do cơ bản của công dân. * Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lý Nhà nước. Các chủ đề được bố trí theo trật tự từ những vấn đề có tính chất cụ thể, gần gũi với cuộc sống học sinh đến những vấn đề khái quát hơn, phản ánh mối quan hệ của học sinh với môi trường ngày càng lớn. Từng chủ đề có sự xắp xếp, bố trí các nội dung dạy học theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao, về nhận thức cũng như nhu cầu tu dưỡng rèn luyện, phù hợp với lứa tuổi học sinh trong từng giai đoạn. Về pháp luật chương trình bố trí học từ những nội dung thuộc hiện thực pháp luật đang diễn ra trong cuộc sống đến những nội dung về chế độ chính trị, nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nội dung kiến thức ở mỗi khối lớp tôi xây dựng theo kiểu tích hợp đồng tâm phát triển. II - NỘI DUNG KIẾN THỨC, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG. Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài tôi chỉ xây dựng một chủ đề trong năm chủ đề của chương trình giáo dục pháp luật trong trường THCS đề các đồng chí tham khảo. Chủ đề 1: Quyền trẻ em. Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình. Lê Thuỳ Dương 7 Sáng kiến kinh nghiệm Lớp Bài Nội dung kiến thức Phương pháp hình thức tổ chức dạy học 6 Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em. 1/ Những quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc. - Học sinh thảo luận nhóm - giúp các em hiểu nội dung các quyền trẻ em. - Chia học sinh thành nhóm, mỗi nhóm thành 6-8 em. - Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời (mỗi phiếu ghi một quyền trẻ em) và bộ tranh rời tương đương với quyền đó) - Dán những bức tranh vào tờ giấy to và dán những phiếu ghi nội dung quyền phù hợp xuống phía dưới tranh đó. - Các nhóm trình bày kết quả. - Học sinh trong lớp bổ xung. - Giáo viên chốt lại đáp án. - Giáo viên kết luận về những cơ bản của trẻ em. 2/ ý nghĩa của quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em - Học sinh thảo luận lớp theo câu hỏi: + Các quyền của trẻ em cần thiết như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu thiếu quyền, trẻ em không được thực hiện? Lấy ví dụ cụ thể. + Trẻ em là gì? Chúng ta phải làm gì? - Học sinh phát biểu - Học sinh khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên chốt lại ý chính. - Học sinh chơi sắm vai VD: Sắm vai trong câu lạc bộ phóng viên trẻ. ở đây các em bày tỏ những suy nghĩ, nguyện vọng và đề xuất những việc làm cần thiết cho trẻ em. 3. Luyện tập VD: Sắm vai trong câu lạc bộ phóng viên trẻ. ở đây các em bày tỏ những suy nghĩ, nguyện vọng và đề xuất những Lê Thuỳ Dương 8 Sáng kiến kinh nghiệm việc làm cần thiết cho trẻ em Lê Thuỳ Dương 9 Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BÀI TẬP - HÌNH ẢNH SỬ DỤNG CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM. Bài 1: Cho học sinh đánh dấu (X) vào ô trống tương ứng với những việc làm thực hiện quyền trẻ em,đánh dấu (-) vào ô trống tương ứng với những việc phạm vi quyền trẻ em. - Nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi  - Y tế xã, phường, thị trấn tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em  - Nhà nước phát động phong trào nuôi con bằng sữa mẹ.  - Con đã 6 tuổi nhưng cha, mẹ không cho đi học bắt ở nhà lao động thêm 3 năm nữa.  - Tập trung trẻ từ 10-12 tuổi đi đánh giày và thu một nửa số tiền của các em.  - Đánh đập trẻ em bị giam giữ  - Buôn bán trẻ em qua biên giới  Bài tập 2: Hãy kể những việc làm của Nhà nước nói chung, của chính quyền địa phương em về việc thực hiện tốt quyền trẻ em. - Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí. - Trẻ em có năng khiếu được phát hiện và bồi dưỡng. - Trẻ em được quan tâm chăm sóc về sức khoẻ. - Trẻ em được học tập, những em có hoàn cảnh khó khăn không phải trả học phí. - Trẻ em được tiếp cận nhiều thông tin bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội. Bài tập 3: Vợ chồng anh Lai có hai cháu: Cháu Cương 9 tuổi, cháu Hiền 7 tuổi. Cả hai cháu đều chưa được đến trường học. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã cùng một số cô giáo ở trường Tiểu học thường xuyên đến vận động, khuyên anh Lê Thuỳ Dương 10 [...]... mắc của giáo viên và học sinh trong dạy và học "Giáo dục Pháp luật" sông với nội dung đã trình bày, tôi hy vọng sẽ giúp cho giáo viên có định hướng, chủ động hơn khi giảng dạy giáo dục Pháp luật Mặt khác học sinh cùng hứng thú say mê hơn với môn học, xoá dần tâm lý coi môn giáo dục công dân là một môn học phụ Đó là những kinh nghiệm của tôi đúc kết được Trong quá trình giảng dạy Giáo dục công dân Chắc... Dương 27 Sáng kiến kinh nghiệm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Văn kiện Đại hội Đảng 2 Giáo dục Pháp luật trong nhà trường 3 Các nghành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam 4 Sổ tay kiến thức Pháp luật (NXB Giáo dục) 5 Học và làm theo Pháp luật (Tập 1-2, NXB Giáo dục) 6 Tương các hoạt động giữa thầy và trò (NXB Giáo dục) 7 Sách Giáo khoa - Giáo viên GDCD 6,7,8,9 8 Thiết kế bài giảng GDCD 6,7,8,9 9 Bài tập tình... huống pháp luật phục vụ cho việc giảng dạy giáo dục pháp luật - Kết hợp với Đoàn, Đội nhà trường tổ chức những cuộc thi, toạ đàm tìm hiểu về pháp luật Lê Thuỳ Dương 25 Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN II: KẾT LUẬN 1/ Bài học kinh nghiệm a) Đối với giáo viên Cần chú trọng khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh khi giảng dạy các bài giáo dục Pháp luật, giáo viên cần tích cực giảng dạy chu đáo cho các dụng cụ dạy. .. thức tự tìm hiểu về Pháp luật tham gia các hoạt động ở trường, lớp, địa phương liên quan tới: "Pháp luật và tuyên truyền cho những người xung quanh" 2/ Lời kết - Giáo dục ý thức Pháp luật cho học sinh là mối quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội Học sinh hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh "Pháp luật" là góp phần xây dựng một xã hội văn minh Lê Thuỳ Dương 26 Sáng kiến kinh nghiệm Trong khuôn khổ đề... nhiều, nếu cứ để các cháu ở nhà giúp đỡ gia đình thì ở đến bao giờ? Dù còn nhiều việc nhà, việc đồng ruộng thì cũng phải để con mình đi học chứ Hơn nữa, không cho hai cháu đi học là vi phạm pháp luật đấy Điều 8 Luật Phổ cập giáo dục tiểu học quy định: "Cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện cho con hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học" Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng đều quy định... ý thức chấp hành Pháp luật còn kém - Giáo viên giảng dạy phải thường xuyên theo dõi cập nhật những thông tin liên quan tới vấn đề giáo dục Pháp luật b) Đối với học sinh - Tích cực chuẩn bị tiết học theo hướng dẫn của giáo viên - Thường xuyên vận dụng kiến thức tìm hiểu trên lớp và thực tế cuộc sống - Mạn dạn hỏi những điều chưa rõ về vấn đề Pháp luật và cách sử lý các tình huống gặp trong cuộc sống... xây dựng đóng góp gì trong việc quản lý Nhà nước … Khi học sinh đã tìm hiểu và thực hiện theo pháp luật thì chính các em lại là những người tuyên truyền cho người thân trong gia đình, những người xung quanh để họ biết và thực hiện, để mọi người, mọi nhà đều có ý thức tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành "Pháp luật" 3/ Một số kiến nghị - Để giáo viên các trường THCS ngoại thành giảng dạy tốt hơn cần đầu... nghĩa nghĩa vụ nhân vụ của công dân trong gia đình của công (Bài 12 lớp 8) dân trong - Giáo viên tổ chức cho học sinh hôn nhân thảo luận lớp - Học sinh làm việc cá nhân - Học sinh cả lớp trao đổi các vấn đề sau: + Cơ sở của tình yêu chân chính + Những sai trái thường gặp trong tình yêu chân chính + Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào? + Thế nào là hôn nhân trái pháp luật - Giáo viên liệt kê các ý kiến... tên thì vẫn có thể đổi được, nhưng phải theo các thủ tục mà pháp luật quy định chứ không được tự tiện sửa chữa giấy khai sinh, sửa chữa giấy tờ liên quan có tên mình Pháp luật nước ta quy định mỗi người đều có quyền thay đổi họ tên Điều 29 Bộ Luật Dân sự quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước công nhận việc thay đổi họ tên trong các trường hợp sau đây: - Theo yêu cầu của người có họ, tên mà... làm gì để thực hiện vụ công dân trong tốt các quyền trẻ em, quyền vệ gia đình sinh nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Học sinh bày tỏ ý kiến bản thân - Giáo viên bổng sung Lê Thuỳ Dương 21 Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BÀI TẬP - HÌNH ẢNH ỨNG DỤNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN Bài tập 1: Hỏi: Ở quê cháu, thanh niên hay làm đám cưới sớm khi chưa đến tuổi kết hôn Trường hợp các cháu có . học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong đó có việc giáo dục ý thức pháp luật. Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng là một vấn đề quan trọng. lực cho công cuộc đổi mới, hệ thống giáo dục các cấp đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Một trong những mục tiêu giáo dục ở nhà trường là giáo dục toàn diện. Ở trường THCS học. số giáo viên đều có thể dạy tốt các bài học đạo đức, nhưng lại gặp khó khăn trong việc giảng dạy các bài học thuộc chủ đề pháp luật. Qua thực tế trong những năm giảng dạy môn Giáo dục công dân

Ngày đăng: 21/09/2014, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan