Tiểu luận môn Tài chính tiền tệ quốc tế Hợp tác tiền tệ ở Đông Á từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998

18 685 0
Tiểu luận môn Tài chính tiền tệ quốc tế Hợp tác tiền tệ ở Đông Á từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận môn Tài chính tiền tệ quốc tế Hợp tác tiền tệ ở Đông Á từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 19971998Dự định về hợp tác tài chính tiền tệ Đông Á (bao gồm các nước ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) đã được thai nghén từ khá lâu. Đến tháng 121997, các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác từ Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ hai tại Malaysia thì hợp tác tài chính tiền tệ Đông Á chính thức ra đời.

Đề tài: Hợp tác tiền tệ ở Đông Á từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997/1998 I. Hợp tác tiền tệ ở Đông Á từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997/1998 Dự định về hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á (bao gồm các nước ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) đã được thai nghén từ khá lâu. Đến tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác từ Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh không chính thức bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ hai tại Malaysia thì hợp tác tài chính - tiền tệ Đông Á chính thức ra đời. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997-1998 đã thúc đẩy tiến trình hợp tác tiền tệ ở Đông Á và Hội nghị cấp cao ASEAN + 3 (ASEAN + Nhật Bản + Trung Quốc + Hàn Quốc). Năm 1999 hội nghị này đã thông qua Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á. Cơ chế hợp tác ASEAN + 3 đã được hình thành. Kể từ đó đến nay, theo tiến trình Đông Á sẽ trải qua nhiều hình thức hợp tác tài chính - tiền tệ từ thấp đến cao cùng với sự thay đổi các điều kiện bên trong và bên ngoài khu vực. Trong ngắn hạn, mục tiêu của các quốc gia là bình ổn tỷ giá hối đoái và các hợp đồng hoán đổi (swap) tiền tệ để cung cấp khả năng thanh khoản quốc tế trong trường hợp cần thiết. Với mục đích này, hợp tác tiền tệ Đông Á được thực hiện chủ yếu thông qua các cơ chế đối thoại chính sách và giám sát kinh tế vĩ mô và các cơ chế hoán đổi tiền tệ được xác lập trong khuôn khổ ASEAN + 3. Trong trung hạn, các quốc gia sẽ tính đến việc thiết lập cơ chế chung cho hợp tác tài chính tiền tệ khu vực nhằm ổn định tỷ giá hối đoái chắc chắn hơn. Tiếp theo, các quốc gia sẽ xây dựng Quỹ trái phiếu Châu Á và thị trường trái phiếu khu vực. Cuối cùng, một Liên minh tiền tệ Châu Á là đề xuất quan trọng để các quốc gia Châu Á đi đến đích hợp tác tiền tệ của mình. 1. Các cơ chế đối thoại chính sách và giám sát kinh tế vĩ mô 1.1 Nhóm khuôn khổ Manila (Manila Framework Group - MFG) Nhóm khuôn khổ MFG được thành lập vào tháng 11/1997. Thành viên của MFG bao gồm các thứ trưởng tài chính và phó thống đốc Ngân hàng trung ương (NHTW) của 14 nước trong và ngoài khu vực (ASEAN+3) và đại diện của ADB, IMF, BIS và WB. MFG đã thành lập một cơ chế giám sát khu vực bổ sung cho cơ chế giám sát toàn cầu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Cơ chế này đã tạo lập một hệ thống giám sát khu vực tập trug tại các cuộc đối thoại giữa các nước thành viên. Mục đích của MFG là phát triển một khuôn khổ hợp tác tài chính khu vực nhằm khôi phục và tăng cường ổn định tài chính trong khu vực. MFG đã đề xuất như thiết lập một cơ chế mới cho giám sát khu vực nhằm 1 bổ sung cho cơ chế giám sát toàn cầu của IMF; thúc đẩy sự hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thúc đẩy việc củng cố các hệ thống tài chính nội địa và khả năng điều tiết; củng cố năng lực của IMF trong việc đối phó với khủng hoảng; phát triển các thỏa thuận hợp tác tài trợ khu vực nhằm bổ sung cho nguồn lực của IMF. MFG đã duy trì các cuộc gặp gỡ bán thường niên từ năm 1997 đến năm 2001 và mỗi năm một lần từ 2002 đến 2004. Tuy nhiên, mọi hoạt động của MFG đã không đạt được mục đích đề ra ban đầu nên đến năm 2004 MFG đã chấm dứt hoạt động. 1.2 Quy trình giám sát của ASEAN (ASEAN Surveillance Process) và Quy trình giám sát ASEAN+3 (ASEAN+3 Surveillance Process) - AASP Quy trình giám sát ASEAN (ASP) được thực hiện từ tháng 10/1998 khi các Bộ trưởng tài chính của ASEAN ký kết “Thỏa thuận sơ bộ về hợp tác khu vực”. ASP là nỗ lực đầu tiên của các quốc gia trong khu vực nhằm tạo ra các cơ chế cho việc trao đổi thông tin, đối thoại chính sách và phản ứng lại các vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực. Mục đích của ASP là tăng cường đối thoại chính sách và năng lực hoạch định chính sách tiền tệ, tài khóa và các khu vực tài chính thông qua trao đổi thông tin, kiểm điểm ngang hàng và kế hoạch hành động ở cấp quốc gia và khu vực. ASP có nhiệm vụ theo dõi sự phát triển kinh tế vĩ mô, các luồng vốn, tỷ giá hối đoái và các chính sách xã hội và khu vực. Ngoài ra, ASP còn hỗ trợ xây dựng năng lực, củng cố thể chế và chia sẻ thông tin trong khu vực.Các bộ trưởng tài chính ASEAN gặp nhau 2 lần trong năm để phối hợp chính sách trong khuôn khổ ASP. Cùng với sự phát triển hợp tác trong khu vực, ASP đã được mở rộng sang các nước Trung Quốc, Nh ật Bản và Hàn Quốc khi ASEAN+3 được chính thức hóa vào tháng 11/1999 tại Manila. Việc mở rộng ASP thành quy trình Giám sát ASEAN+3 là một bước đi đúng hướng nhằm tăng cường hơn nưa sự hợp tác trong khu vực. Tuy nhiên, cả hai quy trình này đều chưa phát huy được vai trò giám sát của mình. Các báo cáo giám sát còn chưa được thống nhất giữa các nước thành viên, gây khó khăn cho việc đánh giá các vấn đề ở khu vực. Quá trình giám sát này được Manupipatpong (2002) đánh giá là rất hình thức, không hiệu quả vì Chính phủ các nước không hợp tác đầy đủ và vì chất lượng báo cáo gốc từ một số nước thành viên là rất thấp, không đủ tin cậy. 1.3 Quy trình đối thoại chính sách và kiểm điểm kinh tế ASEAN +3 (ASEAN+3 Economic Review and Policy Dialogue Process) Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác tài chính – tiền tệ khu vực, trong cuộc họp tháng 11/1999 các Bộ trưởng tài chính đã khẳng định sự cần thiết “tăng cường khả năng tự tài trợ và các cơ chế tài trợ ở Đông Á thông qua khuôn khổ ASEAN + 3”. Tiếp theo đó, vào 2 tháng 5/2002, các nước ASEAN + 3 đá thống nhất Quy trình kiểm điểm kinh tế và đối thoại chính sách ASEAN+3 (ERPD) thông qua việc thúc đẩy đối thoại và phối kết hợp chính sách về những vấn đề tài chính – tiền tệ trên cơ sở những lợi ích chung. Quy trình này tập trung vào những vấn đề như quản lý rủi ro kinh tế vĩ mô, quản lý công ty, theo dõi sự di chuyển dòng vốn trong khu vực, củng cố hệ thống tài chính – ngân hàng, cải cách hệ thống tài chính quốc tế và thúc đẩy việc thiết lập một hệ thống tự tài trợ Đông Á. Với quy trình này, ERPD chưa thực sự có được hiệu quả như mong muốn. Hiện tại không có ban thư ký nhằm trợ giúp cho hoạt động của quy trình cũng như chưa có thể chế (ngoài ADB) cung cấp đầy đủ dữ liệu cho quy trình. 2. Các cơ chế hoán đổi tiền tệ 2.1 Mở rộng Thỏa thuận hoán đổi ASEAN (ASA) Hoạt động hoán đổi tiền tệ giữa các nước ASEAN được thực hiện thông qua Quỹ hoán đổi tiền tệ ASEAN và hệ thống hoán đổi đa phương giữa các nền kinh tế Đông Á trong khuôn khổ Thỏa thuận đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM). Thỏa thuận hoán đổi ASEAN (ASA) được thành lập vào tháng 8/1997 do 5 thành viên sáng lập ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philipin, Singapore, Thái Lan với mục đích cung cấp các phương tiện tài chính hoán đổi ngắn và trung hạn cho các nước thiếu hụt các phương tiện thanh khoản ngắn hạn hoặc gặp khó khăn trong cán cân thanh toán. Tổng giá trị đóng góp ban đầu của ASA là 100 triệu USD. Đến năm 1999 có thêm các nước thành viên mới tham gia Quỹ hoán đổi tiền tệ là Việt Nam, Là, Campuchia và Myanmar. Quỹ này cho phép các thành viên vay mượn bằng đồng USD, yên Nhật hay Euro. Nghĩa vụ đóng góp được xác định cho từng nước và mức tối đa mà mỗi nước có thể vay sẽ không vượt quá hai lần mức đóng góp của mỗi nước. Tuy nhiên nguồn vốn của ASA còn quá nhỏ so với nhu cầu, khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2005. Vì vậy ASA không thể cung cấp một lượng tín dụng có ý nghĩa cho các thành viên của mình khi các nước đó gặp khó khăn trong tài chính. Do đó, ASA cũng chưa thực hiện được mục tiêu là một phương tiện tài chính hoán đổi ngắn và trung hạn hiệu quả cho các nước thiếu hụt phương tiện thanh khoản ngắn hạn hoặc gặp khó khăn trong cán cân thanh toán. 2.2 Thiết lập mạng lưới hoán đổi song phương cũng như các Thỏa thuận Mua lại giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh việc mở rộng ASA, tháng 11/2000, 3 nước Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán về Các Thỏa thuận hoán 3 đổi song phương (BSA) với ASEAN. Với BSA cung cấp thể thức tài trợ ngắn hạn dưới dạng hoán đổi USD với các đồng tiền nội địa của các nước tham gia thỏa thuận. Thời hạn hoán đổi lên tới 90 ngày, được gia hạn tối đa 7 lần và với mức lãi suất tương đương với lãi suất Libor cộng với 150 điểm phần trăm cho lần rút vốn đầu tiên và lần gia hạn đầu tiên. Sau đó điểm gia tăng sẽ tăng thêm 50 điểm phần trăm trong các đợt gia hạn thứ hai, thứ tư và thứ sáu nhưng không được quá 300 điểm phần trăm. Khác với ASA, lượng tiền tối đa có thể rút ra dưới mỗi BSA được xác định tùy thuộc vào hợp đồng giữa các bên và việc đàm phán về các BSA được thực hiện song phương trên cơ sở các nguyên tắc đã được thống nhất. Tuy nhiên, mạng lưới BSA không có một cơ quan điều phối chung để giám sát tình hình kinh tế trong các nước thành viên cũng như không có các nguyên tắc chung đối với việc vay mượn.Việc sử dụng các đồng tiền khu vực trong các thỏa thuận hoán đổi cũng hạn chế đáng kể khả năng hỗ trợ các nước thành viên. Hệ thống BSA của Sáng kiến Chiang Mai (CIM) gồm 3 nhóm hay 3 bên hợp đồng tham gia: giữa các nước Đông Á, giữa các nước thành viên ASEAN hay giữa các nước Đông Bắc Á và các nước thành viên ASEAN. Các BSA bao gồm các thỏa thuận hoán đổi một chiều một bên hợp đồng là nước cung cấp hoán đổi và bên còn lại là nước yêu cầu hoán đổi; hoán đổi hai chiều nghĩa là các bên tham gia hợp đồng có thể là vừa là nước yêu cầu hoán đổi vừa là nước cung cấp hoán đổi. Kết quả là đến tháng 4/2009, CMI đã được hoàn thành bằng 16 ký kết BSA với tổng giá trị là 90 tỷ đô la. Như vậy với việc thiết lập hệ thống BSA giữa các nước ASEAN+3, CMI đã đưa ra một tín hiệu rõ ràng đối với thị trường tài chính về khả năng trợ giúp tín dụng ngắn hạn khi một sự thiếu hụt xảy ra. 2.3 Đề xuất thiết lập Thỏa thuận tài trợ khu vực và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ở Đông Á Theo như “Thỏa thuận tài trợ khu vực” khuyến cáo mỗi một NHTW cần trích ra một khoản tiền từ dự trữ ngoại hối của họ để góp vào một quỹ chung cùng với 12 NHTW khác trên cơ sơ tỷ lệ thuận (Pro rata basis) và được xác định một cách công bằng hợp lý. Quỹ đó được sử dụng với hai mục đích: nâng cao vai trò của các đồng tiền nội địa và giảm vai trò của các đồng tiền nước ngoài trong khu vực; cho phép mỗi nước vay được nhiều hơn rất nhiều so với khoản tiền mà họ đóng góp. Đề xuất này của CMI đã giúp cho các nước trong khu vực được lợi hơn và sử dụng hiệu quả hơn lượng dự trữ ngoại tệ, vốn đang tăng lên của mình. Việc xây dựng một quỹ dự trữ ngoại tệ chung sẽ giúp các nước 4 giảm thiểu được chi phí cơ hội trong việc duy trì một lượng dự trữ ngoại tệ lớn. Ngu ồn: World Development Indicators (tr ực tuy ến) c ủa Ngân hàng Th ế gi ới Bảng 1: Tổng dự trữ chính thức của các nước ASEAN + 3 1997 2000 2003 2006 2008 PRC 146,4 171,8 416,2 1080,8 1946 HongKong, China 92,8 107,6 118,4 133,2 182,5 Indonesia 17,5 29,4 36,3 42,6 51,6 Japan 226,7 361,6 673,6 895,3 1030,8 Korea 20,5 96,3 155,5 239,1 201,5 Malaysia 21,5 28,7 44,3 82,9 92,2 Philippines 8,7 15,1 17,1 23,0 37,5 Singapore 71,4 80,2 96,2 136,3 174,2 Thailand 26,9 32,7 42,2 67,0 111,0 Nguồn: World Bank, World Development Indicators (Online through the Global Development Network) Song song với đó, một nhóm nghiên cứu được thành lập nhằm xây dựng một Phòng theo dõi hoặc giám sát với nhiệm vụ thực hiện thành công những đề xuất của Sáng kiến Chiang Mai (CMI). Phòng này có trách nhiệm giám sát: khả năng thanh khoản cũng như các nền tảng kinh tế cư bản của những thành viên; áp dụng những chuẩn mực chung các nước đã thống nhất; khả năng thực thi và cải cách chính sách; phối hợp và hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô giữa các thành viên. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Phòng theo dõi giám sát của CMI hoạt động chưa hiệu quả. Công tác giám sát còn lỏng lẻo và chưa đạt được mục tiêu là một hệ thống cảnh báo sớm nhằm đảm bảo ổn định tài chính cho khu vực và các nước thành viên CMI. CMI đã đạt được một số mục đích giúp các nước trong khu vực sử dụng hiệu quả hơn lượng dự trữ ngoại tệ của mình đồng thời đưa ra một tín hiệu rõ ràng đối với thị trường tài chính về khả năng trợ giúp tín dụng ngắn hạn một khi sự thiếu hụt xảy ra. Tuy nhiên, những hình thức hợp tác trong CMI còn có hạn ché như lượng tài trợ ban đầu là rất nhỏ, cơ chế giám sát riêng không hiệu quả và một hạn chế lớn là CMI không đề cập đến 5 vấn đề phối hợp chính sách tỷ giá hối đoái trong khi diều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện thương mại nọi bộ khu vực gia tăng: vốn được tự do di chuyển và các nước lại thực hiện các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau. Vì vậy, những kết quả đạt được trong hợp tác sau CMI chỉ có tác dụng quản lý khủng hoảng chứ chưa có tác dụng phòng ngừa khủng hoảng. Hợp tác tài chính - tiền tệ khu vực chưa thực sự được thể chế hoá và thiếu một thể chế chung để tư vấn, theo dõi, giám sát và điều tiết các quan hệ hợp tác trong khu vực.Chính vì vậy mà các nước ASEAN+3 đã đề xuất ý tưởng Đa phươ ng hóa sáng kiến Chiang Mai vào năm 2007 tại Hội nghị các Bộ trưởng tài chính ASEAN+3 lần thứ 10. 2.4 Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM) Tháng 2/2009, ASEAN+3 đã ký hiệp định CMIM đánh dấu một sự phát triển mới về nâng cao Thỏa thận hỗ trợ tài chính trên cả chiều rộng và chiều sâu. CMIM thống nhất các quỹ hoán đổi tiền tệ song phương, đồng thời xác lập các nguyên tắc chung cho việc giải ngân và thanh toán. Nguồn vốn của quỹ hoán đổi tiền tệ đã tăng lên rõ rệt. Mức cam kết của các nước và hệ số vay đã được ASEAN+3 thống nhất như sau: Bảng 2: Cam kết đón góp của các nước vào CMIM và Hệ số vay (số tiền được vay = mức đóng góp nhân với hệ số vay) Cam kết đóng góp về tài chính Hệ số vay USD (tỷ) (%) Trung Quốc 38,40 Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kong) 34,2 32,00 28,50 0,5 Hồng Kong 4,20 3,50 2,5 Nhật Bản 38,40 32,00 0,5 Hàn Quốc 19,20 16,00 1,00 ASEAN+3 96,00 80,00 Indonesia 4,77 3,97 2,5 Thái Lan 4,77 3,97 2,5 Malaysia 4,77 3,97 2,5 Singapore 4,77 3,97 2,5 Philipines 3,68 3,07 2,5 Việt Nam 1,00 0,83 5,0 6 Campuchia 0,12 0,10 5,0 Myanmar 0,06 0,05 5,0 Brunei 0,03 0,02 5,0 Lào 0,03 0,02 5,0 ASEAN 24,00 20,00 Tổng 120,00 100,00 Nguồn: http://ec.europa.eu/economy_finance/events/2010/20100204/2_1_sussangkarn_paper_ en.pdf Mỗi nước thành viên có một số nhân vay mượn (hay còn gọi là số nhân mua – purchasing multiplier) được xác định theo thỏa thuận, hạn ngạch vay mượn của mỗi nước được xác định dựa trên mức đóng góp và số nhân vay mượn. Thỏa thuận sửa đổi bổ sung các điều khoản phù hợp với chức năng ngăn ngừa khủng hoảng. Các Bộ trưởng Tài chính cũng hoan nghênh việc tham gia của các Thống đốc NHTW vào cơ chế ra quyết định cao nhất của CMIM. Mặc dù đã khắc phục được nhiều vấn đề của hệ thống BSA nhưng vẫn còn một số tồn tại trong cơ chế CMIM. Chỉ có 30% giá trị khoản vay được giải ngân mà không đòi hỏi nước đi vay phải có các chương trình điều chỉnh cơ cấu được IMF chấp thuận. Việc gắn phần lớn các khoản cho vay với các điều kiện chính sách của IMF tạo ra mối quan ngại từ các nước thành viên ASEAN vốn đã gặp khó khăn với các chương trình điều chỉnh cơ cấu của IMF trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997. Việc gắn các khoản cho vay ngắn hạn của CMIM với các chương trình điều chỉnh cơ cấu cũng làm tăng chi phí vay mượn và giảm tính hữu ích của cơ chế hoán đổi CMIM. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với việc tách ra khỏi các điều kiện chính sách của IMF và xây dựng cho vay độc lập là việc thiếu các thể chế cũng như cơ chế giám sát kinh tế hiệu quả. Mặc dù văn phòng nghiên cứu kinh tế ASEAN+3 (AMRO) đã được thành lập năm 2011 nhưng tổ chức này vẫn cần được tăng cường về thể chế, nhân lực và tài chính để có thể hoạt động hiệu quả. Việc ký kết Thỏa thuận CMIM mang ý nghĩa kinh tế và quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN+3, là một bước thành công của hợp tác tiền tệ khu vực, thực hiện cam kết ở mức độ cao và tinh thần hỗ trợ lẫn nhau của các nước thành viên. CMIM là hành động kịp thời và hiệu quả của ASEAN+3 trong các nỗ lực giải quyết các tác động 7 của khủng hoảng tài chính toàn cầu. II. Những động lực của quá trình hợp tác tiền tệ Đông Á - Sự phát triển của các mối liên kết thương mại và đầu tư Việc hình thành thoả thuận thương mại khu vực như AFTA hay APEC là dỡ bỏ các rào cản tăng cường thương mại trong nội bộ và thịnh vượng cho các nước thành viên. Để có thể tối đa hoá lợi ích thương mại giữa các thành viên, cần thiết phải có sự hợp tác tiền tệ và ổn định tỷ giá trong khu vực. Tỷ giá hối đoái biến động sẽ cản trở các dòng thương mại do tăng rủi ro cho các nhà xuất nhập khẩu. Các hoạt động phòng ngừa rủi ro sẽ làm tăng thêm chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại mỗi quốc gia. Do đó, hợp tác tiền tệ sẽ giúp giảm các chi phí giao dịch giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển thương mại và qua đó tạo ra tăng trưởng cao hơn ở Đông Á. Một số nghiên cứu cho thấy sự biến động trong ngắn hạn của tỷ giá hối đoái có thể được phòng ngừa và do đó ít tác động tiêu cực đến thương mại. Tuy nhiên, Peree và Steinherr (1989) cho rằng vấn đề không hẳn ở những biến động ngắn hạn mà chính là những dao động trong trung và dài hạn có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực lớn đến thương mại quốc tế. Do đó, hợp tác tiền tệ từ ngắn hạn đến trung và dài hạn sẽ loại trừ được những tác động bất lợi đó. - Khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997 Hợp tác tiền tệ khu vực giúp tăng cường khả năng chống lại các cuộc tấn công tiền tệ và phá giá cạnh tranh. Hợp tác tiền tệ Đông Á cho phép khu vực tự bảo vệ chống lại các tấn công tiền tệ trong tương lai và ngăn chặn khủng hoảng tài chính như đã diễn ra vào những năm 1997-1998. Hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng gây ra là quá rõ ràng, toàn diện và hết sức nặng nề đối với mỗi quốc gia bị khủng hoảng, cũng như khu vực và thế giới. Hậu quả dễ nhận thấy nhất, phổ biến nhất trong toàn khu vực và tại các trung tâm khủng hoảng là sự mất ổn định của đồng tiền và thị trường tiền tệ trong mỗi nước, là sự giảm sút các nguồn vốn nước ngoài vào các nước Châu Á (và ngược lại nó cũng gây ảnh hưởng cho những nước đầu tư vào nó), là sự giảm sút cả đầu tư trong nước do lãi suất cao và yếu tố lòng tin Tất cả những yếu tố này đã làm 8 giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước này và toàn khu vực nói riêng, toàn bộ thế giới nói chung đi đôi với gia tăng tình trạng thất nghiệp và lạm phát cao; Cũng như làm tăng nợ nứơc ngoài bằng ngoại tệ do sự mất giá của đồng bản tệ và do phải thu hút thêm các khoản tín dụng quốc tế để vượt qua khủng hoảng. Mặc dù Đông Á đã có những nỗ lực rất lớn, song những thoả thuận hoán đổi hoặc mua lại đã được thực hiện cũng chỉ có tác dụng nhất định. Với cơ chế hiện hành, vấn đề rủi ro đạo đức có thể tạo ra những thông lệ xấu là các nước trong khu vực với những điều kiện lỏng lẻo hơn sẽ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thiếu thận trọng. Do đó, tăng cường hợp tác tiền tệ với sự minh bạch và kỷ luật kinh tế sẽ là cách tốt hơn để chống lại tấn công tiền tệ. Hơn nữa, ổn định về tỷ giá cũng giúp các quốc gia tránh được tác động lây lan của khủng hoảng tiền tệ trong khu vực. Hình thành liên minh tiền tệ và theo đó là hệ thống tỷ giá cố định giữa các quốc gia thành viên sẽ xoá bỏ mối đe doạ phá giá cạnh tranh giữa các nước trong khu vực. - Sự bất ổn định của nền kinh tế toàn cầu và dòng vốn quốc tế Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước châu Á bị trì trệ từ đầu thập niên 1990. Nhân dân tệ được định giá thấp so với Dollar Mỹ từ năm 1994 cùng nhiều nhân tố khác làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn so với hàng xuất khẩu cùng loại của Đông Nam Á. Trong khi đó, nền kinh tế của Mỹ đang được khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Alan Greenspan bắt đầu nâng lãi suất của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát. Việc này làm cho Mỹ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước ở Đông Á, và do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tư ngắn hạn thông qua lãi suất ngắn hạn cao và làm tăng giá đồng Đô La Mỹ. Và do đồng tiền của các nước Đông Nam Á được neo vào Dollar Mỹ, nên xuất khẩu của các nước này trở nên kém cạnh tranh. Từ mùa Xuân năm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng, làm suy yếu tài khoản vãng lai của họ. Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức. 9 Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á. Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bắt chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. (Hiện tượng thông tin phi đối xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.). Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra. Vì thế hợp tác tiền tệ Đông Á với sự hình thành một liên minh tiền tệ như là một đích đến cuối cùng sẽ tạo ra sợi dây liên kết chặt chẽ với tài chính - tiền tệ giữa các nước thành viên trong khu vực với nhau. Các nước thành viên có thể giúp nhau để bảo vệ hệ thống tỷ giá cố định trong khu vực, qua đó, tạo lập lòng tin về hệ thống tỷ giá hiện hành. Hơn nữa, cố định tỷ giá với các thành viên khác đòi hỏi lạm phát phải được duy trì ở mức độ thấp. Vì vậy, một quốc gia với chính sách tiền tệ yếu kém có thể kiềm chế được lạm phát và ổn định giá cả bằng việc tham gia liên minh tiền tệ với quốc gia duy trì lạm phát thấp. Hợp tác tiền tệ với thể chế một đồng tiền cũng sẽ giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp được hưởng lợi do minh bạch về giá cả. Khi tất cả các hàng hoá đều được niêm yết dưới cùng một đơn vị tiền tệ thì việc so sánh trở nên dễ dàng hơn, các nhà sản xuất khó có thể duy trì được mức giá chênh lệch quá mức giữa các thị trường. Điều đó sẽ làm cạnh tranh trong khu vực, tạo sức ép giảm giá và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. III. Những trở ngại của hợp tác tiền tệ Đông Á Với mối quan hệ kinh tế ngày một gia tăng giữa các nước của ASEAN+3 và sự tiến triển của Sáng kiến Chiang Mai qua sự thành lập quỹ hỗ trợ tài chính, hầu hết các nhà 10 [...]... Nam Thứ hai, hợp tác tiền tệ khu vực giúp Việt Nam tăng cường khả năng chống lại các cuộc tấn công tiền tệ và phá giá cạnh tranh Hợp tác tiền tệ cho phép Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng tự bảo vệ chống lại các tấn công tiền tệ trong tương lai và ngăn chặn khủng hoảng tài chính như đã diễn ra vào những năm 1997-1998 Mặc dù Đông Á đã có những nỗ lực rất lớn, song những thoả thuận hoán đổi hoặc... sách và biện pháp thực hiện Khoảng cách chênh lệch cũng tạo bất lợi đối với các nước kém phát triển trong phân công lao động quốc tế do các nước lớn có lợi thế hơn về vốn, công nghệ và khả năng cạnh tranh Tuy nhiên các nước Đông Á vẫn đánh giá cao lợi ích thu được từ hợp tác khu vực hơn là những 11 hạn chế từ sự chênh lệch này 2 Khoảng cách phát triển tài chính - Sự khác biệt đáng kể về trình độ phát... lan của khủng hoảng tiền tệ trong khu vực Hình thành liên minh tiền tệ và theo đó là hệ thống tỷ giá cố định giữa Việt Nam các quốc gia thành viên sẽ xoá bỏ mối đe doạ phá giá cạnh tranh giữa các nước trong khu vực Thứ ba, hợp tác tiền tệ Đông Á với sự hình thành một liên minh tiền tệ như là một đích đến cuối cùng sẽ tạo ra sợi dây liên kết chặt chẽ với tài chính - tiền tệ giữa Việt 15 Nam với các nước... nền kinh tế ASEAN+3 có thu nhập trung bình Mức lạm phát thấp và sự ổn định giá cả trong các nền kinh tế ASEAN+3 cũng tạo thuận lợi nhất định cho việc phối hợp chính sách tiền tệ và tỷ giá 2 THÁCH THỨC Trong khi hợp tác tiền tệ khu vực hứa hẹn những cơ hội tiềm tàng, vẫn còn những khó khăn, thách thức đối với sự tham gia sâu rộng hơn của Việt Nam vào quá trình hợp tác tiền tệ khu vực do những khác biệt... với những bất ổn trong hệ thống tài chính tiền tệ cũng như có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính Kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 cho thấy, việc tự do hóa tài khoản vốn quá sớm trong một hệ thống tài chính yếu kém và bị méo mó bởi sự can thiệp của chính phủ có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề 17 Thứ tư, hệ thống tài chính hiện nay của Việt Nam cũng... kết các hệ thống thanh toán quốc tế và khu vực, nhưng cũng còn nhiều bất cập Các dịch vụ ngân hàng hiện đại như kinh doanh theo uỷ thác của khách hàng đối với các sản phẩm tài chính, tiền tệ; môi giới tiền tệ; quản lý đầu tư; quản lý quỹ; dịch vụ tín thác; tư vấn đầu tư, tài chính; quản lý danh mục đầu tư, bán chéo,… mới chỉ phát triển ở Singapore và ở một mức độ nhất định ở các thị trường Thái lan,... tác động của các nhân tố bên ngoài Sự tác động của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng nhiều đến xu hướng hợp tác nội khối của các nước Đông Á Tiến trình hợp tác đa phương trong khu vực Đông Á ngày càng hiện thực nhưng chỉ là những bước khởi đầu và diễn biến chậm do những nguyên nhân nội tại của từng nước, khu vực, cũng như những tác động từ bên ngoài Các nước Đông Á vẫn lệ thuộc rất lớn vào thị trường... trở ngại cho hội nhập kinh tế xét trên bình diện toàn khu vực Các quốc gia có thu nhập thấp sẽ chậm trễ trong tự do hoá tài chính và mở cửa thị trường, và vì vậy, các quốc gia này sẽ gặp khó khăn khi tự hội nhập với các nước khác trong khu vực có tốc độ hội nhập nhanh hơn Tính đa dạng về kinh tế, chính trị giữa các quốc gia Đông Á cũng hình thành nhiều cấp độ phát triển kinh tế khác nhau, tạo nên khoảng... của từng ngân hàng còn hạn chế - Vấn đề giám sát hoạt động của khu vực tài chính còn yếu, một mặt, do hệ quả của hạ tầng thông tin, chế độ kế toán, hạch toán, cơ chế phân loại tài sản, nợ… chưa đảm bảo việc phản ánh chính xác tình trạng tài chính của các định chế tài chính, hệ thống thông tin chưa kịp thời, đầy đủ Mặt khác, sự phát triển nhanh của khu vực tài chính ngân hàng, tính chất phức tạp của các...bình luận đều lạc quan về triển vọng hợp tác giữa ASEAN và các nước Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc Song, có rất nhiều trở ngại trong tiến trình hội nhập để ASEAN+3 có thể trở thành một liên hiệp kinh tế với mức độ hội nhập cao theo như mô hình của Liên hiệp Châu Âu 1 Trình độ phát triển Tính đa dạng của các hệ thống chính trị - xã hội cũng như sự phát triển kinh tế và tài chính khác nhau giữa các quốc . Đề tài: Hợp tác tiền tệ ở Đông Á từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997/1998 I. Hợp tác tiền tệ ở Đông Á từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997/1998 Dự định về hợp tác tài chính - tiền tệ. hưởng tiêu cực lớn đến thương mại quốc tế. Do đó, hợp tác tiền tệ từ ngắn hạn đến trung và dài hạn sẽ loại trừ được những tác động bất lợi đó. - Khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997 Hợp. Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á. Cơ chế hợp tác ASEAN + 3 đã được hình thành. Kể từ đó đến nay, theo tiến trình Đông Á sẽ trải qua nhiều hình thức hợp tác tài chính - tiền tệ từ thấp đến cao

Ngày đăng: 18/09/2014, 11:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan