nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hòa bình trong thu hút vốn đầu tư

97 509 1
nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh hòa bình trong thu hút vốn đầu tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hòa Bình trong thu hút vốn đầu tư” được hoàn thành là kết quả và quá trình học tập 2 năm của cao học viên và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo tại trường Đại học Nông nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em đặc biệt là TS. Nguyễn Phúc Thọ, người đã trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tài liệu rất có giá trị, động viên tinh thần để em hoàn thành tốt luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các bạn cao học viên lớp KTNN - K18B, Các phòng ban của trường Đại học Nông nghiệp, Các cơ quan ban ngành của Tỉnh Hòa Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ về công sức cũng như tư liệu để em thu thập làm cơ sở cho luận văn. Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho em về mọi mặt trong thời gian em học tập và hoàn thành luận văn này. Hà nội, ngày 15 tháng 8 năm 2011 Tác giả Bùi Thị Đức Anh MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hòa Bình là tỉnh có tiềm năng để tạo nên sức hút đầu tư tự nhiên do có vị trí địa lý liền kề với thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hòa Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, đa dạng với trữ lượng và chất lượng cao là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, luyện kim. Các khu công nghiệp của tỉnh được quy hoạch theo các trục Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh sẽ tạo điều kiện để vận chuyển hành hóa và giao lưu kinh tế giữa Hòa Bình và các tỉnh khác. Trên địa bàn tỉnh có 8 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào các Khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích 1.616 ha. Như vậy, tính trung bình mỗi khu công nghiệp có diện tích 200 ha. Đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh, các doanh nghiệp sẽ khai thác hiệu quả lợi thế so sánh, giảm chi phí và có nguồn nhân lực tốt. Tuy thế kinh tế của địa phương phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng vốn có của tỉnh, phải chăng lý do bắt nguồn từ công tác thu hút và quản lý vốn đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Để có thể khai thác triệt để mọi tiềm năng sẵn có nhằm tạo ra một động lực phát triển cho tỉnh trong giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế như hiện nay thì công tác thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư là đặc biệt quan trọng. Mặt khác, hiện nay các tỉnh, thành trong cả nước đã ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư riêng, đồng thời rất tích cực thực hiện cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục giấy tờ, cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp; điều đó thể hiện sự quan tâm đến việc thu hút đầu tư của các tỉnh sẽ dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Như vậy “Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hòa Bình trong thu hút vốn đầu tư” là một vấn đề vô cùng cấp thiết và tôi đã chọn đề tài này làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh, tình hình thu hút vốn đầu tư của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh để thu hút vốn đầu tư phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể Xuất phát từ mục tiêu trên đề tài có 3 mục tiêu cụ thể như sau: - Hệ thống hóa các lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh Sự phát triển của kinh tế thị trường hiện đại đã làm cho cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là một vấn đề nổi bật có giá trị lớn. Có rất nhiều quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh và cùng với chúng là những định nghĩa về cạnh tranh và những lý thuyết về năng lực cạnh tranh. Không có một định nghĩa nào có sức bao quát được toàn cảnh cạnh tranh, mà thường chúng nhấn mạnh vào những yếu tố khác nhau của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Vì thế không tránh khỏi có những mâu thuẫn trong những định nghĩa về cạnh tranh. Hơn thế nữa, bản thân định nghĩa cạnh tranh và năng lực cạnh tranh có những tiến triển, biến thái theo thời gian. Vì thế các lý thuyết dựa trên những định nghĩa đó cũng không dễ gì bao quát những thực tiễn mới phát sinh, do đó chưa giải quyết được những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn, hay những vấn đề mang bản sắc cục bộ, địa phương, hay những lĩnh vực cụ thể. Vì thế có cái nhìn toàn cục và có hệ thống những lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là điều cần thiết. Năng lực cạnh tranh của một tỉnh là một khái niệm rất mới ở nước ta. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố này cũng phải chịu tác động, ảnh hưởng và trở thành một tác nhân để thu hút vốn đầu tư của một tỉnh. Vì thế, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của một tỉnh trở nên cần thiết và ngày càng thu hút sự quan tâm của đất nước ta. Việc làm rõ thiết chế này là cần thiết, trên cơ sở đó phát triển những quan niệm, 2 những định nghĩa về năng lực cạnh tranh của một tỉnh, và vạch ra những gì cần phải làm của một tỉnh để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút vốn đầu tư - Phân tích tính thực trạng về năng lực cạnh tranh và tình hình thu hút vốn đầu tư của tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây Trước tiên cần phải có được sự đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của tỉnh Hòa Bình theo những tiêu chí nhất định, và tình hình thu hút vốn đầu tư của tỉnh trong những năm qua, trong đó vạch ra những gì mang tính thực chất, những gì chính phụ, những gì đã đạt được, những gì chưa đạt được và những gì sẽ đến trong tương lai, đặc biệt là những thách thức, những cơ hội, và tiến trình hoạt động thực tiễn cần phải có. - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới Đề tài muốn đạt được là đưa ra một số giải pháp mang tính thực tiễn và hệ thống nhằm tận dụng những nguồn lực nội tại có thể phát huy, những nguồn ngoại lực có thể nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút vốn đầu tư để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và đạt được mục tiêu chiến lược của Tỉnh. 3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu • Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của một tỉnh. - Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Hòa Bình - Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến nay và những năm tiếp theo. • Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề thực tiễn về năng lực cạnh tranh, những nhân tố tác động đến việc cải thiện năng lực cạnh tranh của một tỉnh để thu hút vốn đầu tư. 4. Những câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu Đề tài đặt ra một số câu hỏi và sẽ lần lượt giải quyết từng câu hỏi đó 3 − Cạnh tranh là gì và năng lực cạnh tranh là gì? − Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của một tỉnh? − Các yếu tố để thu hút vốn đầu tư của một tỉnh? − Trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư thì tỉnh Hòa Binh đã làm được những gì và còn những vấn đề gì tồn tại? − Giải pháp nào đề khắc phục những tồn tại đó và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư trong giai đoạn tới? 5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Tác giả hy vọng sẽ đưa ra được đóng góp nhất định về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của một tỉnh đang còn rất mới hiện nay ở Việt Nam ở những điểm sau: - Về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu toàn diện về cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh lựa chọn áp dụng vào việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một tỉnh. Các nguồn vốn đầu tư và các yếu tố để thu hút vốn đầu tư của một tỉnh trong liên quan đến năng lực cạnh tranh của tỉnh đó. - Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng về những việc đã và đang làm của tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua để nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút vốn đầu tư. Phát hiện những tồn tại và những khuyết thiếu trong quá trình thực hiện đó để đưa ra một số đề xuất và kiến nghị giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm: Phần I. Phần Mở Đầu Phần II. Cơ sở lý luận Phần III. Phương pháp nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu Phần IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần V. Kết luận và kiến nghị 4 Phần II. Cơ sở lý luận 2.1 Khái quát chung năng lực cạnh tranh 2.1.1 Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 2.1.1.1 Các khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được sử dụng từ khá lâu song trong những năm gần đây được nhắc đến nhiều hơn, nhất là ở Việt Nam. Bởi trong nền kinh tế mở hiện nay, khi xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phổ biến thì cạnh tranh là phương thức để đứng vững và phát triển. Nhưng “cạnh tranh là gì” thì vẫn đang là một khái niệm chưa thống nhất, các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm cạnh tranh dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD: “Cạnh tranh là khả năng các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Định nghĩa trên đã cố gắng kết hợp cả hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và quốc gia. Như vậy, xét trên góc độ vĩ mô các khái niệm về cạnh tranh đều cho thấy mục tiêu chung của hoạt động cạnh tranh là thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cao cho nền kinh tế. Các nhà kinh tế của trường phái tư sản cổ điển quan niệm: “Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình”. Theo quan niệm này cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh về giá, vì thế lý thuyết giá cả gắn chặt với lý thuyết cạnh tranh. Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Mác cũng đã đưa ra khái niệm về cạnh tranh: “Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch” [21]. Như vậy cạnh tranh là hoạt động của các đối tượng trong nền sản xuất hàng hóa với mục đích ganh đua, giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao. 5 1.1.1.2 Các khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của tỉnh Năng lực cạnh tranh là một khái niệm phức tạp, hiện nay năng lực cạnh tranh được chia theo các cấp khác nhau, ít nhất bao gồm 3 cấp độ là: - Năng lực cạnh tranh quốc gia xét trong quan hệ giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. - Năng lực cạnh tranh công ty (hay doanh nghiệp) xét trong quan hệ giữa các tập đoàn công ty, giữa các ngành hàng. - Năng lực cạnh tranh sản phẩm xét trong quan hệ với các sản phẩm cùng loại hoặc có khả năng gây tranh chấp trên thị trường trong và ngoài nước. Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở có các chính sách, thể chế tương đối bền vững và các đặc trưng kinh tế khác”. Xét trên phương diện một tỉnh, năng lực cạnh tranh của một tỉnh hoặc một thành phố là khả năng tỉnh hoặc thành phố đó có thể khắc phục các khó khăn thách thức và nắm bắt các cơ hội nhằm thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng về đầu tư tại địa phương mình chứ không phải là địa phương khác. Xét trên phương diện một tỉnh hoặc thành phố thì khái niệm năng lực cạnh tranh của tỉnh (thành phố) còn gắn liền với khái niệm môi trường đầu tư, bởi như chúng ta đã đề cập ở trên, khi xem một tỉnh (thành phố) là một nhà cung cấp hàng hoá thì môi trường đầu tư chính là sản phẩm hàng hoá mà một nhà cung cấp cung cấp cho khách hàng của mình là các nhà đầu tư hay các doanh nghiệp. Như vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của các tỉnh (thành phố) chính là cải thiện nâng cao môi trường kinh doanh của tỉnh (thành phố) mình, điều này tương đương với việc nâng cao chất lượng sản phẩm ở các doanh nghiệp, làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh, tức môi trường đầu tư ở tỉnh đó phái thông thoáng; các quy định về đầu tư, ưu đãi đầu tư phải rõ ràng, cụ thể, đơn giản, dể hiểu, dế thực hiện; cơ hạ tầng hiện đại, đáp ứng được các nhu cầu cho hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp; … điều này nếu hiểu 6 [...]... nghĩa môi trường đầu tư của tỉnh đó rất thu n lợi, và các doanh nghiệp , các nhà đầu tư dĩ nhiên không thể bỏ qua mà không đầu tư vào địa phương này, có thể nói khả năng thu hút vốn đầu tư của một địa phương tỉ lệ thu n với chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương đó.Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của một tỉnh sẽ giúp tỉnh đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư phục vụ cho mục... và đủ khả năng đối mặt với các thách thức trong quá trình hội nhập để tồn tại và phát triển bền vững Đánh giá về khả năng thu hút vốn đầu tư của một địa phương chúng ta có thể nhìn vào chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương đó bởi vì chỉ số năng lực cạnh tranh của một địa phương thể hiện mức độ thu n lợi của môi trường đầu tư của địa phương đó, địa phương nào có chỉ số năng lực cạnh tranh cao có nghĩa... động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng các nguồn lực (vốn) đầu tư Trong hoạt động đầu tư trực tiếp không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư Đầu tư trực tiếp có thể phân chia là đầu tư trực tiếp trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài: + Đầu tư trực tiếp trong nước có nội dung là việc bỏ vốn của tổ... các nhà đầu tư thì trong một tư ng lai không xa các nhà đầu tư sẽ tìm đến và vun xới cho mảnh đất xanh tư i đó 2.1.2 Vai trò của cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh 2.1.2.1 Vai trò của cạnh tranh 8 Từ thế kỷ 18, Adam Smith, nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại của Anh đã chỉ ra vai trò quan trọng của cạnh tranh tự do trong tác phẩm Của cải của các dân tộc” (1776) Ông cho rằng sức ép cạnh tranh buộc... nước - Đầu tư nước ngoài: Là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người của nước nhận đầu tư định cư ở nước ngoài đầu tư về nước Thực tiễn điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đầu tư nước ngoài còn có sự phân biệt giữa đầu tư từ nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài * Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư - Đầu tư trực... Điều đó, tạo nên sức cạnh tranh cao của môi trường đầu tư của một nước so với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài, của một tỉnh so với các tỉnh khác trong 32 một quốc gia Tính hấp dẫn trong hoạt động đầu tư thể hiện tập trung ở khả năng thu lợi nhuận cao và xác suất rủi ro trong kinh doanh thấp Để đảm bảo yêu cầu này cần rà soát, hoàn thiện các chính sách thu , giá thu đất, xuất nhập... nhà máy mới Trong trường hợp này, cùng với khối lượng vốn lớn, thì thiết bị công nghệ được đầu tư phải hiện đại hơn, tiên tiến hơn 2.2.2 Đặc điểm của đầu tư - Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm Nguồn vốn huy động... định trong sử dụng đất Chi phí gia nhập thị trường Cơ sở hạ tầng Tổng số 100% 2.2 Khái quát về vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư 2.2.1 Vốn đầu tư: 18 Vốn đầu tư là một khối lượng tiền hoặc tài sản mà một quốc gia hoặc một doanh nghịêp dùng để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển của quốc gia hay doanh nghiệp Xét về bản chất vốn đầu tư được hình thành từ phần tiết kiệm hay tích luỹ của đất nước hay của. .. trực tiếp, trong hoạt động đầu tư gián tiếp, người đầu tư vốn và người quản lý, sử dụng vốn là hai chủ thể khác nhau và có thẩm quyền chi phối khác nhau đối với nguồn lực đầu tư Những hoạt động đầu tư mà nhà đầu tư không trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh đều có tính chất là đầu tư gián tiếp * Căn cứ vào tính chất đầu tư Đầu tư theo chiều rộng: Là đầu tư cơ sở sản... hưởng của từng yếu tố là khác nhau - Đầu tư nói chung và đầu tư phát triển nói riêng luôn có độ rủi ro cao: Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư thường . việc thu hút đầu tư của các tỉnh sẽ dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Như vậy Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hòa Bình trong thu hút vốn đầu. năng lực cạnh tranh, tình hình thu hút vốn đầu tư của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh để thu hút vốn đầu tư phục vụ. và năng lực cạnh tranh là gì? − Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của một tỉnh? − Các yếu tố để thu hút vốn đầu tư của một tỉnh? − Trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh để thu

Ngày đăng: 20/09/2014, 12:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • iu kin khớ hu.

  • Ti nguyờn thiờn nhiờn:

  • 3.2.2 iu kin kinh t - xó hi ca tnh Ho Bỡnh.

    • 3.2.2.1 Kinh t.

    • 3.2.2.2. Xó hi.

    • 4.1.2.1. C ch, chớnh sỏch thu hỳt vn u t ca cỏc doanh nghip trong nc ti tnh Ho Bỡnh.

      • V th tc hnh chớnh.

      • 4.1.2.3 Tỡnh hỡnh phỏt trin cỏc loi hỡnh doanh nghip trờn a bn tnh Ho Bỡnh

        • Tớnh minh bch v c ch phỏp lý

        • Hot ng h tr doanh nghip

        • C s h tng

        • o to lao ng.

        • nh hng phỏt trin cỏc ngnh, lnh vc.

        • 4.3.2 Mc tiờu v nh hng u t ca tnh Ho Bỡnh trong thi gian ti.

        • 5.3. Mt s kt qu t c v nhng hn ch ca ti

        • 20. Doanh nghiệp có mở rộng sản xuất kinh doanh không ?

        • 21. Theo Doanh nghiệp, 5 giải pháp mà chính quyền tỉnh cần ưu tiên thực hiện trong thời gian tới là gì ? (Xếp theo thứ tự ưu tiên)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan