Nghiên cứu khả năng sản xuất, chất lượng thịt của gà mèo nuôi tại huyện Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

87 650 2
Nghiên cứu khả năng sản xuất, chất lượng thịt của gà mèo nuôi tại huyện Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN HƢNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT, CHẤT LƢỢNG THỊT CỦA GÀ MÈO NUÔI TẠI QUẢNG YÊN - QUẢNG NINH Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Mai Anh Khoa 2. PGS.TS. Trần Thanh Vân Thái Nguyên, 2013 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Để Khoa học nông nghiệp tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thanh Vân; TS. Nguyễn Thị Thuý Mỵ; TS. Mai Anh Khoa. Các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Sau Đại học, Khoa Chăn nuôi thú y cùng tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. cảm ơn Ths. Đinh Đức Thành - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, các vị Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất./. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013 Tác giả Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu của đề tài: 2 3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài 2 CHƢƠNG 1: 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 1.1.1. Bản chất di truyền của tính trạng 3 1.1.2. Đặc điểm về di truyền và một số tính trạng sản xuất của gia cầm 4 1.1.3. Cơ sở khoa học của sự thích nghi 10 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 13 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 13 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 15 CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 2.1.2. Thời gian nghiên cứu 19 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 19 2.2. Nội dung, phương pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu 19 2.2.1. Nội dung nghiên cứu 19 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 19 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi 21 2.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu 21 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26 3.1. Kết quả theo dõi về khả năng thích nghi: 26 3.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của gà khảo nghiệm 27 3.2.1. Sinh trưởng tích lũy 27 3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà khảo nghiệm 30 3.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà khảo nghiệm 33 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 3.3. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn 35 3.3.1. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà khảo nghiệm 35 3.3.2. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà khảo nghiệm 37 3.5. Khảo sát đánh giá năng suất cho thịt và chất lượng thịt 42 3.5.1. Khả năng cho thịt 42 3.5.2. Thành phần hóa học của thịt 44 3.6. Đánh giá chất lượng thịt sống và thịt chín của gà khảo nghiệm 46 3.6.1. Đánh giá chất lượng thịt sống 46 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54 1. Kết luận: 54 2. Đề nghị: 55 56 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 2.1 19 2.2 lịch 20 2.3 thức 21 Bảng 2.4 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho m 21 3.1 dồn 26 3.2 tích luỹ 28 3.3 31 3.4 34 3.5 36 3.6 38 3.7 40 3.8.a ở 13 tuần tuổi 42 3.8.b K ở 17 tuần tuổi 42 Bảng 3.8.c ở 20 tuần tuổi 43 3.9 44 3.10 47 3.11.a 50 3.11.b 51 3.11.c 20 t 52 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Danh mục Nội dung Trang 3.1 tích luỹ 30 Biểu đồ 3.2 tuyệt khảo nghiệm 32 Biểu đồ 3.3 khảo nghiệm 35 Biểu đồ 3.4 thức ăn cộng dồn 39 Biểu đồ 3.5 sản xuất khảo nghiệm 41 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HOẠ CHO ĐỀ TÀI 1. Gà Mèo thuần 01 tuần tuổi 2. Gà Mèo thuần 20 tuần tuổi 3. Đùi gà Mèo trống 4. Đùi gà Mèo mái 5. Thịt đùi gà Mèo trống 6. Thịt đùi gà Mèo mái 7. Thịt lườn gà Mèo trống 8. Thịt lườn gà Mèo mái 9. Hội nghị thử nếm (Món gà Mèo luộc) 10. Hội nghị thử nếm (Món gà Mèo hấp muối) 11. Hội nghị thử nếm (Món gà Mèo nấu canh gừng) Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Vài chục năm lại đây, để đáp ứng nhanh chóng được nhu cầu về số lượng thực phẩm cho xã hội, chúng ta đã nhập khẩu nhiều giống gà công nghiệp có năng suất cao. Số lượng các trang trại cũng như quy mô không ngừng tăng cao qua các năm. Do vậy, các giống gà địa phương năng suất thấp đã dần bị thu hẹp, có giống đã bị tuyệt chủng. Đến nay đời sống của đại bộ phận nhân dân đã được nâng cao; khi nhu cầu về số lượng thực phẩm phần nào được đáp ứng, người tiêu dùng lại có đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng thực phẩm. Do vậy, nhu cầu, thị hiếu của thị trường đang dần dần thiên về thực phẩm từ các giống gia súc, gia cầm địa phương có chất lượng thơm ngon, được chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự do hoặc bán chăn thả, có kiểm soát tốt chất lượng thức ăn đầu vào. Đặc biệt các giống khẩu vị, thói quen ăn uống của người Việt Nam. Một trong những giống bản địa phù hợp với những nhu cầu, thị hiếu nêu trên là giống gà Mèo, với đặc điểm thịt đen, xương đen, phủ tạng đen, hàm lượng mỡ rất ít, thịt dai, chắc, thơm ngon, hàm lượng đạm khá cao so với các giống khác; ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, giống gà này còn dùng để chữa bệnh hoặc nấu cao. Gà Mèo mang nhiều đặc điểm quý như khả năng chống chịu cao, ít đòi hỏi về chế độ ăn và chế độ chăm sóc cầu kỳ, nhưng lại cho tốc tộ sinh trưởng tương đối nhanh. Trước đây giống gà này chỉ nuôi ở vùng núi cao phía Bắc với số lượng không nhiều; năm 2003, nhằm bảo tồn và phát triển giống gà Mèo, Viện Chăn nuôi thực hiện dự án "Hoàn thiện quy trình công nghệ chăn nuôi vịt Bầu Quỳ và gà Mèo". Dự án này đã hoàn thành và được Hội đồng Khoa học công nghệ cấp Nhà nước nghiệm thu cho phép nhân rộng ra sản xuất, giống gà Mèo đã được đưa vào danh sách nuôi giữ giống gốc tại Viện chăn nuôi quốc gia để phát triển cung cấp con giống phục vụ sản xuất chăn nuôi. Nhằm khai thác hiệu quả và bảo vệ sự phong phú giống vật nuôi bản địa thì việc nuôi khảo nghiệm giống gà Mèo tại địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là rất cần thiết, với mục đích mở rộng được phạm vi phân bố của giống, qua đó nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sự thích nghi, khả năng sản xuất và chất lượng thịt của chúng. Từ kết quả thành công của việc nuôi khảo nghiệm tiến đến nhân rộng sản xuất tại địa bàn để đáp ứng nhu cầu rất lớn hiện nay về các thực phẩm quý hiếm, đặc sản có giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu cao đang ngày một tăng tại tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh có du lịch phát triển, hàng năm đón hơn 5 triệu khách trong và ngoài nước đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Từ cơ sở khoa học và yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất, chất lượng thịt của gà Mèo nuôi tại Quảng Yên - Quảng Ninh”. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Thành công của đề tài là cơ sở để nhân rộng sản xuất tại địa bàn, đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế trong chăn nuôi của thị xã và tỉnh. Hướng tới việc sản xuất hàng hóa và xây dựng là thương hiệu sản phẩm nông sản, góp phần tích cực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn. 2. Mục tiêu của đề tài: - Góp phần bảo tồn và phát triển giống gà đặc sản Mèo bằng việc mở rộng phạm vi phân bố của giống. - Nghiên cứu sự thích nghi, khả năng sản xuất và chất lượng thịt của giống gà Mèo nuôi tại tỉnh Quảng Ninh. - Khảo sát, đánh giá chất lượng thịt để xác định được giai đoạn tuổi gà đưa vào khai thác hiệu quả nhất từ đó đưa ra khuyến cáo định hướng sản xuất vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. 3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài - Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông tin đầu tiên về giống gà Mèo nuôi tại Quảng Yên - Quảng Ninh; là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu phát triển tiếp theo. - Góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã. [...]... PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Giống gà Mèo thuần, lông đen, da đen, thịt, xương đen của Viện chăn nuôi 2.1.2 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8/2012 đến tháng 8/2013 2.1.3 Địa điểm nghiên cứu Tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 2.2 Nội dung, phƣơng pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.1 Nội dung nghiên cứu - Nuôi khảo sát gà Mèo thuần... lông, da, thịt, xương đen; nuôi từ 1 - 20 tuần tuổi ở nông hộ theo phương thức bán chăn thả nhằm đánh giá một số đặc điểm sinh học, tính thích nghi, khả năng sản xuất, khả năng cho thịt của gà Mèo nuôi tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh - Cân khối lượng gà con mới nở, gà 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng tuổi - Mổ khảo sát, đánh giá chất lượng, xác định giá trị dinh dưỡng của thịt gà Mèo thuần... hàm lượng tuyệt đối của nước trong thịt Thịt có hàm lượng nước tuyệt đối cao do khả năng giữ nước kém nên mất nhiều nước làm giảm giá trị Ngược lại, thịt có hàm lượng nước tuyệt đối thấp có khả năng giữ nước cao, thì loại thịt này chất lượng cao ăn ngon hơn + Các biện pháp cải thiện chất lượng thịt gia cầm: Để cải thiện chất lượng thịt gia cầm người ta sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như: Nghiên cứu. .. Khối lượng cơ thể (g) x 100 Khối lượng thịt ngực (g) Khối lượng thân thịt (g) x 100 Khối lượng thịt đùi (g) Khối lượng thân thịt (g) x 100 Khối lượng mỡ bụng (g) Khối lượng thân thịt (g) x 100 KL thịt đùi + KL thịt ngực (g) + Tỉ lệ thịt đùi + ngực = x 100 Khối lượng thân thịt (g) - Phân tích thành phần hóa học của thịt đùi và thịt ngực: Phân tích tại 03 thời điểm của gà 13 tuần tuổi, 17 tuần tuổi và... g/con/ngày - Chất lượng thịt gà Mèo: Da gà dày nhưng giòn, thịt săn chắc nhưng không dai như thịt vịt hoặc ngan Đặc biệt hàm lượng axit glutamic cao tới 3,87 %, vượt trội hơn gà Ri và gà Ác nên thịt gà có vị ngọt đậm, nhưng hàm lượng sắt trong thịt gà lại thấp nên không có mùi tanh Gà Mèo thuộc nhóm có hàm lượng axit amin cao, được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, đồng thời lượng. .. Phương thức nuôi: 01 - 24 ngày 25 - 140 ngày 4 - Thời gian mổ khảo sát lần 1 5 Nhốt - cho ăn tự do cả ngày - cho ăn 2 bữa Bán /ngày - 13 tuần tuổi - Số lượng gà mổ khảo sát, phân tích - 3 trống + 3 mái TPHH, chất lượng thịt lần 1 - Thời gian mổ khảo sát lần 2 6 - 17 tuần tuổi - Số lượng gà mổ khảo sát, phân tích - 3 trống + 3 mái TPHH, chất lượng thịt lần 2 - 3 trống + 3 mái - Thời gian mổ khảo sát lần... tăng khối lượng còn phụ thuộc vào độ tuổi, đối với gà thịt thì giai đoạn đầu tiêu tốn thức ăn thấp hơn giai đoạn sau 1.1.2.3 Khả năng cho thịt Khả năng cho thịt là đặc điểm kinh tế quan trọng trong ngành chăn nuôi, nó được thể hiện bằng năng suất và chất lượng thịt ở tuổi giết mổ Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 + Năng suất thịt: Năng suất thịt biểu hiện bằng tỷ lệ thân thịt, ... quả/năm, trứng có khối lượng nhỏ 29,56g Giống gà Mèo: - Nguồn gốc xuất xứ: Là giống gà của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc Gà Mèo có chất lượng thịt ngon nhất trong các loại gia cầm nuôi tại nước ta hiện nay - Đặc điểm hình thái, tập tính của giống: Gà Mèo có nhiều loại hình màu lông, tuy nhiên phổ biến là 3 màu (mơ hoa, đen, trắng tuyền), đặc điểm nổi bật của gà Mèo là xương đen, thịt đen, phủ tạng... nhau di truyền về năng suất thịt xẻ, hay năng suất thịt đùi, thịt ngực (phần thịt ăn được không có xương) Ngoài ra năng suất thịt còn phụ thuộc vào tính biệt và chế độ dinh dưỡng + Chất lượng thịt: Thịt gia cầm có tính ngon miệng và mùi vị hấp dẫn, điều này liên quan đến đặc điểm sinh thái của tổ chức cơ và tính chất lý học của nó như độ mềm, độ ướt Nhìn chung, những sợi cơ của thịt gà rất mỏng và các... Ri, gà , gà Mèo , vịt , ngỗng Cỏ đều có chất lượng thịt tốt hơn so với các giống mới do con người tạo ra thông qua lai tạo Giữa chất lượng thịt và năng suất thịt có mối tương quan tỷ lệ nghịch, thường các giống có năng suất cao thì cho chất lượng thịt kém và ngược lại Để giải quyết vấn đề này các nhà tạo giống đã cho lai tạo giống gia cầm địa phương, có chất lượng thịt cao so với các giống cao sản, vừa . HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN HƢNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT, CHẤT LƢỢNG THỊT CỦA GÀ MÈO NUÔI TẠI QUẢNG YÊN - QUẢNG NINH Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số:. Gà Mèo thuần 01 tuần tuổi 2. Gà Mèo thuần 20 tuần tuổi 3. Đùi gà Mèo trống 4. Đùi gà Mèo mái 5. Thịt đùi gà Mèo trống 6. Thịt đùi gà Mèo mái 7. Thịt lườn gà Mèo trống 8. Thịt lườn gà Mèo. hiện đề tài: Nghiên cứu khả năng sản xuất, chất lượng thịt của gà Mèo nuôi tại Quảng Yên - Quảng Ninh . Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Thành công của đề tài

Ngày đăng: 18/09/2014, 11:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan