Trình bày những vấn đề cấp bách về đô thị phải giải quyết của thành Phố Hồ Chí Minh và nêu hướng giải quyết các vấn đề đó

13 3.5K 3
Trình bày những vấn đề cấp bách về đô thị phải giải quyết của thành Phố Hồ Chí Minh và nêu hướng giải quyết các vấn đề đó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI THẢO LUẬN Môn: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI Nhóm 8 Danh sách các thành viên trong nhóm Tên Đánh Giá 1. Quách Thị Trang 2. Trương Đức Trí 3. Nguyễn Xuân Trường 4. Phạm Tuấn Tú 5. Lê Công Tuấn 6. Nguyễn Trường Tuyên 7. Phan Thị Tuyết 8. Nguyễn Quốc Vương 9. Lê Thị Thanh Xuân 10. Phạm Bích Hạnh 11. Nguyễn Văn Duy Câu hỏi: Trình bày những vấn đề cấp bách về đô thị phải giải quyết của thành Phố Hồ Chí Minh và nêu hướng giải quyết các vấn đề đó? Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố phát triển năng động nhất Châu Á, tốc độ đô thị hóa cũng thuộc hàng đứng đầu. Song bên cạnh sự phát triển do quá trình đô thị hóa mang lại còn tồn tại rất nhiều những vấn đề cấp bách cần giải quyết như: 1. Rác thải đang ở mức báo động Cùng với quá trình đô thị hóa là áp lực tăng dân số ở các thành phố lớn. Mật độ dân cư đông và ý thức con người chưa cao là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường. TP. Hồ Chí Minh hiện là một trong những đô thị có mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị cao nhất cả nước, gồm các loại rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp, rác thải xây dựng, Thống kê mỗi ngày đô thị này đổ ra khoảng trên dưới 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế. Đáng lưu ý, nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, lại chủ yếu phát sinh từ các nguồn thải từ hộ gia đình, trường học, chợ búa và khu dân cư. Mỗi năm ngân sách TP phải bỏ ra hơn 1.000 tỉ đồng để thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải (phát sinh bình quân từ 6.700 - 7.100 tấn/ngày), nhưng rác thải vẫn còn vương vãi khắp nơi.  Biện pháp: +Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện truyền thông để nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường sống trong đô thị. + Thực hiện các phong trào “phường không rác”, “khu phố thân thiện”…. để người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường. + Tăng cường thu gom, phân loại và xử lý rác thải. + Tái chế: Tái chế hiệu quả sẽ làm giảm tiêu thụ, và nhờ đó giúp bảo tồn các nguồn nguyên liệu thô thiên nhiên. Biện pháp này giúp giảm thiểu mức năng lượng sử dụng và tránh được các nguy cơ ô nhiễm đất và nguốn nước ngầm vì chôn lấp. Rất nhiều nhà máy tái chế rác thải được xây dựng như: Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam công suất 500 tấn/ngày, nhà máy chế biến phân compost của Công ty Vietstar có công suất giai đoạn 1 là 600 tấn/ngày. Ngoài ra có nhiều nhà máy đang được xây dựng và đi vào hoạt động như nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn công suất 500 tấn/ngày theo công nghệ Seraphin của Công ty Thành Công dự kiến sẽ vận hành từ năm 2012; nhà máy đốt rác thành điện đầu tiên của thành phố có công suất xử lý 1.000-2.000 tấn rác/ngày của Công ty Keppel Seghers Engineering sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2014, nhà máy xử lý rác công suất 500 tấn/ngày do Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư dự kiến sẽ đi vào vận hành từ năm 2012. + Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý rác thải nằm trong chương trình Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được đảng bộ TP. HCM đặt ra song chưa được thực hiện triệt để. Cần quản lý và giám sát chặt chẽ hơn để chiến lược đạt hiệu quả cao. + Thời gian qua TP. Hồ Chí Minh đã thí điểm một số biện pháp tổ chức quản lý rác dân lập. Các giải pháp tổ chức quản lý rác dân lập vừa tạo công ăn việc làm cho lao động lại vừa bảo vệ môi trường đã bước đầu đem lại một số hiệu quả nhất định. + Xây dựng các khu xử lý rác thải một cách tập trung, đồng bộ và xa trung tâm thành phố… 2. Thừa nước bẩn, thiếu nước sạch. + Nước thải sinh hoạt của dân cư chưa qua sử lý được thải trực tiếp xuống cống, kênh, sông… + Tại kênh Bà Tiếng, chảy qua phường Bình Trị Ðông, quận Bình Tân cho thấy, tình trạng xả rác bừa bãi tại đây đang biến dòng kênh này thành bãi rác công cộng. Dưới lòng kênh, rác thải đủ loại của người dân, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hằng ngày vẫn "vô tư" đổ xuống đang phân hủy bốc mùi nồng nặc. + Ðáng báo động là sông Sài Gòn, nơi cung cấp nguồn nước thô cho Nhà máy nước Tân Hiệp và các nhà máy khác trên địa bàn thành phố cũng đang bị ô nhiễm nặng. Một ngày, tổng lượng nước thải từ các doanh nghiệp này là 61 nghìn m3, chưa kể hơn 100 nghìn m3 nước thải từ chăn nuôi và sinh hoạt của người dân đã đổ thẳng vào sông Sài Gòn. Trong số các doanh nghiệp được kiểm tra chỉ có hơn một nửa có xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng phần lớn chưa đạt yêu cầu. + Dân số TP.HCM ngày một gia tăng khiến cho nguồn cung cấp nước sạch đang trong tình trạng báo động và có khả năng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. + Tại một đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh vẫn có hàng ngàn hộ dân ở một số quận, huyện đang thiếu nước sạch cho sinh hoạt và chờ đợi được cấp nước sạch từ nhiều năm nay. Điển hình như ở ấp 4, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè và khu phố 5, phường Tân Hưng, quận 7, người dân đang phải sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm phèn hoặc mua nước từ nơi khác đem về với giá rất cao.  Biện pháp: + TP HCM đã cho khởi công xây dựng một số nhà máy xử lý nước thải như Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Nhà máy xử lý Bình Hưng ở Huyện Bình Chánh… + Có những biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp có hành vi làm hủy hoại môi trường nước + Cần sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, khai thác hợp lý và bảo vệ trữ lượng nước sạch. + Tận dụng nguồn nước thải quy ước sạch. 3. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn. + Tại các đô thị việc chiếm dụng đất công, san lấp mặt bằng, sông ngòi, lấn chiếm lòng đề đường để làm nhà và xậy dựng trái phép diễn ra hàng ngày làm cản trở đến việc tiêu, thoát nước và chất thải đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ, đường xá giao thông tắc nghẽn, nguồn nước ngầm và các dòng sông bị đe dọa nhiễm bẩn nghiêm trọng vì chất thải, không khí ngày càng ô nhiễm nặng nề vì bụi công trường, khói xe, khói nhà máy sản xuất công nghiệp. + Kiểm tra 6 trạm quan trắc không khí đặt tại những điểm “nóng” về ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM phát hiện 89% mẫu không đạt chuẩn, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe con người, trong đó lượng bụi lơ lửng sinh ra từ khói, bụi đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Nguyên nhân là do lưu luợng các loại xe, nhất là xe tải lưu thông qua khu vực này lên đến hàng chục ngàn lượt xe mỗi ngày và tình trạng kẹt xe xảy ra ngày càng thường xuyên, liên tục Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của các nhà máy công nghiệp cũng góp phần gia tăng lượng khói bụi đáng kể. Có tới 81/170 nhà máy, cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải ra môi trường nhưng chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải, gây ảnh huởng trực tiếp đến đến sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, nồng độ chì đo được tại các trạm quan trắc từ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³, khu vực có nồng độ chì cao nhất là xung quanh ngã sáu Gò Vấp. Nồng độ NO2 tại các trạm quan trắc cũng vượt tiêu chuẩn (thường dao động ở mức 0,19 - 0,34mg/m³ ) và đang có biểu hiện ngày càng gia tăng. + Thành phố có 239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn cho các phương tiện giao thông. Không những thế, một phần các cây cầu có trọng tải thấp hay đang trong tình trạng xuống cấp. Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá. Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa còn lại cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa. + Xe cộ qua lại với mật độ đông gây ra ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn TP. + Khu CN Lê Minh Xuân Huyện Bình Chánh đang tàn phá môi trường, đe dọa sức khỏe của hàng chục nghìn người dân. Nước sông đen kịt, cá chết hàng loạt, cây cối trắng lá bạc màu vì ô nhiễm, không khí bị đầu độc khiến các loài vật như ong, kiến cũng bị bức tử. + Rác thải được chất đống ở dọc đường, bên lề sông lâu ngày sẽ ngấm xuống đất, nước làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mực nước ngầm. + Không ít doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vi phạm luật môi trường xả chất thải chưa qua xử lý cũng "góp phần" làm sông, kênh, rạch thêm ô nhiễm trầm trọng hơn. Ðiển hình như kênh Thầy Cai - An Hạ giáp tỉnh Long An chảy qua khu vực Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, huyện Củ Chi đều đang bị ô nhiễm nặng nề. Các kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại đây cho thấy, nồng độ các chất như: COD (nhu cầu ô-xy hóa học), BOD (nhu cầu ô-xy sinh học), SS (hàm lượng hóa chất lơ lửng), pH đều vượt đến vài nghìn lần so quy định cho phép. (Hình ảnh tại kênh rạch Nhiêu Lộc – Thị Nhè) Biện pháp + Sử dụng các phương tiện giai thông công cộng thay thế các phương tiện cá nhân để vừa tiết kiệm năng lượng và vừa đỡ gây ách tắc giao thông. + Đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. + Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. + Cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường ngay trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. + Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp đảm bảo tính khoa học cao trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng theo xu thế phát triển. + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và bảo vệ môi trường của người dân. 4. Thiếu cơ sở vật chất để giải quyết các vấn đề môi trường + Khâu thu gom và vận chuyển rác thải là khâu khó khăn trong quá trình xử lý rác. Hiện ở TP HCM chưa có nhiều khu xử lý do thiếu vốn đầu tư xây dựng. Các khu xử lý rác thải cần nằm được xử lý tập trung tại một khu. Nhưng điều đó lại làm gia tăng chi phí vận chuyển nên hiện nay vẫn chưa có phương án xử lý rác hiệu quả. + Trên địa bàn TP.HCM có 322 trạm y tế phường, xã, thị trấn đang hoạt động nhưng nhiều năm qua không có hệ thống xử lý nước thải, gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương cho phép đầu tư hệ thống xử lý nước thải trạm y tế, xã, thị trấn với công nghệ phù hợp bằng nguồn ngân sách nhà nước. Đến 30/6/2012, đã lắp đặt hoàn tất 237 hệ thống xử lý nước thải trạm y tế, các xã, phường, thị trấn. Như vậy vẫn còn nhiều cơ sở chưa được xử lý an toàn làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. + Các khu chung cư, khu tập thể là nơi tập trung đông đúc dân cư. Cơ sở hạ tầng chưa đủ để giải quyết vấn đề về môi trường. ( Thiếu các khu xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt ) + Vào mùa mưa ở TP HCM liên tục bị ngập nước trên nhiều tuyến đường do hệ thống cầu cống chưa đạt hiệu quả để xử lý vấn đề thoát nước. Và những con đường không mưa cũng ngập như là Đường An Dương Vương. Nguyên nhân là do chưa có hệ thống thoát nước, mặt đường thấp hơn so với nhà dân và do có nhiều hố sâu, gồ ghề làm nước không thoát được. Biệp pháp + Cần tích cực đẩy mạnh công tác đầu tư để giải quyết triệt để vấn đề môi trường bằng cách xây dựng đồng bộ các khu xử lý rác thải với quy mô lớn. + Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khu công nghiệp, bệnh viện, nhà xưởng để đảm bảo các hoạt động phải thân thiện với môi trường… + Xử lý nghiêm minh các hành vi hủy hoại môi trường của các nhà máy, bệnh viện… 5. Tiêu tốn nhiều năng lượng để duy trì hệ sinh thái + Các khu đô thị (Phú Mỹ Hưng), Căn hộ cao cấp Satra Citiland Plaza, Căn hộ AN Viên, Căn hộ cao cấp The Harmona… được xây dựng lên dành cho những người dân có thu nhập cao, cùng với các nhà máy, bệnh viện, siêu thị, khách sạn mọc lên mỗi năm. Vì đời sống cao nên nhu cầu sinh hoạt của họ cũng cao hơn. Những thiết bị như điều hòa, cầu thang máy, cầu thang cuốn… là những thiết bị tiêu tốn rất nhiều năng lượng. [...]... quận mới được chuyển thành đất ở khiến cho bà con nông dân không có đất làm nông nghiệp và phải di cư vào thành phố để tìm kiếm việc làm và chỗ ở + Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, TP Hồ Chí Minh còn có 300 ngàn người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số phải sống trong môi trường... còn xây dựng, lấn chiếm nhà, đất trái phép khiến các cơ quan chức năng rất khó quản lý Biệp pháp + Siết chặt nhập cư (Luật cư trú) + Xử lý nghiêm minh những hành vi TNXH Tóm lại, vấn đề về môi trường và an sinh xã hội luôn là vấn đề cấp bách của TP.HCM nói riêng và của cả nước nói chung Cần có sự chung tay của toàn bộ nhân dân và sự giám sát chặt chẽ của nhà nước để có một môi trường xanh, sạch, đẹp... đi lại, vận chuyển bằng các phương tiện giao thông cũng tiêu tốn không ít năng lượng… + Một số hoạt động diễn ra hàng ngày như phục vụ nuôi trồng và chế biến thức ăn hàng ngày cũng tiêu hao nguồn năng lượng Biện pháp + Thiết kế các khu đô thị sinh thái để tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất như các khu đô thị sinh thái Tây Bắc Củ Chi ở phía Bắc và khu đô thị Hiệp Phước ở Phía Nam... nhà ở và công ăn việc làm, tệ nạn xã hội Thiếu nhà ở + Ngày 1/4/2009 dân số TP HCM là 7.162.864 người Ngày 1/4/2010, dân số thành phố là 7.382.287 người Ngày 1/4/2011, dân số thành phố là 7.549.341 người Với sức hấp dẫn của một thành phố trung tâm, trong tương lai con số này sẽ tiếp tục tăng và sẽ gây nên sự quá tải về mọi lĩnh vực + Theo thống kê đến nay đã có trên 9.000 ha đất nông nghiệp ở các quận... sống, đội quân thất nghiệp rất dễ tham gia vào các hoạt động tiêu cực và là mầm mống phát sinh các tệ nạn xã hội (Gái mại dâm đang hành nghề là người tỉnh khác chiếm 54% Các đối tượng trộm cắp, giết người cũng chủ yếu là người nhập cư) + Ở các quận có đông dân nhập cư như Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức, việc quản lý nhân hộ khẩu cũng như quản lý đô thị gặp rất nhiều trở ngại Không chỉ tham gia... 3m2/người Sự phân hóa giàu - nghèo + Do sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập cao đã giúp cho cuộc sống người dân ở đô thị được nâng cao Song chính điều này dẫn đến sự phân hóa rõ rệt giữa người giàu và người nghèo Sự phân hóa này dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội và làm gia tăng tệ nạn XH Thiếu việc làm và tệ nạn XH + Có 50% người nhập cư chưa có việc làm, thu nhập thấp Sống cuộc sống tạm bợ để mưu sinh Hoặc . quyết của thành Phố Hồ Chí Minh và nêu hướng giải quyết các vấn đề đó? Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố phát triển năng động nhất Châu Á, tốc độ đô thị hóa cũng thuộc hàng. Phan Thị Tuyết 8. Nguyễn Quốc Vương 9. Lê Thị Thanh Xuân 10. Phạm Bích Hạnh 11. Nguyễn Văn Duy Câu hỏi: Trình bày những vấn đề cấp bách về đô thị phải giải quyết của thành Phố. quá trình đô thị hóa mang lại còn tồn tại rất nhiều những vấn đề cấp bách cần giải quyết như: 1. Rác thải đang ở mức báo động Cùng với quá trình đô thị hóa là áp lực tăng dân số ở các thành

Ngày đăng: 20/09/2014, 14:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan